Wednesday, March 4, 2009

PHONG CHÂU * ÁO TRẮNG NGUYỄN HOÀNG






ÁO TRẮNG NGUYỄN HOÀNG
( Viết cho Quảng Trị trong mùa Tháng Tư Đen )


Mỗi lần Tháng Tư trở lại hay bất kỳ lúc nào trong năm, nếu cứ thấy con số 30-4 là lòng tôi lại xốn xang, ray rứt. Hồi ức về những ngày cuối cùng của Miền nam, và trước đó của Mùa Hè Đỏ Lửa, của Tết Mậu Thân, lại dồn dập trở về trong tâm tưởng, sống động như mới xẩy ra ngày hôm qua, với tất cả những nỗi lo sợ, hoang mang, hy vọng rồi tuyệt vọng, uất ức và buồn tủi.





Học xong trung học,tôi vào Saigon học tiếp và ít liên lạc với Huy. Tới đầu thập niên 70 tôi mới gặp lại anh. Lúc đó hai đứa cùng đi dạy học và đã có gia đình đùm đề. Rồi tới tháng 4-75, Huy thoát được qua Mỹ, còn tôi kẹt lại thêm 14 năm nữa mới được trở thành "khúc ruột ngoài ngàn dặm."
Thế rồi chúng tôi liên lạc lại được với nhau. Trong dịp Tết vừa rồi, qua điện thoại Huy đã đọc cho tôi nghe mấy bài thơ liên quan tới Quảng Trị.


(Trường Nguyễn Hoàng năm 1968)
Tôi thật xúc động vì chúng không những gợi cho tôi bao nhiêu kỷ niệm êm đềm về thành phố này, mà còn khơi lại bao nỗi xót xa khi nghĩ tới cảnh tàn phá mà đất nước đã hứng chịu. Tới Tháng 4 thì tôi cảm thấy càng bị thôi thúc phải viết một chút về những kỷ niệm xưa và ghi lại mấy bài thơ thật đẹp và buồn về phần đất này. Tôi điện thoại hỏi xin và được Huy chuyển cho qua điện thư.



Năm 1999, thầy Hùng nhận được thư của một đồng hương chưa quen là Nguyễn Hữu Kiểm. Anh Kiểm, nhân một chuyến đi mua nông sản ở vùng quê Bà Rịa, đi ngang qua một khu vườn, tình cờ trông thấy một tà áo trắng phơi trước sân nhà ai. Lại gần, anh nhận ra đó là áo dài trắng đồng phục có khâu bảng tên của một nữ sinh trường Nguyễn Hoàng ngày xưa.


(Giáo sư Thái Mộng Hùng)


Chủ nhân chiếc áo này đã là một phụ nữ trung niên nghèo khó. Anh bàng hoàng, vì tuy lam lũ trong công việc ruộng rẫy, sau bao năm gian khổ, người phụ nữ vẫn còn lưu luyến một thời áo trắng. Xúc cảnh sinh tình, trên đường đạp xe về nhà, anh đã hoàn thành bài thơ dưới đây.



Áo Trắng Nguyễn Hoàng
Tuổi dại thuở nào áo trắng bay,
Đi về lướt thướt dưới heo may.
Phố xưa Quảng trị đâu rồi nhỉ?
Bạn cũ Nguyễn Hoàng hỡi có hay!
Sách vở đã xa từ dạo ấy,
Ruộng vườn theo mãi đến hôm nay.
Mái đầu điểm trắng bàn tay trắng,
Áo trắng xưa còn cất mãi đây.

Linh Đan Nguyễn Hữu Kiểm



Thầy Hùng đã làm bài xướng thứ 2 để kể câu chuyện cho có đầu có đưôi.

Áo Trắng Nguyễn Hoàng
Rong ruổi miền quê một sớm mai,
Phất phơ áo trắng giữa vườn ai.
Đôi tà trinh bạch mầu như mới,
Hai chữ Nguyễn Hoàng dấu chửa phai.
Trường cũ đã xa từ dạo ấy,
Áo dài còn giữ đến hôm nay.
Xốn xang hồi ức thời thơ mộng,
Thơ thẩn đường về mắt thoáng cay.
Thái Mộng Hùng


Và thầy làm luôn bài họa:

Áo Trắng Nguyễn Hoàng

Thấp thoáng vườn ai áo trắng bay,
Phất phơ theo gió ngọn heo may.
Trinh nguyên mầu trắng em còn giữ,
Phai nhạt tuổi hồng ai có hay?
Man mác u hoài năm tháng cũ,
Ngổn ngang hồi ức buổi hôm nay.
Tha hương mấy độ thu rồi nhỉ,
Áo trắng trường xưa vần trắng đây.

Thái Mộng Hùng

Như đã nói ở trên, nhờ mấy bài thơ này mà tôi có dịp viết về những kỷ niệm và tình cảm của tôi dành cho thành phố nghèo và bị tàn phá thành bình địa trong cuộc chiến. Tỉnh địa đầu này thời nào cũng có địa danh nổi tiếàng, điều đáng buồn là phần lớn chỉ nhờ chiến tranh. Muà Hè Đỏ Lửa, trận đánh giành lại thị xã và Cổ Thành, đoạn đường dài khoảng ba cây số trên Quốc Lộ 1 từ Ga Quảng Trị tới Cầu Nhồng đột nhiên được cả thế giới biết đến với tên Đại Lộ Kinh Hoàng khi trọng pháo và bộ binh Bắc quân say sưa tàn sát, không phân biệt quân đội với thường dân, khi những người này triệt thoái khỏi Quảng trị. Cũng trên Quốc lộ này, cách vài chục cây số về hướng nam giáp với Thừa Thiên, trước năm 54 đã có Dẫy Phố Buồn Thiu nổi danh thế giới qua một ký sự chiến tranh Việt-Pháp của Bernard Fall.



Tôi nghĩ người dân Quảng Trị không muốn nổi danh theo kiểu này. Tôi cũng nghĩ một người Việt lam bình thường ai cũng lấy làm hãnh diện về các vị anh hùng dân tộc từ Trưng, Triệu, tới Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung và biết bao anh hùng liệt nữ vô danh khác đã có công hoặc hy sinh thân mình gìn giữ đất nước, thà chết chứ không chịu để mất một tấc đất đo tiền nhân để lại, chứ chẳng muốn làm dân một nước bị ngoại bang chèn ép mà cứ vỗ ngực " ra ngõ là gặp anh hùng." ! Hiện trạng đất nước là một thực tế buồn.








Những công trình xây cất dầy hào nhoáng quả là một thứ " phồn vinh giả tạo ", càng làm nổi bật lên sự cách biệt khủng khiếp giữa người giầu và người "nghèo, và cái giầu ở đây đi đôi với quyền lực thống trị. Nhưng cái nghèo đáng sợ nhất là cái nghèo tinh thần. Cả một dân tộc mạnh ai người nấy sống, phương tiện nào cũng tốt, miễn sao đừng để "chúng nắm được đầu."


(Cổ thành Quảng trị)
Chỉ cần đơn cử một câu nói trong dân gian, " Lương nào cũng sống được hết, trừ lương thiện ." Căn bản đạo đức không có thì khó có được sức mạnh tinh thần. Vì vậy, khi chính quyền vi phạm nhân quyền, đàn áp tông giáo và ngay cả nhường đất và lãnh hải cho ngoại bang, thì cũng chỉ có rất ít so với toàn thể dân số, lên tiếng và có hành động phản đối. Mà đau đớn hơn nưã là khi có được một nhóm thanh niên và sinh viên biểu tình phản đối gần Sứ quán Trung Quốc thì đã bị công an đàn áp thẳng tay.


Trong nỗi ray rứt đó, bài này được viết ra không phải chỉ riêng cho những người phải bỏ xứ ra đi, hay cho " tà áo trắng năm xưa " đã phải lưu lạc vào Nam làm ruộng rẫy, hoặc cho các tác giả mấy bài thơ trên hiện đang làm kẻ lưu đầy ngay trên quê hương mình, mà cho tất cả các tà áo trắng, áo đen, áo nâu xồng, và cả một dân tộc từ hơn nửa thế kỷ đã chịu bao đau khổ và bị lường gạt, để đến hôm nay vẫn còn phải sống trong một xã hội không xứng với sự hy sinh của mình.



VŨ NHƯ PHONG-CHÂU (Nepean)



Tạp chí BKBDD xin gửi thêm một số bài viết về Trường Trung học Nguyễn Hoàng. Trường này chỉ tồn tại 24 năm từ 1951-1975.



THƯƠNG NHỚ NGUYỄN HOÀNGTHÁI MỘNG HÙNG
Xiết bao thương nhớ Nguyễn Hoàng ơi!
Mấy chục năm qua vẫn chưa nguôi
Trường cũ tên xưa đà vắng bóng
Mộng vàng áo trắng cũng phai rồi
Sách đèn từ giã - đời lưu lạc
Cơm áo đèo bòng - kiếp ngược xuôi
Đất nước trông vời mây cố lý
Hẵn mai vương vấn mãi hồn tôi . . .


LƯU BÚT MÙA HẠ

PHAN PHỤNG THẠCHKhi nắng hạ trở về trong mắt biếc
Các em rồi trăm đứa sẽ trăm phương
Ta đứng đó giữa muôn vàn cách biệt
Mắt dưng buồn và hồn cũ mù sương
Trang lưu bút gói cho tròn kỷ niệm
Gom chút tình ngày tháng đã trôi qua
Rồi mai mốt nơi chân trời góc biển
Làm hành trang cho những cuộc đi xa
Từng buổi học sân trường loang nắng đổ
Các em rồi trong ý nghĩ chia ly.
Trời ngày mai nắng vàng hay bão tố
Khi đàn chim sắp rời tổ bay đi
Rồi một mai khi mùa thu trở lại
Các em về với tuổi thơ hồng
Hay cuộc chiến đưa các em đi mãi
Và trường đời sẽ lắm núi nhiều sông


HOA QUỲNH

NGUYỄN THỊ HƯƠNG TRÀ

Chiều hoàng hôn cuối ngày sắp tắt
Giọt nắng tàn đã sắp chia xa
Giờ chỉ còn ta lại với ta
Đối diện đêm đen nghe đời hữu hạn
Một đóa hoa quỳnh nở sáng trong đêm
Như đứa con ra đời ngắn ngủi
Từ thân mẹ gầy dai dẳng đời quên
Nhìn từng cánh thương hoa khôn xiết
Giờ thì còn, chốc nữa thì không
Vừa đến vội đi, rồi ly biệt
Giữa lúc hồn còn nuối tiếc trinh nguyên
Cái mất còn là một cõi đời riêng
Giây phút thiêng liêng con người còn mãi
Để sưởi hồn ấm lại giữa từng đêm

NHỮNG ĐOẢN KHÚC
TRẦN THƯƠNG BÁ1. Em đi

1. Quê hương
bỏ giếng đầu làng
ở phía chân trời
Nước xanh ngăn ngắt
Ngọn cây mây trắng
bàng hoàng chiều hôm
chân đồi sông quanh
Sáo diều còn giục
Kể từ em quyết hoàng hôn
theo anh
lá bàng
ngoảnh lui chợt nhớ
đỏ rực
sông quanh
bên đường lá rơi
chân đồi

3. Quê hương
4. Đi hoàivẫn mãi chân trời
mà chẳng tới nơi
Bao năm qua
Quê hương
vẫn mãi
Đã lỗi lời thề xưa
chân trời mù xa
Một đi
Hay là
Năm đợi mười chờ
Ta lại quên ta
Qua sông lại nhớ
Để quê hương
Bến bờ tiễn đưa
mãi mù xa chân trời
( Trích VÔ NGÔN KINH - 1996 )
THƯƠNG NHỚ NGUYỄN HOÀNG


BÙI NGỌC LANNguyễn Hoàng ơi, khi nào gặp lại

Bạn cũ trường xưa bao cuộc vui
Dòng sông tuổi trẻ đi biền biệt
Ngồi đây mà nhớ một phương trời
Những tháng năm hồng trên bục giảng
Với học trò yêu tuổi dại khờ
Ánh mắt nai tơ lòng rộng mở
Chân trời xa, mơ một bến bờ
Áo trắng bay bay tìm đâu thấy
Phượng vĩ rưng rưng nắng chói chang
Tóc thề thơm gió hương đồng nội
Một góc trời xa nhớ võ vàng
Mưa buốt trắng trời đông rét ướt
Hun hút gió lùa lạnh thấu xương
Tình nghĩa thầy trò càng thêm ấm
Thắm ngát hồn quê - khách viễn phương
Mây trời non Lĩnh xa vời vợi
Sông Hãn thẩn thờ lặng lẽ trôi
Mưa sa Ái Tử không nguôi nhớ
Bên nớ, bên ni nỗi ngậm ngùi
Chốn cũ mong ngày mai gặp lại
Để nhìn Mai Lĩnh một lần thôi
Tìm dấu chân chim - đàn em nhỏ
Mênh mang thương nhớ Nguyễn Hoàng ơi!


ƯỚC CHI


NGUYỄN BẢO

Ươc chi sống lại ngày xanh ấy
Để được đi về qua lối xưa
Đón em áo trắng tan trường sớm
Xe đạp đèo nhau tronng nắng trưa


NGUYỄN HOÀNGNHỚ MÃI NGÔI TRƯỜNG XƯA



NGUYỄN VIẾT TRÁC




No comments: