LTS
Thiên phóng sự này đã đăng trong BKBĐD số 214, nay tác giả có viết thêm và sửa chữa cho nên bản báo đăng lại cho độc giả tiện tham khảo.
NGUYỄN KHÔI
SƠN LA KÝ
SỰ
(Ghi chép về bản cũ, mường xưa)
LỜI THƯA
Khoảng
thời gian từ 1955 - 1975 thì 18 Châu Mường (huyện miền núi) phía Tây bắc Việt
Nam là khu tự trị Thái Mèo, sau đổi là khu tự trị Tây Bắc. Tổ chức Nhà nước
VNDCCH trên Trung ương là chính phủ ở Thủ đô Hà Nội, dưới là khu hay tỉnh rồi tới huyện, xã, thôn (bản).
Thời đó chính quyền cơ sở (chiềng - xã) còn rất yếu: Chủ tịch xã, trưởng bản
phần lớn nói tiếng phổ thông (kinh) còn chưa thông, mới võ vẽ đọc thông viết
thạo…Để giúp cơ sở hoạt động có hiệu lực thì cấp tỉnh, huyện thường cử cán bộ
xuống giúp xã “chỉ đạo” (kiểu cố vấn, trợ lý) gọi là “cán bộ phụ trách xã”,
nôm na là “cán bộ cắm bản”, thực hiện “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm với
dân bản).
NK
tôi sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp lên Sơn La công tác (1963-1984) ở
Ty Nông nghiệp, rồi Ban nông nghiệp tỉnh ủy nên đã có nhiều đợt làm “cán bộ
cắm bản”, để lại nhiều kỷ niệm không thể phai mờ…Nay đã ngót 40 năm, xin ghi
lại đôi dòng hồi ức “cắm bản” ghi chép về Bản cũ, Mường xưa.
Hà Nội, 28-2-2012
Nguyễn Khôi
|
Bài 1:
BẢN QUÊ YÊU DẤU
“Mười yêu không bằng người tình cũ
Mười nhớ không bằng nhớ bản xưa”
Thôn bản là hình ảnh thu nhỏ của xứ
sở. Bản (làng) dân tộc Thái đầu tiên khi tôi đến ở là bản Nà Nghịu bên bờ sông
Mã (thượng nguồn). Tiếng Thái có nghĩa là “bãi cây gạo”. Đó là mấy chục ngôi
nhà sàn (gỗ, tre, nứa, gianh), mái hình mai Rùa, ở 2 đầu hồi có 2 tia “khau cút”
(hoa nhà) sơn vôi, kẻ hoa văn đen như 2 cánh chim đang vẫy bay lên rất điệu
đàng và rất bản sắc, không ở đâu có ngoài Tây Bắc Việt Nam.
Bản Thái, theo truyền thống thiên di
từ vùng “xíp xoong păn na” (Vân Nam) sang đây đã trên 10 thế kỷ, theo “Quắm tố
mướng” thì bà con “Thái tộc” thời ấy phải đi luồn rừng như con Don, con Dím để
tránh cường hào và ác bá Hán tộc và sợ các quan Đại Việt không cho ở nhập cư…Dấu
vết “đi đêm” để nhận ra nhau đồng tộc là cái “hoa nhà” (Khau cút) và cái hình
mặt trăng lưỡi liềm nơi cửa sổ (đặc trưng của nhà sàn Thái). Bản Thái phổ cập
20 - 30 nhà, 50 - 70 nhà tùy theo số ruộng và nguồn nước để sinh sống. Bản
thường chiếm vị trí đặc trí đứng lưng chừng núi (đồi) để tựa lưng một cách vững
chắc, tập quán cư trú “hua mun đin, tin mun nậm” (đầu gối đất, chân đạp nước),
phía trên là đỉnh núi, chỏm rừng nơi có nguồn nước (thượng nguồn) chảy về (theo
máng) rót vào từng nhà, nơi đỉnh có rừng cây mây ủ tiếp với “Mường trời” (cõi
linh thiêng), che chở cho bản làng. Dưới chân bản thường là sông, suối, cánh
đồng…địa điểm bản thuận tiện cho canh tác (lúa nước, nương rẫy, săn bắt, hái
lượm), kinh tế nông nghiệp dựa vào tự nhiên khá hoàn thiện.
Bản Thái: nhà nhà xếp hàng ngang, từ
thấp lên cao, quay quần theo dòng họ (thường có ba đến bốn họ: Lò, Cầm, Quàng,
Cà…) tắt lửa tối đèn có nhau, chỉ cần ai đó săn được 1 con thú nhỏ (con hoẵng,
đơm được vài con cá to, là tối đó cả Bản lại ngất ngư chén “lẩu xiêu” (rượu cất)
bên bếp lửa, hát “khắp” (Tản chụ, xiết xương) đến thâu đêm.
Làng người Kinh là nằm trong lũy tre
xanh, trung tâm là ngôi Đình với cây đa bến nước, ao làng. Bản Thái không có
cổng, lối vào tứ phía…trung tâm bản thường là “nhà Trường bản” (trưởng thôn)
liền đó có ngôi nhà đất, gianh tre vừa làm lớp mẫu giáo vỡ lòng, dạy chữ Thái
cho trẻ con (trước khi vào lớp 1 phổ thông) coi như “nhà văn hóa” nơi hội họp
của bản.
Sinh hoạt cộng đồng bản: quan trọng
nhất là tổ chức sản xuất rồi đến sinh hoạt văn hóa (cúng bái, lễ hội). Trưởng
bản thường kiêm tổ trưởng sản xuất hoặc chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp (ở quy
mô nhỏ).
Sáng ra (vào thời điểm tháng 6/mùa
hè) khi gà gáy sáng, ngựa trong tàu (hí) “chàng lụ khươi” (trai ở rể) dậy sớm
mài dao cho cả nhà; anh chủ nhà dậy xem trâu xem ngựa; chị chủ nhà bồng con
đang bú sang cho mẹ ôm ru ngủ, rồi đi xôi lại chõ cơm xôi…xong bốc chia vào
từng “cóm khẩu” (giỏ xôi nhỏ) “ép khẩu” (giỏ xôi lớn).
Khoảng 5 giờ tinh mơ “tiếng trống đi
làm vang gốc núi” từ nhà Trưởng bản (tổ trưởng hay chủ nhiệm) đánh 3 hồi dài,
kết thúc bằng 3 tiếng nhằm gọi mọi người lao động (như đã phân công) hôm nay lên
núi Pu Luông làm cỏ lúa nương, ngô nương. Anh chủ nhà dắt ngựa đi đầu, kéo theo
một đoàn trên 10 lao động chính (cả nam lẫn nữ) nối đuôi nhau trên con đường
mòn men theo các sườn núi “Khửn Pu “Khửn Pu….” Đi hơn 2 tiếng đồng hồ, mặt trời
đã ló phía chân núi đằng đông, dòng sông Mã trông chỉ bằng chiếc đũa là tới
những vạt nương rộng, lúa ngô đã lên trên đầu gối tới ngang ngực (đứng cái)…ai
nấy: Nam thì phát cây dại, nữ thì cào cỏ nương bằng các cái “chóp”…khí trời mát
mẻ, chim hót véo von ở rừng bên, cây cối xanh tươi mơn mởn…khoảng 11 giờ trưa,
nắng oi oi, trời đứng bóng, nương rẫy dọn cỏ xem ra đã sạch tinh tươm…tất cả
lùi sang lán bìa rừng (lều nương): để phòng mưa nắng, nghỉ ngơi, ăn trưa
cơm xôi chấm muối ớt (món chéo) cùng ít rau xôi đem từ nhà, ít thịt khô, cá
ướp…cơm ép khẩu phần nhà nào nhà nấy ăn, cũng có phần san sẻ…vui vẻ, vừa ăn vừa
chuyện trò rôm rả. Cơm xong cánh nam làm điếu thuốc Lào rồi ngả lưng chợp mắt,
cánh nữ thì tranh thủ đan lát, khâu vá hoặc vào bìa rừng kiếm củi, kiếm rau
lợn, rau rừng. Từ 1 - 3 giờ thu vén và thu quân “mã hồi”.
Về tới bản, cánh chị em chưa kịp lên
nhà đã ra mó nước “kẻ xuộng xựa” (cởi váy áo) ào ào tắm rửa…cánh đàn ông đem
lưới ra sông vây bắt cá.
Cuối chiều: Chị chủ nhà tắm rửa cho
con, rồi lo cho lợn gà ăn, cô em gái ra sông suối hái bon (rau) xúc ốc, chàng
rể tắm cho ngựa. Chập tối một lúc 7 - 8 giờ tối cả nhà quây quần bên mâm cơm,
thường là món cá nướng (pa mốc, pa pịnh) thơm ngon, canh bon nấu ốc hay canh cá
nấu măng chua. Ăn xong, bên bếp lửa: cánh đàn ông đan lát, vá lưới, cánh đàn bà
dệt vải, chàng rể ra sông “quăng chài” hoặc đơm “đó”, lũ lợn gà ăn no ngủ
kỹ…mọi thành viên trong gia đình ai nấy về “buồng nằm” của mình đánh giấc…Từ
khoảng 10 - 11 giờ đêm cả bản đã ngủ yên thì cánh trai tơ ở các bản bên “pay ỉn
sao” (chơi gái) đem tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng đàn Tính đến “chọc sàn” thức
các cô gái tơ (sao) dậy, để “tìm hiểu” bằng các cuộc hát giao duyên bên sàn
(phía đầu chan) hay ra sàn “Hạn Khuống” mé rìa bản tình tự thâu đêm.
“Chào bản quê thân yêu
Nắng mở cửa nhà sàn rộng thêm
Cho gái lớn xuống thang sang làm dâu
Mường khác
Suối chỉ chảy một dòng
Xuống núi..
Chao, tôi chưa về thăm bản ngày xưa
Nơi tôi ra đời bên bếp lửa
Mẹ cắt rốn bằng con dao nứa
Cha ru bằng Tản Chụ Xiết Xương
Chị tóc mây “tằng cẩu” kết hôn
Anh lớn lên: anh đi ra trận…
Tôi lớn lên, tôi xuống núi đi xa
Mẹ cha mất, ngày về mồ đã cỏ…”
(Theo La
Quán Miên).
Chao, hồn quê ở xuôi là cây đa rợp
bóng sân đình, còn hồn ở bản quê yêu dấu là cái Khau cút (hoa nhà) để ai đó đi
lâu trở về từ xa đã nhìn thấy nó như những cánh chim bay lên mừng vui chào đón
đứa con tha hương còn nhớ trở về.
28/2/2012
CƠM BẢN
“Cơm Tàu, cơm Tây … nhớ về đây cơm
bản
Nếp xôi thơm, bên bếp lửa em chờ”
“Cơm Thái, gái Kinh” câu nói chơi cửa
miệng của cán bộ Tây Bắc một thời (cán bộ Kinh thì thèm cơm bản Thái, cán bộ
Thái thì khoái lấy gái Kinh). “ăn” uống là điều kiện hàng đầu để tồn tại sự
sống. Cơm Thái cổ điển là ăn nếp xôi truyền thống. Đó là các loại gạo nếp tan,
khẩu ma tứn (gạo chó dậy: Cơm xôi thơm quá đến con chó đang ngủ đánh hơi thấy
cũng phải vùng dậy). Gạo nếp ngâm qua đêm, với bàn tay của các mẹ, các chị vo
sạch, để ráo nước, rồi đổ vào một cái Hày” (chõ gỗ: một khúc thân cây khoét
rỗng). Người Thái không có tục “luộc” như người Kinh (cơm bằng gạo luộc, rau luộc, thịt luộc, mà thường là “xôi”
(đồ) bằng nhiều loại “hày” khác nhau (gỗ cây sung co cổng, co đứa), phần dưới
của dụng cụ đồ xôi là cái “ninh” (biếng mỏ nửng) bằng đồng đúc… nhờ “xôi” nên
thức ăn đậm (không bị nhạt). Từ gạo nếp, người Thái còn chế biến ra các loại
bánh như “khẩu tổm” (bánh tét) Khẩu tổm năm lãng (bánh giò), khẩu cắm (xôi
màu), khẩu hang, khẩu lam, khẩu chí (xôi nướng). Khẩu lam trộn sâu măng là đặc
sản ngon đặc biệt.
Nhân loại có các nền “văn minh thìa
dĩa” (Âu Mỹ), “văn minh đũa tre” (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật, Việt Nam) và
“văn minh ăn bốc”… người Thái đen Việt Nam ở Sơn La thì trong mâm cơm: Mỗi
người bao giờ cũng có bát con riêng, 1 cái thìa, 1 đôi đũa… riêng ăn cơm nếp
xôi thì “bốc” (tay đã rửa sạch); chỉ khi ăn cơm tẻ thì xới ra bát, lấy ăn thì
xúc, chứ không quen “và” như người Kinh. Ăn canh thường không “chan” mà dùng
thìa múc đưa thẳng vào miệng. Bát chấm mặn thường là muối ớt cộng mắc khén (hạt
tiêu rừng) hoặc bát nước chấm pha chế (nậm pịa khi ăn thịt trâu, bò, dê).
Các món rau trong mâm cơm Thái: ½ là
rau rừng (phắc ven,… có tới 80 loại), số
rau trồng ở xuồn phỏm (vườn gầy)… như rau cải (phắc cát), các loại củ quả bầu bí,
mướp, cà… tất cả đều được đồ chín (nửng) kể cả rêu, măng, mùa xuân có món “măng
đắng”, mộc nhĩ, nấm các loại, canh măng chua (nậm xổm đanh), món “xổm” ghém,
rau sống, rau hoa chuối nộm…
Tục kin xổm (món chua) đủ cả “kin
xổm, kin van, kin xúc, kin chip, (chua, ngọt, chín, sống) rồi món “tương thối”.
Với người Thái “cơm trắng, khúc cá bạc” là biểu tượng của no đủ hạnh phúc. Các
món ngon là “pa pỉnh” (cá nướng kẹp), pa dảng là cá sấy trên dàn bếp, pa mốc
(vùi tro), cùng với “pho pa”: Các loại cá tép, trạch, ruột cá lớn gói cùng húng
chó, hành sả vùi tro nóng ăn rất thơm ngon, pa óm (cá nấu), pa tổm (cá luộc)…
với các loại cá nheo (pa cao), cá quả (pa con), cá trê (pa đúc)… pa cỏi (lên
men chua) món gỏi (cỏi hắn) với quan niệm “xép nhứa kin nhứa ma, xép pa kin pa
cỏi” (thèm thịt ăn thịt chó, thèm cá ăn cá gỏi).
Các món mắm cá (mẳm pa) mắm tôm (mẳn
củng), mắm từ những con bọ nước (mẳn pa dí), mắm tắc ten (châu chấu)…
Các món thịt: Như nhứa đảng (hong khói) pỉnh chí (nướng), mản (nướng bằng xiên);
thịt con hoẵng (tô phan) làm “lạp” trộn với măng chua, chấm nậm pịa (đoản nước
bắt phèo, một thức đặc sản “nhứa quai tộm nậm pịa, thuổi lạp têm chem” (thịt
trâu luộc, nậm pịa, bát lạp đầy ắp).
Mâm cỗ thường khoái món tiết canh, tiết
luộc… ngoài ra có món “nhứa min” (thịt thối): trộn gia vị cho vào ống, đốt chín
thành một thứ thịt nhuyễn nặng mùi rất hợp khẩu vị.
Các món gia vị thường nhật là ớt, mắc
khén (hạt tiêu rừng) củ sả, gừng, riềng, hành tỏi, rau thơm… điển hình là món
“chéo” để chấm.
Món canh Thái: Ưa dùng bột gạo để nấu
canh, tạo cho canh ngọt sánh.
Cơm bản Thái: Thường ngày ăn bữa
chính vào buổi tối. Sáng ra ăn lót dạ (bốc ít xôi, chấm muối ớt) bữa trưa
thường ăn ở nơi làm việc (ngoài đồng, trên nương. Ăn đơn giản gọn nhẹ gồm xôi,
ít rau chấm muối ớt, ít thịt cá khô, nướng…).
Bữa ăn tối là bữa cơm đầy đủ các
thành viên trong gia đình. “ăn trông nồi ngồi trông hướng” khá trật tự nề nếp
(bài bản): Chủ nhà ngồi chính giữa trông ra hướng nhà, phụ nữ ngồi phía trái,
trai phía phải, con rể và khách ngồi phía sau (đối diện với chủ nhà). Các món đặc biệt là dành cho trẻ con
(nhái nướng, nhái ôm măng, đùi gà, miếng cá ngon). Nếu trong mâm có món thịt gà
thì: Đầu, cánh, chân là dành cho ông chủ, lòng cổ xương nấu canh măng chua…
Có khách: Uống rượu cất (lẩu xiêu)
theo ông chủ: 1 chén rượu húp một thìa canh măng chua… Nói chung bữa cơm bản là
bữa cơm bình dân, đạm bạc. Chủ lực vẫn là món cơm xôi nếp, măng và rau rừng là
món hàng ngày, thức ăn chỉ là đưa đà để ăn được nhiều cơm (no). Tháng 3 ngày
tám, thiếu gạo thường độn thêm sắn (nạo) ngô hoặc ăn thêm củ mài đào trên rừng.
Mùa nước lên có thêm món cá, sang xuân săn được con chim, con don, con dím… bổ
sung cho món ăn…
Thịt lợn, thịt trâu phải là có ma
chay, cưới xin, tết nhất, cúng nhà mới…
Dẫu sao thì bữa cơn bản Thái thời
1960 ở Sơn La vẫn là bữa ăn no đủ, ngon hơn hẳn bữa ăn thời HTXNN của người
Kinh dưới xuôi một thời ăn công điểm là chính.
Bài 3:
NHỚ CƠM BẢN
Cơm Tàu, cơm Tây chẳng tày cơm bản
Bát “khẩu hang” tháng 9
mẹ để phần
Ăn bít tết, lẩu dê… chẳng
chê cá nướng
Món canh chua: Tay chị gái hái măng.
Ơi cơm bản ta ăn trên sàn
gió
Cha gật gù nâng chén “lẩu
xiêu”
Mẹ ân cần gắp trám đen
vừa bổ
Chị đẩy sang đĩa
“chéo”…cười yêu.
Trên nhà sàn khi nắng
chiều đã tắt
Trâu về chuồng mõ lốc cốc
tới khuya
Lũ Điêu Điếu ngoài vườn
xoài léo nhéo
Chõ xôi đơm thơm nức gạo
đầu mùa.
Và ai đó vừa đi ngang ngõ
Dải khăn Piêu tung vương
khói chiều xanh
Rừng trầm mặc, con nai vàng
nào “tác”
Mùi ấm no bên bếp lửa
quây quần
Bài 4:
CANH BON
(Tặng Lò Văn Cậy) (1)
Bản
Nà Nghịu thời trẻ trai tôi ở
Sớm
đi nương, chiều chài lưới trên sông
Em ra
suối hái Bon, xúc ốc
Tối
ăn canh Bon ngứa cổ, nghẹn ngùng…
Em
thầm nói: Thương anh Hà Nội
Phải
ăn cơm mường bản chưa quen
Tôi
lặng lẽ nắm xôi, chấm muối
Húp
canh Bon, nhìn đôi mắt đen…
Đêm
bản nhỏ trăng nhòm cửa liếp
Em
ngồi trên khung cửi đưa thoi
Tôi
ngồi tập vót nan đan “lếp” (2)
Bếp
lửa khuya bốn mắt sáng ngời…
Rồi
tôi đi biết bao xứ sở
Vẫn
nhớ về Sông Mã quê em
Chợt
thèm món món canh Bon ngứa cổ
Để
thưởng người canh cửi đêm đêm.
(1) Lò Văn Cậy (1928 - 1944) nhà thơ Thái
Quê Sốp Cộp, huyện Sông Mã
(2) “Lếp”: Giỏ đeo bên hông của gái Thái
Bài 5:
NGỦ BẢN
* Người thức giấc giữa mây ngàn gió
núi
Hồn ngỡ là bay với trăng sao
* Về kinh xa bản xa Mường
Đêm mơ tiếng suối bên giường chảy
quanh.
Chao ôi, các cụ ta có câu “đêm năm
(bằng) năm ở”… thế thì vào những năm 60 (thế kỷ 20) đêm ngủ ở bản Thái là lý
tưởng nhất. Nhà sàn cao ráo, thoáng mát: Đầu gối núi, chân đạp sông… 1 anh bạn tôi
(Phạm Văn Cống - quê Thanh Hóa) có 4 câu thơ vui về một thời hoang sơ để nhớ.
Về
đây công tác xã Chiềng Hoa
Đêm
đêm nằm gối thác Sông Đà
Bởi
tiếng Thái Mèo chưa thông thạo
Phải
người phiên dịch hóa “chuyên gia”
(Hóa
chuyên gia)
* Cán bộ xuống “cắm bản” được xếp ngủ
một gốc “Quản” đệm dày, chăn mới, màn 1 bộ đội xanh lá cây, thì cán bộ ai chả
có 1 chiếc để chống muỗi
Anôphen (phòng sốt rét), phong tục
kiêng màu trắng (có tang)
Ngủ bản, đêm thao thức nhớ quê, lên ở
cái xứ “trâu gõ mõ, chó trèo thang, nước giã gạo” với tiếng “chày đêm nện cối
đều đều suối xa”, chập chờn với trăng nhòm qua vách liếp… Cách vài mét là màn
đen cô em gái chủ nhà tuổi trăng tròn “kẻ xuộng xựa” (ngủ truồng) đêm nóng
nhoài ra ngoài màn da thịt trắng ngần như thần vệ nữ.
Ngủ bản được nghe tiếng gà gáy sang
canh, chim cu gù bên mái, lợn ủn ỉn dưới gầm sàn, ngựa gõ móng trong tàu ngựa,
vài tiếng chim cú vang lên phía Pa heo (rừng ma) nghe ghê rợn…
Ngủ bản, khuya khuya khi bếp lửa đã
tàn, vợ chồng nhà anh chị chủ yêu nhau làm tình cả mặt sàn nhẹ rung lên phấp
phồng hơi thở…
Ngủ bản: Phía rừng xa vang về tiếng
Nai tác, hoẵng kêu gọi bạn tình xao xuyến hồn trai chưa vợ.
Ngủ bản: Con mối vách (Thạch sùng)
tặc lưỡi đuổi nhau như đang thở than “ai đó giầu như Vương Khải - Thạch Sùng cũng
có phen tường xiêu, mái đổ…”
Ngủ bản: Hư hư thực thực, nhớ nhớ
quên quên - rồi thiếp đi một giấc thanh thản sau một ngày lao động (đi nương,
ra ruộng, đánh lưới trên sông, mệt mỏi, vô tư…)
Chao ôi, ai đó ở lầu son gác tía nơi
Thủ Đô - Phố thị ồn ào hiểu sao được ngủ bản?
Và chao ôi, ai đó nghèo hèn culi, đĩ
điếm nơi vỉa hè, gầm cầu có hay đâu ngủ bản?
Chao ôi, sung sướng gì bằng ai đó có
tuần trăng mật ở bản? khi đôi lứa thanh tân lặng lẽ chui vào cái buồng màn đen
kín mít đó là bóng đêm, huyền diệu “tay quờ tay, chân quặp chân, môi kề môi,
thân đè thân với hơi thở nồng, đó là vườn địa đàng nơi nhà sàn bếp lửa “một mái
nhà gianh hai trái tim vàng, một con suối nhỏ” để mà yêu, mà hiến dâng, mà thụ
hưởng hương vị ngọt ngào thanh xuân bốc lửa…”
Ngủ bản, khi yêu đã mệt lử rồi… là êm
đềm hơi thở giữa không khí trong lành, thanh bình… mà biết bao người (kể cả tỉ
phú) mơ mà đâu dễ có được?
Ngủ bản, là duyên phận, là trời cho,
như ta được kho báu mà ta đâu đã hiểu được?
Than ôi, tiếc thay, tiếc thay… được
mấy ngày ngủ bản?!
Bài 6
SƠN LA XƯA
Sơn La hiện nay (2012) là tỉnh vùng
núi Tây bắc Việt Nam, có diện tích 14,125km2 (= 4,27% tổng diện tích
cả nước), có biên giới chung với Lào 250 km, gồm 1 thành phố, 10 huyện với 12
dân tộc. Dân số điều tra 1/4/2009 là 1.080.641 người.
Lịch sử: Phần lớn tỉnh Sơn La ngày
nay gồm TP Sơn La, huyện Yên Châu, Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu vào
trước năm 1479 là lãnh thổ của Vương Quốc Bồn Man (gồm cả Tương Dương, Kỳ Sơn
của Nghệ An; Quan Hóa, Quan Sơn Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phăn của Lào).
Năm 1479 Sơn La được chính thức nhập vào Đại Việt, thời vua Lê Thánh Tông và
thuộc xứ Hưng Hóa.
24/5/1886 thành lập Châu Sơn La
(thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hóa) tách từ Hưng Hóa thành cấp tương với tỉnh.
9.9.1891 thuộc Đạo quan binh 4.
27/2/1892 thành lập tiểu quân khu Vạn
Bú gồm 2 phủ, 8 châu.
10/10/1895 thành lập tỉnh Vạn Bú,
tỉnh lỵ ở Vạn Bú (Tạ Bú) trên bến sông Đà thuộc huyện Mường La ngày nay.
23/8/1904 đổi tên thành tỉnh Sơn La,
tỉnh lỵ về như bây giờ.
Sau 1946: Pháp chuyển Sơn La cộng với
Lai Châu và Phong Thổ lập xứ Thái tự trị, do Bạc cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La.
1948 - 1953 thuộc LK Việt Bắc do tướng
Chu Văn Tấn cầm đầu (Sơn La có 6 huyện Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn,
Yên Châu, Mộc Châu).
1953 - 1955 thuộc khu Tây Bắc.
1955 - 1962 thuộc khu tự trị Thái
Mèo.
1962 - 1975 tái lập tỉnh thuộc khu tự
trị Tây Bắc: có 7 huyện, thêm Quỳnh Nhai và Sông Mã còn Phù Yên chuyển về tỉnh
Nghĩa Lộ.
Sau khi giải thể khu tự trị Tây Bắc,
Sơn La nhập lại 2 huyện Phù Yên, Bắc Yên của Nghĩa Lộ giải thể.
Sơn La- xứ Thái xưa là 1 vùng biệt
lập do núi non hiểm trở, lại là đường mòn luồn vùng, đi theo dọc 2 bờ sông Đà,
sông Mã, ma thiêng nước độc “nước Sơn La, ma Vạn Bú” ở xuôi chẳng ai lên đó làm
gì. Đó là nơi cai trị của các vị “Chẩu Mường” hướng về vua Lào ở Luông Pha Bang
là chính, thi thoảng có giao lưu với người kinh qua rẻo Mường Lò (Nghĩa Lộ)…
phải chăng do ở biệt lập lâu đời như thế nên người Thái ở đây còn giữ được khá
nguyên vẹn bản sắc dân tộc mình sau 1000 năm sang Việt Nam cư trú?
Bài 7:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến
ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi
vơi
Sài Khao, sương lấp đoàn
quân mỏi
Mường Lát hoa về trong
đêm hơi”.
Đó là đoạn sông Mã (sông Ngựa) ở đoạn
giáp ranh từ Sầm Nưa (Lào) đổ vào Thanh Hóa (Mường Lát) kề với Xuân Nha Sơn La…
còn đoạn trên gọi theo dân bản địa (Thái) là Nậm Ma (sông Chó).
Sông Mã có 2 nguồn: Nguồn thứ nhất từ
núi Tuần Giáo (nam tỉnh Điện Biên) chảy theo hướng Tây bắc - đông nam qua huyện
sông Mã (Sơn La) rồi qua lãnh thổ Lào. Nguồn thứ 2 từ núi “Pu Xam Sao” (núi 3
cô gái)… cả 2 nguồn này đều đổ về Thanh Hóa từ Sầm Nưa, rồi giao lưu với sông
Chu (sông Trâu) đổ ra vịnh Bắc Bộ, tất cả dài 512km, trong đó trên lãnh thổ
Việt Nam 410km, qua Lào là 102km.
Tên gọi: Dân gian (sông Mã) vì dòng
nước chảy xiết như “ngựa phi”.
Tuy nhiên theo n/c về từ nguyên học
chữ “Mã” là “Mẹ” - nghĩa là sông lớn như. (Ở Lào mè khoỏng = MêKông, ở ta sông
Hồng là sông cái).
Sử Việt gọi sông Mã là “Lỗi Giang”
.Bên Lào là Nậm Mà. Sơn La gọi “Nậm Ma” (Mẹ là Êm) “ma” là con chó - có lẽ vì ở
thượng nguồn dốc chảy xiết kêu như chó sủa.
Sông Mã chảy về đến Nà Nghịu (huyện
Sông Mã Sơn La) rông cỡ con sông Cầu, 2 bên bớ là đồi núi cao vút không có đê,
dòng sông khúc khuỷu, mùa cạn lòng sông trơ những tảng đá gộc, đã lồi đầu, có
đoạn có thể lội bộ qua được để ta lại nhớ câu “sống chụ”.
* Phôm
dú hua lứm cấu chắng lứm chụ
Cánh lứm
chái nớ!
Cẩu chí
lứm cánh xíp chí lứm
Nậm Ma
hảnh to đe chắng lứm
* Tóc
trên đầu búi ngược (tăng cẩu) hãy
Quên bạn
tình, hãy quên anh yêu!
Chín sắp quên và mười sắp
quên
Sông Mã cạn bằng lòng
đĩa, hãy quên.
Mùa cạn này, đêm đêm lũ con trai từ
bản Nà Hin bên sông lội tắt sang bản Nà Nghịu “chọc sàn” tìm bạn tình. Đó cũng
là mùa các cô gái ra sông vớt rêu (1 món ăn đặc sản):
“Sông
nhiều rêu, nhiều cá
Núi
nhiều thú, nhiều măng
Chiều
bóng anh che sông
Sớm mắt
em lóng lánh…”
Ngồi
ở bên sông ta như thấy cái luân hồi của ta. Tháng 6, mưa lớn thượng nguồn…
chiều qua còn như một dòng sông chết (cạn bằng lòng đĩa) mà sớm nay tất cả như
bừng lên ầm ầm gầm réo hơn cả tiếng chó sủa, ngựa phi.
*
Bó Áy Khảm nậm Ma khi khon
Nhắng
xương pánh hảu mon vậy thả đé nớ!
*
Hoa Áy dập dờn trôi ngang sông Mã
Còn
thương nhau xin sắp gối riêng chờ.
(Hoa
Áy vờn trôi ngang sông Mã
Còn thương, tay gối lả riêng
chờ)
* Có thấy hồn lau nẻo bến
bờ
Có nhớ dáng người trên
độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa
đong đưa.
Lũ
về, sớm mai khi con chim Tăng Ló bên sông réo gọi, các chàng rể (lụ khươi) lò
mò lội ven bờ “xem” các cái “đó” mà chàng ta “đặt” tối hôm trước “chờ nước lên”
chắc mẩm sẽ vớ được vài con cá măng, cá chiên to hăng nước đầu mùa không may
chui vào “đó” (lờ to) làm bữa ngon cho dân bản. Lũ về, mình là trai Đình Bảng,
từ Hà Nội lên thượng nguồn Tây Tiến cái gì cũng lạ, cũng bỡ ngỡ, nửa đêm về
sáng giật mình nghe sông réo… sớm mai ra bờ sông trông dòng sông chảy xiết,
trong lòng lại vang lên khúc Trầm hùng của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
“Hồng
Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê”…
Còn
ở đây thì sông đổ ầm ầm, qua các ghềnh đá đổ thác bọt tung trắng xóa cứ như bờm
đàn ngựa bạch đang phi hết tốc độ xông ra chiến trường cùng bom rơi pháo nổ
vang rền, thật đúng là “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”…
Lũ lên nhanh là lũ ống lũ quét cỏ cây
hai bờ được một phen dọn sạch đôi bờ đất chỗ lỡ, chỗ bồi, bãi ngô, ven sông lại
được phen tắm phù sa trồi lên xanh mởn…
Sau vài ba tiếng lũ lên cuồng nộ,
thượng nguồn dứt mưa, thì con sông Mã “ngựa phi” lại trở thành Nậm Ma (chó sủa)
ào ào, tấm tắc thân quen như con mực, con vện về nằm ngang dưới chân cầu thang,
thật là:
Ai lên Tây Tiến mùa xuân
ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về
xuôi
29/2/2012
Bài 8:
ĐÁM CƯỚI NGƯỜI THÁI
Ở người Thái: con gái khi lên 13
tuổi, trai 15 tuổi thường tổ chức nhuộm răng đen. Lấy cây “mạy cù”, mọc ở núi đá,
đốt lên khói hơ vào miếng mai sắt thành giọt nước, trai gái nắm tay nhau, kể
anh chị em. Trai lấy ngón tay miết giọt nước trên mai (cái mai đào đất) tra vào
răng gái, gái tra vào răng trai. Sau đó hai người nắm tay nhau xuống thang đến
bậc cuối, cùng nhảy xuống. Từ đấy trở thành trai gái thiếu niên. Từ đấy trở đi
mới được ra chơi “Hạn Khuống” hát giao duyên tìm hiểu nhau (nghĩa là sang tuổi
cập kê):
* Xíp pi ủa chắng dựt pên
sao
Chái chắng dáo pên báo
Xíp xam chắng hụ thi bú
Xíp xí chắng hụ hú khẻo xóư
chi son sao
Pánh há chắng hụ tắt xứa
hổm nốm
Hụ hom phôn dệt chọng
Dóng Khửn khuống đang pháy
* Mười tuổi em đang lớn
thành gái
Anh cũng lớn thành trai
13 tuổi em biết bắt cá
suối
14 tuổi biết nhuộm răng
đen làm duyên
Biết may áo che vú
Biết dành tóc làm độn
Óng ả lên sàn nhóm lửa
Khi 2 người tỏ tình gọi là “ổ báo
sao”. Tiêu chuẩn là con gái phải biết se sợi, dệt vải, con trai phải biết đan
lát những đồ dùng trong nhà. Gái sau khi có chồng con phải lo quần áo mặc, chăn
đệm nằm cho chồng con. Trai phải lo tự túc đủ các thứ đồ dùng lặt vặt để đựng
thóc gạo, rau, thịt cá, đồ dùng nấu cơm.v.v…
Tục cưới xin: Sau khi trai gái đã tìm
hiểu “yêu nhau”, trai nói với bố mẹ đi tìm bà mối đến thăm dò nhà gái (gọi là
pay chóm), thuận thì đi đến:
Lễ ăn hỏi: 1 đôi gà to, vài ba bát
gạo, rượu, bánh kẹo, hoa quả đưa sang nhà gái. Ở Quỳnh Nhai cụ thể là:
Đồ lễ dạm hỏi gồm:
- Trầu 1 gói, vỏ trầu 1 gói, cau 5 kg
- Thuốc lào 1 - 2kg, thuốc lá 1 - 2
tút.
- Chè uống 2 - 3kg.
- Bánh kẹo tự chế 5 - 10kg.
- Hoa quả 5 - 10kg.
- 1 đôi gà (1 trống - 1 mái) 3 - 4kg.
- 1 con lợn 45 - 50kg
- Gạo nếp thơm (khẩu lương phửng ) 15
- 20kg.
- Gạo tẻ thơm (khẩu xẻ lạo lựu) 15 -
20kg.
- Rượu gạo: 40 - 50 lít.
Lễ dạm hỏi: (Lễ tham pặư).
Đội hình: 10 chàng trai + 5 cô gái
sang nhà gái phục vụ cỗ bàn.
- Thách cưới: Khá nặng
Ở Mường La, Thuận Châu (thời 1960 -
1970) ngoài rượu thịt , còn là 1 máy khâu 5 con bướm (TQ) 1 xe Favorit (980đồng
lúc bấy giờ: Lương phó ty có 80đồng)… ngoài ra là:
- Trầu 1 gói, vỏ trầu 1 gói, cau 5 kg
- Thuốc lào 1 - 2kg.
- Thuốc lá 100 - 200 bao.
- Bánh kẹo 5 - 10kg.
- Đường kính 5 - 10kg
- Hoa quả 50 - 100kg.
- Lợn béo 1 - 2 tạ
- Rượu gạo ngon 200 - 300lít.
- Gạo nếp ngon 1 - 2 tạ.
- Gạo tẻ ngon 1 - 2 tạ.
- Pa dăm (cá sấy rạch sườn) 10 -
20kg.
- Pa giẳng (cá sấy nhỏ) 10 - 20 giỏ
- Cá mắm 3 - 5kg đựng trong ống nứa.
- Cá ướp 3 - 5kg (nhiều ống).
Đám cưới được tiến hành trong 3 ngày
3 đêm.
Ngày 1: Chuẩn bị, dặn dò, cống nạp
xong.
Ngày 2 (đại lễ): Thường nhà trai chọn
giờ xuất phát (tránh giờ Dần) lấy giờ Mão (chớ mẩu).
Đi tiền trạm là 2 chàng trai “dò
đường” tránh điềm xấu (có đám tang) để tránh.
Đoàn đưa rể: Ông mối, bà mối, phù rể
2 người khiêng đệm, 1 người vác chiếu (1 cót mây và 1 chiếu cói), 1 người đeo
chăn, 2 người khiêng lợn, 2 người khiêng các lồng gà, 2 người khiêng rau và các
thực phẩm khác, 1 người gánh các ống cá ướp.
Tất cả đều mặc đúng phong tục như áo
cóm cúc bạc, áo dài (xửa luông), quần áo Thái nhuộm chàm láng củ nâu. Riêng
chàng rể đeo dao bên hông, vai khoác túi,
1 tay khoác nón Thái. Ông mối đội khăn xếp mặc áo dài the, quần lụa
trắng. Bà mối mặc áo dài (xửa luông), tóc quấn vòng hoặc búi sau gáy, (đây là
Thái trắng Quỳnh Nhai) pắn cẩu bứt láy.
Có đội kèn “pí kẻo” vừa đi vừa đánh
trống thổi kèn kèm pháo nổ… gây ồn ào phấn chấn.
Nhà gái chọn giờ đón rể (giờ Thìn -
chơ xi)… nhưng rể cũng phải được xem lá số hợp “mệnh” với vợ chồng, ông bà nội
ngoại (ta nái, pú da). Tục té nước, ném quả me tròn, hạt bông vải vào đoàn nhà
trai.
2 chàng phù rể bước lên cầu thang
máng hẳư (gian bếp), nhà gái ngăn lối, phải lạy quỳ “xin phép” được giăng tấm
vải đỏ ở phía bên khung cửa (gọi là cả hồng) ý chúc phúc nhà gái và báo là nhà
đã có rể.
Hai bà mối vào cửa ngồi xổm dâng 1
phong bì tiền dâng cưới đặt lên bàn.
Nhà gái có 2 bà đại diện (thẩu nái)
đem cơi rượu ra làm lễ đón nhận - rồi hai bên hát đối đáp.
Lễ cưới linh đình 3 ngày. Rồi rể phải
ở rể qua các chặng:
- Khươi quản (ngủ một mình ở gian
ngoài cùng) sau 1 - 2 năm mới được chung chăn gối (thời gian thử thách) - bị đuổi
là mất hết.
- Ở rể 1 - 3 năm. Có trường hợp không
phải ở rể (do thỏa thuận 2 bên).
Lễ thành hôn gọi là “xú phả”: Kết búi
tóc ngược “tăng cẩu”: Nhà trai đem đến 1 đôi vòng tay bạc, 2 nhẫn, 1 đôi hoa
tai, châm cài tóc và 2 độn tóc gói vào sải thổ cẩm. Lễ tạ ơn mẹ vợ phải có 1
đôi vòng tay bạc và 5 đồng bạc trắng. Biếu bố vợ gọi là tiền “rổ cá, rổ thịt”
cùng khoảng lễ đó gọi là “tạ ơn dòng sữa mẹ đã nuôi con và ơn cha đã kiếm cá,
thịt về nuôi con khôn lớn”.
Bên nhà gái phải có màn, thường dùng
vải dày nhuộm đen chàm, có đệm và chăn gối.
Sau khi “tằng cầu” bà nào tốt số thì
đưa 2 vợ chồng vào nắm tay nhau trong màn (người Kinh là vào rải chiếu).
Lễ cưới Thái tốn kém, ở rể khổ ải như
một thời làm nô lệ (cuông nhốc dưới chế độ Phìa Tạo).
Bài 9:
CẦU VÀO BẢN
“Mường của anh có cầu gang,
cầu sắt
Bản của em có cầu lim lõi
chắc
Cầu lõi chắc bắc đôi cho
anh qua lại
Thăm nhau dù nắng mưa
không gì ngại”
- Cầm Biêu
Chao, “về bản” đúng như nhà thơ của
bản đã tả “Bản của em và Mường của ta/ đường đi lại quanh có uốn khúc/ đường đi
mãi hết đèo lại dốc/ đường đi qua rừng dướng, luồn rừng giang/ và đi theo con
suối về làng/ dòng suối nhỏ chảy quanh bụi nhót/ rồi chảy lọt giàn dưa…”
Chao, bản trước mặt là sông, bên hông
bản là suối. Sông buổi sớm như mặt gương phẳng lặng cho ta soi bóng. Sông có
đêm nước lên gầm gào như chó sủa… còn suối bên đầu nhà quanh năm trong xanh rì
rào thủ thỉ… chiều chiều đón em gái ra hái bon, xúc ốc.
Chao, con đường về bản là phải luồn
rừng rồi đi dọc bờ sông, lội qua suối đầu bản… Để dân bản mùa lũ không phải lội
suối nguy hiểm … thế là cả bản hò nhau lên núi vào rừng đại ngàn chặt 8 cây lim to lõi chắc,
phạt hết cành lá rối xúm nhau “kéo”, đẩy, bắn, bẩy tuột xuống suối “dòng” lôi
về bản để bắc cầu qua suối. Trên mặt cầu được lát bằng phen tre đan để cụ già,
trẻ con, trâu bò, ngựa đi qua không bị lọt chân…
Chao, chiếc cầu gỗ bắc ngang con
suối.
“Nước suối có lúc cạn lúc
lũ
Nước trên rừng lúc hiền
lúc dữ”
- Nông Văn Bút
Đó thật là:
“ Cầu chúng ta vừa cao
vừa chắc
Chẳng còn lo nước lũ,
suối sâu
Cũng đón ông giáo Tiếp
sang cầu
Để người già mừng khỏi
khi mình chết
Không biết chữ nào bụng
người còn tiếc”.
- Nông Văn
Bút
Giữa
bản mường núi sông hùng vĩ, rừng xanh tít tới chân trời thì cái cầu gỗ bắc
ngang qua con suối rỉ rả vào thẳng tới chân cầu thang nhà sàn đầu bản như là
biểu tượng của hồn bản, hồn mường. Chính nơi đây những đêm thu trai gái bản ra
đứng trên cầu đàn đúm: thổi khèn, thổi sáo, đánh đàn “tính”, hát giao duyên,
ngắm ánh trăng vàng mênh mang trôi theo dòng suối ra ngoài sông âm vang tiếng
thác.
Chao,
chiếc cầu vào bản - cầu gỗ, dân bản tự làm tự bắc cho mình bằng chính vật liệu
thiên nhiên của rừng quê, nó thân yêu thánh thiện làm sao, dịu chân, mát mắt vô
cùng, nắng mưa đều hiền như bản, thầm lặng thanh bình để ta:
“…
đi cùng em
Cùng
em tới
Bên
kia sông Mã
Tìm
rêu đá cùng nhau”
- Cầm Cường
Cầu
vào bản thân thương là vậy.
Bài 10:
TIẾNG MÕ TRÂU
Chiều về “lốc cốc” mõ
trâu
Âm vang tiếng bản bên cầu
nước xanh
Khói thơm bếp lửa vờn
quanh
Lùa trâu về Púng(1)
bên ghềnh ngẩn ngơ.
- NK
(1)
Púng: thung cỏ
Bài 11:
NÚI MƯỜNG HUNG
Con sông Mã chảy đến đây chừng như
chững lại, mở rộng bồi đắp đôi bờ thành cánh đồng của Chiềng Cang, Mường Hung.
Núi ở đây không cao lắm nhưng trên đỉnh có mây phủ với rừng đại ngàn ngút tới
Thượng Lào (Hủa Phăn). Bản nhà ở đây đông vui trù phú với những ruộng lúa, bãi
dâu xanh biếc, con gái ở đây da trắng nõn nà…
Ấy
là vào hồi tháng 10/1953 có một chàng trai Thanh Hóa (Lê Gia Hợp) Đội viên Đội
vũ trang tuyên truyền (Việt Minh) đã đi sâu vào vùng hậu địch, tới đây “cắm
bản” để xây dựng cơ sở kháng chiến chống Pháp ở vùng biên giới Việt Lào. Ai
ngờ, chàng ta lại là một thi sĩ, là cán bộ “bí mật” sống giữa lòng dân “3 cùng”
với đồng bào, trước cảnh đẹp, người xinh… hồn thơ anh ta thấm đượm các khúc hát
“khắp” - tình ca Tây Bắc viết theo kiểu ví von (anh là/ em là…). Thế là một bài
thơ tự nhiên xuất thần:
(Mường Hung = mường trong sáng)
NÚI
MƯỜNG HUNG
DÒNG
SÔNG MÃ
Anh là núi Mường Hung
Em là dòng sông Mã
Sông nhiều rêu, nhiều cá
Núi nhiều thú, nhiều măng
Chiều bóng anh che sông
Sớm mắt em lóng lánh
Sáo cành
cây anh thổi vang lanh lảnh
Gió lùa qua miệng anh lại mỉn cười
Giữa lòng
em thuyền độc mộc ngược xuôi
Như trăm
nỗi băn khoăn khi đến tuổi
Nếu trời làm em sóng nổi
Anh ngả
mình ngăn lại lúc phong ba
Em là búp bông trắng
Anh là ngọn lúa vàng
Thi nhau lớn đẹp nương
Tỏa mùi thơm cùng nghe chim
hót
Em cứ về nhà trước
Đợi anh ở bên khuông
Anh là no lòng Mường
Em làm vui ấm bản
Nếu
con gấu dẫm gẫy cành bông trắng
Lá
lúa anh sẽ cưa đứt chân
Nếu
lúa này chuột khỉ dám đến ăn
Sơ
bông em sẽ bay mù mắt nó
Anh là
rừng thẳm
Em là suối sâu
Cây rừng anh làm cầu
Bắc ngang lên lòng suối
Hoa rừng nở đỏ chói
Soi bóng xuống lòng em
Suối chảy quanh ấp rừng vắng ngày đêm
Cây gỗ lớn là tay anh vững chắc
Nếu hùm qua suối em thành thác
Nếu sói về rừng anh sẽ thành chông
Quyết chẳng chịu đau lòng
Đời chúng ta rừng núi
Suối em phá tan bóng tối
Rừng anh chặn lại bão giông
Để anh lớn
mãi thành núi Mường Hung
Em ngoan
chảy thành dòng sông Mã
Mường Hung 10/1953
Cầm Giang
Bài thơ
chép tay, được gửi qua “giao thông” về hậu phương… với bút danh Cẩm Giang (ý là
quê vùng Cẩm Thủy - Thanh Hóa bên dòng sông Mã hạ lưu)… nhưng khi đến tay cô
đánh máy (ở căn cứ báo chí) thì cô này phát hiện cái phi lý ở cái tên tác giả -
ở Sơn La có họ Cầm, họ Lò… chứ làm gì có họ Cẩm? thế là cuối bài thơ in ra được
đề tác giả Cầm Giang.
Bài thơ
sau đó được nhạc sỹ Bùi Đức Hạnh phổ nhạc thành bài “Tình ca Tây Bắc” nổi tiếng
trở thành “khu ca” của đài phát thanh Tây Bắc một thời.
(Nhạc sỹ thực ra chỉ lấy 1 số câu, còn
là mô phỏng thơ Cầm Giang mà thôi).
Bài thơ thực ra cũng chưa hay lắm, nếu
so với “Tình sông núi” của Trần Mai Ninh, “Đèo cả” của Hữu Loan thì cón cách xa
mấy quăng dao.
Bài thơ viết theo kiểu ví von của
Trường ca Tản chụ xiết xương (tâm tình người yêu): Trai đáp/ gái đáp nên có
giọng điệu dân ca Thái, để người đọc dễ tưởng đây là 1 tác giả dân tộc Thái.
Có
câu sáng giá:
“Giữa lòng em
thuyền độc mộc ngược xuôi”
Làm ta nhớ lại từ hồi 1936, Lưu Trọng
Lư đã viết:
“Mắt em là một dòng
sông
Thuyền ta bơi lặng
trong dòng mắt em”
Rồi các câu khá ấn tượng mới mẻ:
Anh làm no lòng
Mường
Em làm vui ấm bản
Đoạn dưới “ký sự” kiểu thơ tuyên
truyền hô khẩu hiệu của thời kháng chiến chống Pháp (mà Bùi Minh Quốc, Phạm
Tiến Duật sau này với “đường ra trận mùa này đẹp lắm” đã vượt trên cả Tố Hữu,
tất nhiên là dưới tầng Chế Lan Viên).
Tuy vậy, xét về bố cục cấu tứ bài thơ
(mở đầu, thân bài, kết luận) thì tài hoa thơ Cầm Giang so các cây viết thời
1946 -1954 ở Tây Bắc thì Cầm Giang vẫn là số 1. Hai câu kết có thể nói là Đẹp,
khá đắt:
Để anh lớn mãi thành núi
Mường Hung
Em ngoan chảy thành dòng sông
Mã.
Đó cũng là cái “bất tử” của một tứ thơ
lạ “đẹp” cùng với quê hương xứ sở.
Năm 1961, NXB Văn học có in cho Cầm
Giang tập thơ “Rừng trắng hoa Ban” gồm 30 bài, bài viết sớm nhất “Quả còn” Lai
Châu 7/1950, bài cuối “mở lò thông gió” 1959 ở Mỏ Cẩm Thái Nguyên… xem kỹ chỉ
có 1 bài đáng giá ở trên mà thôi.
Thơ khó là vậy
3/3/2012
Bài 12:
Em
đi bóng núi nghiêng theo
Bụi
tung vó ngựa qua đèo mù sương
Từ
anh về với bản mường
Với
trông bóng núi dặm đường em đi
NK.
Bài 13:
NHỚ
MƯỜNG HUNG
(Nhớ
anh Cầm Giang)
Mường
Hung sáng núi xanh soi sóng biếc
Em
vớt rêu thả mượt tóc thung mây
Con
cá măng nào hay sông biên giới
Tiếng
khèn Lào sang chợ thổi nồng say
Trai
Mường Hung thả bay thuyền đuôi én
Vài
tay chèo tới Xiềng Khọ - Sầm Nưa
Sắm
đồ cưới anh chở về - đúng hẹn
Vòng
bạc trao lấp lánh dưới trăng mờ
Từ
xa cách bản quê về Hà Nội
Đêm
nằm mơ thác đổ trắng ngang trời;
Sớm
mai dậy nhớ mây hồng đỉnh núi
Tiếng
gà rừng vang động cả hồn tôi.
NK-
Bài 14:
XUÂN BIÊN CƯƠNG
Sơn La
xuân ở dài hơn
Tháng tư còn trắng hoa Ban
trên rừng
Mà đây nắng hạ chói
bừng
Chiềng Khương hoa Gạo đỏ lừng
bến sông
Biên giới
Việt Lào 6/1963
NK-
Bài 15:
Chiều vắng vẻ lặng tờ nơi bản
nhỏ
Người
đi nương, ra ruộng chưa về
Chỉ lũ trẻ đùa nô trên bến tắm
Và một chàng “cắm bản” lắng
hồn quê.
Con
gà đẻ trứng xong kêu “cộc tác”
Con
Vện nằm canh cửa mắt lơ mơ
Mặt
suối xanh in bóng cầu vừa bắc
Cọn
bên đồng cuốn nước xối như mưa…
Chiều
bản nhỏ ngàn xưa đời vẫn thế
Cứ
yên vui cùng xứ sở thanh bình
Không giặc giã, gươm trên tường nằm
nghỉ
Ngựa
lỏng cương thả bộ dọc dòng kênh.
Ai
đấy nhỉ một mình nơi thôn dã
Để
nhớ ai ngoài phố thị ồn ào
Hẹn
một buổi đón về thăm bản nhỏ
Cùng
vào rừng hái nấm mé đèo cao.
Bài 16:
TẮM Ở BẢN
Bản
người Thái (ở lưng núi) không có ao như làng người Kinh (ở đồng bằng)… nhưng
việc tắm rửa cho sạch sẽ thân mình thì người Thái ăn đứt người Kinh là cái
chắc.
Ở
bản có 3 cách tắm rửa:
-
Một là nơi “mó nước” đầu bản: Đó là nơi có ống nước tự chảy dẫn qua ống máng
tre từ trên nguồn đổ về trong sạch tuôn suốt ngày đêm… thường có 2 ống: một bên
nam, một bên nữ. Ngăn cách 2 bên là một phên nứa để bên nào bên ấy “tắm truồng”
thoải mái.
Thường
thì 3, 4 giờ chiều mùa hè, dân bản đi nương, ra ruộng về, tất cả tới mó nước
đầu bản là “kẻ xuộng xựa” (cởi quần áo “tắm”). Chị em thường là ý tứ ngồi xổm,
khép đùi, áo được cởi vắt trên con sào bên cạnh, váy được dâng lên đỉnh đầu,
ngực lưng hứng vào ống nước đang chảy, 2 tay xoa kỳ cọ thoải mái, đúng như “da
trắng vỗ bì bạch”, vú để tự do (là của trời cho) ai thấy cũng chẳng sao.
Cánh
đàn ông thì “truồng” 100% chuyện trò
cười đùa rôm rả… thật cứ như nơi vườn địa đàng buổi ban đầu con người còn chưa
biết xấu hổ (nả hại) - tức là khi người nữ chưa ăn trái cấm (theo lời xui của
con rắn “quỷ sa tăng”) nên tất cả đều rất vô tư, tắm truồng chung 1 mó nước,
thỏa thích ngắm thân hình khỏa thân của nhau mà trong lòng không gợn chút dục
vọng thú tính để dẫn đến tội lỗi?...
-
Hai là: Tắm suối (vắng vẻ là tắm truồng)
-
Ba là: Tắm sông
Chị
em thường là ngồi ngâm mình dưới nước, váy để trên đỉnh đầu hoặc váy để trên
bờ. Khi tắm ở sông suối, chị em thường kết hợp gội đầu, thả làn tóc mây xòa
theo dòng nước, rồi đứng dậy, vung quay tít cứ như một điệu múa tóc thật là
điệu đàng của các tiên nữ trên mường trời.
Người
Thái rất tự hào về cái sạch sẽ da thịt của mình… chị em ngày rửa tới vài lần,
lại mặc váy rộng xông xênh, nên thường nói đùa “hi của chúng tao là hi hom
(thơm), chứ không bịt kín (xi líp), quần bó chặt như người Kinh chúng mày, nên
hi min (thối) lắm bệnh phụ khoa”.
Văn
minh đô thị hay hoang sơ thôn bản (trở lại cội nguồn tự nhiên chưa ô nhiễm môi
trường) đang là một vấn đề nhức nhối của cái thời công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, và con người hình như đang tự đánh mất mình để tiến lên văn minh tàn bạo.
Tắm
ở bản (cũng như ở ao làng ngày xưa), chao ôi, đang lùi dần vào dĩ vãng để tắm
nước máy đã được xử lý bằng hóa chất (chất độc hóa học diệt khuẩn)…phải chăng
ta cũng đang tự “diệt mình” làm biến đổi gen để rồi sinh ra 1 lũ con cháu vô
cảm chỉ biết “tiền” và máy móc,vũ khí tiêu diệt, hủy diệt hàng loạt mà thôi….?
4/3/2012.
Bài 17:
LỄ TẰNG CẨU
Lễ
tẳng cảu (tằng cẩu): Là lễ búi tóc ngược lên đỉnh đầu của phụ nữ Thái đen Sơn
La khi lấy chồng.
Sau
lễ mai mối, chạm ngõ ăn hỏi và lễ cưới, người con gái đã có chồng thì lễ tẳng
cảu làm ở nhà gái.
Trong
các đồ sính lễ do nhà trai đem sang thường phải có 1 chiếc trâm bạc cài tóc
(mản khắt phôm)… người đảm nhiệm làm thường là bà dì, nhà gái có 2 phù dâu trợ
lý tiến hành.
Đầu
tiên là gội đầu bằng nước vo gạo nếp (để chua) - bẳng nậm khẩu má và nồi nước
lá sả, lá bưởi, lá tre… tất cả đem ra bến nước bờ suối giúp cô dâu gội đầu (như
một lễ tẩy dơ bẩn trôi theo dòng suối, chỉ còn lại trên đầu phần vía (khoăn
hua) thơm tho tốt lành… xong cô dâu về lên phía “tang chan” - khoảng 10 ghế mây
(tắng)… cô dâu quay về phía mặt trời mọc, mọi người đứng xung quanh, 2 phù dâu
áp sát 2 bên, 1 người nâng đĩa trâm cài tóc. Bà “Nai tằng cẩu” rút lược sừng
đen từ cái “ếp” của mình ra làm vài động tác đưa lên hạ xuống và chải tóc cho
cô dâu nhiều lần.
Cuối
cùng dùng 2 tay vuốt ngược từ sau gáy, đưa độn tóc đặt vào chính giữa đỉnh đầu
và búi tóc “tằng cẩu”… sau khi vuốt nắn lại không còn sợi tóc nào vương lòe
xòe, thì cô nâng trâm cài tóc xuyên đúng chỗ để giữa “cẩu”, nổi bật đồng bạc
hào hoa văn trắng ở phần đầu của trâm cài tóc chính giữa búi tóc ngược.
Trước
đông đủ mọi người, bà Nai cẩu nói:
Khắt
cẩu đi
Vi
hoa kiểng
Tẳng
cảu au phua
Té
nị pay nả
Ca nị mưa nưa
Báu
đảy nặm pay nảư
Chăư
pay ứn luk ơi!
Nghĩa
là:
Gội
đầu sạch
Chải
tóc mượt
“Tẳng
cảu” lấy chồng
Từ
giờ này đi
Từ nay về sau
Không
được nước thay dòng
Lòng
đổi chỗ con ơi!
Tiếp
theo 2 vợ chồng dắt tay nhau đi qua dọc bàn tiệc đặt dài giữa nhà đã có khách
ngồi kín đông vui nâng chén rượu chúc mừng.
NK-
Bài 18:
TỤC ĐẺ NGỒI CỦA NGƯỜI THÁI
*
Đẩy xí phiên xong hắu chắng ó kin khẩu
Cẳư
bươn phạ chắng ó kin nốm
Tốc
khuổm chắng pên lụ chái
Tốc
hai nọng ánh xai phên lụ nhinh phủ ưởi
*
10 tháng chờ đôi ta ra đời ăn cơm
9
tháng đợi đợi đôi ta ra đời bú mẹ
Rơi
sấp thành bé trai
Rơi
ngửa em yêu thành bé gái.
Khi
chuyển dạ, sản phụ được uống nước với cây “mậy phang” (cây tô mộc) có tác dụng
cầm máu (có trong rừng hay mua của người Dao, người Hmông).
Sản
phụ đẻ ngay trong ngăn buồng ngủ của mình trong tư thế ngồi (ghế = tắng), đỡ đẻ
thường là mẹ đẻ hay mẹ chồng, hoặc tự xoay xở (nay thì có y tá bản)…
Lễ
vật cúng “bà mụ”: 1 con gà trắng, cắt rốn bằng dao cật nứa hơ qua lửa hay nhúng
vào nước sôi để sát trùng. Rau thai được gói chôn gần nhà (kín đáo vào ban đêm).
Khi
trẻ đầy tháng thì cúng “hết hoóng”. Có nghi thức dạy trẻ lao động theo giới và
mời Lúng ta (bên ngoại) đến đặt tên cho cháu.
Bài 19:
NHÀ SÀN BẾP LỬA
Ta
lại về với nhà sàn bếp lửa
Một
mùa đông ăn củ sắn lùi
Vó
ngựa phi qua đèo Khau Cả
Ngắm
sông Đà đổ thác réo sôi
Em
vẫn đợi ở bên rừng vắng
Dải
khăn Piêu tung cách bướm hội xòe
Ta
đi giữa cánh rừng Ban trắng
Tiếng
chim Tăng Ló vọng hồn quê
Từ
em đi, anh không về nữa
Đầu
hồi nhà “khau cút” ngóng chờ ai
Đêm
mơ về nhà sàn bếp lửa
Nghe
gió mùa thương nhớ tháng giêng hai.
NK-
Bài 20:
SÔNG ĐÀ HÙNG VĨ
*
“Nặm Té hảnh to thú chắng lứm
Sông Đà cạn bằng chiếc đũa, hãy quên”
* Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu.
Sông Đà (Nậm Te), còn gọi là Sông Bờ
hay Đà Giang, Hắc Giang là phụ lưu lớn nhất của Sông Hồng, bắt nguồn từ Vân Nam
(TQ) chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông Đà dài 910 km (có tài liệu ghi
983km), bên TQ gọi là Lý Tiên Giang do 2 nhánh Bả biên Giang và A Mặc Giang hợp
thành…được dịch ra tiếng Châu Âu là sông Đen: Black Rive (Ave), Rivière Noire
(Pháp).
Đoạn bên TQ dài 400km từ núi Ngụy
Bào, ở huyện tự trị người Di, người Hồi Nguy Sơn phía Nam Châu tự trị dân tộc Bạch
Đại Lý chạy theo hướng Đông Nam qua Phổ Nhĩ.
Đoạn bên ở Việt Nam dài 527km (có tài
liệu ghi 543km), bắt đầu từ huyện Mường Tè (Lai Châu) qua Điện Biên, Sơn La, Hòa
Bình tới huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) bên kia là Ba Vì (Hà Tây cũ). Điểm cuối là
ngã ba sông Hồng Đà ở huyện Tam Nông (Phú
Thọ). Sông Đà cung cấp 31% nước cho sông Hồng.
- 1994 - nhà máy thủy điện Hòa Bình,
có công suất 1920 MW (8 tổ máy).
- 2005 - khởi công thủy điện Sơn La
2400 MW - xong vào 2012, sẽ tiếp ở Lai Châu. Hồ Sơn La dung tích 9,26 tỉ mét
khối nước.
Sự hùng vĩ của sông Đà, đó là những
ghềnh thác dữ dằn gầm thét âm vang giữa 2 bờ vách đá dựng đứng, như nỗi thù hận
nghìn đời giữa trời và đất để hung dữ, để tàn phá, để nhấn chìm tất cả.
Năm 1958 Nhà văn Nguyễn Tuân đi thực
tế đến với sông Đà, Ông đã ghi lại những cái tên và tính nết của một số thác
trong số 73 cái thác có tên trên sông Đà về từ biên giới Việt Trung tới thác Bờ
(Hòa Bình):
“Cách biên giới TQ phía Vân Nam
khoảng mười cây số là thác kẻnh mỏ trên”. Rồi đến thác La Sa, Hát Vá, Mằn hi,
Mằn Lay. Rồi thác Hát Nhạt, Mằn thẳm, Hát No Héo, Kẻng mỏ dưới. Rồi đến Hát Lai
ở trên thị xã Lai Châu (Mường Lay) độ 9km.
Thuộc thủy phận Sơn La là các thác:
Hát pi, hát soong pút, hát soong mon, hát pố, hát kếnh, hát chan, hát moong,
hát tiếu; qua hát tiếu (tiếng Thái chữ hát = thác) “qua hát tiếu, rải chiếu mà
nằm” coi như về cơ bản đã qua những chỗ nguy hiểm.
Từ Vạn Yên tới Hòa Bình lại xuất hiện
một số thác tuy có bớt hùng dữ hơn ở phía trên Lai Châu, Sơn La…đó là những
“ga” nước trên sông Đà:
Thác Ẻn, Thác Giăng, Bãi chuối, Mó
sách, Bãi lời, Bãi lành, mó tôm, mó nàng, Nánh kẹp, Quai chuông, Tà phù, Bãi
nai, Ba hòn gươm, phố khủa, gềnh đồng, suối bạc, ổ gà, bái nhạp, cánh cuốn, mèo
quen, hang miếng, quần cóc, suối trong, bãi ban, riềm, thác rút, thác mẹ, bãi
thằng rồ, mó tuần, suối hoa, hót gió, thác Bờ…
Sau khi các đập thủy điện hoàn thành,
tất cả các gềnh thác được nhấn chìm xuống đáy hồ sông Đà mênh mông chia 3 khúc:
hồ Hòa Bình (từ thác bờ - Hòa Bình tớ tạ bú - Sơn La) rồi từ đập Pả Vinh - Ít
ong (Mường La) tới Nậm nhứn Mường Nhé - Mường Tè - Lai Châu…
Từ
thời Lê, trong “kiến văn Tiểu Lục”.Bảng nhản Lê Qúy Đôn (1723 - 1872) đã viết:
“Thác Bờ ở địa phận Động Dĩ Lý và Hào Tráng thuộc Mộc Châu”,như 1 ngọn núi đứng
sừng sững giữa dòng là sông Đà, đá lớn lởm chởm, hàng năm cứ đến ngày 8 - 4
từng đàn cá ngược dòng nước bơi lên, chỉ có vài con cá chép khỏe là vượt được
thác bờ (cá vượt vũ môn).
Sách
“Giao Châu ký” của Tăng Cổn (cuối thế kỷ 9) nhà Đường đô hộ Giao Châu (Tiết độ
sứ) - có ghi về sông Đà “có Long Môn”, nước sâu trăm tầm, cá lớn vượt lên được
chỗ này sẽ hóa rồng.
Trong
sách “Sơn đường tứ khảo” gồm 228 quyển và bổ di 12 quyển … Bành Đại Dực (nhà Minh) biên soạn có chép “sông Long môn ở huyện
Mông (Yên Lập - Phú Thọ) phủ Gia Hưng, nước An Nam phát nguyện từ Châu Minh
Viễn (Vân Nam), nước sông chảy đến đây, 2 bên bờ cao vót, hiểm trở, tảng đá lớn
chắn giữa sông chia làm 3 dòng, sức nước vọt lên cao đến vài trượng, nghe ầm ầm
như sấm, thuyền đến đây phải kéo lên bờ mới qua được”.
Sườn
núi động Hào Tráng ở về phía bờ trái, có khắc 2 bài thơ (ngự thơ) của vua Lê
Thái Tổ đi đánh Đèo Cát Hãn:
Lê
Quý Đôn dịch:
“Gập
gềnh đường hiểm chẳng e xa,
Dạ sắt khăng khăng mãi đến già
Lẽ phải quét quang mây phủ tối,
Lòng son san phẳng núi bao la.
Biên cương cần tính mưu phòng thủ
Xã tắc sao cho vững thái hòa
(Hư đạo nguy than tam bách khúc
Như kim chỉ tác thuận lưu khan)
“Ghềnh thác ba trăm” lời cổ ngữ
Từ nay xem chẳng nổi phong ba”.
Viết tại ngày tốt, tháng mạnh hạ
(tháng tư) năm Thuận Thiên thứ 2 (1429).
“Đường lên mường Lễ (Lai Châu) bao xa
170 thác, 130 ghềnh”
- Ca dao
Cử nhân, thượng thư Phạm Thuận Duật
(1825 - 1885) năm 1855 làm tri châu Tuần giáo (lúc ấy thuộc Sơn La, tỉnh Hưng
Hóa trong sách “Hưng Hóa ký lược” có chép).
“Châu Đà Bắc ở xã Hào Tráng có bến
Vạn Bờ tức sông Long Môn, cùng gọi là “đê long thủy”. Tục truyền rằng đây là
nơi “cá vượt vũ môn” hóa Rồng.
Hai bên đá chốc đứng, chặn ngang cửa
sông, ở giữa có một chỗ đá bị đục thủy (do nước xói mòn) gọi là Ao Vua, đó là
nơi vua Lê Thái Tổ đề thơ (1429).
Theo tác giả Anh Đức trong bài “xuôi
dòng Đà giang trước lúc ngăn sông”, tạp chí Suối Reo - Sơn La 5/2004 thì:
“Từ thị xã Lai Châu cũ (Mường Lay)
muốn xuôi xuống Quỳnh Nhai, ít nhất phải ngồi thuyền trên 200km, vượt qua trên
10 thác hung dữ với những cái tên hãi hùng
như thác Ba Bố, ghềnh Ba Cô, thác Bà Đái, hòn Chông, ghềnh chém sóng… thử thách
đầu tiên là thác Ba Bố mùa lũ. Tuy các dải đá ngầm có bớt nguy hiểm nhưng những
con sóng lại cực lớn, dập từng cơn táp mạnh vào mạn thuyền, con thuyền liên tục
xô nghiêng chao đảo. Người chưa quen đi sông nước bao giờ thì lúc đó coi mặc
cho số phận, còn những người từng trải thì thêm 1 lần trải nghiệm. Qua hết
nghềnh thác, mọi người thở phào nhẹ nhõm. Đi từ sáng tới hơn 2 giờ chiều đến
được bản Huổi Ca, xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ (Lai Châu).
Rồi tiếp tục xuôi qua: Nậm Lốt, Pờ
răng ky của đồng bào Dao, xã Nậm Hăn (Sìn Hồ), rồi tới Pắc Phạ, Pắc Na của đồng
bào Hà Nhì, Thái trắng xã Tủa Thàng (Tủa chùa)…
Vào đất Sơn La là bản cũ xã Cà Nang
(Quỳnh Nhai) của đồng bào La Há hiện dưới cánh rừng ven suối. Qua huyện lỵ
Quỳnh Nhai: Thuyền ghé qua các bến Pá Uôn (nay có cầu), Chiếng Bằng, Văn Pán,
Nậm Giôn, Nậm Mu, Liệp Tè…
Thác Pá Mu hung dữ mùa cạn, khi nước
dâng thì hiền lành là bến đò đưa khách qua sông.
Tại Pá Vinh - nơi xây Thủy Điện Sơn
La có cây cầu cứng qua sông để thi công… Sau 5 ngày lênh đênh sóng nước, thuyền
cập bến Tạ Bú an toàn.!.!.
No comments:
Post a Comment