Nước ta có lịch sử oai hùng. Tổ tiên chúng ta đã đem xưong máu bảo vệ nước Việt cho đến ngày nay.
Từ Lê mạt, nước ta chịu cảnh phân tranh mấy thế kỷ. Đến năm 1802, vua Gia Long thống nhất đất nước. Từ thế kỷ 17, khoa học tiến triển, các nước tây phương hùng mạnh, lập ra những đội thương thuyền đi xâm lăng thế giới. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp đã trở thành những đế quốc thực dân gây ra đau khổ cho các dân Á, Phi Úc châu và Mỹ Châu,
Người Tây phương đã đến Việt Nam từ đời Lê Hiển tông, nhưng đến đời Tự Đức, thực dân Pháp mới ra mặt xâm lăng Việt Nam. Từ đó, dân ta phải thống khổ dưới ach cai trị của thực dân. Khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, biết bao anh hùng và dân chúng đã đứng dậy chống thực dân như Trương Công Định, Thủ khoa Huân, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học.Đến thế kỷ 18, chủ nghĩa Marx phát triển, họ nhân danh công bằng xã hội và dân tộc độc lập hô hào nhân dân đứng dậy chống Pháp. Một số người Việt đã theo cộng sản.
Sau đệ nhị thế chiến, các đảng phái quốc giả đã tổ chức cướp chính quyền nhưng cộng sản nhanh tay và được đồng minh ủng hộ, ép các đảng phái quốc gia lâập chính phủ Liên Hiệp. Nhưng Hồ Chí Minh đã sát hại các đảng phái quốc gia, tàn sát các lãnh tụ tôn giáo và sát hại những ai không theo chúng. Vì vậy, các đảng phái quốc gia đã đoàn kết lại và tiếp tục hoạt trong vùng quốc gia. Sau hiệp định Genève 1954, nước ta chia hai. Miền Bắc sống dưới ách cộng sản, hàng triệu người vào Nam. Cộng sản không công bố hiệp định Genève nên it người biết mà bỏ vào Nam. Nếu biết, họ sẽ bỏ vào Nam và con số có lẽ lên đến bốn năm triệu. Một số người Bắc như gia đình Nguyễn Chí Thiện ở lại vì tin tưởng vào ông Hồ. Một số cho rằng mình không làm việc cho Pháp chắc là không tội tình gì. Một số người theo Pháp, theo chính phủ Bảo Đại nghĩ rằng chiến tranh đã dứt, muốn về quê hương bên kia vĩ tuyến.
Những người vào Nam đều mang tâm trạng thương nhớ miền Bắc như Mai Thảo. Những người ở lại miền Bắc, sống trong lòng Hà Nội đau thương đã nhìn Hà Nội bằng con mắt khác thường. Vũ Ngọc Phan, con cưng của chế độ đã nói xa gần rằng Hà Nội bây giờ không phải là Hà Nội ngày xưa. Trần Dần thì thấy Hà Nội thê thảm:
"Tôi bước đi không thấy phố thấy nhà/ Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ"
Hồ Dzếnh, Phùng Quán, Phùng Cung không chỉ thấy Hà Nội, miền Bắc mà còn thấy cả một địa ngục.
Sau 1954, người Nam Kỳ thấy một số Bắc kỳ tài hoa lịch sự mà họ gọi là "Bắc kỳ di cư". Sau 1975, dân Nam Kỳ lại thấy một số Bắc Kỳ thô lỗ, cộc cằn và tàn ác mà họ gọi là "Bắc kỳ 75". Hai loại Bắc kỳ này khác nhau tiêu biểu cho hai nên văn minh khác nhau.
Sau 1975, một lớp người Việt ra đi, trong đó có những người Bắc kỳ bỏ xứ ra đi lần thứ hai. Họ mang trong tâm hình ảnh Hà Nội. Phan Lạc Tiếp đã trở về sau 40 xa quê hương miền Bắc, ông đã ngỡ ngàng.. .
Sau 1975, người ta nghĩ rằng chiến tranh đã chấm dứt, nhưng không phải thế. Một cuộc chiến tranh khác đang tiến tới. Ít nhất, trong khoảng 1977, hai bên Việt cộng và Trung Cộng đã đọ súng. Đến năm 1979, quân Trung Quốc tràn sang tàn phá các tỉnh miền Bắc. Việt cộng huênh hoang:"Ta chỉ cho du kích đánh mà bè lũ Bắc kinh phải bỏ chạy". Trò đánh bại thầy! Oai phong thật nhưng nay cuộc chiến vẫn tiếp diễn , vừa âm thầm vừa công khai. Trung Quốc chiếm Trường Sa, Hoàng Sa, và các tỉnh miền Bắc, và tương lai, Trung Cộng có thể xua quân chiếm Việt Nam, Đài Loan theo kế hoạch bá chủ châu Á và thế giới. Trong khi đó bọn cộng sản nhượng biển, bán đất, còn bán rừng, để cho Trung Cộng khai thác Bauxite tại tây nguyên và lập nhiều công ty, nắm kinh tế Việt Nam. Bọn Mười, Nông, Mạnh Dũng, Thanh, Vịnh đã nhiều lần sang lạy tạ bọn quan thầy Trung Quốc, cam tâm làm một thứ nô lệ hèn hạ chưa từng thấy.
Chủ đề này sẽ trình bày các hình ảnh miền Bắc và tâm trạng người Bắc Kỳ qua các chặng đường lịch sử.
Trong chủ đề này, chúng tôi nói đến miền Bắc là miền Bắc của ba miền Trung Nam Bắc. Trong tưong lai, chúng tôi sẽ viết về quê hương miền Trung và quê hương miền Nam.
Sơn Trung
Ngày 1-11-2010
Ngày 1-11-2010
1954-1975
Nhạc Phạm Duy
ca sĩ Elvis Phương
Nhạc Phạm Duy
ca sĩ Elvis Phương
No comments:
Post a Comment