Thursday, March 19, 2009

HƯỚNG DƯƠNG * CHUYỆN BẤT NGỜ






Chuyện Bất Ngờ.
Truyện ngắn Tình cảm - Hướng Dương txđ


Anh đang mở hôp thịt nguội thì chẳng may bị đứt tay. Miếng sắt của nắp hộp quá sắc, anh vô ý để nókẹp vào ngón tay cái khi quay chiếc kìm mở. Bực bội, anh đặt chiếc hộp, với cây kìm còn dính chung,xuống mặt bàn, càu nhàu trong đầu: “Tiên sư nhà nó! Sao sáng nay mình làm cái gì cũng không xong thế này?” Anh đưa đầu ngón tay lên miệng, mút mút và chạy tới ngăn kéo tủ tìm kiếm mảnh bandaid để băng vết thương. Cái vị mằn mặn của máu làm cho anh tỉnh người. Anh đưa hai ngón tay bên phải nắm chặt chỗ máu chảy để tạm rịt vết thương. Cong lưng, anh đưa cả hai tay dính nhau cố kéo chiếc ngăn tủ, rồi loay hoay thế nào làm rớt tấm gương nhỏ để ngay kế bên. Một tiếng xoảng, thế là nó tan tành thành trăm miểng. Cáu kỉnh anh buột miệng: “Sao khốn nạn thế này? Xui quá đi! vỡ gương! Điềm gì đây?” Anh bỏ tay ra khỏi vết thương kéo chiếc hộc tủ, tay trái nhấc chiếc hộp sắt con con đưa lên ngangtầm mắt, vừa bật cái nắp của nó lên bằng tay mặt thì thấy máu rỉ ra làm thành một vết đo đỏ trên vỏ hộp.


Có lẽ chưa bao giờ anh thấy tức mình bằng buổi sáng hôm nay. Sao tự nhiên anh cảm thấy mình vô
dụng, đụng vào cái gì là hỏng cái đó. Anh vội rút một miếng bandaid, nhanh xé tấm bao ngoài, dựt một trong hai đầu mẩu plastic che phần nhựa dính bên phía dưới, đặt miếng băng lên trên ngón tay trái ngay nơi vết thương, nhấn mạnh cho dính, rồi đẩy tấm bandaid quanh ngón tay. Làm xong được công việc nhỏ nhoi này anh thấy nhẹ nhõm một phần.


Vừa ngay lúc tưởng đã yên, anh khịt khịt lỗ mũi khi ngửi thấy một mùi khen khét từ dưới nhà bếp. Óc anh bỗng thúc anh phát ra câu chửi thề: “Chết mẹ! Để quên cha nó miếng bánh mì trong oven! Thế là cháy rồi!” Anh vội vã bước xuống nhà bếp thì thấy một làn khói nhẹ toả ra khỏi chiếc lò nướng điện. Vừa mở cái nắp đậy ra thì một mùi khét lẹt xộc vào mũi anh, làm anh khó thở. Anh đưa tay lên kẹp hai cánh mũi, miệng ho sặc khẽ, tay kia đưa qua đưa lại để quạt bớt lớp khói mịt mù. Vừa đúng lúc anh tính kéo mẩu bánh mì ra thì có tiếng chuông điện thoại réo inh ỏi trên nhà. Anh lật đật trở lên nhà trên, tiến tới chiếc điện thoại, nhấc ông nghe để lên tai, miệng nói với giọng hơi hơi khó chịu:
- A lô?.... Alô? Xin lỗi ai ở đầu giây?


Im lặng. Không có ai trả lời! Thế có bực mình không? Anh cáu kỉnh đặt ống nghe xuống, và vừa khi anh tính bước trở xuống bếp để nhìn miếng bánh mì cháy thì điện thoại lại reo. Lần này anh nhấc ống nghe, đưa lên tai, nhưng nhất định không mở miệng. Trong óc anh nghĩ: “Mình thử không nói xem có ai bên kia mở họng trước hay không?” Trái với suy đoán của anh cho rằng có ai muốn phá anh chơi, sau chừng một khoảng ngắn im lặng, anh nghe một giọng nói quen quen bên kia đầu giây:
- Alô! Alô! Thằng Hoàng đâu? Thằng Hoàng đâu?
- Trường đấy à? Sao mày gọi, tao nhắc máy lên “Alô… Alô!” mà mày lại im là thế nào? Mày tính
phá tao hay sao đây?
- Phá gì? Tao có chuyện cần muốn nói với mày đây này! Có rảnh vài ba phút không? Nói được
không?
- Nói đi! Tao vừa gập chuyện bực mình đây! Đừng rào trước đón sau nữa!
- Ơ cái thằng này hay nhỉ? Chắc lại bị em nào không cho sờ đêm qua phải không? Em không cho
thì cáu với em, sao lại đi cáu với tao? Thằng chó!
- Thôi, cho tao xin lỗi! Tao đang bị đứt tay, máu chảy đầm đìa đây này!


- Ồ, mày lại giết cầy hả? Ai cho mày giết cầy bên Mỹ? Bộ mày quen thân thằng Obama nên nó cho
phép mày đặc biệt hay sao đây? Đừng làm cho tao chẩy nước rãi nghe mày! Lâu lắm không có
miếng thịt cầy nào nhậu với đế đó nhe!


Cứ mỗi lần có dịp là Trường, bạn thân của anh, hiện sống ở Melbourne, lại chọc phá anh về vụ anh giết chó để có thịt ăn nhậu, khi đó, vào những năm đói khát sau 75 ở bên nhà. Hình ảnh những con chó đã được gây mê để cho sinh viên thực tập giải phẫu lại hiện lên trong đầu anh. Cứ lâu lâu, nhờ quen biết một anh bác sĩ dạy bên Phân Khoa Giải Phẫu - tiếng thời đó gọi là Bộ Môn Giải Phẫu – Trường lại xin được một con, sách về nhà. Vì anh ta là con nhà tông, quí phái, anh đâu biết làm lông và thui chó? Anhta đã nói đùa với Hoàng, “cái việc tầm thường này tao dành cho mày! Chỉ mày mới biết nghệ thuật làm thịt chó!” Thế là Trường và mấy người bạn kéo nhau đi tới mấy bến xích lô để tìm anh về. Thời đó anh chạy xích lô kiếm tiền để ăn
nhậu.


Trước 75 anh chưa đụng vào một miếng thịt chó bao giờ. Bọn
VC vào miền Nam, dân chúng đói khổ mới biết ăn bo bo, mới biết
nấu canh rau với muối thay vì nước mắm, mới biết xài bếp mạt cưa.
Và một số người có học thức, như Trường và anh, mới biết ăn thịt
chó. Chẳng phải bởi vì thịt chó ngon, như những kẻ phảm tục
thường cho, mà chỉ vì họ thèm thịt. Không có thịt gà, thịt bò, thịt lợn
mà ăn thì ăn thịt chó đỡ, có thế thôi, không phải vì khoái thứ này.


Mà thịt chó cũng là tiền, đâu ai cho không, nên khi xin được một con
về là cả bọn kéo nhau xúm vào thịt rồi ngồi với nhau cười đùa ăn
nhậu cho quên đời.
- Đừng có nói bậy! Con hàng xóm tao nó mà nghe được nó đi báo hội bảo vệ súc vật là tao đi tù
đó nghe! Mà mày nói chuyện cần là chuyện gì vậy? Đối với mày, làm gì còn chuyện nào cần nữa
đâu?
- Tao nói cần là vì nó quan trọng đối với mày. Nghe tao hỏi này rồi nhớ moi óc ra mà trả lời! Cả đời
mày, mày có quen em nào tên Quỳnh Hương không?
- Mẹ kiếp cái gì thì tao quên chứ tên các em đi qua đời tao thì tao nhớ mồn một. Tao có quen một
hai em Quỳnh nhưng không có em nào là Quỳnh Hương cả!
- Mày nói thế mà nghe được à? Hôm qua em gọi điện thoại cho tao từ Sydney. Em nói chuyện với
tao cả tiếng đồng hồ. Em hỏi thăm tao thì ít, mà nói về mày thì nhiều. Em biết cả những chuyện
về mày mà chính tao cũng không biết nữa…


- Thôi đi cha, đừng phịa chuyện để dọa tao. Tao đã qua cái tuổi để sợ rồi! Ngày xửa ngày xưa tao
có làm bậy, nhưng từ hơn chục năm nay tao đã đi tu…
- Mày mà tu? Mày thì chỉ có tu chai, chuyện đó ai không biết? Nhưng thôi, tao không muốn nói
lằng nhằng. Chuyện này sérieux (nghiêm trọng), không đùa đâu…
- Mày lại hù nữa sao Trường? Mày có thể nói mà không dọa tao được không? Tao tim yếu, tao
ngã lăn ra chết bi giờ, ai cứu tao?
- Quỳnh Hương hỏi tao có còn thường liên lạc với mày không. Tao nói còn. Em bảo “Em cần nhờ
anh tí việc.” Giọng em ngọt như miá lùi. Tao hỏi, “Việc gì, em cứ nói, cái gì anh làm được là anh
làm liền cho em?”
- Em lại đòi ngủ với mày chứ gì?
- Ngủ với tao thì tao đã sướng. Khốn nỗi em đòi đến ngủ nhà mày!
- Mày nói cái gì?
- Ngày mốt 12 giờ, máy bay chở em sẽ đến phi trường San Francisco. Em muốn mày ra đón em,
đưa em về nhà mày. Em sẽ ở chơi 1 tuần, mày sẽ đưa hai mẹ con em đi thăm thành phố. Con
gái em mới học xong Trung Học. Nó đậu thủ khoa nên em thưởng, cho con đi nghỉ hè ở San
Francisco! Mày có nghe không vậy?
- Ơ, tao có quen nàng đâu mà bảo tao rước nàng về nhà? Lỡ có chuyện gì ai chịu? Mày có chịu
không?
- Nếu mày không muốn thì thôi, tao sẽ phôn báo cho Quỳnh Hương hay liền để em lo liệu chỗ ở
nơi khác.
- Ê Trường, cho tao nói đã! Tao có nói hẳn là không đâu? Tao chỉ xin mày cho tao biết sơ qua em
là ai mà lại biết tao, mà lại muốn tao đón em về nhà? Tao không có vấn đề gì mời em ở đây một
tuần. Một tháng, một năm tao còn không ngán. Nhưng em là ai, em thế nào, lý lịch của em ra
sao, mày phải cho tao biết sơ qua chứ!



Rổi Trường cho biết thêm vài chi tiết về Quỳnh Hương. Em năm nay tuổi cũng đã gần năm mươi, vẻ đẹp còn mặn mà lắm, rất thể thao nên “co” còn đẹp, “mày thấy là phải mê”, tính tình rất dễ thương, hoạt bát, có công ăn việc làm tốt, em hiện làm phụ tá giám đốc cho một cơ sở tài chính và đầu tư khá lớn ở Úc.
Em là em họ của một thằng bạn cũ mà anh ta đã may mắn gặp lại nhân một dịp đi chơi Sydney. Hỏi về gia cảnh của em, Trường nóí chẳng hiểu chồng em đâu, anh ta không gặp bao giờ, cũng không bao giờ em nói tới, anh ta chưa bao giờ dám hỏi, sợ em bảo đàn ông gì mà tò mò tọc mạch chẳng khác gì đàn bà, tại sao lại cứ thích đi “săng đan” vào đời tư em. Nhưng em có con, một đứa con gái duy nhất, chắc là phải sinh ở Việt Nam, trước ngày em vượt biển trốn đi, bởi vì theo anh ta tính toán thì em mới sang Úc được chưa quá 15 năm, mà con em đã gần 18 tuổi.
- Thế làm sao em lại biết tao vậy mày?
- Cái đó thì mày phải hỏi em. Em kể vanh vách về mày, tao tưởng em là một trong những em gái
cũ của mày chứ!
- Thế thì tại sao em không gọi điện trực tiếp nói chuyện với tao, cho tao hay mọi chuyện?
- Em nói cận ngày đi quá, em vừa phải lo công việc vừa phải chuẩn bị chuyến đi, không có thì giờ.
Em nói với tao với cái giọng tao chỉ muốn cắn em một cái, “Anh Trường giúp em được
hơ...ơ..ôm?” Nói chơi vậy thôi chứ em ở tuốt xa, cắn thế nào được?
- Thế còn vụ đòi đến ở nhà tao?
- Cái đó thì em có nói lý do. Em nói lúc đầu em tính ở Hyatt Regency ở downtown, nhưng sau nghĩ
lại, em muốn ở gần mày cho con gái em được làm quen từ từ với mày, thân thiện với mày, gần
gũi với mày…


- Làm quen từ từ với tao? Thân thiện với tao? Gần gũi với tao? Sao toàn là những chuyện lạ đời!
Bộ em muốn bắt tao làm bố nuôi con bé đó hay sao? Hay là em tính cho con bé sang đây học và
nhờ tao nuôi trong một thời gian?
- Cái đó tao cũng lại không hỏi. Mày biết tính tao. Nói gì tao nghe, bảo tao làm gì tao làm, còn
théch méc thì không có tao! Tao là một con người dản dị, je vois les choses très simples (tao
nhỉn mọi sự việc thật đơn giản), tao không thích gây rắc rối, không thích hỏi này nọ… Chuyện đó trước sau gì thì mày cũng biết. Nếu em không giải thích, thì mày hỏi em. Mày có một tuần với em, tha hồ mà làm gì thì làm. Một câu hỏi có là gì mà mày phải bận tâm từ bây giờ? Nhớ sáng
mốt 12 giờ trưa, phi trường San Francisco của mày, chuyến bay Qantas 719. Em sẽ bận một chiếc váy đen và một áo đỏ để cho mày thấy mày biết đó là em…. Tao chắc mày còn nhớ phim Vacances Romaines (Roman Holiday) trong đó Gregory Peck tình cờ bắt được em Audrey Hepburn rồi đưa em đi chơi khắp thủ đô Rome của nước Ý thơ mộng.



Tao mong mày cũng có một Vacances San Franciscaines giống vậy.
Nghe nói nơi mày ở cũng thơ mộng lắm thì phải?
Nói một hơi xong, Trường kết thúc cuộc nói chuyện:
- Nói đủ cho mày nghe rồi, nói thêm nữa chỉ càng làm cho mày điên đầu. Hai tuần nữa tao sẽ gọi
lại hỏi thăm mày xem mọi chuyện ra sao, có đẹp như tao đang hình dung trong đầu hay không.
Còn bây giờ thì, allez, au revoir! (thôi, chào mày, hẹn gặp lại sau)
Hoàng đặt chiếc điện thoại trở lại xuống ổ máy. Đầu anh sôi động làm việc để cố tìm cho ra hình ảnh một người con gái tên Quỳnh Hương mà anh đã có thể quen biết ở Saigon từ mười lăm năm trước nhưng vô ích. Không sao anh có thể có được một khái niệm nào về nàng. Nhất định anh không thể làn nạn nhân của một lỗ hổng trí nhớ, anh chưa già, đầu óc anh còn rất tốt, anh luôn luôn minh mẫn, chưa bao giờ trong cuộc đời anh, một chuyện bất ngờ nhưng không mang đến cho anh một bất hạnh, không phải một tai nạn, một chuyện không may, trái lại nó có thể được coi là tiền định hay một cái duyên, một chuyện bất ngờ mang đến cho anh một niềm hạnh phúc, một nỗi sung sướng trong đời, một cái gì tốt đẹp.

Anh chỉ linh cảm như thế nhưng không thể đoán chuyện gì sắp xẩy ra…
Ngày hôm sau, anh bồn chồn chờ đợi cuộc gặp mặt giữa ba người ở phi trường. Đầu anh vẽ ra không biết bao nhiêu kế hoạch đi chơi cho Quỳnh Hương và đứa con nàng. Anh sẽ đưa hai người đi những đâu? Chỗ nào là đẹp để anh có thể làm cho cả hai mẹ con vui sướng khi đến xem? San Francisco nổi tiếng về du lịch, hàng năm cả triệu du khách khắp nơi trên thế giới đến nơi đây nghỉ mát, du ngoạn, thăm viếng, vì không những có những cảnh đẹp, nhiều nơi đến coi, mà còn là vì khí hậu ở vùng này rất tốt, quanh năm mát mẻ. Ngoài ra, thành phố này còn có nhiều sinh hoạt văn hóa, nhiều nơi ăn chơi cho đủ mọi lứa tuổi, thích hợp với người thuộc mọi chủng tộc. Đặc biệt nhất là những hoạt động phong phú của cộng đồng người Á châu, một cộng đồng có từ xưa nhất ở Mỹ. Anh cố nghĩ xem hai mẹ con Quỳnh Hương có thể thích những gì để anh tính chương trình và anh tự lý luận để cho rằng Quỳnh Hương và con sẽ thích thế này, thế kia, muốn đi thăm nơi này nơi khác, ăn tại tiệm này, tiệm nọ, đi xem show này show nọ… Và vì nghĩ không thể nhớ hết được những ý tưởng chạy qua trong tâm trí nên anh vội đi lấy tập giấy ghi lại chương trình anh đang tính trong đầu. San Francisco thì anh quá rành vì anh đã ờ nơi đây gần mười lăm hai chục năm trời, kể từ ngày anh rời Nữu Ước, nơi anh đặt chân đến đầu tiên khi vào đất Mỹ.
“Mình sẽ dẫn em đi xem những gì ở đây trong ba ngày đầu? Rồi còn bốn ngày sau, đưa em đi chơi đâu xa xa?” Thế là anh cầm cây Parker viết xuống, viết cho nhanh vì những ý tưởng đến với anh thật vộivàng, như một sự dồn đẩy, giòng tư tưởng chạy qua nhanh với những hình ảnh, những cảm xúc mạnh… Ngày 1: Cầu Golden Gate, khu vực bở biển đẹp mê hồn chạy dọc theo từ cây cầu đến Cliff House, Seal Rock Café, qua Viện Bảo Tàng Légion D’honneur của Pháp xưa kia,
khu vực Richmond và nhà hàng Mayflower ghé lại ăn trưa, khu vườn Golden Gate Park, nhớ cho con gái xem bisons, loài trâu Bắc Mỹ, chụp hình hai mẹ con tại nhà máy xay lúa có cánh gió của người di dân đến từ Hòa Lan, khu Japan Town, khu Market, Castro nổi tiếng của bọn
gays và lesbians, khu Twin Peaks. Với chưong trình nặng như vậy, anh nghĩ trong đầu, chắc gì hai mẹ con đi xem cho hết? Có thể mình phải cắt bớt đưa sang ngày hôm sau…



Ngày 2: Đi chụp hình hai mẹ con tại Exploratorium, khu Marina, Chinatown, Pier 39, lấy ferry sangbờ vịnh bên kia ăn cơm chiều ở Sausalito, nơi thơ mộng có nhà cửa tựa như bên Châu Âu…. Ngày 3: Alcatraz, nhà tù khét tiếng, Union Square cho em đi shopping, con đường ngoằn ngoèo Lombard cho con bé rú lên vì sợ, khu Little Italy ăn seafood pasta, tối đi nghe symphony hay xem broadway show, tùy em….
Nhưng có sốt ruột cho đến đâu đi chăng nữa thì rồi cũng phải chịu, thời gian phẳng lặng vẫn trôi qua dù cho chậm chạp hơn bình thường, Hoàng cả ngày hôm đó đâu có thể tập trung tư tưởng để mà làm việc hữu hiệu, anh lên văn phòng viên giám đốc, boss của anh, xin nghỉ một tuần:
- Anh nói hôm nay mà đòi nghỉ ngày mai? Sao gấp thế? Sao không cho tôi biết trước vài ngày để
tôi còn sắp xếp công việc?....
- Thưa ông, đây là một trường hợp ngoại lệ. Không có ai bệnh hay chết cả, nhưng nó vẫn là một
trường hợp khẩn cấp. Ai cũng có những trường hợp khẩn cấp trong đời một hai lần, xin ông
thông cảm.
- Thông cảm, tôi thông cảm cho anh, còn ai thông cảm cho tôi đây? Rồi ai làm những chuyện khẩn
cấp của anh? Tôi chứ còn ai khác? Nhưng thôi đành. Anh là một nhân viên xuất sắc. Lại trung
thành nữa. Anh là một thằng bạn. Làm sao tôi có thể từ chối?
- Tôi xin cám ơn ông…
- Thế ai đến chơi thăm anh bất chợt vậy?
- Một người tôi chưa quen biết bao giờ. Nhưng tôi phải tiếp đón. Nàng từ xa đến. Tôi không thể bỏ
nàng chơ vơ…
- Ơ! số anh này may nhỉ? Sao chuyện này không bao giờ xẩy đến cho tôi?
- Thưa ông, ông có gia đình, nếu nó có xẩy đến, ông cũng phải nhắm mắt cho qua…
- Thế nàng từ đâu đến mà xa?
- Thưa từ Sydney, Úc châu.
- Sydney, Úc Châu… Một ngày nào đó, tôi cũng sẽ đưa Melanie đi thăm Úc Châu… Okay thôi
chào anh.
- Thưa, tôi cũng xin chào ông.



Chiều hôm đó ở sở về, Hoàng xếp dọn lại căn phòng khách để ngày mai tiếp đón Quỳnh Hương. Nhưng anh thấy trong người hơi khó chịu làm sao ấy, anh thấy ngài ngại, hơi sợ sợ bởi vì… bởi vì anh không biết Quỳnh Hương sẽ ra sao, anh chưa hề quen biết nàng, chưa hề gặp mặt nói chuyện mà cũng chẳng có liên hệ họ hàng bạn bè thân thuộc gì cả. Đêm hôm đó, anh nằm mơ anh có một đứa con, một đứacon gái chừng sáu tuổi, hai bố con đang đi chơi thuyền đạp, trên một hồ rộng mênh mông nằm giữa hai triền núi cao hiểm trở. Bỗng nhiên có một con đại bàng to lớn, hai cánh dang ra rộng cả thước, nó bay trờ tới từ nơi nào không biết, nó cắp mất con anh đi. Anh la hét thất thanh, tỉnh dạy rồi mới biết mình nằm mơ. Lúc đó là 4 giờ sáng. Sau đó anh cứ nằm suy nghĩ miên man, không còn ngủ trở lại được nữa.
Sáng dạy, anh lái xe tới tiệm hoa mua một bó hồng lớn đem về bỏ vào lọ đem trưng nơi phòng khách.
11 giờ 45, anh đi tới phi trường quốc tế của Cựu Kim Sơn, cách nơi anh ở khoảng 20 phút lái xe. Hành khách từ nước khác tới sẽ phải qua một thủ tục khai báo và quan thuế đòi hỏi chờ đợi cả tiếng đồng hồ, anh biết thế nên anh không muốn đi sớm, để rồi phải đứng chờ lâu ở phi cảng. Anh cho xe vào đậu ở parking, và tay cầm một bông hống lấy từ bó hoa anh mua về lúc sáng, anh hồi hộp bước theo những hành lang mênh mông dẫn đến phòng tiếp đón khách ngoại quốc. Vì còn sớm, mới hơn 12 giờ 10, anh bèn vào một quán café ngồi. Trên tấm màn ảnh ghi những chuyến bay đến, anh thấy loan báo chuyến bay Qantas 719 đã đáp và đang đổ hành khách xuống. Như vậy là máy bay đã tới đúng giờ. Anh vẫn ngồi nhâm nhi cốc cà phê và ăn chiếc bánh ngọt, chờ cho tới 12 giờ 40 mới đứng dạy ra nơi đám đông đang vây quanh cánh cửa lớn, nơi những hành khách, tay lễ mễ kéo hành lý, tủa ra như ong vỡ tổ. Kẻ nói, người cười, kẻ có ánh mắt đăm chiêu, người ngơ ngác tìm người nhà, ôi thật là một cảnh tượng gây nhiều xúc động, hài hước pha lẫn bi ai. Có những vòng tay ôm chặt cộng thêm những nụ hôn say đắm, có những cái bắt tay chan chứa tình bạn, và cũng có đôi ba cuộc đón chào không che dấu được nét lạnh lùng. Hoàng chưa biết sẽ phải tiếp đón em ra sao: ôm hôn như thể em là một người chứa chan tình thương yêu? Chỉ ôm nhẹ em như thể anh còn muốn giữ khoảng cách? Bắt tay em như anh bắt tay một người bạn không quen? Anh phân vân không biết phải làm sao cho phải. Anh nghĩ thôi cứ để lúc đó hãy hay, tủy thái độ của em mà phản ứng. Anh cảm thấy ngại ngùng vì đã lâu, có đến cả mươi năm rồi, anh không có một người đàn bà nào trong cuộc đời. Nay Quỳnh Hương bỗng dưng ở đâu nhẩy ra, anh cảm thấy lúng túng, e dè, phân vân, anh tự hỏi không biết chuyện gì sẽ xẩy đến khi một người đàn ông như anh tự nhiên lại sống cận kề một tuần lễ dài với một người đàn bà xa lạ trong ngay nhà mình?


Nhưng rồi giòng suy tư của anh bị cắt đứt khi anh bỗng thấy Quỳnh Hương và con gái xuất hiện nơi cửa ra. Tim anh tự nhiên đập mạnh, nhanh gấp bội phần, lòng anh rộn lên niềm sung sướng khi thấy em đẹp, hấp dẫn lạ lùng, trong chiếc váy xòe màu đen tuyền vải dày và chiếc áo sơ mi dài tay đỏ viền dua có lấm tấm những bông hoa hồng nhỏ xíu màu đen. Anh ngạc nhiên khi trông em trẻ trung hơn là anh vẫn nghĩ, vẻ mặt tươi cười như thể em đang hạnh phúc lắm, nỗi vui có lẽ đã làm em quên hết sự mệt nhọc của chuyến đi kéo dài 15 tiếng đồng hồ. Trong một khoảnh khắc anh đứng chôn chân ngắm nhìn em như thể anh đang ngắm nhìn một pho tượng, anh bị chóa mắt bởi vẻ tươi mát của em, bởi tấm thân tràn đầy nhựa sống, bởi nụ cưởi tươi trên môi và nhất là bởi đôi mắt to dài đen láy trông thật lẳng lơ, quyến rũ … Lẳng lơ quyến rũ . .. Anh vốn chỉ yêu thích những người con gái lẳng lơ quyến rũ trên đời…


Người đàn bà trẻ và cô con gái teenager, mỗi người tay kéo một valise khá lớn, ngơ ngác nhìn xung
quanh, cố tìm người thân ra đón mình. Hai người dừng lại nơi hàng rào người nhà đang bu đầy ở đó để chờ đón người thân. Hoàng vội thức tỉnh, anh bước nhanh về phiá em, vẻ mặt rạng rỡ. Nhìn em không chớp mắt, như thể anh đã bị thu hết hồn vía, anh mở miệng kêu, “Quỳnh Hương! Quỳnh Hương! Anh đây nè!” Vừa nghe tiếng anh gọi, em mở miệng cười rạng rỡ, chạy vội về phiá anh, kéo theo đàng sau cô con gái cũng xinh không kém mẹ. Hoàng cũng chạy vội đến và anh dang hai tay ôm chầm lấy em.


Trước đôi mắt e lệ của đứa con gái của Quỳnh Hương, anh ôm em sát vào mình như thể anh ôm một người yêu mà anh đã xa cách từ lâu. Anh cúi đầu hôn nhẹ lên má em, em nói trong hơi thở dồn dập, “Em biết thế nào anh cũng ra đón em và con. Em xin cám ơn anh rất nhiều.” Chừng một phút sau anh buông em ra, và như vừa tỉnh khỏi cơn mê say, em giới thiệu:
- Anh Hoàng, đây là con gái em, Quỳnh Giao….
Rổi hơi ngập ngừng, em hạ giọng nói khẽ như muốn chỉ để mình anh nghe:
- Và… và.. cũng là… cũng là con gái anh. Xin anh từ bây giờ coi nó là con.
Trước vẻ mặt như ngớ ra của anh, em vội nói thêm:
- Xin anh tạm thời cứ biết thế! Em sẽ cắt nghĩa cho anh sau. Con nó sẽ gọi anh là Bố Hoàng. Nó
cũng chưa hiểu tại sao nhưng cứ từ từ rồi mọi chuyện sẽ rõ ràng đâu vào đó thưa anh.
Rồi em quay sang phiá con gái, ngọt ngào nói:
- Kià Quỳnh Giao con, con chào bố Hoàng đi…




Đứa con gái, vẫn còn hơi dè dặt, nhìn anh với đôi mắt e lệ, như hơi ngại ngùng. Nó chúm hai bàn tay lại, hơi cúi mình nói bằng tiếng Việt, giọng rất rõ ràng:
- Thưa con xin chào Bố Hoàng!
Hoàng choàng tay qua vai con, ôm con gái một hồi, lòng tự nhiên thấy xúc động mạnh, mà không hiểu lý do tại sao. Với giọng hơi run run anh nói với con:
- Bố rất mừng được gặp con! Con giỏi lắm! Mà cũng ngoan nữa! Bố rất hãnh diện…về… con.
Quỳnh Hương đứng bên tỏ về sung sướng khi thấy anh và Quỳnh Giao đã làm được cái công việc “đập tan nước đá lạnh” (breaking the ice), họ đã thành công trong việc bắc cây cầu thông cảm, nàng nghĩ rồi thì hai người sẽ hiểu nhau, thương yêu nhau hơn. Nàng nói với con với giọng trìu mến nhất của người mẹ thương yêu con nhất trên đời:
- Quỳnh Giao à! Mẹ thấy Bố Hoàng đã thương con rồi đấy. Con cũng phải thương Bố Hoàng nghe
chưa?
- Vâng thưa mẹ, con cũng đã thương Bố Hoàng rồi mà!
Câu nói ngây ngô của đứa con làm cho cả anh lẫn Quỳnh Hương cười rôn rã vui vẻ. Anh nói:
- Thế bây giờ hai mẹ con có đói bụng không? Có đi ăn gì một tí không?
Vỉ cuộc hành trình từ Úc sang Mỹ quá xa xôi vất vả, cả hai mẹ con đều mệt nên em muốn về nhà nghỉ.



Và anh đưa em về nhà nghỉ. Cho đến tối hôm đó hai mẹ con vào
phòng dành cho khách ngủ khò, có lẽ bởi vì giờ giấc bên Mỹ bên Úc
tréo cẳng ngỗng, anh cũng chẳng tìm hiểu làm gì. Nhưng trong khi em
ngủ thì anh làm cái gì bi giờ? Anh đành lấy ly cognac ra phòng khách
vặn ti vi lên xem. Anh bỗng nghĩ tới quá khứ, nghĩ tới cuộc đời mình,
tới những thèm muốn, những mơ ước, anh đã vùi sâu trong tiềm thức
từ bao lâu nay, những chuyện anh đã không từng nghĩ đến nữa kể từ
ngày anh đến tị nạn ở Mỹ. Anh đã lại suy nghĩ miên man kể từ ngày
Trường bỗng kêu cho anh biết Quỳnh Hương đến. Anh tự hỏi tại sao
em lại bỗng nhiên từ đâu đến gây giao động cho cuộc sống đang yên
bình của anh? Phải chăng em là một yếu tố tiền định? Hay em là cái duyên đến tô thắm cuộc đời anh?



Từ lúc anh thấy em, anh đã như điên như say. Mắt nhìn tấm màn tivi nhưng óc anh nhớ đến một bài ca nào đó của Trần Thiện Thanh mà hai mươi năm trước anh thích nghe, nghe để cùng một lúc miệng anh nghêu ngao:
Anh chỉ là người điên trong vườn hoa tình ái Anh chỉ là người say bên đuờng em nhìn thấy Em đi đi người điên không biết nhớ Và người say không biết buồn!
Thế rồi, buổi chiều cũng qua đi, khi Quỳnh Hương thức dạy thì đã bảy tám giờ tối, anh hỏi em đã đói chưa, thì em mỉm cười trả lời rằng em đã đói, và hỏi anh:
- Tối hôm này anh tính cho hai mẹ con em ăn gì vậy?
- Để anh xuống bếp làm pasta tôm cho em ăn với salade. Anh chỉ biết làm có thế! Em ăn không
được chê nghe!
- Em đâu bao giờ dám chê! Mà anh biết không Quỳnh Giao rất thích món đó!
Và trong khi anh nấu, em phụ anh làm những chuyện vặt như bầy bàn, bỏ salade vào tô, cắt thêm cà chua, hành tây, đưa leo, rồi lấy dressing chộn. Anh nấu nước luộc pasta, xong bóc tôm, đập tỏi, thái hành rồi bỏ tất cả vào bát, nêm muối tiêu để một lúc cho ngấm rồi bắc chảo cho dầu olive vào đợi một lúc cho chảo thật nóng, khói bắt đầu bốc, anh bỏ tôm vào đảo nhẹ. Nhìn anh làm một cách thiện nghệ, em nói:
- Sao anh giỏi thế? Anh biết làm bếp nữa!
- Đói bụng thì phải làm cơm, làm hoài thì biết làm chứ giỏi gì thứ đàn ông làm bếp hả em?
- Nhưng nhìn anh làm khéo tay, em phục anh lắm!
- Phục thì anh được gì?
- Thì được em phục chứ gì nữa anh? Anh còn muốn gì khác?
- Anh chưa biết anh muốn gì… Bi giờ thì anh chỉ muốn ăn…
- Trờí! Anh muốn ăn em ấy à? Bộ anh là ông ba bị hả?
- Không! Anh muốn ăn pasta nè nè! Anh đói bụng rồi!
- Vậy mà em tưởng…
Rồi em cười như nắc nẻ. Anh thấy nhột, anh bèn nói:
- Cơm gần xong rồi! Em vào gọi con dậy đi! Anh không có chờ đâu đấy! Pasta là phải ăn nóng đó!



Tôm vừa chin tới, anh lấy ra bỏ vào đĩa. Anh đập thêm nguyên một củ tỏi, bóc hết vỏ bỏ đi, rồi l ấy một con dao bự băm nhỏ. Anh cho tất cả vào một chiếc nồi không bén đáy, vặn bếp cho nhỏ lữa, cho vào nồi chút dầu olive, một nửa thỏi bơ, rồi ấy đũa cả ngoáy cho bơ tan. Anh đổ pasta, đã rửa nước để cho khô, vào trong nồi, cho lửa cháy lớn lên, rồi lấy đũa đảo đều cho tỏi bơ thấm đầu vào pasta. Chừng năm phút sau, khi tất cả đã nóng, anh nêm cho vừa bằng maggi rồi lấy bình half
and half đổ chứng một cốc sữa béo (lớn chừng cốc uống rượu vang)
vào trong nồi pasta và đợi cho sữa thấm gần hết vào pasta, anh mới
đảo tiếp cho đều. Khi sữa đã quánh , gần như không còn nước nữa,
anh mới đổ tôm vào trộn đều rồi đổ tát cả ra điã. Anh đem đĩa pasta lên
bàn cũng là lúc Quỳnh Giao và mẹ bước ra. Tất cả ba người ngồi vào
bàn. Anh mở chai Chardonnay, rót vào ly cho cả ba người, rồi anh cầm ly nâng lên cao nói:
- Mừng con gái của Bố Hoàng ra trường đứng hạng nhất và mừng mẹ nuôi con giỏi!
- Bố Hoàng cho con gái uống rượu sao?
- Thì đặc biệt ngày hôm nay, uống một tí thôi. Ở nhà mà em!
- Còn em, em chúc anh luôn luôn vui mạnh, và mẹ con em cám ơn anh đã tiếp đón hai đứa này
với trái tim rộng mở!



Thế là cả nhà vui vẻ ăn uống bữa cơm đầu tiên với nhau trong đời.
Ăn cơm xong, cả ba người ra phòng khách ngồi chơi, nghe nhạc classique (cổ điển tây phương) nói
chuyện, hai mẹ con ăn kem cà phê Mitchell, thứ kem nổi tiếng của San Francisco, còn anh thì ngồi uống Cointreau (loại digestif - rượu ngọt uống cho tiêu cơm - lừng danh của Pháp.) Em hỏi anh đã đi thămSydney chưa, anh bảo chưa. Em thắc mắc sao anh đi chơi nhiều nơi mà không đến Sydney. Anh bảo anh không quen ai ở Sydney hết trơn. Em lại nói, “thế những nơi khác, anh đều có quen một người hay sao?” Anh nghe em nói với cái giọng hỏi hơi đểu, anh cười, nói nơi nào đến anh cũng có nhiều người anh quen biết chứ không phải chỉ một người. Rồi anh nói thêm:
- Chỉ có một nơi là anh mới quen một người và anh sẽ đi thăm thôi.
Em hỏi lại với bộ điệu rất ngây thơ vô số tội:
- Nơi nào vậy anh? Nói cho em biết được không?
- Thì Sydney chứ đâu?
- Anh quen cô nào ở Sydney?
- Thì em chứ ai!
- Vậy thì anh phải nói lại. Anh đã nói sai rồi, thành thử em mới hỏi.
- Sai chỗ nào cơ, cưng?
- Thì anh còn quen cả Quỳnh Giao nữa thây! Đáng lý anh phải nói hai người!
- Làm sao anh kể cả Quỳnh Giao được?
- Tại sao không?
- Tại anh nói một người là một người yêu!
Anh bỗng thấy em chớp chớp mắt, cúi đầu nhìn đi chỗ khác, hai má đỏ hồng. Anh giả vờ hỏi:
- Ơ , em làm sao vậy? Anh có nói gì em đâu?
- Anh nói kỳ thấy mồ mà lại còn bảo có nói gì em đâu! Con bé nó nghe thấy đây này!


Anh biết cá đã cắn câu, em đã chịu đèn anh rồi, không còn gì cản trở bước tiến của anh nửa, nay anh đã có thể đặt kế hoạch “tổng tấn công” em và anh biết chắc sẽ “chiến thắng” dễ dàng.
Suốt ba ngày sau đó, đúng theo chương trình anh đã chuẩn bị, anh đưa Quỳnh Hương và con gái đi
thăm hết mọi thắng cảnh của San Francisco và đã chụp cho hai mẹ con hàng trăm tấm hình kỷ niệm.



Anh cũng đưa em và con gái đi ăn ở những hiệu cơm Tầu và Ý mà anh biết, anh đã đến ăn và thấy
ngon. Quỳnh Hương và Quỳnh Giao đã tỏ vẻ rất thích được có anh bên cạnh và anh đã phải luân phiên khoác tay cả hai người để không ai thấy bị bỏ rơi. Khi đến xem cầu Golden Gate, gió biển thổi lồng lộng, em kêu lạnh, anh không biết có thật hay không, em cứ bám chặt vào anh không chiụ buông, làm cho con gái cứ phải đi đứng lủi thủi một mình. Sau ba ngày đi chơi, anh đã bắt đầu yêu Quỳnh Giao khi thấy rằng con bé hiền lành dễ bảo, ăn nói ngoan ngoãn vâng lời, và rất biết điều, không bao giờ dám xin Mẹ chứ đừng nói đòi một cái gì.


Đêm khuya hôm thứ thư, kể từ ngày Quỳnh Hương đến Mỹ, chắc lúc đó cũng đã phải một hai giờ sáng, Hoàng đang ngủ trong phòng bỗng nghe có tiếng nói khe khẽ ở đâu ngoài phòng khách. Anh nhổm dậy, vểnh tai lắng nghe một lúc, rồi nghĩ chắc anh đã quên tắt chiếc TV khi vào phòng ngủ. Anh vội vã ra khỏi giường, xỏ chăn vào đôi dép để đi ra xem. Khi vừa mở cánh cửa đang khép để bước vào, mắt anh như hoa lên khi thấy Quỳnh Hương đang ngồi trên chiếc ghế nệm da đen, trông rất khêu gợi trong bộ áo ngủ mầu hồng mỏng cho thấy thân hình nóng bỏng của em. Mắt em rời chiếc TV đang chạy để hướng sang nhìn anh, vẻ mặt không tỏ vẻ gì là nàng e lệ hết. Dường như em biết trước rằng sớm muộn gì thì anh thức dạy và ra với em. Vừa thấy anh, với nét mặt ngạc nhiên thoáng vẻ lo âu, em nói:


- Em ngủ không được nên ra đây xem TV. Nằm trằn trọc mãi trên giường, em chịu hết nổi. Em
đánh thức anh dạy phải không? Sorry nghe anh!
- Tôi nghiệp em tôi chưa! Chắc tại em chưa quen giờ bên đây hả!
- Em cũng có chuyện muốn nói riêng với anh mà hai bữa nay không biết làm sao!
- Chuyện gì vậy em?
- Thì chuyện con Quỳnh Giao chứ còn chuyện gì nữa anh! Bi giờ em muốn anh ngồi xuống đây
để em nói anh nghe được không?
- Khuya rồi, em không đi ngủ sao? Rồi mai mệt làm sao em đi chơi?
- Không sao đâu anh! Thà em nói cho xong câu chuyện còn hơn cứ để nó trong đầu, khó chịu lắm,
có muốn ngủ cũng không được.
- Ừ thì tùy em thôi! Nhưng nói nhanh nhanh cho anh đi ngủ nhe!



Hoàng ngồi xuống bên em mà trong lòng thì nóng thì như lửa. Một cảm giác thèm muốn dâng lên trong người. Anh thấy em thật hấp dẫn, anh thèm ôm em vào lòng, thèm để hơi ấm từ cơ thể em luồn sang, thèm mơn trớn tấm thân ngọc ngà của em, thèm đặt môi anh lên mọi nơi trên người em, thèm… Anh cố chặn đứng những ý nghĩ đen tối đang nẩy sinh trong đầu, cố nén cơn thèm muốn, cố dìm xâu những đòi hỏi nhục dục. Anh nghe em nói:
- Chừng nửa tiếng thôi anh à. Để em kể hết đầu đuôi câu chuyện quan trọng có liên hệ đến anh
này. Nhưng em xin nói trước là em không có ý gì sau đầu đâu nghe anh. Em chỉ nói cho anh biết
vì em thấy đã đến lúc em có bổn phận phải làm việc này rồi. Em đã chờ cho đến khi Quỳnh Giao
lớn khôn, biết suy nghĩ mới đến tìm anh, mặc dù em đã vẫn luôn luôn theo dõi anh từ cả hơn
mười năm nay…



Và như thế, Hoàng đã bàng hoàng ngồi nghe câu chuyện em kể, quên luôn cả những dục vọng lúc đầu.
Anh bị như thôi miên bởi giọng nói rất truyền cảm của em, anh bị những yếu tố của câu chuyện làm cho óc anh bị tê liệt dần, như thể anh đã uống một liều thuốc mê để rồi tử từ hiệu lực bắt đầu. Tai anh vẫn nghe nhưng óc anh không phân tích được những dữ kiện. Những hình ảnh của quá khứ cứ hiện lên sôi sục như muốn áp bức, muốn làm cho tâm trí anh điên dại, đầu óc anh nhức nhối. Bởi vì anh bỗng thấy mình có tội, anh đã vô tình làm chuyện vô luơng, đã không chu toàn trách nhiệm hệ trọng xưa kia…
- Năm đó, hình như là 1973 thì phải, khi ấy em cũng còn nhỏ, mới 13 tuổi, một hôm em thấy mẹ
em dắt một người con gái về nhà. Thời gian này em còn ở Pleiku. Mẹ em có một cửa hàng bán
đồ PX do bọn lính Mỹ mua từ nhà kho của quân đội Hoa Kỳ đem ra bán lại để lấy tiền lời bao gái.
Em là đứa con duy nhất của mẹ và trong nhà chỉ còn Mẹ và em. Bố em, một sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã hy sinh trên chiến trường từ khi em còn bé. Mẹ em đã từ Saigon lăn lộn lên Pleiku tìm đường sinh sống và em đã lớn lên ở cái tỉnh nổi tiếng của vùng cao nguyên Tây Trung Phần này. Chắc anh còn nhớ bài hát bất hủ, “Còn chút gì để Nhớ” của Phạm Duy chứ?




Thế rồi đến đây anh nghe em cất tiếng hát, giọng em buồn buồn ngân lên, thật cao, cao vút làm cho anh hồn rung động, gợi lên trong tâm trí anh những hình ảnh của dĩ vãng. Anh thấy lại hình ảnh của Pleiku với những ngọn núi trùng trùng điệp điệp phủ sương mù, rồi hình ảnh bom đạn, những trận chiến ác liệt, những đoàn người bỏ chạy, những xác chết vứt lại nằm ngổn ngang, dài theo quốc lộ đưa trở xuống vùng đồng bằng. Em chỉ hát có một đọan của bài ca, chỉ một đọan ngắn, mà cũng đủ để làm cho tim anh thót lại, anh cảm thấy bồi hồi xúc động …
Em Pleiku má đỏ môi hồng Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông Nên tóc em ướt và mắt em ướt Nên em mềm như mây chiều trong



- Mẹ em gọi em ra để giới thiệu với em người con gái đó. Nhìn chị ấy, em đoán chị hơn em chừng
năm sáu tuổi. Quay mặt về phía em, Mẹ nói, “Đây là chị Mỹ Dung, con bác Hiền ở Saigon. Bác
Hiền là bạn của mẹ. Chị Dung sẽ ở đây với mình trong một thời gian, chị ấy sẽ dạy con học và
giúp mẹ bán hàng. Con phải thương chị ấy nghe chưa?” Khi đó em không muốn có một người lạ
ở trong nhà, em không muốn tự dưng có chị ấy giữa mẹ và em. Nghe mẹ nói, em có cảm giác
mẹ sẽ chia một phần tình thương đáng lẽ dành cho em cho chị ấy, và em không bằng lòng, em
không chịu chia tình thương của Mẹ với người khác…



Nghe em nói đến tên Mỹ Dung, anh bỗng giật mình hồi tưởng đến một người anh đã quen xưa kia. Cái tên Mỹ Dung anh nghe quá quen, chỉ có điều anh không hiểu có phải đó là Mỹ Dung của anh, Mỹ Dung người anh yêu hai năm trời trước khi anh đi Pháp du học? Anh buột miệng:
- Mỹ Dung? Có phải chị ấy người hơi mập, thấp thấp, da hơi ngăm đen? Có phải mẹ chị ấy có cửa
tiệm bán len sợi ở đường Gia Long?
- Đúng rồi. Nhưng em không biết rõ nhà chị ấy ở Saigon. Lúc đó em còn nhỏ, em không để ý. Em
chỉ biết chị Dung là con người bạn thân của mẹ em, và mẹ em đón chị về nuôi một thời gian bởi
vì….
Anh đã đoán được lý do tại sao Mỹ Dung, người yêu của anh, đã phải bỏ Saigon lên Pleiku tạm trú một thời gian. Lòng anh thấy như nóng bỏng, anh đã có tội với Mỹ Dung và anh thấy hối hận vô cùng. Tử từ hình bóng của cả một quá khứ hiện ra trong tâm trí anh. Anh nhớ đến Mỹ Dung, người anh đã yêu. Anh không nhớ do đâu hai đứa quen nhau, anh chỉ biết anh đang học đại học, trong khi em còn ở năm chót trung học. Anh đã một tuần mấy ngày đến kèm em học thi tú tài. Rồi từ từ hai đứa thương nhau. Ngoải giờ học, hai đứa hẹn gặp nhau ngoài phố, dẫn nhau đi chơi, đi ăn quà, đi ciné… Thời gian trôi nhanh chóng, em thi hỏng tú tài kỳ đầu vì anh. Và một hôm hai đứa bị người chị của em bắt gặp. Mẹ em không cho anh đến kèm em chuẩn bị thi kỳ hai nữa. Anh thôi đến nhà em, hai đứa càng trốn gia đình đi chơi với nhau. Tuổi trẻ mù quáng, tình yêu bồng bột bất kể đến giáo dục gia đình, đến lý trí, đến phải trái. Và em đã dâng hiến tất cả cho anh, trái tim, tâm hồn, tấm thân em…



Quỳnh Hương kể tiếp, giọng nói đều đều, nhưng bén sắc, tạo nên những mũi kim chọc vào tim anh:
- Bởi vì chị ấy có bầu… Chỉ chừng hơn một tháng sau là em đã thấy hết. Bụng chị ấy cứ lớn lên.
Hồi đó em có nhiều thắc mắc lắm nhưng đâu dám hỏi Mẹ. Sau này lớn lên em mới nghe mẹ kể.
Mẹ nói khi bác Hiền gái biết chuyện thì bác lo lắm, đâu dám nói cho bác trai nghe? Bác chỉ dám
nói với chị lớn nhất nhà, và hai người quyết định xin Mẹ em giúp đỡ, xin cho chị Mỹ Dung lên ở
với mẹ và em cho đến sau ngày chị sanh Quỳnh Giao.


Nói đến đây em ngưng một lúc. Em hướng mắt về phiá anh như muốn quan sát phản ứng của anh.
Thấy anh bị xúc động mạnh, em dịu dàng nói:
- Em biết nói chuyện này ra sẽ làm cho anh buồn, nhưng em xin anh thông cảm. Trước sau gì em
cũng phải nói một lần. Em phải cho anh biết! Bởi vì Quỳnh Giao cứ hỏi về bố hoài. Khi còn nhỏ
thì em còn có thể nói dối con được. Nhưng khi con đã lớn thì đâu dối được nữa? Và em đã phải
nói với con rằng rồi sẽ có một ngày em đưa nó đi tìm bố... Em nghĩ khi em cho con đi chơi San
Francisco lần này thì nó đã có linh cảm… Và khi em bảo con gọi anh bằng “Bố Hoàng” thì chắc
nó đã biết tại sao. Em chờ kể hết chuyện cho anh và nếu được phép của anh, em sẽ chính thức
cho con hay điều mà nó vẫn muốn biết. Em nghĩ nó sẽ rất vui mừng… Ba ngày vừa qua em thấy
nó quấn quít với anh lắm. Nó sẽ rất thương anh…



Quỳnh Hương lại đưa mắt nhìn anh chờ đợi. Nhưng thấy anh không nói gì, em lại tiếp:
- Em biết anh sẽ phải lấy một quyết định rất khó khăn. Em nói trước để anh có thì giờ suy nghĩ….
Xin anh cho biết càng sớm càng tốt… Em biết ngoài em ra, con em cũng đang chờ quyết định
của anh... Nó đã lớn, cái gì nó cũng biết… Em mong anh thương nó… nhận nó…. Em sẽ cám ơn
anh…
Khi nói những câu này, mắt em rơm rớm lệ làm cho anh càng thấy khổ tâm hơn, càng thấy khó sử…
Nhưng anh hình dung trách nhiệm nặng nề của người bố mà anh bỗng phải nhận và chùn lòng ... Để
phá bầu không khí nặng nề, em nói tiếp:
- Từ từ em thấy chị Mỹ Dung dễ thương nên em cũng bắt đầu mến chị ấy. Chị ấy chỉ thêm bài học
cho em mỗi ngày, chị giúp mẹ rất tích cực. Chị ấy rất thành thật với Mẹ và em. Và suốt thời gian
chị ở nhà, chị hay kể chuyện của chị cho em nghe. Sau này lớn lên em mới hiểu. Chị ấy buồn
lắm nên cần có em để tâm sự. Nhưng chị ấy cam đảm lắm. Em không thấy chị ấy khóc, chỉ buồn
thôi anh ạ. Chị ấy không khóc bao giờ. Có lẽ khi đó chị ấy đã cắn răng chịu đựng, phải không
anh?..............




Thời gian trôi cũng nhanh anh ạ. Chị ấy sanh Quỳnh Giao. Mẹ em đặt tên cho đứa
bé và đứng ra nhận làm con nuôi. Chị ấy lại trở về Saigon một mình. Em nghe chị ấy kể chuyện
về vụ anh đi du học, anh bỏ chị ấy lại, em thấy tội nghiệp lắm! Mà chị ấy nói nếu anh có không đi
Pháp thì cũng không chắc gì anh cưới chị ấy! Có đúng vậy không anh?
Lời nói của Quỳnh Hương đã như một nhát dao găm đâm vào tim Hoàng. Nước mắt đổ ra, lăn trên máanh làm cho anh phải đưa ngón tay lên gạt đi. Anh cố giải thích, giọng run run:
- Sự thật không hẳn thế đâu! Anh không là một con người xấu đến như vậy! Nếu biết chị Mỹ Dung
có bầu thì anh đã không đi Pháp. Anh đã ở lại và cưới chị ấy…
- Thế sao anh lại đi nhận làm hôn thú với người ta trước khi đi Pháp vậy?
-



Như một tội phạm bị hỏi cung trước toà, anh cố tự bào chữa:
- Ngày đó chính phủ sợ du học sinh trốn ở lại ngoại quốc nên chỉ cho những người có gia đình đi
mà thôi. Đàn ông muốn đi du học phải nộp hôn thú em ạ…
- Thế sao anh không làm hôn thú với chị Mỹ Dung mà lại đi làm với người ta? Chị ấy nói anh chê
gia đình chị ấy tầm thường, anh đi lấy con nhà quyền quí! Anh bỏ chị ấy theo người khác mà?
Chưa bao giờ anh thấy khốn nạn như bây giờ. Làm sao anh có thể cãi lại lời buộc tội của Mỹ Dung?
Làm sao anh có thể xin được sự khoan hồng của người yêu? Anh đã là một kẻ bất lương! Chỉ vì thèm được đi du học, anh đã bán rẻ lương tâm anh. Anh đã nhận lấy con gái một “ông lớn” thời đó để có thế mạnh. Không có thế đó làm sao anh, một tên vô danh tiểu tốt, lại có thể có được học bổng đi học tiến sĩ ở ngoại quốc? Giờ đây anh đã nhận thức rằng tất cả chỉ là do sự bồng bột của tuổi trẻ. Những việc làm đó đã vô ích. Chúng đã không mang hạnh phúc lại cho anh…



- Quỳnh Hương, xin em đừng tàn ác với anh. Anh đã hiểu lỗi của anh rồi! Ngày đó nếu không lấy
người ấy, anh đâu xin được học bổng để đi học ngoại quốc? Chắc em không hiểu được đâu,
nhưng anh vẫn phải nói… Vào thời đó, muốn đi du học phải có một người đỡ đầu! Mà anh lại
muốn đi ngoại quốc học nên anh đã nhắm mắt làm liều. Hậu quả em đã biết! Anh đâu còn người
anh đã cưới làm vợ bên anh nữa đâu? Hơn mười năm nay anh đã đền tội… Bây giờ em nói ra,
anh lại càng muốn chết đi cho rồi…
Nghe anh nói tội nghiệp, Quỳnh Hương mới xuống nước:
- Bây giờ thì em hiểu được một chút… Nhưng dù sao anh vẫn có trách nhiệm đối với con anh…
Anh không phải lo về vật chất cho con đâu! Mẹ con em tự sống đầy đủ, không bắt anh làm một
cái gì hết!
- Không phải vấn đề đó em à. Anh sợ anh không chu toàn được về mặt tinh thần thôi. Anh đâu có
sợ
- Bây giờ con cũng đã lớn rồi! Anh không còn phải lo nhiều về mặt tinh thần nữa. Nó chỉ cần tình
thương của anh. Còn mẹ nó, anh tính nuôi luôn thật hả?
- Thì anh nói nếu cần cơ mà! Mà nuôi thì nuôi. Anh đủ sức nuôi cả hai đấy!
- Mà mẹ nào? Có hai mẹ, anh chịu nuôi ai?
- Cái đó sao anh biết? Sao em cứ thích nói đùa thế? Hiện giờ anh chỉ biết có em thôi! Mà hỏi thật
em, seriously (anh không đùa), em có biết Mỹ Dung bây giờ ở đâu không?
- Anh thấy không, chính anh lại contradict (nói ngược lại) lời anh vừa nói với em! Anh bảo chỉ biết
em thôi mà lại đi kiếm người ta! Anh muốn ai, nói thật đi!
- Muốn ở chung thì muốn em, còn muốn biết tin tức thì là Mỹ Dung.
- Anh khéo nói lắm, làm sao em nói lại được anh? Thôi để em nói chuyện chị Mỹ Dung cho anh
nghe luôn.

Rổi em kể rẳng sau ngày Mỹ Dung về Saigon thì cứ lâu lâu nàng là biên thư lên cho em cho đến sau
ngày mất nước, thì em không còn nhận được nữa. Sau đó, mẹ em nói có thể cả gia đình đã trốn đi
ngoại quốc hay bị đưa đi vùng kinh tế mới rồi, nên thư gửi đi không thấy hồi âm. Đến 1977 thì mẹ em đưa em và Quỳnh Giao về Saigon. Chúng em sống ở Phú Nhuận với gia đình bên ngoại. Khi bác em gửi hai con trai đi vượt biên thì Mẹ cho em đi theo và em đã đòi mang Quỳnh Giao đi vì nghĩ đến tương lai của con. Khi đến được trại tỵ nạn ở Indonesia, rồi sau đó khi sang tới Úc, em khai Quỳnh Giao là con em và em nuôi nó từ đó cho đến bây giờ. Ngoài đời không ai biết nó là con nuôi của em và ngay cả Quỳnh Giao cũng không biết nữa. Sau này ở Úc, em có liên lạc được với một người hàng sóm với gia đình Mỹ Dung ở Saigon và hỏi thăm, thì được biết năm 1976 cả nhà Mỹ Dung đã bị bọn Cộng Sản cướp hết tài sản và đuổi đi vùng kinh tế mới. Sau đó lại có tin ba chị em Mỹ Dung đi vượt biển nhưng nghe nói đã mất tích, tất cả những người đi cùng chuyến tàu đó đều đã không gửi tin về cho gia đình.



Kể xong hết câu chuyện, em như chút được một gánh nặng em đã đeo suốt bao năm trời trên lưng. Em nhìn anh cười, vẻ mặt em lại tươi tỉnh, anh thấy em lại hiền như ma soeur, em nói:
- Đến đây em đã làm xong bổn phận của em là thông báo cho anh biết hết những sự kiện đã xẩy
ra trong suốt hơn mười tám năm trời, từ ngày em thấy chị Mỹ Dung lần đầu tiên ở nhà em trên
Pleiku cho đến hôm nay. Bây giờ thì em chỉ còn chờ anh quyết định để rồi, nếu anh nhận con, thì
chúng mình chính thức cho con biết. Nó sẽ không còn bao giờ phải đi tìm bố nó nữa. Như vậy
thì, theo anh, bao giờ anh có thể cho em biết quyết định của anh để em liệu? Em hy vọng anh
cho em biết sớm, trước ngày chúng em trở về Sydney, để công việc được giải quyết cho xong,
em không cần phải trở qua đây nữa…


- Tại sao vậy em? Em qua đây chơi là em đi nghỉ mát, là em đến thăm anh, chứ đâu phải là làm
một cực hình? Em nói như thể em không còn muốn sang chơi với anh nữa!
- Em xin nói thẳng với anh điều này. Mục đích lần này em qua đây không phải để chơi mà là để
giải quyết một vấn đề gia đình. Nếu vấn đề gia đình được giải quyết êm thấm thì nó trở thành
một cuộc du ngoạn thích thú, còn nêú không… thì…


- Quỳnh Hương ơi, anh nói vậy thôi. Anh đã quyết định rồi mà em! Làm sao anh có thể làm khác
hơn được? Làm sao anh có thể không nhận con anh? Anh đâu phải là người vô tình, bất nhân
thất đức? Em thấy anh thì em đã biết anh thế nào rồi phải không em?
- Như vậy là anh chịu rồi phải không? Anh nhìn nhận con anh rồi phải không? Ngày mai mình sẽ
celebrate (ăn mừng). Anh sẽ đưa mẹ con em đi ăn dinner (cơm tối) ở một tiệm nào sang nhất
San Francisco nghe! Khi về đến nhà, mình sẽ ngổi nói chuyện ở phòng sa-lông (khách) và em sẽ
có nhiệm vụ báo cho Quỳnh Hương…
- Luôn tiện anh muốn nói thêm một điều, em có cho anh nói không?
Quỳnh Hương chớp chớp làn mi. Em lại mỉm cưòi, đôi má em bỗng đỏ hồng lên, em đã biết trước anh muốn nói gì. Lính cảm của người đàn bà đã báo trước cho em biết. Em vẫn ngây thơ nói:
- Thì anh nói đi, em nghe đây…
- Anh có con thì phải có cả mẹ nữa! Một mình anh làm sao anh lo chu toàn cho Quỳnh Giao
được? Vậy anh xin … anh xin cưới em … cưới em về làm vợ luôn thể, em có chịu không? Nếu
em chịu, thì mai anh sẽ tuyên bố luôn…

Được như vậy thì… thì em sung sướng …nhất rồi còn gì nữa anh…? Em chỉ mong có thế…! Em
đã yêu anh từ khi thấy những bức hình của anh … trên web site …. Em vẫn chờ đợi một ngày
nào…một ngày nào đó để được… được ở sát bên anh… để em nói cho anh hay… rằng em yêu
anh.
Hoàng thấy tình thế đã chín mùi… Anh chưa bao giờ thấy hạnh phúc như lúc này. Anh liền đổi chỗ, tiến tới ngồi sát em. Anh vội vã choàng tay qua vai em, kéo em vào lòng, hôn em tới tấp lên mắt, lên má, lên môi, lên cổ em. Anh thấy em run lên, cả thân em rung chuyển như thể có một làn điện chạy qua người.
Em nhắm nghiền đôi mắt lại chờ đợi. Miệng em thầm thì “Anh ơi! Em yêu anh! Em yêu anh biết là
chừng nào, anh có biết không?” Mà Hoàng thì đâu còn nghe thấy lời nói yêu đương của em? Đến phút này, đầu óc anh như đã mờ đi vì những những thèm muốn đang dâng lên trong anh. Anh bồng em lên trên tay và bế em vào phòng ngủ…


Hướng Dương txđ
19 Tháng Hai 2009






No comments: