Friday, March 13, 2009

TIN TỨC THẾ GIỚI






TIN TỨC TRUNG CỘNG, Á CHÂU & THÁI BÌNH DƯƠNG
==

Trung Cộng đang tìm cách chứng tỏ chủ nghĩa bá quyền trong vùng biển đông

http://www.tinvietonline.com/bidvertiser336.php;

Mar 11, 2009



Như tin đã loan vào ngày hôm qua, một tàu nghiên cứu khoa học của Hải quân Mỹ trong khi hoạt động tại khu vực biển Nam Hải đã bị 5 tàu hải quân Trung Cộng bao vây. Vụ khiêu khích xảy ra trong hải phận quốc tế, các tàu Trung Cộng tỏ nhiều dấu hiệu khiêu khích cũng như yêu cầu tàu Mỹ phải ra khỏi vùng biển mà họ cho là thuộc chủ quyền của họ. Hoa Kỳ đã chính thức phản đối sự việc này qua Đại sứ Trung Cộng tại Washington DC. Giáo sư Carl Thayer, nguyên là chuyên gia c ốvấn cho Bộ Quốc Phòng Úc trong cuộc phỏng vấn dành cho báo chí đã cho rằng đây là trường hợp đặc biệt khác với lần trước xảy ra vào năm 2001.


Lần này tàu của Mỹ là một chiếc tàu nghiên cứu hải dương học và không trang bị vũ khí. Vùng biển này thuộc hải phận quốc tế nên việc làm của Trung Cộng sẽ khiến nhiều nước trên thế giới quan ngại khi có các hải hành ngang khu vực biển Nam Hải. Việc làm này của Trung Cộng là bất hợp pháp và sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác. Trung Cộng đã từng bắn tàu đánh cá Việt Nam trong vùng biển này và Việt Nam không thể làm gì khác hơn là chỉ lên tiếng phản đối, nhưng Hoa Kỳ thì khác, không thể đơn giản là một việc lầm lẫn mà đây là vấn đề có tầm quan trọng lớn hơn nhiều. Trung Cộng đã tự tuyên bố hải phận của họ khác với quy định của công pháp quốc tế.



Điều này làm nảy sinh ra vấn đề chủ quyền quốc gia của họ được vẽ lại và cũng ngầm chứng tỏ cho các nước trong khu vực thấy sức mạnh quân sự mà họ có.Giáo sư Carl Thayer cho rằng đối với tàu đánh cá nhỏ hay tàu hải quân Việt Nam thì Trung Cộng đã dùng sức mạnh quân sự như muốn răn đe các nước láng giềng, nhưng đối với hải quân Mỹ thì khác mặc dù chiếc tàu này không trang bị vũ khí nhưng vẫn là tàu Mỹ. Hơn nữa họ đang hoạt động tại vùng biển quốc tế nên Trung Cộng không thể cho là thuộc hải phận của họ được. Sự kiện xảy ra khi tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ là đô đốc hải quân Robert Willard đang viếng thăm Hà Nội, giáo sư Thayer cho rằng hai việc không liên quan gì với nhau. Mới đây thì Ngoại trưởng Hillary Clinton đã công du Trung Cộng và hai bên hứa hẹn nhiều sự hợp tác quan trọng. Hơn nữa cũng sắp tới ngày Tổng thống Obama và Chủ tịch nhà nước Cộng sản Trung Hoa Hồ Cẩm Đào gặp gỡ nhau trong cuộc họp thượng đỉnh thì Trung Cộng sẽ không muốn có sự kiện gì lớn xảy ra trước đó.



Ông nghĩ rằng việc này chỉ nhằm chứng tỏ sức mạnh của họ đối với các nước trong khu vực biển Đông mà thôi. Ông cũng cho rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách của họ như từ trước đến nay và việc tàu hải quân Mỹ di chuyển trên hải phận quốc tế thì dĩ nhiên họ vẫn tiếp tục làm như vậy bất kể tiềm năng quân sự của Trung Cộng ra sao. Việc làm của hải quân Trung Cộng có thể giải thích theo như nhiều nước trong khu vực từng làm là họ chứng tỏ chủ nghĩa bá quyền của mình, tuy nhiên ông không nghĩ rằng họ có thể áp dụng chủ trương này đối với Mỹ.Trung Cộng tố cáo ngược Mỹ vi phạm luật quốc tế và luật Trung CộngNgày hôm nay phía Trung Cộng đã đáp trả cáo buộc gây hấn mà Mỹ đưa rằng bằng cách khẳng định tàu Mỹ đã vi phạm luật quốc tế và cả luật Trung Cộng, khi cho rằng tàu USNS Impeccable tiến hành các hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Trung Cộng ở biển Đông mà chưa có sự cho phép của Bắc Kinh.




Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung cộng là Triều Húc tuyên bố Bắc Kinh yêu cầu Hoa Kỳ ngừng ngay các hoạt động liên quan trên vùng biển này và có biện pháp ngăng ngừa không để xảy ra một lần nữa chuyện như vậy ở đây. Tuyên bố này của Trung Cộng đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ đã cáo buộc Trung Cộng khiêu khích trên biển Đông bằng việc cho tàu chiến lượn quanh khu vực đóng hạm đội của Mỹ tại đây, sự kiện xảy ra ra khi tàu thăm dò đại dương USNS Impeccable của Hoa Kỳ đang hoạt động thường lệ tại lãnh hải quốc tế cách đảo Hải Nam 75 dặm về phía Nam, tức là gần khu vực đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, các thuỷ thủ trên các tàu Trung Cộng đã vẫy cờ Trung Cộng và yêu cầu tàu Mỹ rời khỏi nơi này, có lúc tiến sát đến gần tàu Mỹ chỉ cách khoảng 7 thước. Phía Mỹ đã buộc phải xịt hơi chữa cháy vào tàu Trung Cộng để tự vệ.


Các viên chức Bộ Quốc phòng Mỹ coi đây là sự kiện hết sức bất ngờ và khó chịu, nên đã cáo buộc hành động của Trung Cộng đã vi phạm luật quốc tế về sử dụng lãnh hải. Hoa Kỳ đã chính thức gửi công hàm ngoại giao phản đối đến tòa đại sứ Trung cộng ở Hoa Thịnh Đốn, cũng như triệu tùy viên quân sự Trung cộng đến họp tại bộ Quốc Phòng Mỹ.



Biểu tình chống Trung Cộng tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn




Hàng trăm người mang theo quốc kỳ Tây Tạng đã tập trung trước Tòa Bạch Ốc để biểu tình phản đối Trung Cộng chiếm đóng Tây Tạng. Hồng quân Trung Cộng đã xâm lăng Tây Tạng trong năm 1950 với chiêu bài giải phóng nước này thoát khỏi chế độ quân chủ phong kiến.Người biểu tình đã hát quốc ca Tây Tạng, vẫy những biểu ngữ đòi Trung Cộng cho tự do báo chí và trả tự do cho Tây Tạng.



Cô Yangchen Lhamo là một du sinh Tây Tạng Tự do nói cô xuống đường để cùng với hàng chục ngàn người trên thế giới tưởng niệm lần thứ 50 vụ đứng dậy trong năm 1959 của Tây Tạng. Họ kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ áp lực để Bắc Kinh phải nói chuyện với đức Đạt Lai Lạt Ma, và chân thành đàm phán để trả tự do cho Tây Tạng. Một người biểu tình khác là anh Tsering Palden, một thành viên của Nghị hội Thanh niên Tây Tạng ở New York và New Jersey nói anh tiếp tục tranh đấu cho tới khi nào Tây Tạng được tự do. Hiện nay Tây Tạng là nước bị đóng kín với thế giới bên ngoài, không có báo chí, không có người ngoại quốc và ký giả quốc tế được phép đến Tây Tạng, cả đất nước Tây Tạng bị quân sự hóa, bị đặt trong tình trạng thiết quân luật. Cách nay một năm chư tăng Tây Tạng đã lãnh đạo một cuộc biểu tình chống sự chiếm đóng của Trung Cộng, đưa tới vụ bạo động ngày 14 tháng 3 làm 19 người Hán và người Tây Tạng thiệt mạng. Vụ bạo động đã đưa tới vụ đàn áp thăƯng tay của Trung Cộng.



Các nhóm tranh đấu ở hải ngoại nói ít nhất 200 người Tây Tạng đã tử nạn vì đàn áp của bộ đội Trung Cộng. Bắc Kinh đã nói đức Dạt Lai Lạt Ma chủ trương tách rời Tây Tạng khỏi lãnh thổ Trung Cộng, nhưng đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố ngài chỉ tranh đấu để Tây Tạng được quyền tự trị rộng rãi hơn mà thôi. Kể từ năm 2002, đại diện Trung Cộng và đức Đạt Lai Lạt Ma đã đàm phán 8 lần nhưng không đem lại kết quả nào.Kỷ niệm 50 năm ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma sống lưu vongTrong lúc thế giới đánh dấu 50 năm ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma sang Ấn Độ lánh nạn, thì những người Tây Tạng tại quê nhà đang phải sống dưới sự canh phòng nghiêm ngặt của chính quyền Trung Cộng tìm cách làm im tiếng nghững người chống đối, để đề phòng một vụ biến động như đã từng xảy ra tai thủ đô Lhasa cách đây gần 1 năm.


Sáng nay một giới chức cao cấp của Trung Cộng nói họ đã điều động lực lượng chống bạo loạn đến Tây Tạng để ngăn ngừa bất cứ biến động nào. Bắc Kinh cũng đã gia tăng kiểm soát tại khu vực này trong lúc người Tây Tạng kỷ niệm 50 năm ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma phải chạy sang Ấn Độ sống lưu vong, và cũng là ngày mà những người Tây Tạng đã cũng đã kỷ niệm vào hồi năm ngoái rồi biến thành bạo động. Đưòng xá cũng đã bị ngăn chặn dọc theo lộ trình dẫn đến những tu viện từng xảy ra biến động vào hồi năm ngoái, để ngăn ngừa những người ngoại quốc đến viếng thăm, và để đề phòng nhập lậu vũ khí vào. Tại một tu viện ở thị trấn Kumbum thuộc vùng ngoại ô thành phố Tây Ninh trong tỉnh Thanh Hải ở miền tây bắc Hoa Lục là nơi mà an ninh ít được tăng cường, các cư dân tại đây nói tu viện này đã không tham dự vào vụ biến động vào hồi năm ngoái.



Hàng trăm sư tăng đã tụ tập tại tu viện này để cầu nguyện trong lúc những tín đồ cũng được tự do vào hành lễ. Những nhà sư và người hành hương đã cố tình né tránh nói chuyện trước ống kính về lễ kỷ niệm ngày 10 tháng 3, vì họ biết đây là một vấn đề chính trị nhạy cảm. Cách đây 1 năm, các cuộc biểu tình do các sư tăng lãnh dạo chống lại sự cai trị của Trung Cộng tại vùng thủ đô Lhasa đã biến thành vụ nổi loạn vào ngày 14 tháng 3, khi những người Tây Tạng tấn công những cơ sở thương mại của người Hán và người Hồi và gây tử vong cho 19 người. Vụ nổi loạn đã khiến cho Bắc Kinh vận dụng quân đội đàn áp những người Tây Tạng trong khu vực này.



Những nhóm tranh đấu cho người Tây Tạng tại hải ngoại nói có hơn 200 người đã bị giết trong vụ đàn áp nói trên.Chính quyền Trung Cộng phủ nhận sự cáo giác này, những người Tây Tạng nói họ vẫn còn lo ngại cho tưong lai bất chất vụ nổi loạn đã được dẹp tan vào năm ngoái. Theo dự trù vào hôm nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ kỷ niệm 50 năm ngày Ngài sống lưu vọng bằng cách đòi quyền tự trị rộng rãi hơn cho ng Tây Tạng, vì những đồng đạo của Ngài tại quê nhà nói sự cai trị của Bắc Kinh đã khiến cho họ như đang sống trong địa ngục trần gian. An ninh cũng được tăng cường tại tỉnh Thanh Hải giáp giới với Tây Tạng, cảnh sát đã được điều động đến ngăn chặn những con đường không cho dân chúng được vào tu viện tại thị trấn Đồng Nhân mà người Tây Tạng gọi là Rabkong. Thế nhưng bất an cũng đã xảy ra tại vùng cực tây vào sáng hôm qua, khi những quả bom tự tạo đã gây thiệt hại cho 2 chiếc xe cảnh sát kiểm lâm của chính quyền trong khu vực sinh sống của người Tây Tạng ở tỉnh Thanh Hải.



Tân Hoa Xã nói vụ nổ diễn ra sau khi dân chúng tụ tập tại một đồn cảnh sát để hậu thuẫn cho một tài xế xe vận tải chở gỗ đã bị cảnh sát chặn tại một chốt kiểm soát vào hôm Chủ Nhật. Hôm qua Chủ tịch nhà nước Trung Cộng là Hồ Cẩm Đào báo động là chính quyền có thể sẽ không nới lỏng sự kiểm soát tại vùng rừng núi mà Hồng quân Trung hoa của Mao Trạch Đông từng cưỡng chiến vào năm 1950.Bắc Kinh nói Đức Đạt Lai Lạt Ma đòi được quyền tự trị rộng rãi hơn là để muốn cho Tây Tạng được độc lập. Trung Cộng cáo giác ngài là kẻ ly khai đã tìm cách gây xáo trộn khu vực này vào hồi năm ngoái, là điều mà ngài phủ nhận. Bắc Kinh lo ngại ngày kỷ niệm hôm nay có thể sẽ gây nên các cuộc biểu tình mới, nên họ đã điều động quân đội và cảnh sát để nhanh chóng dẹp tan nguy cơ nổi loạn có thể xảy ra.



Hoa Kỳ và Nam Hàn tiếp tục cuộc tập trận hàng năm

Nam Hàn và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cuộc tập trận chung hàng năm giữa lúc vùng bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng, sau khi Bắc Hàn tuyên bố là quân đội của họ được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Quốc gia Cộng sản miền Bắc đã phẫn nộ vì cuộc tập trận của miền Nam ở gần vùng biên giới được canh phòng cẩn mật và sẽ kéo dài cho đến ngày 20 tháng này.




Trong một bản tuyên bố vào sáng hôm qua, quân đội Bắc Hàn nói cuộc tập trận này là một hành động khiêu khích quân sự và có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh. Bắc Hàn đang chuẩn bị phóng thử nghiệm phi đạn tầm xa, nói bất cứ một vụ bắn rớt hỏa tiễn nào của họ cũng được coi là một hành động chiến tranh. Hôm qua Bắc Hàn cũng đã đóng cửa biên giới với Nam Hàn và cắt đứt đường dây điện thoại nóng là phương tiện liên lạc chính thức giữa 2 nước. Sáng nay Bắc Hàn đã cho phép những công nhân Nam Hàn được vào công viên kỹ nghệ tại thị trấn Kaesong nằm trong vùng lãnh thổ Bắc Hàn ở gần biên giới giữa 2 nước để tiếp tục làm việc. Hán Thành đã mở khu kỹ nghệ này vào năm 2004 trong một nỗ lực nhằm thiết lập mối liên hệ khắng khít hơn với miền bắc, để trở thành nơi cung cấp ngoại tệ cho nước Cộng sản nghèo đói này qua việc sử dụng khoảng 35 ngàn nhân công rẻ tiền của miền bắc. Hiện nay đang có khoảng 800 công nhân Nam Hàn đang ở trong khu vực này, và họ được tự do trở về Nam Hàn nếu họ thích. Những ngày gần đây Bắc Hàn lại lớn miệng hăm dọa Bắc Hàn khi họ nói là lực lượng gồm hơn 1 triệu bộ đội của họ đã sẵn sàng chiến đấu chống lại cuộc tập trận tại miền nam và đang chuẩn bị phóng phi đạn tầm xa, tức là chống lại lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc. Đa số những lời lẽ phẫn nộ của Bắc Hàn là nhắm vào chính quyền bảo thủ tại Nam Hàn, khi Tổng Thống Lee Myung-bak nói Hán thành chỉ viện trợ cho Bình Nhưỡng nếu đất nước Cộng sản này thực tâm từ bỏ tham vọng nguyên tử.


Dân chúng Nam Hàn lo ngại tình hình căng thẳng trong vùng bán đảo triều tiênVùng bán đảo Triều Tiên đã trở nên căng thẳng vào sáng nay khi Bắc Hàn tuyên bố là quân đội của họ đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, để đáp lại cuộc tập trận hàng năm giữa Nam Hàn và Hoa Kỳ. Tuy không có bất cứ một dấu hiệu chiến tranh nào giống như những lời lẽ đe dọa của Bắc Hàn tại vùng biển tranh chấp giữa 2 nước ở ngoài khơi duyên hải miền tây, nhưng các cư dân tại đây cũng lo lắng về những lời hăm dọa này. Mặc dù chính quyền trên hòn đảo Yeonpyeong tọa lạc cách bờ biển của của Bắc Hàn khoảng 11 cây số nói mọi việc đang ở duới sự kiểm soát, nhưng các ngư phủ và gia đình của họ đang phải sống trong lo âu và hồi hộp.

( Mỹ và Nam Hàn diễn tập quân sự)

Dân chúng tại đây có thể nhìn thấy vùng đất Bắc Hàn trong những ngày trời quang đãng, và họ cũng có thể đọc được những tấm biển ngữ ca ngợi Chủ Tịch Kim Chánh Nhật cùng chế độ Cộng sản. Khoảng 1600 người đang sống trên hòn đảo rộng khoảng 7 cây số vuông này là nơi nổi tiếng về kỹ nghệ cua biển, họ đã từng chứng kiến 2 trận hải chiến nhỏ ở ngoài khơi mà gần nhất là vào năm 2002. Một số cư dân trên hòn đảo này lo sợ Bắc Hàn có thể phóng phi đạn vào vùng biển của họ. Trong lúc các ngư phủ đang chuẩn bị mùa cua, thì những cư dân lớn tuổi tham gia dọn dẹp sạch sẽ bãi biển. Một cư dân tại đây nói bà cảm thấy hồi hộp vì những trái phi đạn của miền Bắc. Cụ bà Hong Sun-hae 84 tuổi, nói bà rất hồi hộp, vào lúc 6 giờ sáng hôm qua bà nghe tin tức nói Bắc Hàn đang chuẩn bị chiến tranh nên bà rất lo lắng và ngày nào bà cũng theo dõi tin tức. Trên nguyên tắc Bắc Hàn và Nam Hàn đang ở trong tình trạng chiến tranh, vì sau khi kết thúc chiến tranh Cao ly vào năm 1953, cả 2 bên đều chưa ký kết một bản hòa ước nào.Phó tổng thống Joe Biden tham dự hội nghị NatoPhó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã kêu gọi các nước đồng minh NATO nỗ lực giúp Hoa Kỳ đối phó với tình hình Afghanistan, Pakistan và vùng Trung Á; nói tình hình tại đây đang đe dọa không chỉ riêng Hoa Kỳ mà cho cả Tây Phương. Phó Tổng thống đã thảo luận với Tổng thư ký NATO là tướng Jaap de Hoop Scheffer trước khi nói chuyện với đại diện 26 nước thành viên NATO. Ông đã tuyên bố Hoa Kỳ muốn tham khảo với các nước đồng minh về chiến lược mới của Hoa Kỳ trong vùng, cũng như hứa hẹn sẽ tôn trọng ý kiến của mọi nước và cùng với các nước đưa ra một chiến lược chung.



Tổng thư ký NATO Jaap de Hoop Scheffer nói trong lúc Ngoại trưởng Hillary Clinton đến tham dự Hội nghị, NATO đã đồng ý cùng nỗ lực chung ở Afghanistan qua lực lượng ISAF. Trong tháng vừa qua Tổng thống Obama đã chấp thuận tăng viện cho lực lượng Hoa Kỳ ở Afghanistan thêm 17,000 quân. Taliban đã mở rộng khả năng hoạt động và Afghanistan đang ở trong giai đoạn bạo động chưa từng có kể từ năm 2001. Ông Obama cho biết ông sẽ loan báo chính sách Hoa Kỳ ở Afghanistan trước khi NATO họp hội nghị thượng đỉnh ở Pháp trong tháng tới.

http://www.tinvietonline.com/1/0/2009/3/329124/Trung-Cong-dang-tim-cach-chung-to-chu-nghia-ba-quyen-trong-vung-bien-dong.html


==

NGA & NATO



Nato tái tục quan hệ với Nga


Ngoại trưởng Mỹ gặp Ngoại trưởng Ý tại hội nghị Nato
Các bộ trưởng Nato đã nhất trí sẽ tái tục việc gặp gỡ cấp cao với Nga, thực hiện điều mà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton gọi là bước "khởi đầu lại".
Nga chào đón động thái này, được đưa ra sau sáu tháng kể từ khi Nato quyết định ngừng hoạt động của Hội đồng Nga-Nato để phản đối cuộc chiến ngắn ngủi giữa Nga và Gruzia vào mùa hè năm ngoái.



Bà Clinton nói các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm bao gồm cả Afghanistan.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Anh David Miliband nói với đài BBC rằng quan hệ với Nga không phải là "công chuyện bình thường".
Quyết định này là bước đi đúng hướng
Bộ Ngoại giao Nga
Bà Clinton nói thêm rằng Nato phải mở cửa để Gruzia và Ukraine, thuộc Liên bang Xô viết cũ, được gia nhập vào khối Nato.


Trước đó, đặc sứ của Nga tại Nato đã bảo vệ cuộc chiến của nước này chống lại Gruzia, nói rằng bất cứ quan hệ mới nào giữa Nga và Nato sẽ phải dựa trên điều kiện mà Nga đưa ra.
Phóng viên BBC chuyên về ngoại giao, Jonathan Marcus, nhận định Nato vẫn là trụ cột chính trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương, nhưng tổ chức này đang chịu nhiều thách thức lớn về chính trị và quân sự tại Afghanistan. Nếu Nato thất bại tại đây thì sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về độ khả tín.
Chính sách ngoại giao của Mỹ giờ đây tập trung nhiều vào sự hợp tác của các bên, và phó Tổng thống Joe Biden sẽ có mặt tại Brussels vào thứ Ba tới để chia sẻ thêm quan điểm về Afghanistan.
‘Đi đúng hướng'


Ngoại trưởng Đức (giữa) và Ngoại trưởng Pháp (phải) tại hội nghị
Ngoại trưởng Slovakia, Miroslav Lajcak, nói: "Chúng tôi sẽ tái tục đối thoại trong hội đồng Nato-Nga sớm, ngay sau thượng đỉnh của Nato (vào tháng Tư)".
Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Nga nói: "Quyết định này là bước đi đúng hướng".
Ngoại trưởng Clinton thì nói: "Đã đến lúc phải có bước khởi đầu lại".
"Chúng ta có thể và buộc phải tìm ra các biện pháp để làm việc mang tính xây dựng với Nga ở những lĩnh vực mà chúng ta cùng chia sẻ sự quan tâm, trong đó có việc giúp người dân Afghanistan".
Bà Clinton đề xuất tổ chức một hội thảo quốc tế về Afghanistan - có thể do Liên Hiệp Quốc tài trợ - với sự tham gia của Mỹ, các đồng minh Nato và Pakistan cũng như đại diện từ Afghanistan.


==
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/03/090305_nato_russia.shtml

=

Quyền lợi đôi bên khiến Nga Mỹ gần lại


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/03/090308_usrussiarelations.shtml

=

No comments: