Thursday, March 12, 2009

THI CA TRANH ĐẤU


Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ&gt


;TƯỞNG NIỆM 50 NĂM KHÁNG CHIẾN TÂY TẠNG

10.03.1959 – 10.03.2009
Mưa, bài thơ để Vinh Danh anh chị em Tây Tạng
đã hy sinh cho Đại Nghĩa Dân Tộc và Niềm Tin Tôn Giáo từ năm 1958
Rất ít người biết rằng 1958 là năm mà những kháng chiến quân Khampa đã biểu lộ niềm công phẩn nấu nung từ lâu bằng nhiều hành động dũng cảm chống lại đoàn quân Trung cộng xâm lược. Những anh hùng áo vãi vô danh đó đã báo hiệu trước cuộc Tổng Khởi Nghĩa của đồng bào ở thủ đô Lhassa sẽ bùng nổ ngày 10 tháng 3 năm 1959. Không thành công, hàng vạn người dân Tây Tạng bị bạo quyền chiếm đóng thảm sát hoặc mang đi mất tích sau khi bị bắt. Đức Đạt Lai Lạt Ma bị bắt buộc phải vượt dãy Hi Mã Lạp Sơn đến tị nạn tại Ấn Độ. Tiếp theo là cuộc hành trình đầy hiểm nguy đi tìm mảnh đất tạm dung của nhiều trăm ngàn đồng bào của Ngài, trong bốn mươi năm cuối cùng của thế kỷ hai mươi. Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam có bổn phận phải nhớ: Đầu thập niên 50, Bắc Kinh xua quân thôn tính Tây Tạng. Những nguyên tắc căn bản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bị chà đạp trắng trợn và tàn bạo. Sự vi phạm cực kỳ nghiêm trọng các Quyền Dân Tộc Tự Quyết và Nhân Quyền không hề bị trừng phạt và chưa chấm dứt. Hơn một triệu người Tây Tạng đã bị Hồng quân của Mao Trạch Đông bắt giữ, tra tấn, hành quyết hoặc ám sát. Hơn năm thập niên, xứ Phật đã sống một đại thảm kịch của lịch sử nhân loại. Như sự tố cáo và lên án của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc họp báo quốc tế tại thủ đô lưu vong Dharamsala ở Ấn Độ : ‘’Trung cộng đã biến Tây Tạng thành một địa ngục trần gian’’.
Tưởng Niệm 50 năm Kháng Chiến Tây Tạng cũng là dịp để tưởng niệm những người dân ở thủ đô Lhassa một năm trước đây, ngày 14 tháng 3 năm 2008, đã bị tử thương hoặc mất tích năm tháng trước khi Thế vận hội Ô nhục Bắc Kinh khai mạc. Nhắc lại để nhớ, tại Lhassa, nhân dịp tưởng niệm 49 năm cuộc Tổng Khởi Nghĩa, dân chúng và tu sĩ Phật Giáo đã biểu tình đòi Tự Do, Nhân Quyền và phản đối Trung cộng chiếm đóng đất nước họ. Nhưng sự xuất hiện đông đảo cảnh sát và quân đội đế quốc cộng sản để đàn áp những người biểu tình đã gây ra nhiều cuộc xô xát dữ dội. Được chiến xa yểm trợ, bạo quyền phi nghĩa phong tỏa và tái kiểm soát thành phố. Một lần nữa, chúng thẳng tay vùi dập Lhassa trong máu lửa và nước mắt. Dù vậy, tuân theo chủ trương bất bạo động của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đồng bào của Ngài vẫn biểu dương tinh thần đối kháng bất diệt. Và cuộc kháng chiến kiên cường, tay không súng đạn, của nhân dân Tây Tạng đang còn tiếp diễn, ở trong và ngoài đất nước bất hạnh đó, trên khắp thế giới và ngay cả trên lãnh thổ Trung cộng.
Tưởng niệm 50 Năm Kháng Chiến Tây Tạng, người Việt tự do, yêu chuộng dân chủ, công lý, nhân ái và tình bằng hữu, muốn được vinh danh một dân tộc bạn thân nổi tiếng sùng đạo và hiếu hòa, nạn nhân của đế quốc Trung cộng. Đồng thời, cũng để bày tỏ mối cảm thông và tình đoàn kết gắn bó với anh chị em Tây Tạng phải sống lưu vong hoặc bị tù đày ngay trên quê hương mình. Nhân cách và lòng can đảm của dân tộc Tây Tạng rất xứng đáng được chúng ta kính trọng và quý mến. Làm sao chúng ta có thể thờ ơ lãnh đạm trước những biến cố lịch sử bi hùng, với núi xương sông máu đau thương và mất mát của một dân tộc anh em? Làm sao chúng ta không biết, không nghe, không thấy Tội Ác Diệt Chủng của đế quốc bành trướng Phương Bắc được s hoan hô nịnh bợ của số chế độ đồng minh và đồng lõa ? Nhà cầm quyền CSVN chẳng những cúi đầu câm nín mà còn đàn áp thô bạo sinh viên, giáo chức, nhà văn, nhà báo, cựu chiến binh CS, người dân vô danh ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng vì họ đã dám lên tiếng phản đối Bắc Kinh cưỡng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, cùng tước đoạt chủ quyền trên một phần quan trọng lãnh thổ và lãnh hãi Việt Nam.
Như một đóng góp nhỏ cho Ngày Tưởng Niệm 50 Năm Kháng Chiến Tây Tạng, xin được giới thiệu bài thơ "Mưa" của Nguyên Hoàng Bảo Việt viết từ năm 1958 và được in trong tập thơ đầu tiên của thi hữu mang tựa đề Hy Vọng (1961). Bài thơ đã được phổ biến rộng rãi đến bạn văn và bạn đọc ngoại quốc, qua bản dịch tiếng Pháp của bà Hoàng Nguyên, một thuyền nhân tị nạn CS và bản dịch tiếng Tây Tạng của nhà thơ lưu vong Lobsang Namdol Drongshar. Cộng đồng Tây Tạng ở Thụy Sĩ cũng đã cho đăng bản tiếng Pháp của bài thơ Mưa trong một tập san thông tin đặc biệt sau một cuộc biểu tình lớn trước trụ sở Liên Hiệp Quốc.
Uống Nước nhớ Nguồn, tổ tiên từ ngàn xưa hằng nhắc chúng ta đừng bao giờ quên. Sông Cửu Long bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng. Cám ơn tác giả bài thơ Mưa, từ hơn 50 năm trước, đã đưa chúng ta gần lại hơn nữa với anh chị em Tây Tạng thân thương, trong tâm tưởng, tình cảm, ước mơ và hành động.
Genève ngày 10 tháng 3 năm 2009
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ.
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
  • * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Mưa
Trời mưa suốt đêm
Mưa hoài mưa không ngớt
Tôi lắng tai nghe
Đạn đại bác rơi vào quê hương em
Đạn rơi hoài rơi hoài chưa dứt
Mắt trừng nhìn thấu đêm thâu
Hai con ngươi tựa hai vì sao
Nóc trái đất bừng bừng lửa cháy.
Lưng gầy còm đồng lúa trơ trụi
Dòng suối nước mắt mặn
Đói lắm khát lắm
Đá chảy tuyết tan
Mẩu bánh mì khô còn bằng ngón tay
Chén cơm màu đất cằn cỗi
Con én cuối cùng rời bỏ thủ đô
Đau niềm đau bồ câu mang xiềng xích
Một Bình Nhưỡng Á châu một Đông Âu Budapest.
Bao nhiêu tu viện sụp đổ
Nền trời phơi trần da thịt đẵm máu
Bọn hung dữ lồng lộn giết trẻ con
Cát sỏi nhét đầy mũi miệng
Tiếng kêu cứu thất thanh giữa ban ngày
Sợi dây thừng thắt lại
Nước mắt đầm đìa hai má người Mẹ hiền
Bóng tối chực nuốt chửng hiện tại
Bàn tay tàn nhẫn bóp mãi
Quả bong bóng đỏ vỡ tan!
Giữa không khí địa ngục
Ánh lửa bất khuất vừa lóe lên
Đuốc tự do ngùn ngụt
Cả núi rừng cả đồng bằng
Cả một dân tộc
Cả một loài người.
Tay trói vòng sau lưng
Em hiên ngang ưỡn ngực
Miệng hát hoài hát to
Hàng trăm ngàn hàng triệu tiếng dội
Trong đó có người yêu của em
Chúng nó yếu thế hèn nhát
Mũi súng chờ nhả đạn vào trán em
Chúng đẩy em sát chân tường
Chúng muốn gì nữa?
Thân em không manh áo giáp
Lửa xém gương mặt trái xoan
Chúng muốn gì nữa?
Thân em phơi rõ vết thương
Giọng em hát thêm khỏe
Em tin em không chết trong quên lãng
Bài ca yêu nước nuôi sức mạnh tự vệ
Hai vì sao sáng chiếu thẳng vào cuộc đời
Chúng nó khiếp hãi không biết phải làm sao
Đôi mắt diều hâu nhìn em trâng tráo.
Tôi sẽ một lần đi tới
Trưa vượt Trường Sơn khuya ngược Cửu Long
Bè bạn đồng loại cùng đi tới
Hai bên bờ sông Tsang Po
Từ những mái nhà nhỏ khóm cây xanh
Véo von tiếng chim họa mi
Dũng sĩ Khampa đức tin ngời nét mặt
Vô ích vô ích
Quân khủng bố giận dữ chẳng làm được gì
Những mùa xuân sẽ đến
Em không gục đầu đợi bóng tương lai.
Đêm nay trời còn mưa
Làm sao tôi ngủ được
Hồn tôi còn phiêu lưu
Đạn đại bác nổ chưa dứt
Tôi sẽ tìm đến em
Bè bạn đồng loại cùng đi một đường
Bốn chân trời gom lại
Dù gần hay xa
Nam băng dương lên Bắc cực
Sài Gòn sang Lhassa
Bàn tay nối bàn tay
Đức tin làm phép thuật nhiệm mầu
Bốn bề vây bóng tối
Tôi lắng tai nghe
Bước chân Hy Vọng về không xa...
Nguyên Hoàng Bảo Việt (1958)
(trích tập thơ Dấu Tích Phượng Hoàng
Bạn Văn Paris xuất bản 2008)

-----------------------------------------------

Il pleut

Il pleut toute la nuit
Il pleut toujours
Sans arrêt
Je prête l'oreille pour écouter
Des obus pleuvent
Des obus se déversent sur ton pays
Des obus s'écrasent
Sans répit
Les yeux écarquillés, je perce du regard
L'obscurité des ténèbres
Les pupilles, deux étoiles, luisent
Sur le Toit du monde embrasé de feu.
Des voûtes dorsales squelettiques
Des rizières dénudées
Des sources de larmes salées
Des affamés, des assoiffés
Des pierres brûlantes
La neige altérée
Un piètre bout de pain sec
Un bol de riz maigre, couleur de terre aride...
La dernière hirondelle quitte la capitale
Souffrant la même douleur
Que la colombe rivée à ses chaînes
Tel un Pyongyang de l'Asie orientale
Un Budapest de l'Europe de l'Est.
Combien de monastères se sont écroulés?
A ciel ouvert pourrit la chair sanglante
Une meute de barbares enragés massacre les innocents
Les visages d'ange plaqués au sol, mordant du sable, du gravier.
Des cris "Au secours!" terrifiés, à perte de voix
En plein jour, étranglés!
La corde se resserre
Les larmes inondent les joues de la douce Mère.
Les ténèbres s'apprêtent à engloutir
D'un seul coup
Le présent
Leur main cruelle presse
Presse...
Le ballon rouge
Crève!
Au milieu d' une atmosphère infernale
Oppressante
Etincelle la flamme insoumise
Sur-le-champ, en tous lieux, s’embrasent
Les flambeaux de la Liberté
Dans les forêts. Dans les montagnes. Dans les plaines
Parmi tout un peuple
Parmi l’humanité.
Les mains liées dans le dos
Le torse cambré
Sans te lasser, tu chantes le Beau, le Bien, le Vrai
Plus haut, bien plus haut, résonne ta voix
Répercutée par des centaines de mille
Mille milliers d'échos
Parmi lesquels retentit celui de ton amant.
Ils sont faibles
Ils sont lâches
La gueule de leur fusil
Vise
A cracher ses projectiles sur ton front.
Ils te poussent contre le mur
Qu'est-ce qu'ils veulent encore?
Ton corps n'a pas d'armure
Le feu a cramé ta face ovale
Qu'est-ce qu'ils veulent encore?
Ton corps découvre ta blessure
Ta voix sonore redouble de vigueur
Tu crois, par conviction, que tu ne mourras pas
Dans l'antre de l’oubli
L'hymne qui exalte l'amour de la patrie
Nourrit la force de te défendre.
Tes yeux, ces deux étoiles lumineuses
Rayonnent sur la vie
Saisis d'effroi, ils ne savent plus que faire?
Leurs yeux de faucon grands ouverts
Fixent sur toi leurs regards stupéfaits.
J’avancerai où que tu sois
Une fois pour toutes
A midi, je franchirai la cordillère du Trường Sơn
A minuit, je remonterai le Mékong
Nos frères, nos sœurs, nos compagnons de route
Avanceront d’un même cœur.
Sur les rives du Tsang Po
Sous les toits des paillotes
A l’ombre des bosquets de verdure
Les rossignols chanteurs modulent leurs sons purs
Les Khampas, vaillants Résistants tibétains
Pleins de confiance
Le visage illuminé de ferveur.
Vaine terreur
Les terroristes, fous de rage, n’y peuvent rien
Les printemps se renouvelleront
Car jamais tu ne baisseras la tête
Humiliée
A l’approche de l’avenir.
Cette nuit, il pleut encore
Comment pourrais-je dormir?
Mon âme part à l’aventure
Les obus détonent sans interruption
Je vais te joindre aussitôt
Nos frères, nos sœurs, nos compagnons de route
Suivront le même chemin.
Des quatre coins de l’horizon
Proches ou éloignés
Nous nous rassemblerons
De l’Océan Glacial Antarctique
Jusqu’au Pôle Nord
De Sài Gòn à Lhassa
La main se joindra à la main
La foi révélant une puissance surhumaine
De tous côtés, encerclera
Les ténèbres criminelles.
Je prête l’oreille pour écouter
Les pas de l’Espérance, bientôt, revenir...
Nguyên Hoàng Bảo Việt (1958)
Bản dịch tiếng Pháp của bà Hoàng Nguyên
(trích tập thơ L’Empreinte du Phénix
Bạn Văn Paris xuất bản 2008).
-------------------------------------------------------------------------------------







No comments: