Trung Quốc : Cuộc chuyển tiếp quyền lực không đơn giản
Đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào cuối năm nay sẽ quyết định
thay đổi bộ máy lãnh đạo đất nước.Nhưng từ nhiều tháng qua, các cuộc đấu
đá nội bộ ở trung tâm đầu não của đảng đã diễn ra với chiều hướng ngày
càng gay cấn, điển hình như vụ Bạc Hy Lai đã gây xáo động chính trường
Trung Quốc.
Trang quốc tế Le Figaro hôm nay dành nguyên một trang báo cho chủ đề này với hàng tựa « Cuộc chuyển tiếp mong manh ở đầu não đảng Cộng sản Trung Quốc ».
Theo Le Figaro, vụ Bạc Hy Lai là một cơn bão tố chính trị lớn nhất ở
Trung Quốc trong vòng khoảng hai thập kỷ trở lại đây. Giới lãnh đạo chóp
bu của đảng đang cố gắng dẹp yên vụ việc.Thời gian này, các cơ quan
quyền lực và các lãnh đạo cao cấp đều lớn tiếng nhắc nhở cần phải tiếp
tục tuân thủ đường lối của trung ương đảng hiện nay. Quân đội, công an
liên tục được kêu gọi phải tuân thủ kỷ luật và không nghe những chuyện
«đồn đại» trong xã hội. Tuy nhiên, những cố gắng để tìm lại sự đoàn kết
trong đảng vẫn không che giấu được các cuộc thương lượng, thậm chí cả
đối đầu nhau đang diễn ra trong hậu trường lãnh đạo nước này.
Màn chạy đua tìm kiếm vị trí lãnh đạo cấp cao trong đảng Cộng sản Trung
Quốc lúc này được Le Figaro ví như một cuốn phim hồi hộp và gay cấn về
buôn chính trị.Le Figaro cho biết, tình hình của cuộc đấu đá chính trị
này cực kỳ phức tạp, đến mức mà các lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đang
phải tính đến khả năng lùi lại thời điểm họp đại hội đảng 18. Dự kiến
vào mùa thu năm nay, nhiều nguồn tin từ trong nội bộ cho Reuters biết
có thể đại hội sẽ
bị đẩy lùi vào khoảng từ tháng11/2012 đến tháng 01/2013. Vấn đề không
nhằm vào hai vị trí lãnh đạo chủ chốt là chủ tịch nước ( kiêm nhiệm Tổng
bí thư) và thủ tướng chính phủ. Hai vị trí này đã có người kế nhiệm là
ông Tập Cận Bình và Lý Kiện Cường. Cuộc đấu hiện nay tập trung chủ yếu
vào 9 chiếc ghế trong thường trực Bộ chính trị, đây mới thực sự là trung
tâm quyền lực của Trung Quốc.
Chín thành viên này vẫn được coi là « 9 ông hoàng ». Trong đảng đã nảy
ra cuộc tranh luận về con số các ủy viên này. Phe cánh của Hồ Cẩm Đào
muốn giảm xuống còn 7 thành viên để giúp họ có thể chiếm được đa số một
cách dễ dàng. Trong khi đó, phe khác thì lại muốn nâng số lượng các
thành viên tinh tú này của đảng lên 11 người cho đầy đủ các bậu xậu phe
cánh.
Theo Le Figaro, vụ loại bỏ cựu lãnh đạo đảng thành phố Trùng Khánh Bạc
Hy Lai đã khiến cho cuộc đấu đá phe phái, nhân sự trở nên căng thẳng.
Trong cuộc họp quyết định số phận của ông Bạc Hy Lai hôm mùng 7/3, ông
Hồ Cẩm Đào cùng những người trong phe đã nhất trí nhượng bộ đối thủ cách
chức ông Bạc Hy Lai. Thay vào vị trí bí thư thành ủy Trung
Khánh là ông Trương Đức Giang, Phó thủ tướng, một nhân vật nổi tiếng là
bảo thủ và là người thân cận với cựu chủ tịch Giang Trạch Dân.
Theo tờ báo thì các lãnh đạo hiện nay ở Trung Quốc phải nhượng bộ và
các cuộc mặc cả có khả năng sẽ diễn ra rất gay gắt. Ngoài việc tranh
giành giữa phe theo đường lối « tự do » với phe « bảo thủ », cuộc đấu đá
hiện nay chắc chắn còn là việc của những cá nhân, những « nhóm lợi ích
» nhằm giành quyền kiểm soát bộ máy chính quyền trong tương lai. Theo
Willy Lam, một người am hiểu chuyện tranh giành quyền lực ở Trung Quốc,
hiện nay việc phân chia quyền lực trong thường trực Bộ chính trị đã thỏa
thuận được thế cân bằng gồm : 3 ghế cho phái của ông Hồ cẩm Đào, 3
ghế cho những người thuộc thế hệ « thái tử đỏ » và còn lại cho các
cánh khác.
Tờ báo kết luận, vấn đề lớn là phải xem liệu sau những mưu đồ toan
tính trong đảng, những vị lãnh dạo tương lai có đủ mạnh để tạo được dấu
ấn của mình, thúc đẩy cải cách , hay là quyền lực của họ bị xé lẻ và tê
liệt vì các cuộc đấu đá nội bộ khiến họ lại trở nên độc đoán chuyên
quyền hơn.
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines
Theo báo Libération người ta có thể tin Trung Quốc sắp sửa tấn công
Philippines nếu cứ dựa trên hàng nghìn lời bình luận đầy hiếu chiến trên
mạng internet ở Trung Quốc. Thí dụ như « Nếu tất cả người Trung Quốc
chỉ cần nhổ một bãi nước bọt thì cũng đủ làm cả quần đảo Philippines
chìm », « tấn công Philippines như giết kiến » hay « chúng ta hãy
giết những con chó Philippines cho chúng hết sủa ! »
Căn nguyên của không khi căng thẳng đó là tranh chấp giữa hai nước
bãi đá ngầm Scarborough nằm cách Philippine 160 km và cách bờ biển
Trung Quốc 800 km. Manila gọi là đảo Panatag còn Bắc Kinh thì đặt tên là
Hoàng Nham.
Tuần qua, Trung Quốc liên tục có các động thái lên gân với
Philippines. Bắc Kinh ra lệnh cho các hãng du lịch Trung Quốc hủy tất
cả các chuyến đưa khách tới Manila, trong khi hàng đoàn tàu thủy trở
chuối đến từ quần đảo Philippines bị Trung Quốc không cho cập cảng. Trên
truyền hình thì các bản tin phát đi những thông tin sặc mùi dân tộc chủ
nghĩa. Một nhà báo ở Thượng Hải còn tới tận đảo để cắm lá cờ Trung
Quốc. Sau khi tổng thống Philippine tuyên bố trông cậy vào Mỹ trong
trường hợp bị tấn công, báo chí Trung Quốc lại nổi đóa lên. Tờ Global
Time viết « Cần phải dạy cho Philippines một bài học…. » , hay như “
chính phủ Philippines đang mắc phải sai lầm nghiêm trọng”. Tờ báo của
quân đội Trung Quốc còn đe dọa mạnh mẽ khiến cho người ta tin là Trung
Quốc sắp đánh Philippines.
Libération nhận xét, cảm thấy có vẻ như đi quá xa nên tuần này Bắc
Kinh bắt đầu lùi bước. Cơn sốt dân tộc chủ nghĩa cũng hạ nhiệt một cách
bất ngờ như khi nó xuất hiện và ngày mai người Trung Quốc lại có chuối
Philippines để ăn.
Philippines không thừa nhận lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc
REUTERS/Erik De Castro
Tú Anh
Xem biển Đông là ao nhà, Bắc Kinh ban hành lệnh cấm đánh cá kể từ 16/05/2012 đến đầu tháng 8 kể cả tại vùng đảo Scarborough. Lập tức, Philippines cho biết sẽ thông báo lệnh cấm của riêng mình để bảo vệ nguồn hải sản đang bị Trung Quốc vơ vét.
Viện lý do bảo vệ hải sản trên biển « Nam Trung Hoa », chính quyền Bắc Kinh thông báo lệnh « cấm đánh cá » có hiệu lực kể từ ngày 16/05/2012 cho đến ngày 01/08/2012.
Các bài liên quan
Trong đó có cả vùng biển tranh
chấp với Việt Nam và Philippines, như vùng Bãi cạn Scarborough
(Trung Quốc gọi là Hoàng Nham Đảo) - tâm điểm căng thẳng hiện
thời giữa Bắc Kinh và Manila.
Thời hạn cấm đánh bắt năm nay giống hệt năm ngoái và năm 2010.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cũng nói nhà chức trách nước này sẽ tịch thu thiết bị đánh bắt, tàu thuyền và hải sản của ngư dân nước ngoài vi phạm.
Đặc biệt lệnh cấm năm nay lại khuyến khích ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trên vùng biển gần quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.
Việt Nam, Trung Quốc và Philippines cùng có yêu sách chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
Các số liệu này được đưa ra
chỉ một ngày sau khi Trung Quốc nói rằng tăng trưởng xuất nhập
khẩu của họ đã chậm lại trong tháng.
Các phân tích gia nói các biện pháp mới là cần thiết để duy trì tăng trưởng.
Sản lượng của các nhà máy tăng 9,3% trong tháng Tư so với cách đây 1 năm, giảm từ mức 11,9% tăng trưởng trong tháng Ba.
Doanh số bán lẻ cũng tăng ít hơn mong đợi, ở mức 14,1% so với năm ngoái, và thấp hơn với mức tăng trưởng thường niên 15,2% trong tháng trước đó.
Trong khi đó giá cả tiêu dùng gia tăng chậm lại ở mức 3,4% so với cách đây một năm, giảm từ 3,6% trong tháng Ba.
"Cuối cùng thì trọng tâm lúc này chủ yếu là về tăng trưởng," ông Tống Thành Hoán thuộc tổ chức Nghiên cứu CIMB nói với đài BBC.
"Tốc độ gia tăng giá cả tiêu dùng chậm lại cho phép ngân hàng trung ương có thể can thiệp và nới lỏng các chính sách thêm nữa nếu họ muốn."
Tiếp tục tăng trưởng chậm?
Giá tiêu dùng gia tăng vốn là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây quan ngại cho các nhà lập chính sách tại Trung Quốc trong nhiều thời kỳ qua.
Tỉ lệ lạm phát lên mức cao nhất trong ba năm qua tính tới tháng Bảy năm ngoái, với giá cả tăng với tỉ lệ của cả năm là 6,5%.
Tuy nhiên mức gia tăng giá tiêu dùng kể từ đó đã chững lại, dẫn tới giá thực phẩm giảm so với cùng kỳ tháng trước, đặc biệt giá thịt lợn, một mặt hàng chủ chốt trong bữa ăn của người Trung Quốc.
Giá thịt lợn tăng 5,2% vào tháng Tư so
cùng kỳ năm ngoái, và so với mức tăng thường niên là 11,3% được
ghi nhận trong tháng Ba.
Cùng thời gian nay việc giá dầu lửa mới đây giảm xuống đã giúp giữ mức tăng giá tiêu dùng.
Alistair Thornton, thuộc tổ chức IHS Global Insight tại Bắc Kinh, cho rằng tỉ lệ lạm phát sẽ còn tăng chậm lại trong những tháng tới.
Tỉ lệ lạm phát hiện nay đang ở dưới mức 4% mục tiêu do chính phủ đề ra trong suốt ba tháng qua.
Quá sớm?
Trung Quốc đã cố tìm cách tăng nhu cầu nội địa trong một nỗ lực để bù lại cho nhu cầu hàng xuất khẩu của Trung Quốc đang giảm đi trên toàn cầu
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/05/120512_china_slow_down.shtml
Tú Anh
Xem biển Đông là ao nhà, Bắc Kinh ban hành lệnh cấm đánh cá kể từ 16/05/2012 đến đầu tháng 8 kể cả tại vùng đảo Scarborough. Lập tức, Philippines cho biết sẽ thông báo lệnh cấm của riêng mình để bảo vệ nguồn hải sản đang bị Trung Quốc vơ vét.
Viện lý do bảo vệ hải sản trên biển « Nam Trung Hoa », chính quyền Bắc Kinh thông báo lệnh « cấm đánh cá » có hiệu lực kể từ ngày 16/05/2012 cho đến ngày 01/08/2012.
Từ 1999, hàng năm Trung Quốc vẫn tuyên bố như vậy và gây ra nhiều
thảm họa cho ngư dân Việt Nam hoạt động trong ngư trường truyền thống.
Đặc biệt năm nay lệnh cấm của Trung Quốc bao trùm đến vùng đảo Scarborough của Philippines mà Bắc Kinh đặt tên là Hoàng Nham.
Ngày 14/05/2012, Manila tuyên bố không công nhận lệnh cấm của Bắc
Kinh. Tuy nhiên, ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết Tổng thống
Philippines Aquino xem đây là cơ hội tốt để Philippines bảo vệ nguồn cá
của mình và Manila dự kiến sẽ ban hành lệnh cấm riêng trong một thời
gian nhưng chưa rõ lúc nào.
Giới phân tích chưa rõ là Trung Quốc có tuân thủ lệnh cấm của chính
họ tức là rút hàng chục tàu cá đang hoạt động gần đảo đá ngầm
Scarborough về hay không ?
Tình hình trở nên căng thẳng từ ngày 08/04/2012 đến nay, khi Trung
Quốc đưa tàu hải giám, thực chất là tàu quân sự cải biến thành tàu dân
sự, ngăn không cho Philippines truy đuổi một số tàu cá Trung Quốc đánh
bắt hải sản thuộc loại quý hiếm đang được luật sinh thái của
Philippines bảo vệ.
Hai bên tiếp tục duy trì tàu tuần tra không trang bị võ khí trong vùng để bảo vệ chủ quyền.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Philippines Raul Hernadez nói là Manila
chưa ấn định ngày và khu vực cấm đánh hải sản nhưng khẳng định là hải
thuyền của Philippines tiếp tục trấn giữ vùng Scarborough.
TQ lại ra lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông
Cập nhật: 10:58 GMT - thứ hai, 14 tháng 5, 2012
Trung Quốc lại đơn phương ra
lệnh cấm đánh bắt thủy hải sản ở Biển Đông, trong khi căng
thẳng và đối đầu đang tiếp tục.
Tân Hoa Xã cho hay lệnh cấm năm nay sẽ được
áp dụng từ 16/5 tới 1/8, tổng cộng hai tháng rưỡi, tại các
vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.Các bài liên quan
Thời hạn cấm đánh bắt năm nay giống hệt năm ngoái và năm 2010.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cũng nói nhà chức trách nước này sẽ tịch thu thiết bị đánh bắt, tàu thuyền và hải sản của ngư dân nước ngoài vi phạm.
Đặc biệt lệnh cấm năm nay lại khuyến khích ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trên vùng biển gần quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.
Việt Nam, Trung Quốc và Philippines cùng có yêu sách chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
Philippines 'cũng cấm'
Chính phủ Việt Nam chưa đưa ra phản ứng
trước lệnh cấm đánh bắt năm nay của Trung Quốc, nhưng các năm
trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn luôn khẳng
định hành động này là "vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán
của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và
làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm".
Trung Quốc biện hộ cho lệnh cấm đánh bắt,
được áp dụng hàng năm từ 1999, là để bảo vệ trữ lượng cá
tại khu vực kinh tế đặc quyền của Trung Quốc và việc này "đã
áp dụng từ lâu theo thông lệ quốc tế".
Tuy nhiên Việt Nam nói lệnh cấm của Trung
Quốc ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng nghìn ngư dân vì đây là
ngư trường truyền thống của Việt Nam.
Trong khi đó, Philippines cũng tuyên bố sẽ áp dụng lệnh cấm đánh bắt của riêng mình.
Ngoại trưởng nước này, Albert del Rosario,
tuyên bố hôm thứ Hai 14/5 rằng Tổng thống Benigno Aquino đã quyết
định rằng Manila sẽ sớm thông báo về lệnh cấm đánh bắt trong
các vùng biển của Philippines vào những ngày tới.
Kinh tế TQ có dấu hiệu tăng trưởng chậm
Cập nhật: 08:19 GMT - thứ bảy, 12 tháng 5, 2012
Những số liệu mới nhất từ
Trung Quốc cho thấy kinh tế nước này tiếp tục chậm lại khiến
phải tính tới khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ.
Trong tháng Tư, mức tăng trưởng sản xuất,
doanh số bán lẻ và giá cả tiêu dùng, tất cả đều chậm lại,
một dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước và toàn cầu đang sụt
giảm.Các phân tích gia nói các biện pháp mới là cần thiết để duy trì tăng trưởng.
Sản lượng của các nhà máy tăng 9,3% trong tháng Tư so với cách đây 1 năm, giảm từ mức 11,9% tăng trưởng trong tháng Ba.
Doanh số bán lẻ cũng tăng ít hơn mong đợi, ở mức 14,1% so với năm ngoái, và thấp hơn với mức tăng trưởng thường niên 15,2% trong tháng trước đó.
Trong khi đó giá cả tiêu dùng gia tăng chậm lại ở mức 3,4% so với cách đây một năm, giảm từ 3,6% trong tháng Ba.
"Cuối cùng thì trọng tâm lúc này chủ yếu là về tăng trưởng," ông Tống Thành Hoán thuộc tổ chức Nghiên cứu CIMB nói với đài BBC.
"Tốc độ gia tăng giá cả tiêu dùng chậm lại cho phép ngân hàng trung ương có thể can thiệp và nới lỏng các chính sách thêm nữa nếu họ muốn."
Tiếp tục tăng trưởng chậm?
Giá tiêu dùng gia tăng vốn là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây quan ngại cho các nhà lập chính sách tại Trung Quốc trong nhiều thời kỳ qua.
Tỉ lệ lạm phát lên mức cao nhất trong ba năm qua tính tới tháng Bảy năm ngoái, với giá cả tăng với tỉ lệ của cả năm là 6,5%.
Tuy nhiên mức gia tăng giá tiêu dùng kể từ đó đã chững lại, dẫn tới giá thực phẩm giảm so với cùng kỳ tháng trước, đặc biệt giá thịt lợn, một mặt hàng chủ chốt trong bữa ăn của người Trung Quốc.
"Tốc độ gia tăng giá cả tiêu dùng chậm lại cho phép ngân hàng trung ương có thể can thiệp và nới lỏng các chính sách thêm nữa nếu họ muốn."
Chuyên gia Tống Thành Hoán, CIMB
Cùng thời gian nay việc giá dầu lửa mới đây giảm xuống đã giúp giữ mức tăng giá tiêu dùng.
Alistair Thornton, thuộc tổ chức IHS Global Insight tại Bắc Kinh, cho rằng tỉ lệ lạm phát sẽ còn tăng chậm lại trong những tháng tới.
Tỉ lệ lạm phát hiện nay đang ở dưới mức 4% mục tiêu do chính phủ đề ra trong suốt ba tháng qua.
Quá sớm?
Trung Quốc đã cố tìm cách tăng nhu cầu nội địa trong một nỗ lực để bù lại cho nhu cầu hàng xuất khẩu của Trung Quốc đang giảm đi trên toàn cầu
Trước những quan ngại về tình trạng kinh
tế tăng trưởng chậm lại, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã có
các hành động nhằm nới lỏng các chính sách của họ để tăng
gia nhu cầu trong nước.
Họ đã hai lần cắt giảm yêu cầu về tỉ lệ
tiền tệ dự trữ của các ngân hàng trong vài tháng qua. Những
cắt giảm này chủ yếu có nghĩa là các ngân hàng có nhiều
tiền hơn để cho người tiêu dùng vay vì họ chỉ phải giữ mức dự
trữ ít hơn theo yêu cầu.
Nhưng tiêu dùng nội địa không tăng đủ. Các
số liệu được công bố hôm thứ Năm cho thấy nhập khẩu tăng 0,3%
trong tháng Tư so với cùng kỳ năm ngoái, và so với mức 5,3% trong
tháng Ba.
Phần lớn các phân tích gia chờ đợi mức gia tăng tới gần 10% vào tháng Tư.
Điều đó khiến dẫn tới kêu gọi ngân hàng
trung ương cần phải làm nhiều hơn nữa và cắt tỉ lệ lãi suất
để thúc đẩy nhu cầu.
Tuy nhiên một số phân tích gia cho biết các
nhà lập chính sách đang thận trọng vì họ lo ngại giá vay
giảm có thể dẫn tới gia tăng đầu cơ trên thị trường nhà đất,
một điều giới chức trách đang ra sức ngăn chặn trong những
tháng qua.
"Điều cuối cùng mà họ muốn là có thay
đổi ngược lại quá sớm để rồi lại chứng kiến tiền đổ vào
các khu vực phi sản xuất như lĩnh vực bất động sản," ông Tống
thuộc tổ chức Nghiên cứu CIMB nói.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/05/120512_china_slow_down.shtml
TQ giảm cả xuất khẩu và nhập khẩu
Cập nhật: 10:39 GMT - thứ năm, 10 tháng 5, 2012
Tăng trưởng xuất khẩu và nhập
khẩu của Trung Quốc chậm lại trong tháng tư, gây lo ngại về sự suy giảm
mạnh kinh tế và là cơ sở để đề xuất việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Xuất khẩu tăng 4,9% trong tháng Tư so với một
năm trước đó, giảm từ tăng trưởng hàng năm 8,9% trong tháng trước, kể
như dấu hiệu rằng nhu cầu toàn cầu có thể đang chậm lại.Trung Quốc đã và đang cố gắng thúc đẩy tiêu dùng trong nước để cân bằng lại tăng trưởng.
“Dữ liệu này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc vào lúc này chịu sự tác động đáng kể của những biến động toàn cầu ", Alistair Thornton của IHS Global Insight ở Bắc Kinh nói với BBC.
"Rõ ràng là tình hình ở châu Âu làm chậm lại hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc, và có tác động đến tăng trưởng kinh tế nói chung."
Nới lỏng chính sách?
Nền kinh tế tăng trưởng mạnh của Trung Quốc trong những năm qua kéo theo gia tăng mạnh lạm phát và tăng giá bất động sản.
Kết quả là, Bắc Kinh đã đưa ra các biện pháp khác nhau, bao gồm kiềm chế cho vay, để cố gắng kiềm chế tiêu dùng và hãm giá bất động sản.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã giảm lượng tiền dự trữ các ngân hàng phải nắm hai lần trong vài tháng qua trong nỗ lực để tăng cho vay.
"Nếu chính phủ không nới lỏng chính sách hơn nữa, tất cả các yếu tố gìm tăng trưởng trong ba tháng đầu sẽ vẫn duy trì trong quý hai"
Kiêm Quang Trầm, Mizuho Securities Asia
Tuy nhiên, một số nhà phân tích nói rằng chính phủ cần nới lỏng chính sách nhiều hơn nữa.
"Nếu chính phủ không nới lỏng chính sách hơn nữa, tất cả các yếu tố gìm tăng trưởng trong ba tháng đầu sẽ vẫn duy trì trong quý hai", ông Kiêm Quang Trầm của Mizuho Securities Asia nói.
"Trung Quốc chỉ cần nới lỏng chính sách tiền tệ mà cũng cần phải bớt kiềm chế kế hoạch cấp vốn của chính phủ cấp địa phương cũng như trong khu vực bất động sản."
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã dựa rất nhiều vào sự thành công của khu vực chế tạo và xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, các vấn đề kinh tế ở các thị trường chủ chốt Hoa Kỳ và khu vực dùng euro đã làm ảnh hưởng tới nhu cầu và cả tăng trưởng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/05/120510_china_im_export_growth_slows.shtml
No comments:
Post a Comment