Tuesday, March 3, 2009

CHU QUANG * CÂU CHUYỆN CỦA LOU



Truyện ngắn của Chu Quang
Câu chuyện của Lou
Mỗi lần về Washington công tác, Lou thường gọi cho tôi và hai đứa kéo nhau ra quán chị Nguyệt ở đường Wilson.

Tôi thường gọi nó với cái tên thân mật là Lou, trong khi tên đầy đủ của nó là Louis Turner, Cố Vấn Giao Tế Quần Chúng tại sứ quán Hoa Kỳ trên đường Láng Hạ của Hà Nội.

Trước năm 75, nhà ngoại giao mới tò te đầy nhiệt huyết Lou làm tại Phòng Thông Tin Hoa Kỳ tại Sài Gòn; trong chức vụ này, nó hay liên lạc vC3 giúp đỡ hội Việt Mỹ ở đường Mạc Đỉnh Chi, qua đó nó mê con em gái tôi, đang học thêm Anh văn ở đó. Tuyết Minh cuồng nhiệt đáp lại mối tình của Lou và muốn lấy Lou, bất chấp sự chống đối của bố tôi, một công chức trung cấp. Là một người bảo thủ, có tinh thần dân tộc cao, bố tôi mắng Tuyết Minh vợ chồng khác giống, khác văn hóa không ở với nhau được lâu, và xã hội miền Nam bấy giờ ai cũng coi tất cả những ai lấy Mỹ đều là Me Mỹ. Hai đứa nó yêu nhau có lẽ vì gốc Tây. Ông nội Lou từ Pháp sang Mỹ lập nghiệp, Tuyết Minh là dân Marie Curie. Thỉnh thoảng biết ý người yêu, mỗi khi có dịp đi công tác ngoài Việt Nam về, Lou thường mang tặng những món đặc sản của Paris, như các đĩa 45, khi thì Francoise Hardy, khi thì Charles Aznavour.

Nh ng ngày cuối cùng của tháng Tư năm 75 Lou kẹt công tác ở HongKong. Nó nhờ một thằng bạn lo thủ tục di tản bằng C-141 cho Tuyết Minh và bố mẹ tôi. Lúc bấy giờ tôi đã bị bắt và nhốt ở trại A-30 khi tiểu đoàn Dù của tôi từ Sài Gòn tăng phái cho mặt trận Khánh Dương ở vùng II bị tan hàng. Cả ba đều có tên trong manifest trên một chuyến C-141, có giờ giấc địa điểm tập trung để lên xe bus vào Tân Sơn Nhất, nhưng đến bây giờ tôi cũng không rõ chính xác vì lý do nào không đi được. Sau này mẹ tôi nói lại bố mày tin vào cậu Đài, người bà con của ông Dương Văn Minh, nói đừng đi đâu cả, miền Nam thế nào cũng trung lập; còn mẹ thì lo âu không có tin tức gì của con. Nhưng tôi thì tôi nghĩ bố tôi trong đáy lòng không muốn xa quê hương. Và đAn khi ông đã “sáng mắt sáng lòng” cả nhà gom góp lại chỉ đủ vàng cho một người đi chui. Bố tôi nài nỉ con Minh mày cứ đi trước đi, sau này bảo lãnh được bố mẹ thì tốt, không thì ít ra cuộc đời mày cũng ít khốn nạn hơn bố mẹ bây giờ. Tuyết Minh rời bến Ghềnh Hào ở Bạc Liêu rồi từ đó không còn tin tức gì nữa.

Lou nói với tôi trong những năm đầu tiên sau tháng Tư năm 75, nó xin về cạo giấy tại Bộ Ngoại Giao trên đường 23 để có dịp đi tìm Tuyết Minh ở khắp các trại tỵ nạn bên Mỹ; hoặc nhờ Hồng Thập Tự đi tìm ở Úc, Canada, Pháp… nhưng chẳng nơi nào cho nó một tin tốt.

Thất vọng và chán nản, nó lại tiếp tục cái nghề ngoại giao với những nhiệm sở mới, khi thì Đông Âu, khi thì Phi Châu, khi thì Á Châu, khi thì trở lại cạo giấy ở Washington; mỗi nơi trải qua một vài mối tình lẻ, một lần lấy vợ cùng da trắng nhưng sống với nhau vài năm thì chia tay, chẳng có cái nào bền; vì dường như lúc nào nó cũng “yêu qua bóng dáng của Tuyết Minh”.

Thực tình mà nói, sau cú 30 tháng Tư, sau 9 năm cải tạo, bố tôi mất trong thời gian này, sau gần chục năm sống lây lất ở Sài Gòn, đến Mỹ theo diện HO; tôi chẳng còn chút tin tưởng nào nơi người Mỹ; nhưng mỗi khi nhắc đến những gì có liên quan đến Tuyết Minh, cặp mắt của Lou có những nét lạ lùng, vừa đau khổ, lãng mạng, say sưa, tuyệt vọng, có lẽ do giòng giống của Ronsard, Lamartine để lại; nên tôi vừa tin vừa ngạc nhiên. Dầu gì thì nó cũng là ân nhân của tôi. Nó mò ra tôi nhờ Hội Nhảy Dù đị a phương, khi đó Phúc là Hội Trưởng, trong lúc tôi chưa biết lái xe ở Mỹ, thu xếp cho tôi một chân Computer Operator ca đêm trong một công ty do bạn nó có phần hùn. Nhớ những ngày đầu vào làm, tôi hoang mang lo lắng không biết có làm nổi không, Lou thỉnh thoảng phải động viên tôi theo kiểu “không vấn đề gì, anh chỉ huy một đại đội Nhảy Dù được thì chỉ huy cái dàn máy tính đó là đồ bỏ”. Mấy chú Mỹ con làm chung ca đêm với tôi coi bộ cũng ớn cái anh chàng Việt Nam có tóc bạc này. Mấy chú bảo nhau chớ đụng đến ông ấy, dù sao thì ông ta cũng là một hero theo tiêu chuẩn Mỹ, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã thưởng ông ta một huy chương khá cao, nhờ đã chỉ huy trung đội cứu được một phi hành đoàn trực thăng Mỹ rớt xuống vùng Việt Cộng.

CuE1i cùng thì Lou cũng xin được một tour thứ nhì tại Việt Nam cách đây hai năm. Nó nói với tôi đây là nhiệm sở cuối cùng trước khi về hưu, bởi vì “nhiệm sở đầu tiên của tôi là Việt Nam thì nhiệm sở sau cùng phải là Việt Nam, dường như có một cái duyên nợ gì đó mà tôi không giải thích được”. Trong nghề, nó thuộc ngạch Phó Đại Sứ, nhưng đến Việt Nam lần này, nó chấp nhận chức Cố Vấn Giao Tế Quần Chúng. Vì có thâm niên cao nhất trong số các cố vấn, nên Đại Sứ Marine xem nó là nhân vật số hai, thỉnh thoảng thay mặt ông về Washington họp hành.
(ĐS Marine tại Trung tâm Da Liễu Hà Nội — Nguồn: hanoi.usembassy.gov)

Nhân viên mang quốc tịch Mỹ tại sứ quán Mỹ không phải chỉ là người của Bộ Ngoại Giao. Bên cạnh đó chủ yếu còn có người của cơ quan viện trợ USAID-nay mai có thể sáp nhập với Bộ Ngoại Giao; Bộ Thương Mại-giúp các công ty Mỹ muốn làm ăn tại Việt Nam hoặc làm những công việc như theo dõi các công ty thủy sản Việt Nam có tranh chấp phá giá với Hoa Kỳ; Bộ Quốc Phòng-tìm kiếm MIA quân nhân nhân Mỹ mất tích, trong số người của Bộ Quốc Phòng lại có DIA, người của tình báo quốc phòng theo dõi tình hình của quân đội Việt Nam, các chuyển động của quân đội Trung Quốc ở vùng biên giới Hoa-Việt, ghi nhận các phái đoàn quân sự ngoại quốc, đặc biệt là Trung Quốc, đến Việt Nam. Dĩ nhiên phải có người của CIA, mà người thuậ t chuyện tạm gọi là Trú Sứ CIA, để nhớ đến Người Thứ Tám, cha đẻ của điệp viên đào hoa Tống Văn Bình Z-28 của miền Nam trước 75.

Công việc hiện nay của Lou ở Hà Nội gồm hai mặt đối nội và đối ngoại. Đối nội là thu xếp cho các phóng viên của các đài truyền hình, phát thanh, báo chí Mỹ đến Việt Nam để tường thuật về hoạt động của người Mỹ tại Việt Nam và thu xếp cho Đại Sứ những việc cần thiết mỗi khi về Mỹ họp với Bộ Ngoại Giao, Quốc Hội, hoặc cộng đồng người Việt. Đối ngoại là tạo một hình ảnh tốt đẹp về nước Mỹ trước mắt người dân Việt Nam. Tổ chức những chuyến tham quan cho các nhà báo Việt Nam đến xem những dự án do Hoa Kỳ tài trợ, như dự án dọn dẹp mìn bẫy ở=2 0Quảng Trị, dự án HIV/AIDS ở Hà Tây, và gần đây là dự án cúm gia cầm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chính Lou đã đưa ý kiến sử dụng một tàu chiến của Hải Quân có Hạm Phó là một người Mỹ gốc Việt, khi Hà Nội chấp nhận cho tàu Mỹ ghé cảng Sài Gòn. Theo dõi dư luận báo chí, truyền thanh, truyền hình của Việt Nam xem họ nghĩ gì về các chính sách của Mỹ, dưới trướng Lou có bốn nhân viên người Việt thuộc ngạch FSN -Foreign Service National, người địa phương làm cho ngành ngoại giao Mỹ- lo chuyện này. Lou có một số bạn nhà báo trong các tờ Nhân Dân, Tuổi Trẻ và Thanh Niên; nhưng rõ ràng là những bạn này vẫn giữ thái độ dè dặt, “có mặt mình thì họ nói khác, không có mặt mình thì họ nói khác, xã hội Việt Nam bây giờ muốn tồn tại20thì phải đóng nhiều vai”. Thu xếp cho các Dân Biểu, Nghị Sĩ đến gặp các nhân vật hô hào dân chủ, các nhà sư không thuộc giáo hội quốc doanh; cũng là chức năng của Lou, và công việc này khá phức tạp, mỗi lần phải thuyết phục phía “đối tác” bên Bộ Ngoại Giao Việt Nam khản cả cổ mới xong. Hai phòng thông tin Hoa Kỳ ở Hà Nội và Sài Gòn cũng nằm dưới trướng của Lou. Ngoài ra, Lou còn quản lý một số chương trình như Fulbright, chọn lựa một số trí thức Việt Nam thuộc đủ mọi ngành nghề, đài thọ họ một chuyến đi Mỹ trong vài tuần, vài tháng hoặc cả năm, để họ có dịp chứng kiến tận mắt những xấu tốt của nước Mỹ. Cố Nghị Sĩ Fulbright đã đặt ra chương trình này với quan niệm rằng cách tốt nhất để quảng cáo cho nư c Mỹ, là đưa người ngoại quốc đến Mỹ để nhìn thấy chế độ dân chủ dựa trên kinh tế thị trường thực sự vận hành như thế nào để rồi sau khi về nước, những người đó sẽ có những suy nghĩ, tư duy, so sánh và hành động.

Sau khi cạn món nhắm đầu tiên-hến xúc bánh tráng, và ly rượu đỏ đầu tiên-Merlot California 2001-của quán chị Nguyệt, Lou bắt đầu kể.

(Metro Foggy Bottom — Nguồn: stationmasters.com)

Ra khỏi trạm metro Foggy Bottom, tôi quẹo mặt, bỏ lại trường đại học Washington phía sau để đi bộ về hướng Bộ Ngoại Giao, dọc theo đường 23.

Quãng đường nay không xa lạ gì với tôi, chỉ có ba=2 0block thôi nhưng không hiểu sao hôm nay nó dài thế, và tôi hơi có hơi mệt mỏi. Không phải vì jet lag sau gần 20 tiếng đồng hồ ngồi máy bay, ngủ gà ngủ gật, mà vì có lẽ kinh nghiệm trong nghề cho biết mình sẽ dự một cuộc họp nếu không quan trọng thì cũng sắp sửa dẫn đến một biến chuyển quan trọng.

Đáng lý ra Đại Sứ Marine phải dự cuộc họp này, nhưng ông nói tình hình khẩn trương buộc ông phải ở lại Hà Nội. Đảng cộng sản đang có những cuộc họp trù bị để sắp xếp ban lãnh đạo mới, chủ yếu là Bộ Chính Trị, hay cụ thể hơn là Thường Trực Bộ Chính Trị. Tất cả quyền lực gồm bộ máy công an chìm nổi khổng lồ ở mọi ngõ ngách đều nằm trong tay một nhúm người. Theo lối tổ chức của cộng sản, đảng đồng nghĩa với chính phủ – đúng ra là ông đảng trên ông chính phủ, Thủ Tướng muốn cách chức một đảng viên Bộ Trưởng phải hỏi đảng, đảng lắc đầu thì Thủ Tướng không cách chức được, vẫn phải tiếp tục làm việc với cái anh thuộc cấp mà mình muốn đuổi đi. Mà Đảng viết hoa là ai, có phải 80 triệu người Việt không, không; có phải 2 triệu đảng viên không, không; có phải là gần 200 mạng trong Ban Chấp Hành Trung Ương không, không; có phải là mười mấy anh trong Bộ Chính Trị không, không. Hóa cho nên rút cục những chức vụ quan trọng nắm quyền sinh sát là nhúm người trong Thường Trực Bộ Chính Trị, hay cụ thể hơn, là Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, và Chủ Tịch Quốc Hội. Anh Bộ Trưởng có tội chỉ cần chạy án với mAy cụ to đầu này là xong, nhiều khi không cần chạy mấy cụ to đầu này cũng phải đưa tay ra giúp, nếu không thì bứt giây động rừng.

Cũng giống như hai người tiền nhiệm, nhiệm vụ của Đại Sứ Marine là tạo điều kiện thuận lợi để bốn chức này nói riêng, và Thường Trực Bộ Chính Trị nói chung, phải có đa số là người ngả theo Washington, thay vì Bắc Kinh. Nhiệm vụ này không dễ gì, nói theo người Mỹ là “to fight a losing battle”; vì Hà Nội gần với Bắc Kinh hơn là Washington; cách cai trị của Hà Nội và Bắc Kinh cũng giống nhau, cha truyền con nối, xem dân là con cái trong nhà, ông đặt đâu chúng mày phải ngồi đấy. Một cái khó nữa của Đại Sứ Marine ở Hà Nội là bây giờ ông không có được cái thế giống như Đại Sứ Lodge ở Sài Gòn trong n8 3m 1963. Tuy nhiên, nhờ hai người tiền nhiệm đã dọn đường khá tốt, Đại Sứ Marine có thể đóng vai dứt điểm, nhiệm sở này có thể định đoạt sự nghiệp ngoại giao của ông, giúp ông đi vào lịch sử, vì ông đã được miêu tả như là người “vừa có kinh nghiệm với người Việt, vừa có kinh nghiệm với người Tàu”.

Trong hơn nửa thế kỷ qua, lịch sử Việt Nam không được viết tại Hà Nội hoặc Sài Gòn mà khi thì Genève, khi thì Paris, khi thì Washington. Cũng không viết bởi những cái tên Đinh Lê Lý Trần mà những cái tên như Bundy, Harriman, Lodge, Habib, Kissinger; những người đã có thời ra vào hằng ngày tòa nhà nằm góc đường 23 và C của Washington. Thời thế thay đổi, tòa nhà đó lúc trước phải cạnh tranh với điện Kremlin và những người ngồi ở Trung Nam Hải, nhưng bây giờ tuy chỉ còn Trung Nam Hải, nhưng Trung Nam Hải này quá mạnh.

Một lý do nữa khiến tôi nghĩ rằng cuộc họp này quan trọng vì đã đến lúc tôi phải công khai hóa cuộc tình giữa tôi và Hoài Thu, kém tôi nhiều tuổi, cán bộ của Vụ Báo Chí Nước Ngoài thuộc Bộ Ngoại Giao, nằm trên đường Khúc Hạo. Không biết có phải là tình yêu thực sự hay không nhưng có vẻ cũng “nặng” rồi. Chúng tôi quen nhau do công việc tiếp xúc thường xuyên, rồi bỗng dưng thấy không thể thiếu nhau, nhưng mọi chuyện yêu đương phải làm trong trong lén lút, và tình trạng này không thể kéo dài. Hoài Thu nói nếu phải bỏ đảng thì không sợ, chỉ sợ gia đình nàng bị kéo theo những chuyện lôi thôi phức tạp.

*****

- Chờ chút đã, Lou. Tôi tưởng bây giờ người Hà N ội thích, nếu không muốn nói là tự hào, cho con cái mình lấy người Mỹ nói riêng và Tây nói chung?

- Đúng, nhưng vẫn còn một số rất nhỏ đảng viên có quyền lợi dính chặt với đảng. Họ chỉ muốn hàng hóa, công nghệ, đôla của Mỹ chứ không muốn tổ chức chính quyền theo kiểu Mỹ, bởi vì như vậy là họ tự giết họ. Cái số của tôi cứ phải liên lụy với phụ nữ Việt Nam, lần trước với Tuyết Minh chẳng đi tới đâu, có vấn đề với bố nàng; lần này với Hoài Thu chưa biết đi về đâu, trước mắt có vấn đề với đảng.

- Là dân ngoại giao chuyên nghiệp, cậu không ngại quan hệ tình cảm với đảng viên cộng sản sao?

- Dĩ nhiên Bộ Ngoại Giao sẽ thắc mắc với tôi vì quan hệ tình ái với một đảng viên hay c ựu đảng viên cộng sản, nhưng lúc đó thì tôi đã về hưu rồi. Về mặt chính thức, Hoa Kỳ và Việt Nam không phải là kẻ thù, Bộ Ngoại Giao hoặc chính phủ liên bang có thể không sử dụng tôi, nhưng không thể cấm tôi sống với người Việt Nam, dù có gốc cộng sản hay không.

- Trước khi nghe cậu kể tiếp, tôi có câu hỏi. Thời buổi Internet, email, vệ tinh viễn thông, hội thoại truyền hình; tại sao không sử dụng mấy phương tiện đó cho nhanh, mà phải đích thân từ Hà Nội bay về Washington họp?

- Các phương tiện đó chỉ sử dụng cho các cuộc họp bình thường. Cơ quan phản gián của Hà Nội và Bắc Kinh cũng gớm lắm, mấy lần họ đã cho hacker xâm nhập hệ thống điện tử của chúng tôi ở sứ quán. Cũng may nhờ có Christine Trần phát hiện kịp nên chB B bị mất những dữ liệu không quan trọng. Christine là chuyên viên bảo vệ an ninh máy tính, tốt nghiệp đại học Fullerton ở California. Cô ta xem công việc ở sứ quán vừa là chuyện để lãnh lương, vừa là “sứ mạng” phải làm một cái gì cho cha cô, một sĩ quan chế độ Sài Gòn chết trong trại cải tạo.

- Okay. Cậu cho nghe tiếp.

***********

Mở đầu buổi họp, Đại Sứ Christopher Hunt yêu cầu từng người báo cáo tình hình. Đây là lần đầu tôi họp với ông. Là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ngạch Đại Sứ, chức vụ của ông bây giờ là Trợ Lý Ngoại Trưởng về Châu Á Thái Bình Dương. Ông được Ngoại Trưởng Rice chỉ định để thay thế cho Jim Kelly khi bà Rice thay ông Powell. Kinh nghiệm chính của Chris là Triều Tiên sau nhiều năm làm đại sứ ở Seoul. Trong buổi hB Bp đầu tiên với các đại sứ thuộc trách nhiệm của mình, Chris đề ra những ưu tiên trong kế hoạch hành động của ông là làm thế nào giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên và kế đó là giữ cho các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Đông Nam Á ngồi yên một chỗ, đặc biệt là nhóm Jemah-Islamiah tại Indonesia. Như vậy, theo tôi hiểu, Việt Nam không phải là ưu tiên số một của Chris; và ông ta cũng không có nhiều kinh nghiệm để đối phó với Việt Nam cùng mối liên hệ tay ba phức tạp giữa Hà Nội, Bắc Kinh và Washington.

Một trong những người đứng phó cho Chris là Eric Johnson, phụ trách Việt-Miên-Lào và Miến Điện. Tôi không biết nhiều về Eric, chỉ gặp một lần khi ông đến Hà Nội tháng trước. Ông giữ chức này cùng thời gian với Chris, khi bà Rice thay ông Pow ell. Người trực tiếp phụ trách Việt Nam, Vietnam Desk, dưới trướng của Eric là Helen Dunlap, chuyên viên ngoại giao với sáu bảy năm trong nghề.

Người cuối cùng trong buổi họp là Matthew Duly, Chủ Tịch Hội Đồng Phát Triển Thương Mại Hoa Kỳ-ASEAN. Matthew trước đây ngồi ở cái ghế của Eric bây giờ. Sau khi nghỉ hưu, ông xoay được cái chức này để vừa ăn lương hưu, vừa ăn lương tượng trưng trong Hội Đồng, vừa có dịp du lịch các nước ASEAN. Giống như CIA có những tổ chức bình phong để thu lượm thông tin, Bộ Ngoại Giao có những tổ chức “con”, mang tính cách tư nhân – như hội đồng phát triển thương mại, tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện… - để hỗ trợ cho chính sách ngoại giao của mình. Đáng lý ra Matthew không có tư cách để ngồi trong buổi họp n y, ông không còn là người của nhà nước nữa, ông ta đã “out of the loop", nhưng Chris mời ông đến vì cần đến kinh nghiệm và kiến thức của ông.

Matthew cũng là người lên tiếng đầu tiên trong buổi họp:

- Trong nỗ lực đưa Hà Nội đến gần với Washington hơn, trong thời gian qua, hội đồng chúng tôi đã thuyết phục Intel đến Việt Nam lập nhà máy sản xuất chip, thuyết phục ông Bill Gates đón Thủ Tướng Việt Nam tại Seattle và đồng thời thuyết phục ông Gates đến thăm Việt Nam một chuyến dù ông ta biết rằng các sản phẩm nhái của Microsoft được bày bán công khai trên đường phố. Trong tháng 3 vừa qua, đích thân tôi đã hướng dẫn một đoàn doanh nhân Mỹ đến Việt Nam, gồm nhiều cái tên lớn của nhiều ngành nghề như ACE, Alticor, Anheuser-Busch, Boeing, Citigroup, FedEx, Ford, GE, Oracle, Phillip Morris, Time Warner, và UPS. Mục đích là để Hà Nội thấy đang có nhiều công ty Mỹ muốn làm ăn tại Việt Nam. Ngược lại, thông qua Hội Đồng Thương Mại Việt Mỹ của Virginia Feet, chúng tôi cũng đưa một số đoàn doanh nhân Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ để tìm hiểu thị trường, cung cách làm ăn của các công ty Mỹ.

Chris đặt câu hỏi:

- Chúng ta sẽ tiếp tục để cho thâm hụt mậu dịch giữa hai nước kéo dài trong bao lâu?

Eric trả lời:

- Thâm hụt với Việt Nam không đáng kể so với thâm hụt với Trung Quốc cho nên chúng ta vẫn còn tiếp tục được, để phục vụ cho chính sách ngoại giao. Điều cần nhất là Hà Nội cần hiểu được rằng Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ mạnh nhất các sản phẩm của Việt Nam; đặc biệt là hàng dệt may, giày da, và thủy sản. Các ngành này liên quan đến cuộc sống của hàng triệu người Việt, lớp người này thất nghiệp sẽ tạo bất ổn xã hội. Còn như nếu muốn thăng bằng mậu dịch thì không có gì khó, chỉ cần bán vài chiếc Boeing cũng đủ huề với cả triệu pao cá basa.

Lou chen vào:

- Tôi xin trở lại đề tài Bill Gates mà Matt vừa nói lúc nãy. Nếu được thì xin Matt thuyết phục ông Gates đến Việt Nam lúc Đại Hội 10 đang họp để thứ nhất là để ủng hộ tinh thần cho phe cấp tiến muốn hợp tác với Washington, thứ hai là để chứng tỏ Hoa Kỳ chủ yếu chỉ muốn giúp Việt Nam phát triển kinh tế chứ không muốn áp đặt về chính trị.

Chris thắc mắc:

- Nhưng có kịp hay không và liệu Hà Nội có chịu tiếp ông Gates trong lúc đại hội đảng=2 0đang họp hay không?

Lou trả lời:

- Tôi nghĩ là kịp. Dù sao bên cạnh sự kiện tỷ phú, ông Gates còn là một người yêu nước. Chúng ta sẽ thuyết phục ông dành chút thời giờ bận rộn đến thăm Việt Nam để làm đẹp bộ mặt nước Mỹ thì chắc ông không nỡ từ chối. Khi Thủ Tướng Phan Văn Khải đến gặp ông Gates ở Seattle trong chuyến đi Mỹ, ông Khải có nói bất cứ lúc nào ông Gates đến thăm Việt Nam cũng được welcome. Dù sao ông Khải cũng là dân miền Nam, sẽ tôn trọng lời hứa; bên cạnh đó, chúng ta cũng bắn tin nói rằng nếu ông Gates không đến Việt Nam trong lúc này thì còn lâu lắm mới đến được. Sự có mặt một doanh nhân số Một của Mỹ trong ngày đảng cộng sản Việt Nam họp đại hội, được Thủ Tướng Việt Nam đón t iếp, được các sinh viên Việt Nam, trong đó có nhiều sinh viên bỏ ông Hồ Chí Minh sang một bên để xem ông Gates là thần tượng, tự động đổ xô nhau dàn chào, nhất định sẽ làm Bắc Kinh bực tức, và sẽ làm phe cấp tiến trong đảng cộng sản Việt Nam lên tinh thần.

Matt gật đầu:

- Okay, lát nữa sau buổi họp tôi sẽ gọi điện thoại cho ông Gates, hoặc nếu cần thì tôi sẽ bay đi Seattle.

Chris hỏi tiếp:

- Có tiến bộ gì trong vấn đề đàm phán song phương để Việt Nam gia nhập WTO chưa?

Eric trả lời thay Matt:

- Tôi vẫn đi họp với cơ quan phát triển ngoại thương ITA của Bộ Thương Mại và Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ USTR để trình bày quan điểm của Bộ Ngoại Giao chúng ta là muốn thấy Việt Nam vào WTO trong năm nay để vừa tạo điều kiBn thuận lợi cho các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, vừa đưa Việt Nam vào khuôn khổ của những tập quán buôn bán phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Đại diện của ITA và USTR cho biết họ cố gắng giải quyết một số chi tiết nữa, có những chuyện mà chúng ta xem là bình thường thì Hà Nội xem là nhạy cảm; ví dụ như họ chỉ muốn sách báo của họ được tự do ra vào Hoa Kỳ nhưng họ lại không muốn sách báo từ Mỹ, nói vắn tắt, họ không muốn sách báo của cộng đồng người Việt tại Mỹ-mà họ thường gọi là Việt Kiều-được tự do ra vào Việt Nam. Chúng tôi đã tìm cách thuyết phục họ là nếu chúng tôi chấp nhận thì thứ nhất là sẽ không theo đúng qui định của WTO, thứ hai là chúng tôi sẽ khó ăn khó nói với cộ ng đồng Việt Kiều.

- Như vậy tôi sẽ trả lời sao với Mađam Bộ Trưởng về chuyện WTO?

- Ông cứ nói là chúng ta đang giải quyết một số chi tiết nhỏ, và hy vọng là sẽ đạt được mục tiêu giúp Việt Nam gia nhập WTO trong năm nay.

Quay sang Helen, Chris hỏi:

- Cô có gì mới để báo cáo không?
(Đại Sứ Chiến — Nguồn/Ảnh: washingtonpost.com/ Gerald Martineau)

- Quan hệ giữa văn phòng tôi và sứ quán của Hà Nội vẫn bình thường. Đại Sứ Nguyễn Tâm Chiến có vẻ vui hơn sau khi chúng tôi phối hợp với sứ quán tổ chức chuyến đi Mỹ của Thủ Tướng Phan Văn Khải, và đặc biệt là Bạch Cung đã chấp thuận đề20nghị của chúng tôi là dành cho vợ chồng Đại Sứ Chiến một buổi tiếp kiến riêng với Tổng Thống Bush và Đệ Nhất Phu Nhân. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ông ấy vẫn nhắc tôi là làm thế nào giúp ông ta bằng cách giúp lấy tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, chấm dứt hiện tượng treo cờ của chế độ cũ của miền Nam tại nhiều thành phố Hoa Kỳ, và vô hiệu hóa hoạt động của các tổ chức muốn lật đổ, đặc biệt là tổ chức của ông Nguyễn Hữu Chánh.

- Cô trả lời ông Chiến ra sao?

- Tôi đã giải thích với ông ta vấn đề đưa Việt Nam vào danh sách CPC là do áp lực của đồi Capitol, do đó muốn lấy tên Việt Nam ra khỏi danh sách này thì ông ấy phải lobby với Quốc Hội bởi vì chúng ta có sự phân quyền rõ rệt, không phải như Việt Nam, đ ng muốn thì chính phủ hay Quốc Hội phải nghe. Tuy nhiên, để giúp ông ta trong vấn đề này, chúng tôi cũng đã gửi một memo cho Đại Sứ Marine để khi nào thấy thuận tiện thì tuyên bố ủng hộ chuyện rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC và Đại Sứ Marine đã làm điều đó. Về chuyện treo cờ của chế độ miền Nam cũ, chúng tôi cũng giải thích với Đại Sứ Chiến là chúng tôi bó tay, bởi vì đây là việc làm của các tổ chức dân sự, phù hợp với tinh thần tự do của xã hội Hoa Kỳ. Điều mà chúng tôi có thể làm là nhờ Đại Sứ Marine tuyên bố công khai chính phủ Hoa Kỳ bang giao với Hà Nội nên chỉ công nhận lá cờ của Hà Nội, và Đại Sứ Marine cũng đã làm điều đó. Còn về tổ chức của ông Nguyễn Hữu Chánh thì sau khi nhận đưB Bc thông tin của FBI, tôi đã giải thích với Đại Sứ Chiến rằng tổ chức đó không có gì đáng ngại, và chúng ta không có lý do pháp lý nào để khởi tố tổ chức hoặc cá nhân ông Nguyễn Hữu Chánh cả.

- Cám ơn Helen, thưa các bạn, chúng ta đã nghe phần trình bày của Matt, Eric và Helen. Bây giờ đến phần mà tôi cho là quan trọng nhất trong buổi họp hôm nay, là phần của Lou. Xin mời.

- Cám ơn Đại Sứ. Như ông và các bạn đã biết, trong lúc chúng ta đang ngồi họp với nhau đây thì đảng cộng sản Việt Nam đang có những buổi họp trù bị để chuẩn bị cho Đại Hội đảng. Đại Hội này sẽ chọn ra nhóm lãnh đạo mới trong ít nhất là 5 năm tới đây. Nếu nói một cách ngắn gọn, thì mục đích của chúng ta là làm thế nào để các chB Bc vụ quan trọng nhất, là Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng và Chủ Tịch Quốc Hội nếu không rơi vào tay thành phần thân Washington thì cũng vào tay thành phần không quá lệ thuộc vào Bắc Kinh. Công tác này tùy thuộc phần lớn vào Trú Sứ CIA tại Hà Nội, ngành ngoại giao của chúng ta chỉ đóng vai yểm trợ mà thôi. Trước khi về đây họp, tôi cũng có dịp họp với Trú Sứ CIA tại Hà Nội nhưng như Đại Sứ và các bạn đã biết, CIA cũng chỉ cho chúng ta biết phần nào công việc của họ. Rút kinh nghiệm của vụ Năm Cam, lần này CIA đưa ra sách lược mới. Đầu tiên…

- Lou, xin ngắt lời anh một chút, làm ơn làm mới lại bộ nhớ của tôi dùm, vì khi vụ Năm Cam xảy ra thì tôi vẫn còn phục vụ nhiệm sở ở Seoul.


(Trương Văn Cam — Nguồn: vnmedia.vn)

- Vâng, Trú Sứ CIA tại Việt Nam móc nối được với Năm Cam, khi anh ta đang ở đỉnh cao trong giới xã hội đen. Là một Hạ Sĩ Quan của quân đội miền Nam, Năm Cam có truyền thống ơn nghĩa với cấp chỉ huy cũ. CIA kiếm được “ông thầy” trực tiếp cũ của Năm Cam lúc đó đang ở California và nhờ ông thầy của Năm Cam, một sĩ quan cấp úy, giúp tuyển mộ Năm Cam. Ông thầy sau đó đi Việt Nam vài chuyến với tư cách du lịch, ăn nhậu và thăm dò tư tưởng và cuối cùng thuyết phục được Năm Cam hợp tác. Để chứng minh hợp tác với CIA là chuyện nghiêm túc chứ không phải là cái bẫy, ông thầy còn mời Năm Cam đến Las Veg as, với danh nghĩa là để đốt tiền trong các casino, và có ca sĩ Phương Hồng từ Quận Cam lái xe lên thăm. Để tránh những con mắt dòm ngó của phản gián Hà Nội và Bắc Kinh; trong thời gian Năm Cam ăn ngủ, vui chơi và đánh bài tại sòng Bellagio - huấn luyện viên và phiên dịch viên của CIA khi thì đóng vai hooker, khi thì đóng vai phục vụ phòng; đến tận cái suite của Năm Cam để huấn luyện anh ta sử dụng các thiết bị điện tử và hi-tech cần thiết cho công tác. Đến khi quay về Việt Nam, Năm Cam lần lượt cung cấp cho chúng ta những thông tin với những chứng cớ rõ ràng của các quan chức thân Bắc Kinh đã bị “hủ hóa” để đến khi cần, họ sẽ bị loại bỏ khỏi guồng máy lãnh đạo. Điều không may là gần đến bước quyết định, phản gián Hà Nội và Bắc Kinh phát hiện và báo động cho thành phần thân Bắc Kinh. Họ bèn cho “khoanh vùng” lại và chận đứng vụ này ở cấp Thứ Trưởng. Một số người thân Washington bị lộ đã bị mất chức, một số chưa bị lộ lai tiếp tục án binh bất động. Kết luận, vụ Năm Cam là một thoái bộ của phe cấp tiến và làm cho công việc của Trú Sứ CIA khó khăn thêm.

- Cám ơn Lou. Bây giờ xin anh tiếp tục.

- Vâng! Rút kinh nghiệm vụ Năm Cam, Trú Sứ CIA lần này mở nhiều chiến dịch đồng bộ. Trước khi nói đến các chiến dịch này, tôi cũng xin báo cáo câu chuyện về phô trương lực lượng của Bắc Kinh. Trước ngày họp Đại Hội 10, Giả Khánh Lâm, nhân vật lãnh đạo số 4 của Trung Quốc đã đến Việt Nam để ủng hộ tinh thần cho phe thân Bắc Kinh. Trú Sứ CIA ghi nhận rằng ông này đã ngang nhiên ra chỉ thị cụ thể là phải có người này người nọ vào Bộ Chính Trị. Và cũng giống như Giang Trạch Dân lần trước, Giả Khánh Lâm lần này cũng ghé Đà Nẵng, đi thăm phố cổ Hội An; để một lần nữa, nhắc lại lập luận của Bắc Kinh là đã có Quảng Đông, Quảng Tây rồi thì phải có Quảng Nam.

- Nhưng sau đó Hà Nội đã tìm cách giảm bớt tầm quan trọng này bằng cách mời Chủ Tịch Hạ Viện Dennis Hastert của chúng ta đến Hà Nội.

- Đúng ra đây là sự thiếu phối hợp giữa Quốc Hội và Chính Phủ Hà Nội. Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An mời ông Haster mà quên hội ý trước với phía Chính Phủ. Còn ông Hastert thì cũng sẵn dịp đi chơi trong hai tuần nghỉ Phục Sinh. Tóm lại, sự trùng hợp và t nh cờ này làm Bắc Kinh bực tức vì trong lúc Trung Quốc cử nhân vật số 4 đến Việt Nam để “giám sát” đại hội đảng thì Hoa Kỳ lại đưa nhân vật số 3 đến. Đại Sứ Trung Quốc Hồ Càn Văn phải chạy đến trụ sở Bộ Ngoại Giao Hà Nội mấy lần để vận động. Cuối cùng thì Hà Nội phải mở cửa đón thêm Bộ Trưởng Quốc Phòng Tào Cương Xuyên cho vừa lòng Bắc Kinh. Bây giờ tôi xin trở lại với các chiến dịch mà Trú Sứ CIA tại Việt Nam đã tung ra nhân kỳ Đại Hội 10 này. Rút kinh nghiệm của vụ Năm Cam, Trú Sứ CIA cho tôi biết, lần này họ mở nhiều mặt trận cùng một lúc, vừa giúp đỡ ngầm các vụ đình công của công nhân đòi tăng lương, vừa giúp hơn một trăm nhà trí thức trong vấn đề ra tuyên ngôn và báo chu i. Nhưng trọng điểm vẫn là vụ PMU 18, mà mục tiêu tối hậu là loại bỏ những người, kể cả người có quyền lực cao nhất, có lập trường đi theo Bắc Kinh.

- Nhưng rõ ràng lần này vụ PMU 18 lại bị “khoanh vùng”, chỉ lên đến Bộ Trưởng Đào Đình Bình là hết.

- Vâng, khi vụ PMU 18 bắt đầu nổ ra thì Sứ Quán, Cục Phản Gián và Cục Tình Báo Hải Ngoại của Trung Quốc biết ngay là chúng ta đang nhắm vào họ; bởi vì có nhiều công ty xây dựng của Trung Quốc bắt được hợp đồng trong dự án PMU 18. Một mặt họ phản công bằng cách đánh vào một số cơ sở bình phong của CIA; ví dụ như SITC, một doanh nghiệp có nhiều trường dạy tiếng Anh và Trường Quốc Tế Hà Nội, chuyên dạy cho con cái người nước ngoài. Họ đánh vào đó bằng cC3ch dùng những lý do như lừa đảo, ăn cắp, tẩy tiền…để dằn mặt CIA. Một mặt họ tìm cách ngăn vai, giữ cho vụ PMU 18 chấm dứt ở cấp Bộ Trưởng. Hiện nay ông Đào Đình Bình chưa bị chính thức kết tội. Người ta để cho ông tự hiểu ngầm cứ ngồi yên đó, đại hội đảng xong sẽ có giải pháp thuận lợi cho anh, thông thường là “xử lý nội bộ”, hoặc cùng lắm thì ở tù vài tháng, chế độ khách sạn 5 sao, mãn hạn tù coi như “hạ cánh an toàn”, tài sản được bảo quản; còn nếu anh mở miệng khai chia chác tiền bạc ăn cắp với ai thì anh chẳng có lợi gì cả, mà bản thân anh, gia đình anh sẽ lãnh đủ.

- Như vậy thì lần này người Mỹ chúng ta lại thua một keo nữa?

- Cho tới giờ phút này, chưa thể khẳng đ8 Bnh được.

- Tại sao?

- Trú Sứ CIA cho tôi biết lần này họ áp dụng binh pháp Tôn Tử và sách lược Mao Trạch Đông để đối phó người Trung Quốc. Dương Đông kích Tây, điệu hổ ly sơn, làm cho địch tưởng là Điểm nhưng thực ra là Diện, làm cho địch tưởng là Diện nhưng thực ra là Điểm. Trú sứ CIA có nhờ sứ quán chúng tôi vận động với chính phủ Nhật Bản, các nước Tây Âu, Ngân Hàng Thế Giới lăm le đưa người sang điều tra vụ PMU 18 để xem các món viện trợ ODA đã bị thất thoát như thế nào, nếu cần thì đòi lại tiền. Mục đích là gia tăng áp lực để phe thân Trung Quốc phải tập trung mọi nguồn lực để be bờ, bận rộn che chắn để bảo vệ người đỡ đầu cho nhóm Bùi Tiến Dũng, giúp cho người thân Bắc=2 0Kinh được tiếp tục giữ chức vụ sau Đại Hội 10. Nhờ vậy, nhân vật cấp tiến, thân Tây Phương mà lâu nay Bắc Kinh vẫn tin là mình đã nắm chắc, mới có cơ hội lên cầm quyền và đưa thêm người của mình vào bộ Chính Trị.

- Điều đó có nghĩa là trong lúc mọi người tưởng nhân vật đó lên nắm quyền thì coi như phe thân Bắc Kinh thắng thế, nhưng thực ra không hẳn là như vậy?

- Đúng thế, thưa ông Đại Sứ. Tuy nhiên nhân vật này, mà Trú Sứ CIA không cho tôi biết là ai, vẫn chưa tin tưởng nơi người Mỹ hoàn toàn. Vì thế, Trú Sứ CIA nói với tôi, để củng cố niềm tin cho ông ta và nhóm của ông ta, có lẽ chúng ta nên có vài biện pháp.

- Ví dụ như?

- Ví dụ như thu xếp với chính phủ Thái Lan để tạo cho mọi người cái cảm tưởng rằng nay mai ông Lý Tống sẽ bị trả về Việt Nam; thu xếp với FBI, Interpol, và Nhà chức trách Nam Hàn để tìm cách câu lưu ông Nguyễn Hữu Chánh và cũng tạo cho mọi người cái cảm tưởng rằng nay mai ông này cũng sẽ bị trả về Việt Nam. Lúc nãy Helen nói đúng. Hà Nội rất sợ tổ chức của ông Nguyễn Hữu Chánh. Khi nhìn thấy những người muốn lật đổ cộng sản bằng vũ lực như ông Chánh, ông Tống không còn là mối nguy nữa thì nhân vật cấp tiến đó và nhóm ông ta càng yên tâm hơn.

- Okay. Cám ơn Lou. Nếu không còn gì để nói thêm thì chúng ta giải tán, tôi sẽ đi gặp Mađam Bộ Trưởng ngay cho kịp.

*****

Lou và tôi đã làm hết chai vang của quán chị Nguyệt. Mùi chua chát của rượu làm tôi liên tưởng đến câu chuyện của Lou.=2 0

- Như vậy là sau Đại Hội 10, điều mà nhiều người nghĩ sẽ không hẳn là như thế?

- Đối với chúng ta, tôi dùng chữ chúng ta vì bây giờ anh cũng là người Mỹ rồi, đối với chúng ta, trong ngành ngoại giao và tình báo không có chuyện thắng hay bại mà chỉ là một sự vận hành liên tục, kẻ thù hôm nay có thể thành bạn ngày mai và ngược lại. Trước xu thế toàn cầu hóa, mà người cộng sản gọi là thế giới đại đồng; nước Mỹ với nguồn lực nhân sự và thiên nhiên dồi dào, sẵn sàng đóng vai President kiêm CEO cho cả tổng công ty gọi là Thế Giới, vai trò mà người cộng sản gọi là Sen Đầm Quốc Tế; với điều kiện quyền lợi của Mỹ được bảo vệ. Dù ông Bush có nói gì đi nữa, quyền lợi Mỹ phải đi trước; sau đ=C 3 mới đến tự do dân chủ nhân quyền, phát triển kinh tế, công tác nhân đạo, quảng bá văn hóa và lối sống Mỹ, bảo vệ môi trường... Vì không quốc gia nào giống quốc gia nào, cho nên tùy trường hợp cụ thể mà sắp xếp các thứ tự ưu tiên.

- Con đường từ Hà Nội đi Bắc Kinh gần hơn Hà Nội Washington, sự chọn lựa của những người ngồi ở hội trường Ba Đình cũng dễ hiểu và hợp lý thôi. Cậu có thấy như vậy không?

- Đúng vậy! Địa lý, văn hóa, bộ máy kềm kẹp khổng lồ, người có chức có quyền cứ ngang nhiên xem người dân là con cái, xem chuyện biếu xén hối lộ là bình thường bắt buộc, còn người dân thì có tâm lý “chấp nhận để tồn tại”. Theo Bắc Kinh thì tiếp tục ăn trên ngồi trước, bảo vệ đB 0ợc tài sản và tính mạng. Theo Washington thì nguy hiểm quá, thậm chí trong số những người đang nắm quyền sinh sát tại Việt Nam, vẫn còn nhiều người mang não trạng của thời chiến tranh: nghi ngờ Mỹ, sợ Mỹ và thù Mỹ. Khi nghe Bin Laden đánh sập hai tòa tháp đôi ở New York, nhiều chai XO đã được khui ra ở Hà Nội để ăn mừng cho “đáng đời thằng Mỹ”. Theo tôi, chỉ có những ai đặt quyền lợi đất nước lên trên cá nhân và Đảng thì mới dám thay đổi nguyên trạng.

- Sự lệ thuộc của Hà Nội vào Bắc Kinh nặng đến mức nào?
(Quan hệ Hà Nội-Bắc Kinh? — Nguồn: encyclopedia.laborlawtalk.com)

- Ngoài những chuyện mà mọi ng0ời đều biết, ví dụ như chờ Trung Quốc vào WTO xong thì Việt Nam mới xin vào, ví dụ như Giả Khánh Lâm và Tào Cương Xuyên đến Hà Nội để chuẩn bị cho Đại Hội 10; tôi xin kể anh nghe một chuyện nữa. Hằng năm, nghe theo lời khuyên của bên Ngoại Giao, Tư Lệnh Các Lực Lượng Quân Sự Mỹ trong vùng Thái Bình Dương, mà bây giờ là Đô Đốc Falcon, đều mời các Tư Lệnh Quân Đội của tất cả các nước trong vùng châu Á Thái Bình Dương đến Hawaii dự party trong vài ngày. Mục đích là để các ông tướng to nhất của mỗi nước quen biết nhau, có cảm tình với nhau, để lỡ sau này có chuyện gì thì cũng là bạn bè cả, không nhẽ lại choảng nhau. Năm nào cũng vậy, hễ ông tướng Trung Quốc đi dự party thì ông tướng Việt Nam đi, ông tướng Trung Quốc cáo m thì ông tướng Việt Nam cũng bận. Có năm cả hai ông tướng đều RSVP là đi, nhưng sau đó mấy hôm ông tướng Trung Quốc gửi giấy thoái thác thì ông tướng Việt Nam cũng sorry.

- Thế còn thành phần được Mỹ cho đi tour hoặc cấp học bổng du học, lấy những bằng cấp to đùng của Mỹ trở về nước thì sao?

- Thành phần này gồm hai loại, con cháu các cụ và cực kỳ giỏi. Sau khi tốt nghiệp về nước, loại con cái các cụ thì coi như đi du lịch có người Mỹ đóng thuế trả tiền; còn loại cực kỳ giỏi biết rằng mô hình tổ chức xã hội theo kiểu Mỹ vẫn hay hơn, nhưng không hiểu liệu tài sức của mình có thay đổi được cái cơ chế quá tệ này hay không, hay chỉ là chuyện châu chấu đá xe, hay chỉ cần mở miệng ra một chút là coi nhB 0 tàn đời. Ngược lại, nhóm người đang cai trị cũng biết ý đồ người Mỹ. Thành phần tốt nghiệp ở Mỹ về rất hiếm khi được “cơ cấu” vào những vị trí thực sự có chức có quyền, rút cuộc họ lần lượt trở thành chủ nhà hàng, khách sạn, đại diện công ty nước ngoài…

- Theo như cậu kể thì phong trào công nhân đình công, phong trào ra tuyên ngôn đòi dân chủ có trên 100 chữ ký là do CIA dựng lên?

- CIA không có chiếc đũa thần, nhưng lối làm việc của CIA liên quan các phong trào này là giúp từ trong trứng nước hoặc tìm đến để hỗ trợ, sau khi hình thành. Với mạng lưới kềm kẹp khổng lồ của đảng cộng sản Việt Nam cộng với tâm lý an phận của người dân Việt Nam, CIA đã gặp khó khăn trong phương án thứ nhất; do =C 4ó, họ chỉ có thể áp dụng phương án thứ hai, sau khi đánh giá các phong trào đó phục vụ được mục tiêu chiến lược.

- Và trong tiến trình chiêu dụ phe cấp tiến hãy mạnh dạn lên, cậu đã hy sinh hai người thuộc phe tôi?

- Xin anh thực tế một chút. Giống như mua nhà mua xe, chúng ta phải có cái gì để làm tiền down chứ. Chúng ta sẽ chờ xem có đúng là phe cấp tiến có lên nắm quyền thực sự hay chưa. Nếu đúng thì chúng ta mới “trục xuất” hai ông Lý Tống và Nguyễn Hữu Chánh về Việt Nam. Sau đó, chúng ta sẽ thuyết phục phe cấp tiến: đây là hai công dân Mỹ, Việt Nam nên tỏ thái độ thân Mỹ bằng cách đối xử tử tế với họ và cho họ được trở về Mỹ dựa trên chính sách “nhân đạo khoan hồng”. Một mũi tên bắn hai con chim. Các phong trào chống đối ở nước ngoài khi thấy hai ông này trở về Mỹ thì chắc không còn lý do gì để tồn tại nữa. Đòn này xem ra độc gấp mấy lần Nghị Quyết 36 chứ không phải giỡn chơi.

- Cá nhân cậu cũng có lợi khi phe cấp tiến lên nắm quyền?

- Tôi đã đến lúc về hưu. Về mặt cá nhân, tôi là người mong muốn phe cấp tiến, phe thân Mỹ lên nắm quyền tại Việt Nam hơn ai hết. Nếu được vậy; chuyện tình cảm giữa tôi và Hoài Thu không còn những trở ngại quan trọng nữa. Tôi có một căn nhà ở vùng quê Virginia mà bây giờ đang cho mướn. Nếu Hoài Thu muốn đi Mỹ thì chúng tôi sẽ về đó ở, khi nào cần thì lái xe hơn hai tiếng đồng hồ về vùng thủ đô đi chợ Eden, xem văn nghệ từ Cali hoặc từ Việt Nam sang. Nếu cô ấ y không thích sống ở Mỹ, chúng tôi có thể mua căn nhà trong khu Phú Mỹ Hưng trong Sài Gòn, tiền hưu của tôi cũng đủ sống cho cả hai tại Việt Nam. Buồn buồn thì tôi có thể ghé ông bạn Vũ Đình Phan đang có nhiều trường dạy Anh văn ở thành phố, xin một chân dạy tiếng Anh cho qua giờ.

Chu Quang


No comments: