Hình: AP
Mỹ cam kết đối với an ninh Philippines,
trung lập trong vấn đề biển Đông
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói rằng Washington vẫn tiếp tục
cam kết đối với an ninh của Philippines, nhưng Hoa Kỳ sẽ không đứng về
bên nào trong cuộc tranh chấp trên biển vẫn tiếp diễn với Bắc Kinh ở
Biển Ðông.
Bà Clinton đưa ra bình luận này tại Washington hôm thứ
Hai trong cuộc hội đàm với các giới chức ngoại giao và quốc phòng hàng
đầu của Manila.
Bà bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về cuộc giằng co đã
kéo dài 3 tuần nay giữa Philippines và Trung Quốc về bãi cát ngầm
Scarborough mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền.
Ngoại trưởng Clinton nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ một giải pháp ngoại giao cho những tranh chấp lãnh thổ như vậy.
Bà
Clinton nói rằng Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong các tuyên bố chủ
quyền chồng chéo đối với những khu vực thuộc Biển Ðông.
Bà nói thêm rằng là một cường quốc ở Thái Bình Dương, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, duy trì sự ổn định và hòa bình, tôn trọng luật quốc tế và các hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở trên khắp các thủy lộ.
Một công bố được đưa ra sau các cuộc hội đàm nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng cường khả năng tuần tra trên biển của Philippines theo một hiệp định quốc phòng song phương đã có từ 60 năm nay
Sự thiếu nhất quán của Trung Quốc
làm căng thẳng gia tăng ở Biển Đông
Một bản phúc trình mới của một tổ chức nghiên
cứu ở Brussels cho biết các cơ quan của chính phủ Trung Quốc đang làm
cho tình hình căng thẳng ở Biển Đông trở nên tồi tệ hơn vì họ không có
một chính sách nhất quán về khu vực có tranh chấp này. Từ Bắc Kinh,
thông tín viên VOA Shannon Van Sant gởi về bài tường thuật sau đây.
Hình: AP
Trong lúc căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc với các nước khác ở
Biển Đông, các nhà phân tích nói rằng các cơ quan chính phủ Trung Quốc
có ít kinh nghiệm trong lãnh vực đối ngoại đang tranh giành quyền hành
với nhau, khiến cho chính sách về khu vực có tranh chấp này trở nên
thiếu nhất quán.
Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, một tổ chức nghiên cứu ở Brussels thường được gọi tắt là ICG, cho biết Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng của vụ tranh chấp qua việc nêu bật những chủ trương chủ quyền dựa trên lịch sử và làm gia tăng những tình cảm dân tộc hẹp hòi.
Bà Stephanie Klein-Ahlbrandt, Giám đốc Chính sách Trung Quốc và Đông Bắc Á của ICG ở Bắc Kinh, nói rằng sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Hoa Kỳ trong khu vực này cũng làm đảo lộn sự cân bằng quyền lực giữa các quốc gia trong khu vực.
Bà Ahlbrandt nói: "Điều này làm tăng cao mối rủi ro trong toàn bộ khu vực. Nó vượt khỏi phạm vi Biển Đông để bao trùm những nơi như Miến Điện, những nơi như Aán Độ. Và điều này làm cho Trung Quốc rất bất bình vì Trung Quốc cảm thấy khu vực này là khu vực của Trung Quốc, và vì vậy, họ đã đáp lại bằng cách thực hiện thêm những hoạt động nhằm tăng cường sức mạnh quân sự. Rồi điều này lại trở thành một cái vòng lẩn quẩn vì những nước khác cảm thấy lo ngại nên họ cũng mời gọi Hoa Kỳ tiến vào."
Lâu nay, Hoa Kỳ vẫn thực hiện những cuộc diễn tập quân sự hàng năm với các nước trong khu vực, nhưng những nỗ lực này hiện nay được mọi người chú tâm theo dõi nhiều hơn bao giờ hết vì tình hình căng thẳng ở Biển Đông.
Trung tuần tháng này Hoa Kỳ và Philippines đã tiến hành cuộc thao dượt hải quân hàng năm, và Trung Quốc cùng với Nga cũng đã bắt đầu thực hiện những cuộc tập trận chung của họ trong khu vực.
Giáo sư Hoàng Tĩnh, Giám đốc Á châu và Toàn cầu hóa của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết như sau.
Giáo sư Hoàng cho biết: "Chúng tôi có hai trung tâm. Trung Quốc là một trung tâm kinh tế, Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Hoa Kỳ là một trung tâm an ninh. Kết quả là tất cả những nước này bị lâm vào một tình thế khó xử. Về mặt kinh tế họ không có lựa chọn nào khác hơn là theo Trung Quốc vì Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của tất cả các nước trong khu vực này, ngay cả hai nước đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Nam Triều Tiên cũng vậy. Nhưng mặt khác họ biết rằng Hoa Kỳ vẫn nắm giữ vị trí siêu cường, xét về khả năng quân sự."
Các nước Á châu trong vài năm nay đã đua nhau mua sắm vũ khí, khiến cho nhiều người lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang. Nhưng cho đến nay các vụ đối đầu chủ yếu là xảy ra giữa các tàu bè dân sự và những đội tàu đánh cá.
Bà Ahlbrandt nói rằng các tàu này dễ được điều động hơn, và làm cho những vụ đối đầu và đụng chạm xảy ra thường xuyên hơn.
Bà Ahlbrandt nói: "Vì vậy điều mà chúng ta có hiện nay là một cuộc chạy đua vũ trang cấp thấp của các lực lượng tuần tiểu duyên hải, và đó là một điều nguy hiểm, bởi vì các lực lượng hải quân tuy là thường tạo ra một mối đe dọa lớn hơn nhưng khó điều động hơn."
Hàng vạn ngư phủ dựa vào Biển Đông để mưu sinh. Nhưng vì nạn đánh bắt quá độ, vấn đề ô nhiễm, và cuộc chạy đua để nuôi ăn cho dân số mỗi ngày một đông ở Á châu, cho nên những người đánh cá ngày càng hoạt động nhiều hơn ở những nơi xa bờ và tiến vào những vùng biển có tranh chấp.
Tuy sự gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc có thể khiến Bắc Kinh có thái độ hung hăng hơn trong việc đòi hỏi chủ quyền, bà Ahlbrandt cho rằng nhiều nước, như Việt Nam, cũng đã chứng tỏ một thái độ cứng rắn hơn.
Bà Ahlbrandt nhận xét: "Tôi nghĩ rằng chúng ta nên lưu ý là thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông phần lớn là có tính chất phản ứng vì những nước đòi chủ quyền khác, dưới sự thúc đẩy của những yếu tố tương tự, cũng đang tăng cường những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ và những hoạt động kinh tế trong các vùng biển có tranh chấp."
Những nước trong khu vực đã tìm cách giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và việc đạt được thỏa thuận về một bộ qui tắc hành xử là một mục tiêu mà Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đã theo đuổi từ nhiều năm nay. Tuy nhiên những nỗ lực này không giúp ích gì nhiều cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Trong khi đó, các nước đã khích động tình cảm dân tộc đối với vấn đề này, làm cho vấn đề vốn đã khó giải quyết lại càng khó giải quyết hơn nữa.
Về việc này, bà Ahlbrandt của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế cho biết như sau: "Bất kỳ một cuộc thương thuyết nào về các vấn đề lãnh thổ cũng phải có thỏa hiệp. Vấn đề ở đây là những nước liên hệ, kể cả Philippines và Việt Nam, nước nào cũng đều gặp khó khăn trong việc giải thích cho dân chúng của nước họ hiểu được rằng chính phủ phải thỏa hiệp đối với những vấn đề như vậy, vì dân chúng nước họ trong nhiều thập niên nay lúc nào cũng tin rằng những vùng biển đó là biển của nước mình."
Từ đầu tháng này Trung Quốc và Philippines đã dính líu tới một vụ đối đầu gần bãi đá Scarborough mà cả hai bên đều cho là lãnh thổ của mình. Một nhật báo ở Trung Quốc cảnh cáo rằng một cuộc chiến tranh qui mô nhỏ có thể được phát động để chống lại Philippines. Giáo sư Hoàng Tĩnh của Đại học Quốc gia Singapore cho rằng những luận điệu cứng rắn như vậy bắt nguồn từ những vấn đề chính trị nội bộ của Trung Quốc.
Giáo sư Hoàng nói: "Hiện nay Trung Quốc đang tiến vào thời kỳ chuyển giao quyền lãnh đạo, cho nên tất cả những thành phần tinh anh trong hàng ngũ của những người nắm quyền cai trị Trung Quốc ai nấy cũng phải chuẩn bị cho cuộc chuyển tiếp này. Và kết quả là không mấy ai có đủ khả năng để bày tỏ sự mềm mỏng đối với những vấn đề liên quan tới lợi ích quốc gia như vấn đề Biển Đông."
Trong lúc Bắc Kinh chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền hành tại Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào tháng 11, những phát biểu cứng rắn và những bình luận có tính chất hung hãn đối với vụ tranh chấp Biển Đông có phần chắc sẽ tiếp tục.
Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, một tổ chức nghiên cứu ở Brussels thường được gọi tắt là ICG, cho biết Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng của vụ tranh chấp qua việc nêu bật những chủ trương chủ quyền dựa trên lịch sử và làm gia tăng những tình cảm dân tộc hẹp hòi.
Bà Stephanie Klein-Ahlbrandt, Giám đốc Chính sách Trung Quốc và Đông Bắc Á của ICG ở Bắc Kinh, nói rằng sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Hoa Kỳ trong khu vực này cũng làm đảo lộn sự cân bằng quyền lực giữa các quốc gia trong khu vực.
Bà Ahlbrandt nói: "Điều này làm tăng cao mối rủi ro trong toàn bộ khu vực. Nó vượt khỏi phạm vi Biển Đông để bao trùm những nơi như Miến Điện, những nơi như Aán Độ. Và điều này làm cho Trung Quốc rất bất bình vì Trung Quốc cảm thấy khu vực này là khu vực của Trung Quốc, và vì vậy, họ đã đáp lại bằng cách thực hiện thêm những hoạt động nhằm tăng cường sức mạnh quân sự. Rồi điều này lại trở thành một cái vòng lẩn quẩn vì những nước khác cảm thấy lo ngại nên họ cũng mời gọi Hoa Kỳ tiến vào."
Lâu nay, Hoa Kỳ vẫn thực hiện những cuộc diễn tập quân sự hàng năm với các nước trong khu vực, nhưng những nỗ lực này hiện nay được mọi người chú tâm theo dõi nhiều hơn bao giờ hết vì tình hình căng thẳng ở Biển Đông.
Trung tuần tháng này Hoa Kỳ và Philippines đã tiến hành cuộc thao dượt hải quân hàng năm, và Trung Quốc cùng với Nga cũng đã bắt đầu thực hiện những cuộc tập trận chung của họ trong khu vực.
Giáo sư Hoàng Tĩnh, Giám đốc Á châu và Toàn cầu hóa của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết như sau.
Giáo sư Hoàng cho biết: "Chúng tôi có hai trung tâm. Trung Quốc là một trung tâm kinh tế, Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Hoa Kỳ là một trung tâm an ninh. Kết quả là tất cả những nước này bị lâm vào một tình thế khó xử. Về mặt kinh tế họ không có lựa chọn nào khác hơn là theo Trung Quốc vì Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của tất cả các nước trong khu vực này, ngay cả hai nước đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Nam Triều Tiên cũng vậy. Nhưng mặt khác họ biết rằng Hoa Kỳ vẫn nắm giữ vị trí siêu cường, xét về khả năng quân sự."
Các nước Á châu trong vài năm nay đã đua nhau mua sắm vũ khí, khiến cho nhiều người lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang. Nhưng cho đến nay các vụ đối đầu chủ yếu là xảy ra giữa các tàu bè dân sự và những đội tàu đánh cá.
Bà Ahlbrandt nói rằng các tàu này dễ được điều động hơn, và làm cho những vụ đối đầu và đụng chạm xảy ra thường xuyên hơn.
Bà Ahlbrandt nói: "Vì vậy điều mà chúng ta có hiện nay là một cuộc chạy đua vũ trang cấp thấp của các lực lượng tuần tiểu duyên hải, và đó là một điều nguy hiểm, bởi vì các lực lượng hải quân tuy là thường tạo ra một mối đe dọa lớn hơn nhưng khó điều động hơn."
Hàng vạn ngư phủ dựa vào Biển Đông để mưu sinh. Nhưng vì nạn đánh bắt quá độ, vấn đề ô nhiễm, và cuộc chạy đua để nuôi ăn cho dân số mỗi ngày một đông ở Á châu, cho nên những người đánh cá ngày càng hoạt động nhiều hơn ở những nơi xa bờ và tiến vào những vùng biển có tranh chấp.
Tuy sự gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc có thể khiến Bắc Kinh có thái độ hung hăng hơn trong việc đòi hỏi chủ quyền, bà Ahlbrandt cho rằng nhiều nước, như Việt Nam, cũng đã chứng tỏ một thái độ cứng rắn hơn.
Bà Ahlbrandt nhận xét: "Tôi nghĩ rằng chúng ta nên lưu ý là thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông phần lớn là có tính chất phản ứng vì những nước đòi chủ quyền khác, dưới sự thúc đẩy của những yếu tố tương tự, cũng đang tăng cường những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ và những hoạt động kinh tế trong các vùng biển có tranh chấp."
Những nước trong khu vực đã tìm cách giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và việc đạt được thỏa thuận về một bộ qui tắc hành xử là một mục tiêu mà Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đã theo đuổi từ nhiều năm nay. Tuy nhiên những nỗ lực này không giúp ích gì nhiều cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Trong khi đó, các nước đã khích động tình cảm dân tộc đối với vấn đề này, làm cho vấn đề vốn đã khó giải quyết lại càng khó giải quyết hơn nữa.
Về việc này, bà Ahlbrandt của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế cho biết như sau: "Bất kỳ một cuộc thương thuyết nào về các vấn đề lãnh thổ cũng phải có thỏa hiệp. Vấn đề ở đây là những nước liên hệ, kể cả Philippines và Việt Nam, nước nào cũng đều gặp khó khăn trong việc giải thích cho dân chúng của nước họ hiểu được rằng chính phủ phải thỏa hiệp đối với những vấn đề như vậy, vì dân chúng nước họ trong nhiều thập niên nay lúc nào cũng tin rằng những vùng biển đó là biển của nước mình."
Từ đầu tháng này Trung Quốc và Philippines đã dính líu tới một vụ đối đầu gần bãi đá Scarborough mà cả hai bên đều cho là lãnh thổ của mình. Một nhật báo ở Trung Quốc cảnh cáo rằng một cuộc chiến tranh qui mô nhỏ có thể được phát động để chống lại Philippines. Giáo sư Hoàng Tĩnh của Đại học Quốc gia Singapore cho rằng những luận điệu cứng rắn như vậy bắt nguồn từ những vấn đề chính trị nội bộ của Trung Quốc.
Giáo sư Hoàng nói: "Hiện nay Trung Quốc đang tiến vào thời kỳ chuyển giao quyền lãnh đạo, cho nên tất cả những thành phần tinh anh trong hàng ngũ của những người nắm quyền cai trị Trung Quốc ai nấy cũng phải chuẩn bị cho cuộc chuyển tiếp này. Và kết quả là không mấy ai có đủ khả năng để bày tỏ sự mềm mỏng đối với những vấn đề liên quan tới lợi ích quốc gia như vấn đề Biển Đông."
Trong lúc Bắc Kinh chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền hành tại Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào tháng 11, những phát biểu cứng rắn và những bình luận có tính chất hung hãn đối với vụ tranh chấp Biển Đông có phần chắc sẽ tiếp tục.
Máy bay Trung Quốc 'dọa' tàu Việt Nam?
Cập nhật: 14:23 GMT - thứ ba, 1 tháng 5, 2012
Một nguồn khả tín cho BBC
hay Trung Quốc đã điều máy bay ra vùng biển của Việt Nam khi
một đoàn đại biểu đang trên đường ra thăm quần đảo Trường Sa
hồi cuối tháng Tư.
Nhà thơ, nhà báo Thanh Thảo ở miền Trung
nói với BBC rằng trong cuộc tiếp xúc của ông vào sáng thứ Ba
1/5 với một số thành viên đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng
tham gia chuyến thăm Trường Sa một tuần và kết thúc ngày 28/4,
ông được thông tin họ đã "chứng kiến máy bay Trung Quốc lượn
phía trên tàu".
"Họ nói máy bay của Trung Quốc bay đi bay lại nhiều lần, dường như có ý đe dọa hay cảnh cáo gì đó."
"Thế nhưng các anh cho rằng nó (máy bay
Trung Quốc) bay thì bay thế thôi, vùng biển của mình, mình
chẳng có gì phải sợ."
Tuy nhiên, dường như không có động thái Việt Nam điều chiến đấu cơ ra đối phó với máy bay Trung Quốc.
Bắc Kinh đã nhiều lần phản đối Việt Nam
đưa các đoàn khách ra thăm quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc và
một số nước khác cũng đang yêu sách chủ quyền.
Mới nhất, một đoàn đại biểu Việt kiều
cũng đã được giới chức trong nước tổ chức ra thăm đảo ở
Trường Sa mà Việt Nam đang nắm giữ.
Đại diện một kênh truyền hình tiếng Việt
ở Mỹ cũng được ra thăm đảo, nhưng yêu cầu của BBC không được cơ
quan chức năng chấp nhận.
Xâm phạm vùng biển
Đây không phải lần đầu Trung Quốc điều máy
bay ra vùng biển của Việt Nam nhưng không được công bố trên các
kênh chính thống.
Trong vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp
thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 2 tháng 5/2011, các tàu hộ
tống của Việt Nam đã ghi lại được hình ảnh tàu Trung Quốc bay
trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Máy bay Trung Quốc cũng nhiều lần vào
không phận và hải phận của các quốc gia lân cận, có thể để
thăm dò, quan sát hay dọa nạt.
Trong mộ́t diễn biến khác, đang xuất hiện
cáo giác trên mạng internet về việc "hai máy bay Trung Quốc xâm
phạm vùng trời Việt Nam tại khu vực bán đảo Cam Ranh và phía bắc tỉnh
Ninh Thuận" vào sáng thứ Ba 1/5.
Thông tin này BBC chưa thể kiểm chứng độc lập.
Máy bay Trung Quốc đe dọa
tàu Việt Nam đi thăm Trường Sa
Bán đảo Cam Ranh (DR)
Một thông tin trên mạng cho biết là hai máy bay khu trục
Trung Quốc hôm nay 01/05/2012 vừa xâm phạm vùng trời Việt Nam tại khu
vực bán đảo Cam Ranh và phía bắc tỉnh Ninh Thuận. Hiện chưa có nguồn tin
chính thức xác nhận tin này, nhưng được biết là trước đó, khi đoàn đại
biểu Đà Nẵng đi thăm Trường Sa trong tháng tư vừa qua, máy bay Trung
Quốc đã bay bên trên để đe dọa.
Thông tin đăng trên trang mạng Ba Sàm ( http://anhbasam.wordpress.com/
) hôm nay cho biết nhiều phóng viên đang cố liên lạc với Vùng 4 hải
quân (đóng tại Cam Ranh) để kiểm chứng thông tin nói trên, nhưng chưa
được trả lời.
Trong khi đó, theo lời nhà báo Thanh Thảo từ Quảng Ngãi, trong chuyến
đi thăm huyện đảo Trường Sa của đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng từ ngày
21/4 đến 28/4 vừa qua, khi đoàn tàu Hải quân chở đoàn ra Trường Sa, máy
bay Trung Quốc đã bay bên trên để hù dọa :
« Tôi mới làm việc sáng nay với đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng
đi thăm chiến sĩ Trường Sa mới về. Các anh có trách nhiệm trong đoàn nói
rằng trong quá trình tàu hải quân chở đoàn đi Trường Sa, nhiều lần máy
bay Trung Quốc bay trên đầu, bay qua rồi bay lại, tỏ ý dọa dẫm, cảnh
cáo. Tất nhiên là tàu hải quân Việt Nam thì không việc gì phải sợ, mà
máy bay Trung Quốc thì cũng chẳng làm gì, nhưng họ cứ bay qua bay lại
nhiều lần như thế. Như vậy chuyện máy bay Trung Quốc xâm phạm không
phận Việt Nam là có thật.
Thông tin trên mạng đưa ra vào trưa nay, 01/05, về việc hai máy
Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam ở khu vực Khánh Hoà, Cam Ranh
thì còn cần phải được kiểm chứng. Nhưng trước đó, không dưới một lần,
Trung Quốc đã xâm phạm không phận và hải phận Việt Nam, ( xâm phạm ) hải
phận thì nhiều hơn. Còn bây giờ là tiến tới ( xâm phạm ) không phận. Về
thông tin trưa nay thì các báo chí đang liên lạc với vùng 4 hải quân để
chờ những thông tin chính thức.
Khi máy bay Trung Quốc xâm phạm thì bao giờ cũng có mục đích, chứ
họ không bay khơi khơi cho tốn xăng. Mục đích đó thì ai cũng biết là để
cảnh cáo, đe dọa Việt Nam. Thông điệp về sự đe dọa cũng khác nhau tùy
theo cách bay, độ cao. Họ cũng muốn thăm dò đối phương xử lý ra sao. Vừa
đe dọa, vừa thăm dò cũng là chiến thuật mà Trung Quốc hay dùng. Lãnh
đạo Việt Nam cũng phải có cách xử lý một cách phù hợp tùy theo mức độ
của thông điệp. »
No comments:
Post a Comment