Tản mạn mùa Hè
Hà Văn Thịnh
LTS
Bài này do bạn đọc gửi đến, và giới thiệu rằng ông Hà Văn Thịnh này là Sử gia
hiện dạy tại Đại-Hoc Huế. Những điều ông ấy nói về ông Thiệu và mẹ ông
Thiệu là sự thật, nhưng trước năm 75 không được ai nhắc tới !
Trong tất cả những mùa Hạ, dù có đỏ lửa hay không mà tôi đã biết, chưa có mùa Hạ nào lại nhiều buồn đau và day dứt như năm nay... Có lẽ, không cần nói thì ai cũng biết rằng nguyên nhân chính làm nên những nỗi buồn là những gì tôi và nhiều người khác chứng kiến, ngày một đáng... buồn hơn, giống như giá cả mỗi ngày, càng ngày càng có nhiều nỗi xót xa, uất ức hơn và, càng ngày thì sự chất chứa của những bức bối, càng trở nên ngột ngạt hơn...
Dịp
Lễ năm này, tôi về thăm mẹ già và các em, cháu chắt ở Vinh. Đi đâu cũng
nghe thấy tiếng ta thán (có khi thầm thì, ngó trước nhìn sau rồi mới
lào phào) của người dân. Thậm chí, một người bạn là lãnh đạo cấp Sở nói
với tôi rằng, “Nói thật, tôi không biết đang đi về đâu” (!). Anh ấy
không nói rõ “cái gì” hay “ai” – kinh tế, văn hóa..., đang “đi”, thành
thử tôi cũng chẳng dám đoán mò, bởi thời buổi này viết sai là chết, có
khi chưa sai cũng chết. Anh bạn kể cho tôi nghe một câu chuyện thú vị:
Anh ấy viết bài về học tập chính trị, trong đó có câu đại ý – học tập
một đàng, làm một nẻo thế này thì ngọn lửa Diên Hồng đã tắt
trước khi... học. Tòa soạn báo sửa lại là “ngọn lửa Diên Hồng đang bùng
cháy mạnh mẽ”.
Kể xong, bạn tôi văng ra một câu: “Thế có chán đời
không, biên tập như thế thì viết làm đếch gì nữa” . Một người bạn khác,
cũng ở cấp lãnh đạo thì nói với tôi và vài người khác là nhìn thấy cảnh
đập dùi cui vào đầu, vào mặt những nông dân ở Văn Giang, đập cả vào đầu
hai phóng viên của VOV, anh không thể cầm lòng được. Khi nói câu ấy, tất
cả chúng tôi thấy mắt anh đỏ hoe, còn mắt chúng tôi thì có lẽ cũng hơi
cay cay một tẹo gọi là... Anh ấy mơ ước rằng các quan chức địa phương
hành xử như thế phải bị kỷ luật, những người dùng dùi cui đập vào mặt
dân, vào mặt phóng viên VOV phải bị đuổi khỏi ngành...! Hình như anh bạn
tôi là cháu
đích tôn của Chử Đồng Tử? Tại sao chính quyền thực hiện cưỡng chế quyết
liệt và tàn bạo thế là câu hỏi của tất cả mọi người khi đề cập đến vấn
đề này. Tại sao hai phóng viên,
Người Nhà Nước chính hiệu, bị đánh đập
dã man mà tất cả đều im gần giống với bồ thóc? Đọc bài của nhà báo Võ
Văn Tạo mà đau, mà xót: Nhà báo Việt Nam khổ HƠN... chó!
Nhất là, thời điểm của việc cưỡng chế, xét theo ý nghĩa xã hội là phi
chính trị và thiển cận vô cùng bởi nó xảy ra chỉ vài ngày trước khi
người ta hát khắp nơi “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng...”.
Tôi
không thể
trả lời ngoài cái ý nghĩ giả định (chẳng biết đúng hay sai, nếu sai,
nhờ quan chức nào đó dạy bảo dùm): Đó có thể là thông điệp rất rõ ràng
rằng những người có trách nhiệm ở Văn Giang không từ bất kỳ thủ đoạn
nào, bất kể người dân bị bức bách và đau đớn ra sao, miễn là thực thi
được ý chí quyền lực của họ và “thông báo rõ ràng” cho dư luận biết để
mà sợ, biết để mà thôi những ngo ngoe...
Lòng dân
như thế, cán bộ như kia thì thử hỏi, làm sao mà vui cho nổi? Có một điều
đáng mừng là không phải tất cả quan chức đều bịt mắt bưng tai đâu. Họ
hiểu và cũng dám nghĩ, dám nói lắm như hai dẫn chứng tôi vừa kể trên,
chỉ có điều là cũng chỉ nói ở mức độ... thì thào.
Chẳng bao
giờ tôi cắt nghĩa nổi tại sao chính quyền lại tàn nhẫn, trắng trợn và
ghê gớm đến thế trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang. Không còn gì để nói về
cái thảm thê của mấy chữ khôi hài của dân, vì dân. Coi dân như cỏ
rác về địa vị, coi dân như kẻ thù về mặt ý thức quyền lực, coi dân như
đối thủ bất cân xứng về quyền lợi, coi dân như một lũ ngu dốt đầy khinh
miệt, xét về mặt xã hội và, coi dân như một đám ô hợp không thể nào động
đến cái lông chân của vương quyền, xét về mặt tư cách cai trị - là
những hình ảnh thật rõ ràng mà các nhà sử học đời sau sẽ nhớ. Ít nhất là
nhớ! Nghe đâu người ta đang đổ lỗi cho clip giả (?). Giả mà không bắt
được, không tống giam
mới tài (!)...
Ngày
30.4, có tin nói rằng máy bay khu trục của Trung Quốc xâm phạm – khiêu
khích ngay trên không phận chủ quyền của Việt Nam, rằng TQ chuẩn bị
triển khai dàn khoan dầu 30.000 tấn ở Biển Đông... Đến nước này mà còn u
mê, nghếch ngốc tin vào sự hữu hảo của bành trướng Trung Hoa thì có họa
là bị điên hoặc là mắc chứng bệnh ngu xuẩn bền vững.
Những câu
chuyện trong mấy ngày nghỉ lễ bàn rất nhiều về đất đai, về những biệt
thự “sống nhờ lương” hoặc là sướng nhờ... của quan chức cao cấp, về
những tài sản không thể đo đếm được... Chợt nhớ trong chuyến đi công tác
mới đây ở Phan Rang, tôi nghe mấy vị già cả kể, nào là ngày giải phóng
Phan Rang (17.4) – chốt chặn ác liệt nhất trong toàn bộ phòng tuyến Xuân
Lộc, hàng vạn con sâu dài từ 5 đến 10 cm bò lổm ngổm đầy đường. Không
biết loài sâu ấy có giống với rất nhiều sâu bây giờ (như Chủ tịch nước
đã nói) hay không?
Người dân kể chuyện mẹ của ông Thiệu không thèm vào Sài Gòn ở với con trai mà vẫn cứ bán bánh canh ở chợ Phan Rang, rằng ngôi nhà của thân mẫu TT VNCH nhỏ và đơn sơ lắm. Nghe đâu, khi xây cất nhà cho mẹ, ông Thiệu không đồng ý trưng thu - lấn đất của nhà hàng xóm, bằng chứng là mấy cây dừa trên 50 năm tuổi làm hàng rào giữa hai hộ gia đình vẫn còn nguyên. Người dân còn kể cho tôi nghe rằng các quan chức địa phương muốn làm đường trải nhựa vào con hẻm có nhà thân mẫu của TT nhưng ông Thiệu không đồng ý, với câu nói đại ý, nếu rải nhựa thì mọi con hẻm tương tự ở Phan Rang đều phải được rải như nhau...
Người dân kể chuyện mẹ của ông Thiệu không thèm vào Sài Gòn ở với con trai mà vẫn cứ bán bánh canh ở chợ Phan Rang, rằng ngôi nhà của thân mẫu TT VNCH nhỏ và đơn sơ lắm. Nghe đâu, khi xây cất nhà cho mẹ, ông Thiệu không đồng ý trưng thu - lấn đất của nhà hàng xóm, bằng chứng là mấy cây dừa trên 50 năm tuổi làm hàng rào giữa hai hộ gia đình vẫn còn nguyên. Người dân còn kể cho tôi nghe rằng các quan chức địa phương muốn làm đường trải nhựa vào con hẻm có nhà thân mẫu của TT nhưng ông Thiệu không đồng ý, với câu nói đại ý, nếu rải nhựa thì mọi con hẻm tương tự ở Phan Rang đều phải được rải như nhau...
Mấy chục
năm là quãng thời gian không hề ngắn đối với một quốc gia dù đứng dưới
bất kỳ góc độ muốn tư biện nào. Mọi ý đồ đổ lỗi cho chiến tranh hay
thiên tai, “khủng hoảng chung của thế giới”, thực chất chỉ là muốn khỏa
lấp cái trì trệ, kém cỏi của tư duy kinh tế - xã hội hiện đại. Để chứng
minh cho điều này, lịch sử nhân loại không hề ky bo: Chỉ cần nhìn vào sự
tương phản tàn nhẫn giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên là đủ để biết
sai lầm của quyền lực đã gây ra những hậu quả khủng khiếp và tồi tệ như
thế nào! Những người tự xưng là cộng sản ở Triều Tiên có thể bất chấp
tất cả - kể cả số mệnh của đất nước, của hàng triệu người dân miễn là
bảo vệ
được quyền lợi khổng lồ được sinh ra từ “nguyên tắc” cha truyền con
nối.
Tôi ngắm
mấy tấm ảnh tôi chụp căn nhà nhỏ (xin nhường sự phân tích, nhận xét cho
bạn đọc) của thân mẫu ông Nguyễn Văn Thiệu, ngắm ảnh cái “biệt thự” ven
biển của ông, dành cho riêng ông mỗi khi về thăm quê (nghe đâu nguyên
trạng đến 90%) trong những ngày hè bức bối để chiêm ngẫm về một cái gì
đó thật khó lý giải từ vô thức. Chợt giật mình vì “mới ngộ” (như lời Đức
Phật – prajnã) được một trong những điều tối giản của hiểu biết: Lịch
sử bị bóp méo cũng nguy hiểm chẳng khác chi tội giết người bởi nó giết
chết sự thật, giết chết cả niềm tin của cả một thế hệ. Tôi chẳng phát
hiện được gì nhiều nhưng chắc chắn đã thu được một điều: Căn nhà nhỏ
đó không thể mang tính thuyết phục của bằng chứng về sự tham nhũng ghê
gớm của ông Thiệu, như tôi đã từng được dạy, không chỉ một lần!
Nhà của thân mẫu ông Nguyễn Văn Thiệu
Con đường đầy đất đá trước cổng
“Biệt thự” – Nhà Mát ở bờ biển Phan Rang
No comments:
Post a Comment