Monday, February 8, 2010

MỸ , TRUNG CỘNG & THẾ GIỚI

*



Tin RFI
Trung Cọng ngày càng tỏ ra cao ngạo trên trường quốc-tế NHƯNG Hoa Kỳ dang trừng mắt nhìn Trung cọng .

.
Công an vũ trang Trung Quốc luyện tập tại quảng trường Thiên An Môn, ngày 01/02/2010Ảnh : Reuters
Công an vũ trang Trung Quốc luyện tập tại quảng trường Thiên An Môn, ngày 01/02/2010
Ảnh : Reuters


Trung Quốc hôm nay rất được các báo Pháp chú ý, đặc biệt là với cuộc đọ sức đang bùng lên với Hoa Kỳ trong hồ sơ vũ khí Đài Loan. Libération trên hai trang báo bình luận sự kiện và phân tích thái độ mới của Bắc Kinh : Ngày càng cao ngạo hơn.

Liberation trước tiên tóm lược quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ hiện nay trong hàng tựa hóm hỉnh : ''Trung Quốc - Hoa Kỳ, một cặp khủng khiếp''. Theo tờ báo, hai bên không thể thiếu nhau, nhưng quan hệ không đằm thắm chút nào, mà luôn cào cấu nhau.
Sau hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan thì Mỹ giờ đây phải chiụ những cú vả của đối thủ khổng lồ Châu Á, nhưng cũng là đối tác 'bắt buộc'.


Libération nhìn thấy là hợp đồng vũ khí Đài Loan quá béo bở : 6,4 tỷ đô la. Hoa Kỳ từng cam kết bảo vệ đảo, không thể chối từ một hợp đồng như thế. Bắc Kinh như thông lệ nổi giận, phản đối, nhưng chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay, đe doa trừng phạt các công ty Mỹ dính líu đến hợp đồng này. Theo Libération, không ai chờ đợi là Bắc Kinh đi xa đến thế.
Phản ứng trên, theo tờ báo, khẳng định điều mà mọi người đã cảm nhận : Trung Quốc không còn khép mình, mà ngày càng tỏ vẻ cao ngạo, đắc thắng. Trên mặt ngoại giao, môi trường hay đàn áp trong nước, Bắc Kinh đều tỏ ra rất cứng rắn.


Libération trích dẫn một chuyên gia, ông Charles Grant, giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Âu, CER, ở Luân Đôn, ghi nhận : '' Kể từ năm ngoái, thái độ của Trung Quốc đã thay đổi. Những nhân vật đặt nặng chủ nghiã dân tộc, và những người chủ trương đường lối tương đối cứng rắn trong ban lãnh đạo đã thắng thế''.
Theo ông Grant, thì năm 2009 vừa qua, là năm đàn áp mạnh ở Trung Quốc : từ việc bỏ tù các nhà dân chủ (như ông Lưu Hiểu Ba), các luật sư, từ vụ đàn áp ở Tân Cương cho đến hồ sơ Google, chính quyền Trung Quốc cho thấy là Đảng Cộng sản đứng trên luật pháp, không có chuyện nới rộng tự do ngôn luận.


Ông Grant đã lấy làm tiếc là cho đến rất gần đây, nhiều chính trị gia ngoại quốc hay nhân vật trong giới tài chính kinh doanh vẫn còn lạc quan cho là một khi Trung Quốc phát triển, họ sẽ cởi mở hơn trên binh diện tự do.


Trên mặt ngoại giao, Libération nhận thấy là Trung Quốc không còn theo nguyên tắc trước đây của ông Đặng Tiểu Bình là 'che dấu hào nhoáng và nuôi dưỡng bí hiểm'. Quan niệm của Bắc Kinh hiện nay là phô trương thế mạnh, như họ đã chứng tỏ từ hội nghị Copenhagen, mà theo Libération, Bắc Kinh đã làm cho thất bại, cho đến hồ sơ Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi Bắc Kinh lớn tiếng đe doạ trừng phạt kinh tế thương mại những nước nào tiếp đón ngài. Tổng thống Barack Obama đã tránh né việc gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma trước chuyến đi Trung Quốc tháng 11 năm ngoái.


Theo ông Grant, Hoa Kỳ và Châu Âu phải có một đối sách chung trước một Trung Quốc cao ngạo ngày nay. Quan hệ chiến lược song phương không có tác dụng gì cả.
Tờ Le Figaro, trong bài báo trang quốc tế cũng ngạc nhiên trước phản ứng của Trung Quốc lần này, nhất là khi hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan là một sự cụ thể hoá của những gì đã được thông qua thời ông Bush. Hơn nữa những loại vũ khí nhạy cảm mà Đài Loan yêu cầu, như tàu ngầm hay chiến đấu cơ F-16 không đươc chấp thuận. Hợp đồng chủ yếu là trực thăng Black Hawk, hoả tiễn Patriot, Harpoon, tàu rà mìn...


Le Figaro chờ đợi xem những tập đoàn Mỹ dính líu đến việc mua bán vũ khí này bị đe doạ trừng phạt, có sẽ chịu hệ quả hay không. Trong danh sách những tập đoàn liên can, có cả Boeing, mà một chi nhánh chế tạo hoả tiễn Harpoon, nằm trong danh sách vũ khí bán cho Đài Loan.


Le Figaro cũng nhắc lại là các diễn đàn trên Internet ở Trung Quốc, kêu gọi tẩy chay hàng của Mỹ. Theo tờ báo, những lời kêu gọi này không mấy thực tế, nhưng là biểu tượng của những xích mích ngày càng nhiều giữa hai bên. Tờ báo còn thấy là sẽ có một cuộc va chạm khác nữa trong những ngày sắp tới, đó là cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma, có thể diễn ra trong tháng này.


Cẩn thận với quà biếu của Trung Quốc !


Ngoài vấn đề vũ khí Đài Loan, tờ Le Figaro, cũng chú ý đến một sự kiện khác liên quan đến Trung Quốc, đó là Anh Quốc vừa cảnh báo các doanh nhân Anh về những cái bẫy của Trung Quốc để thu lượm thông tin. Những cái bẫy này thường là dưới hình thức quà tặng : những thẻ nhớ, thanh nhớ USB.


Bài báo trích dẫn tình báo Anh, khuyên các doanh nhân Anh Quốc phải rất cẩn thận khi nhận đươc các quà tăng nói trên : đấy là những phương tiện để Trung Quốc theo dõi, dò thám thông tin trên các máy vi tính của họ khi họ sử dụng nó. Theo tờ báo nhiều doanh nhân đã mắc bẫy.

Các món quà nói trên thuờng được tặng ở các hội chợ, triển lãm. Ngoài quà tặng, còn những hình thức chiêu dụ khác mà doanh nhân Anh đươc cảnh báo, như việc được mời mọc đến nhà chơi, với những món quà đặc sắc hơn nữa : các cô gái....
Theo le Figaro, Luân Đôn hiện xem chính quyền Trung Quốc là mối đe doạ về gián điệp quan trọng nhất đối với Anh Quốc do các hoạt động tin tặc của Trung Quốc.

Trung Quốc : dân tuyệt vọng trước việc nhà cửa bị trưng thu


Tờ Le Monde hôm nay cũng nhìn sang Trung Quốc, nhưng quan tâm đên hiện tượng trưng thu nhà cửa gia tăng, gây phản ứng mạnh nơi người dân tuyệt vọng.
Le Monde ghi nhận là tranh chấp liên quan đến các vụ trưng thu nhà đất tăng cao đến nỗi chính quyền đã phải ra một quy định mới vào cuối giêng, theo đó người có nhà bị trưng thu phải viết đơn cho đến ngày 12/02, để chính quyền tính khoản bồi thường, và không ai sẽ bị trục xuất trước khi có kết quả các vụ kiên cáo.


Theo Le Monde, đây là hậu quả của kế hoạch kích thích kinh tế Trung Quốc. Kế hoạch đươc xem là sẽ giúp ngăn chặn bất ổn định xã hội, nhưng đang mang lại hệ quả ngược lại, do phải trưng thu nhà, trục xuất nhanh người ở để xây dựng hạ tầng cơ sở ghi trong kế hoạch, ngân sách.
Lãnh đạo điạ phương thu lợi trong việc bán đất, đang tranh thủ giá lên cao, do những khoản tiền chính phủ đổ vào các tập đoàn nhà nước. Dân chúng ngược lại sống trong nỗi lo âu. Tình hình này dẫn đến những sự kiện chết người đáng tiếc trong những vụ chống lại việc nhà đất bị trưng thu..


Le Monde nêu ví dụ một người đàn ông bị thiệt mạng ở Quảng Tây vào ngày 12/01. Ở Quảng Đông, người dân dùng sức chống lại những kẻ đến phá hủy nhà của họ, khiến cho nhiều người bị thương ngày 18/01 vừa qua. Vụ thương tâm nhất và gây chấn động dư luận Trung Quốc là cảnh một phụ nữ tự thiêu trên nóc nhà ở Thành Đô, tháng 11 năm ngoái, để phản đối những người đến phá nhà của bà đã bị trưng thu.

Tìm hiểu những hành động tuyệt vọng của người dân, qua bạo động hay tự hại mình như nói trên, Le Monde trích dẫn một giáo sư luật ở Đại học Bắc Kinh, ông Chen Duanlong, giải thích rằng : ''Ở Trung Quốc, khái niệm trưng thu được hiểu như là một quyền sử dụng bạo lực. Và sự kiện một người chủ nhà phải tự thiêu có nghiã là họ gặp bế tắc''.


Người mà nhà hay đất bị trưng thu có thể làm gì ? Kiến nghị không xong, kiện cũng không được, khi mà chính quyền chính là người đứng ra trưng thu và kiểm soát hệ thống tư pháp. Cho nên theo ông Chen, nguời dân chỉ còn con đường bạo động và hành động tuyệt vọng. Đối với ông, phải xem xét lại, thay đổi hẳn luật trong vấn đề mua bán này, và người dân phải có lối thoát bằng con đường luật pháp, có khả năng kháng cáo nếu thấy mình bị xử ép.


Hoa Kỳ : kinh tế tăng trưởng mạnh hơn dự kiến

Trên bình diện kinh tế, sự kiện đươc quan tâm hôm nay là kinh tế Hoà Kỳ đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến : 5,7% trong quý tư 2009. Les Echos trong hàng tựa trang nhất khen ngợi rằng ''Obama đã thành công vực dậy kinh tế'' và bây giờ, theo tờ báo, ông tấn công vào vấn đề thâm thủng ngân sách.
Cho dù nêu bật tỷ lệ cao nhất từ 6 năm qua, nhưng les Echos cũng thận trọng cảnh báo là kết quả trên có thể bị hạ thấp trong lần thẩm định thứ hai. Mặt khác, tuy tăng trưởng mạnh lên, nhưng mức suy thoái năm qua đã rất nghiêm trọng, nghiêm trọng nhất từ năm 1946, do đó, les Echos trích dẫn kinh tế gia, Bill Cheney, ở Boston, nhận thấy : 'Cỗ máy kinh tế hoạt động nhưng vẫn ở trong cái hố..."


Tăng trưởng hiện nay chủ yếu nhờ kế hoạch kích thích kinh tế, một khi kế hoạch này chấm dứt, thì cần có công việc làm tăng lên để công cuộc vực dậy đươc bền vững... Nhưng thất nghiệp, theo các nhà phân tích, vẫn sẽ ở mức 10% vào tháng giêng.
Trong phần kết luận, Les Echos đánh giá là dù sao đi nữa thì tăng trưởng quý tư ở Mỹ vẫn là một tin đáng mừng.

Các nước đang vươn lên phô trương thanh thế tại Davos

Le Figaro, ở phụ trang kinh tế, nhìn lại Diễn Đàn Davos, kết thúc cuối tuần qua. Điều làm tờ báo ngạc và ghi nhận trong hàng tựa : "Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc phô trương thế mạnh ở Diễn đàn Davos". Theo tờ báo quả là vai trò đã đảo ngược giữa các nước đang vươn lên và các nước phát triển.
Mở đầu bài báo, Le Figaro nêu lên sự kiện chưa từng thấy tại diễn đàn này, làm cử toạ ngạc nhiên không ít, chứng tỏ là thời đại đã thay đổI : Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, dõng dạc bảo vệ chế độ đa thê trước cả ngàn doanh nhân và giới lãnh đạo chính trị. Có 3 vợ, ông Zuma cho đây là một phần văn hoá đất nước ông và không có văn hoá nào cao hơn văn hoá khác.

Le Figaro nhận thấy là đã qua rồi thời kỳ mà lãnh đạo các quốc gia đang vươn lên đến Davos để mời mọc các nhà đầu tư và chấp nhận các chuẩn mực tư bản phương Tây. Với sức chống chọi của họ trước cuộc khủng hoảng, giờ đây họ hiên ngang hiện diện.
Đại diện Trung Quốc, ông Lý Khắc cường đã dõng dạc giải thích : Trung Quốc đã thành công giữ mức thâm thủng dướI 3% GDP; Ấn Độ loan báo sẽ nhanh chóng tìm lại được mức tăng trưởng 9% trước đây. Còn tổng thống Hàn Quốc rất tự hào về vai trò chủ tịch G20 vào năm 2010, một vai trò trọng tâm trong công cuộc điều hành quốc tế.
Nhân cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Seoul tháng 11 năm nay, ông Lee Myung Bak thông báo sẽ tổ chức vào lúc đó một hội nghị các xí nghiệp tư.. Đó sẽ là tủ kính quảng cáo cho Hàn Quốc.


Nhìn lại các nước phương Tây công nghiệp phát triển, bài báo thấy kinh tế vẫn còn ì ạch, không có gì đáng phấn khởi. Tăng trưởng Hoa Kỳ có mạnh lên, nhưng cố vấn kinh tế tổng thống Obama, ông Lawrence Summers, nhắc nhở : ''Một phần năm đàn ông Mỹ trong lứa tuổi từ 20 đến 54 đang thất nghiệp. Một tình hình chưa từng thấy''.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6720.asp
*

Tin RFI

Hoa Kỳ và Châu Âu không nên lùi bước trước hành động gây căng thẳng của Trung Quốc

Trọng Nghĩa

Bài đăng ngày 07/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày 07/02/2010 16:34 TU

Tương quan lực lượng Mỹ-Trung

Tương quan lực lượng Mỹ-Trung

Dưới tựa đề ngay trên trang bìa : ''Đối phó với Trung Quốc'', tuần báo Anh The Economist đã dành hồ sơ chính để phân tích về tình hình căng thẳng hẳn lên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đặc biệt là sau quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama bán cho Đài Loan 6 tỷ đô la vũ khí.

Nhận xét chung của tuần báo Anh Quốc là tình hình căng thẳng trở lại trong quan hệ Mỹ Trung trên hồ sơ Đài Loan là một điều được mọi người chờ đợi. Từ trước đến nay, Bắc Kinh đều phản ứng gay gắt, mỗi khi Washington bán vũ khí cho Đài Bắc.

Thế nhưng thái độ cứng rắn hẳn lên lần này của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ đã tạo ra một số lo ngại là cuộc đọ sức có thể đi quá trớn, gây hại cho sự ổn định của toàn thế giới. Cho dù vậy, Hoa Kỳ và Châu Âu không nên vì thế mà nhân nhượng Trung Quốc một cách quá đáng.

Công nhận vai trò cường quốc không đồng nghĩa với nhượng bộ

''Không nên lẫn lộn giữa việc nhượng bộ với việc dành chỗ cho một siêu cường quốc mới''. Đây là lời khuyên mà The Economist đưa ra cho Hoa Kỳ trong bài xã luận mở đầu hồ sơ về quan hệ Mỹ Trung.

Đối với tuần báo Anh, từ sáu chục năm nay, Đài Loan luôn luôn là điểm gây bất đồng nghiêm trọng nhất giữa Washington và Bắc Kinh. Do đó, có thể xem thái độ gay gắt của Trung Quốc sau quyết định của Hoa Kỳ bán 6 tỷ đô la vũ khí cho Đài Loan là chuyện thường tình. Tuy nhiên, lần này Bắc Kinh đã đi xa hơn là những phản ứng chiếu lệ trước đây.

The Economist đặc biệt ghi nhận hai lời đe dọa của Bắc Kinh : một là sẽ trừng phạt các công ty Mỹ dính líu vào thương vụ bán vũ khí cho Đài Bắc, và hai là đình chỉ hợp tác với Hoa Kỳ trên các vấn đề quốc tế. Thế nhưng, do việc quyền lợi của Trung Quốc sẽ bị tổn hại nặng nề nếu họ thực hiện các lời đe dọa kể trên, rất có thể là động thái của Bắc Kinh chỉ nhằm thuyết phục Tổng thống Mỹ không nên đáp ứng yêu cầu của Đài Loan muốn mua chiến đấu cơ hiện đại.

Cho dù vậy, The Economist nhận định : phản ứng hung hăng một cách bất thường của Trung Quốc lần này phản ánh ba chiều hướng đáng ngại liên quan đến Trung Quốc.

Trước hết là các khó khăn Trung Quốc đang gặp phải trong chính sách Đài Loan. Quan hệ Bắc Kinh - Đài Bắc đã cải thiện đáng kể từ ngày Tổng thống Mã Anh Cửu lên nắm quyền ở Đài Loan, thế nhưng Trung Quốc vẫn chưa thấy nhiều tiến bộ trong chính sách của họ là ''thống nhất lãnh thổ trong hòa bình''. Đa số người Đài Loan vẫn muốn vừa hợp tác kinh tế với Trung Quốc, vừa duy trì độc lập. Chính sách Tây Tạng của Bắc Kinh cũng gặp nguy cơ thất bại, cố gắng mua chuộc người Tây Tạng bằng cách phát triển vùng này cho đến giờ vẫn có vẻ không thành công.

Xu hướng thứ hai là thái độ cứng rắn hơn của Trung Quốc hiện nay trên trường quốc tế. Theo The Economist, sau thành công trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng tài chánh cuối năm 2008, Trung Quốc đã trở thành quyết đoán và không chấp nhận bị xem nhẹ, kể cả trên những hồ sơ không bị họ coi là thuộc ''vấn đề nội bộ'' của họ.

Đối với tuần báo Anh, tự mãn với cảm nhận rằng uy lực kinh tế của mình ngày càng gia tăng, Trung Quốc đã tỏ thái độ cứng rắn trên mọi hồ sơ quốc tế. Họ đã đóng một vai trò trung tâm và không hữu ích chút nào trong cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu tại Copenhagen, và hiện nay, họ có xu hướng muốn phá vỡ mối đồng thuận giữa các cường quốc trên hồ sơ hạt nhân Iran.

Trong khu vực, trên vấn đề tranh chấp lãnh thổ, họ cũng gia tăng thái độ uy hiếp với các làng giềng Án Độ, Nhật Bản và Việt Nam. Trong mọi hội nghị, các quan chức Trung Quốc cũng luôn luôn muốn có tiếng nói, và muốn mọi người phải chấp nhận ý kiến của họ. Điều này, theo The Economist, phản ánh một chiều hướng nguy hiểm thứ ba.

Đó là quan điểm cho rằng Trung Quốc có một mô hình tốt, không cần phải chạy theo để bắt kip phương Tây giầu có như họ từng suy nghĩ trước đây. Theo The Economist, một số người Trung Quốc cho rằng chủ nghĩa chuyên chế độc đoán là một điều hay hơn là chế độ dân chủ.

Châu Âu cần hậu thuẫn Hoa Kỳ trong cuộc đọ sức với Bắc Kinh

Trong tình hình đó, The Economist cho rằng phương Tây không nên mất tự tin mà chiều lòng Trung Quốc. Hoa Kỳ và Tổng thống Obama cần tỏ thái độ cứng rắn hơn đói với Bắc Kinh. Tăng cường năng lực răn đe quân sự của Đài Loan mà Trung Quốc tiếp tục uy hiếp bằng hàng trăm tên lửa, theo tuấn báo Anh, là phục vụ cho việc duy trì hòa bình.

Vì vậy, Tổng thống Mỹ cấn phải tiếp tục chính sách bán vũ khí cho Đài Loan và các chính quyền Châu Âu cần ủng hộ ông Obama trong hồ sơ này. Nếu một số công ty Mỹ, như Boeing chẳng hạn, bị mất thị trường Trung Quốc vì vấn đề chính trị, theo The Economist, thì các công ty châu Âu không nên tìm cách trám vào chỗ trống.

Bên cạnh đó, cũng theo The Economist, Phương Tây không nên rơi vào tình trạng lo ngại quá đáng để lao vào một cuộc đối đầu không cần thiết với Trung Quốc. Phương án tốt, theo tuần báo Anh, là tìm cách lôi kéo Trung Quốc vào cuộc đề cùng gánh vác công việc điều hành thế giới.


Lao động nhập cư Trung Quốc gây bất bình tại Ấn Độ

Cũng liên quan đến Trung Quốc, nhưng trong lãnh vực xã hội, tuần báo Pháp Courrier International ở trang châu Á đã nêu bật sự kiện Công nhân Ấn Độ phẫn nộ vì công việc bị lao động Trung Quốc giành giật.

Trích dịch một bài báo trên tờ Outlook, xuất bản tại New Delhi, tạp chí Pháp nêu bật tình hình hiện nay như sau : ''Bất chấp một chính sách nhập cư rất khe khắt, càng lúc càng có thêm nhiều công nhân Trung Quốc đến lao động tại các công trường ở Ấn Độ. Hiện tượng này đã khiến giới công nhân Ấn Độ nổi giận vì họ ngày càng lo ngại cho công ăn việc làm của mình".

Theo ghi nhận của tờ Outlook, tại Ấn Độ, hiện có hàng ngàn công nhân Trung Quốc làm việc trên những công trường xây dựng do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Theo một số ước tính, số lượng công nhân Trung Quốc lên đến khoảng 25.000 người, và sự hiện diện đông đảo này đã gây nên tình trạng căng thẳng với những người lao động địa phương. Nhiều vụ bạo động mang tính chất bài ngoại đã nổ ra.

Điều khiến người Ấn Độ bất bình, đó là chênh lệch về lương bổng : công nhân bản xứ chỉ được lãnh khoảng 87 roupies (1,30 euro) một ngày, trong lúc lao động Trung Quốc lại được trả đến 1700 roupies (26,30 euro). Tình hình lại thêm tế nhị khi mà đa số các công nhân Trung Quốc lại là những lao động nhập cư trái phép.

Luật nhập cư của Ấn Độ rất khe khắt, không chấp nhận các lao động giản đơn, mà chỉ cho phép thuê muớn công nhân lành nghề. Thế nhưng tại một công trình xây dựng nhà máy thép mà tác giả bài báo đã có dịp đến thăm, đại đa số công nhân Trung Quốc đều làm những công việc đơn giản, không cần đến tay nghề gì cả.

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6804.asp

*
Tin RFI

Dư luận Hoa Kỳ lo ngại về những vụ tấn công tin học tình nghi đến từ Trung Quốc



Mai Vân
Bài đăng ngày 25/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày 26/01/2010 08:14 TU


Ngoại Trưởng Mỹ phát biểu về quyền tự do trên Internet ngày 21/01/2010 tại Washington(Ảnh : Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)
Ngoại Trưởng Mỹ phát biểu về quyền tự do trên Internet ngày 21/01/2010 tại Washington
(Ảnh : Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)


Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trên quyền tự do thông tin đã được nhật báo Pháp Le Monde nêu bật trên trang nhất. Tờ báo đặc biệt lưu tâm đến mối lo ngại của giới nghiên cứu tại Mỹ về những vụ tấn công tin học bị cho là do Bắc Kinh tiến hành.

Trong bài báo mang tựa đề ''Washington và Bắc Kinh đối đầu trên hồ sơ Google'', nhật báo Pháp Le Monde hôm nay đã nhấn mạnh đến tình hình quan hệ Mỹ Trung đang căng thẳng, đặc biệt với sự kiện chính quyền Hoa Kỳ mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ quyền tự do trên internet cũng như bảo vệ giới ly khai sử dụng internet tại Trung Quốc.

Vụ việc đặc biệt nổi cộm lên trong thời gian gần đây với hồ sơ hoạt động của hãng tin học Google tại Trung Quốc. Đối với Le Monde, vấn đề quan hệ khó khăn giữa tập đoàn tin học Mỹ Google và chính quyền Bắc Kinh chỉ giải thích được một phần lý do vì sao Washington lại tỏ thái độ cứng rắn như hiện nay.
Bài báo của Thông tín viên Le Monde tại Thượng Hải trước tiên nêu bật song song hai sự kiện đang diễn ra. Trong lúc tập đoàn Google cho biết đang tiếp tục thảo luận với Bắc Kinh về sự hiện diện của họ tại Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã lên tiếng đả kích những vụ tấn công tin học mà Google cũng như khoảng ba chục công ty khác của Mỹ đã phải gánh chịu trong những tháng gần đây.


Đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 22/01 vừa qua, đã tỏ ý ''quan ngại'' về những vụ tấn công đó. Trước đó một ngày, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã nhấn mạnh trong một bài diễn văn dài về quyền tự do trên internet rằng : ''Một bức màn sắt mới trong lãnh vực thông tin đang hạ xuống trên một phần lớn của thế giới''.. Hàm ý nhắc tới khả năng Google có thể sẽ rút khỏi Trung Quốc vì bị kiểm duyệt. Bà Clinton đã hoan nghênh sự kiện ''các công ty Mỹ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề internet và quyền tự do thông tin trong công việc quản lý của mình''.
Đối với Le Monde, hồ sơ tố cáo Trung Quốc mở các cuộc tấn công tin học vào các cơ sở chính quyền hay các công ty Mỹ đáng ngại hơn rất nhiều so với những gì được thấy qua vụ Google, nhiều bản phúc trình do các trung tâm nghiên cứu tại Hoa Kỳ công bố, đã chứng minh điều đó.


Theo Le Monde, hiện nay khó có thể buộc một quốc gia nào đó vào tội danh tấn công tin học, vì vậy hồ sơ Trung Quốc chủ mưu các vụ tin tặc không thể được nêu lên công khai về phương diện ngoại giao.
Thế nhưng các báo cáo tại Hoa Kỳ đều nêu bật đà gia tăng không ngừng của các mối đe dọa tin học đến từ Trung Quốc, với các vụ tấn công nhằm mọi mục tiêu, từ chiến lược, đánh cắp bí mật kỹ thuật hay công nghệ, cho đến kiểm soát giới ly khai.




Trung Quốc không thể xóa sổ thị trường tài chánh Hồng Kông

Nhật báo Pháp Le Figaro hôm nay nhìn sang Trung Quốc nhưng trên bình diện tài chính, để ghi nhận rằng Hồng Kông vẫn là trung tâm tài chính của toàn quốc.
Theo Le Figaro, khi vùng lãnh thổ này được trao trả lại cho Trung Quốc cách đây 12 năm, ai cũng lo ngại cho tương lai tài chính của Hồng Kông. Thế nhưng, 12 năm sau, vùng này vẫn sức khoẻ dồi dào, thị trường chứng khoán Hồng Kông hiện nay đứng hàng thứ 7 thế giới, và năm ngoái đã đạt kỷ lục về trị giá các công ty yết giá trên thị trường này : 31,5 tỷ đô la so với 24,3 tỷ năm trước. Và dĩ nhiên là có rất nhiều tập đoàn lớn Trung Quốc, trước đây yết giá ở Châu Âu hay Hoa Kỳ, nay đã quay trở lại Hông Kông.


Le Figaro tìm hiểu tại sao Trung Quốc, dù rất muốn phát triển những thị trường tài chính trên lục địa như Thượng Hải hay Thâm Quyến, nhưng vẫn để cho Hồng Kông phát triển, và để cho các tập đoàn hàng đầu tại Hoa lục đến đấy. Theo nhật báo Pháp, đó là vì Bắc Kinh đã thấy là vùng đất tư bản này rất cần thiết.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc hiện không phải là ngoại tệ hoán đổi đươc, vì thế đã hạn chế hoạt động của các thị trường nhu Thượng Hải hay Thâm Quyến. Ngoài ra, hai thị trường đó lại không có kinh nghiệm về tài chính quốc tế của Hồng Kông, do đó, cần phải hợp tác chặt chẽ với thị trường Hồng Kông để học nghề.


Nhìn chung, theo Le Figaro, Trung Quốc trong năm qua đã dẫn đầu thế giới về số lượng công ty yết giá trên thị trường chứng khoán toàn quốc, bỏ xa các thị trường Âu Mỹ. Riêng hai thị trường Thượng Hải và Hồng Kông đã thu hút thêm 172 công ty mới. Vào năm tới, theo giới chuyên gia, Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ vai trò đầu tàu này.

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6625.asp


*

Tin RFI

Tham vọng của Trung Quốc giành chủ quyền trên biển Đông khiến các nước láng giềng lo ngại

Anh Vũ

Bài đăng ngày 24/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày 24/01/2010 17:02 TU

Bản đồ biển Đông


Bản đồ biển Đông



Tuần báo The Economist có bài viết về thái độ của Trung Quốc áp đặt chủ quyền trên biển. Theo tờ báo, Trung Quốc gọi vùng biển tiếp giáp với họ là vùng "Biển bình yên", nhưng trên thực tế, các vụ tranh chấp lãnh thổ của họ với các láng giềng đang làm vùng biển yên bình đó đang dậy sóng.
Những tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc với một số nước láng giềng của họ vẫn tồn tại từ lâu nay mà chưa tìm được hướng giải quyết. Thời gian gần đây, Trung Quốc lại làm dấy lên các tranh cãi bằng những hành động quả quyết về chủ quyền của mình ở những khu vực có tranh chấp trên biển.

Tuần báo The Economist tuần này có bài viết về thái độ khăng khăng áp đặt chủ quyền trên biển của nước lớn này. Theo tờ báo, Trung Quốc gọi vùng biển tiếp giáp với họ là vùng "Biển bình yên", thế nhưng thực tế, các vụ tranh chấp lãnh thổ của họ với các láng giềng đang làm vùng biển yên bình đó đang dậy sóng.

Từ nhiều tuần qua, Nhật Bản và Việt Nam đã lên tiếng phản đối những hành động xâm lấn trên biển của Trung Quốc ở những khu vực đang còn tranh cãi. Điều khiến nước có tiếp giáp biển với Trung Quốc phải lo ngại là Bắc Kinh đang càng ngày càng tỏ ra ngang ngược đòi khẳng định chủ quyền của mình trên những khu vực đang tranh chấp. Nguyên nhân khiến các cuộc tranh chấp càng trở nên gay gắt hơn đó là nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt đang nằm sâu dưới đáy các vùng biển đó.

Tờ báo nhận thấy, cách đây hai năm, sau những tranh cãi dài dài, Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã đi đến ký kết một thỏa thuận về một khu vực đang tranh cãi trên vùng biển Hoa Đông. Người ta có cảm giác như cuộc đấu khẩu dài hơi về các tranh chấp trên vùng biển này giữa hai nước đã có thể chấm dứt được rồi. Thế nhưng giờ đây cuộc tranh cãi giữa hai nước lại trở lại như mới.

Báo chí Nhật Bản đã đưa tin, hôm 17 tháng giêng vừa rồi Ngọai trưởng Nhật Katsuya Okada trong một cuộc gặp người đồng sự Trung Quốc Dương Khiết Trì đã cảnh báo rằng Nhật Bản sẽ có « biện pháp » nếu như Trung Quốc tự ý đơn phương cho khai thác mỏ khí đốt Xuân Hiểu mà tiếng Nhật gọi là Shirakaba.


The Economist Xuân Hiểu nằm ở trong khu đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên biển Hoa Đông nhưng Nhật cho rằng khu vực này nằm giữa đường phân chia hai nước, cũng chỉ cách khu đặc quyền kinh tế của Nhật có 4 cây số. Nhật lo ngại việc khai thác khí đốt ở Xuân Hiểu sẽ hút khí đốt trên phần khai thác của mình. Hiệp định ký năm 2008 giữa hai nước quy định đây là khu vực cùng khai thác chung.


Hôm 19 tháng giêng vừa qua, bô Ngọai giao Trung Quốc đã ra tuyên bố có nhắc lại thời kỳ lạnh nhạt trong quan hệ hai nước và đồng thời cho rằng những đòi hỏi của Nhật Bản là có ý đồ chính trị nhằm làm mất ổn định trong khu vực.
Một khu vực khác trên biển Đông cũng đang được Trung Quốc đòi áp đặt chủ quyền. Bài báo đề cập đến quần đảo Hòang Sa. Nơi từ lâu nay đang là khu vực tranh chấp với Việt Nam.
Tháng 12 năm ngóai bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Trung Quốc lại đưa ra kế họach thúc đẩy phát triển du lịch tại quần đảo Hoàng Sa, đã được Bắc Kinh cho sát nhập vào huyện đảo Hải Nam.


Tờ báo nhận thấy trước những tham vọng của Bắc Kinh những lo ngại của các nước có tiếp giáp biển với Trung Quốc lại càng lên cao khi có vụ va chạm giữa tàu hải quân và Trung Quốc với tàu chiến Mỹ trên biển Đông. Hôm 13 tháng giêng vừa qua, chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã báo cáo trước Quốc Hội nước này rằng hải quân Trung Quốc đang tăng cừong đáng kể các cuộc tuần tra trên biển Đông và đang tỏ rõ quyết tâm chiếm lấy những hòn đảo đang có tranh chấp ở đây.



Vụ Google thể hiện mâu thuẫn sâu sắc giữa tư do thông tin và chế độ toàn trị Hơn một tuần sau khi Google tuyên bố sẽ rút khỏi Trung Quốc vì bị tin tặc tấn công, dù chưa có hồi kết, vụ việc này đã làm tốn không ít giấy mực của dư luận. Quy mô của sự việc đã được mở rộng đến mức chính phủ hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc đã phải có lời qua tiếng lại với nhau.



Tuần báo Le Courrier internationnal đăng bài viết của tác giả Tiêu Tường, một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại đại học Berkeley Hoa Kỳ với tiêu đề : Google đang dạy Bắc Kinh Bài học. Theo tác giả dịch vụ Gmail của Google bị tin tặc tấn công chỉ là một giọt nước làm tràn thêm ly nước mà thôi. Kể từ khi đặt chân lên lãnh thổ Trung Quốc kinh doanh thì Google đã liên tục rơi vào tầm ngắm của chính quyền rồi. Các tra cứu tìm kiếm trên Google thường xuyên bị trục trặc hay gián đọan đó là bởi vì nó đã bị kiểm duyệt. Tác giả khẳng định rằng Google không phải là công ty dịch vụ mạng duy nhất gặp phải những trở ngại như vậy. Nếu đối với người dân Trung Quốc mạng internet chứa đựng sức giải phóng khỏi những trói buộc thì chính quyền lại coi đó như là một mối đe dọa độc quyền thông tin của nhà nước.


Từ nhiều tháng nay, chính quyền Bắc Kinh lo ngại những diễn văn lưu truyền trên mạng có thể làm bùng phát các cuộc biểu tình. Vì thế mà ưu tiên hiện nay của chính quyền là kiểm sóat mạng internet. Họ đã thông qua nhiều bộ luật, thiết lập đơn vị cảnh sát mạng. Bắc Kinh còn tìm cách chặn thành công việc truy cập vào hàng trăm nghìn địa chỉ internet đặt bên ngòai Trung Quốc.. Tác giả cho rằng Google muốn rút khỏi Trung Quốc là vì côgn ty này không muốn đồng lõa với chính phủ ở đây. Vụ Google mang tính biểu tượng cao, nó thể hiện rõ ràng sự xung đột căn bản giữa tự do lưu truyền thông tin và một chế độ tòan trị. Đồng thời vụ việc này càng làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do trên internet. Dù cho nếu Google ở lại hay đi khỏi Trung Quốc thì nó cũng nó vẫn thể hiện sức mạnh và tương lai của thông tin trên mạng. Điều này càng thôi thúc những đòi hỏi thay đổi chính trị của cộng đồng cư dân mạng của Trung Quốc .


Bài báo kết luận, với việc đứng lên chống lại kiểm duyệt, Google đã giành được sư trân trọng và thái độ ngưỡng mộ của người sử dụng internet ở Trung Quốc. Thành phố Hồ Chí Minh điểm đến dễ dàng cho nhập cư lậu từ nước ngoài Le Courrier Internationnal đã đăng lại một bái báo của tờ Thanh Niên xuất bản tại Việt Nam nói về hiện tượng Thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô kinh tế của Việt Nam, đang trở thành một điểm đến cho rất đông người nhập cư lậu đến từ châu Phi và một số nước đang phát triển khác.


Bài báo cho biết hiện có rất đông người ngọai quốc từ các nước đang phát triển đã nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam, hoặc chỉ cần một visa du lịch rồi ở lại luôn. Mặc dù để kiếm được việc làm ở cái thành phố đông đúc này không phải dề, nhưng những người nhập cư lậu vẫn không tính chuyện quay trở về nước bởi vì dù sao thì ở đó họ vẫn kiếm sống dễ dàng hơn. Do chính quyền địa phương nhắm mắt làm ngơ, nên người nước ngòai có thể xin được việc làm mà không cần đến giấy phép lao động hay chứng chỉ hành nghề gì cả.


Giờ đây ở Saigon người ta có thể dễ dàng bắt gặp những người nước ngoài đi lang thang tìm kiếm việc làm ở khắp nơi và họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì. Có thể họ được những chủ sạp buôn bán thuê dọn hàng, chuyên trở hàng hóa v.v. Trong số những người nhập cư lậu có nhiều thanh niên, không giấy tờ, có chút tài đá bóng, họ đến đây hy vọng chẳng may sẽ được tuyển dụng vào một cau lạc bộ nào đó. Theo bài báo thì sự xuất hiện của những người nước ngoài nhập cư lậu này cũng đã bắt đầu làm nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Công an thành phố đã cảnh báo bắt đầu xuất hiện những lọai tội phạm là người nước ngoài, thậm chí có cả những người trước đây từng có công ăn việc làm ổn định ở Việt Nam.

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6610.asp

*
Tin VIETNAM NET & BÁO MỚI

Tàu ngầm Trung Quốc tiến vào vùng biển Đài Loan.


Thứ Hai, 01/02/2010 (GMT+7)

Một tàu ngầm của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển Đài Loan nhưng rút lui sau khi tàu hải quân Đài Loan tìm cách định vị nó, báo United Evening News xuất bản bằng tiếng Trung của Đài Loan hôm 31/1 đưa tin.

(Ảnh Sinodefenceforum)

Theo báo này, sự kiện trên xảy ra sáng 27/1 khi máy bay trực thăng phát hiện sự hiện diện của một tàu ngầm ở ngoài khơi cảng Zuoying, thành phố Cao Hùng khi đang tiến hành một cuộc diễn tập. Chiếc tàu ngầm đã rút lui khi hải quân Đài Loan đề nghị cung cấp thông tin nhưng không nhận được phản hồi, và tiến hành truy tìm. Theo United Evening News, tàu ngầm chỉ cách cảng Zuoying 44km.

Cũng trong ngày 31/1, ban đầu phát ngôn viên bộ chỉ huy đội tàu hải quân Đài Loan Wen Chen-kuo từ chối bình luận khi được đề nghị có ý kiến về bài báo. Sau đó, vào cuối ngày, giám đốc hậu cần của cơ quan thời chiến Hsia Teh-yu phủ nhận bản tin trên.

Ông Hsia Teh-yu nói, đúng là máy bay đã phát hiện được một thứ gì đó dưới nước khi tập trận hôm thứ tư tuần trước. Tuy nhiên, sau đó, nó được xác định không phải là tàu ngầm. "Nếu là tàu ngầm, hải quân sẽ áp dụng những biện pháp tức thời để buộc nó nổi lên hoặc chặn đường", ông Hsia nói.

Theo quan chức này, có một số yếu tố dẫn tới việc phát hiện những chuyển động bất thường dưới nước như tàu chìm hay một đàn cá lớn.

Thông tin về tàu ngầm Trung Quốc tiến vào vùng biển Đài Loan được đưa một ngày sau khi Tổng thống Mỹ phê chuẩn thỏa thuận bán số vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD, gồm tên lửa Patriot, trực thăng Black Hawk, tàu dò mìn và các vũ khí khác cho Đài Loan.

Đài Loan và Trung Quốc bị chia tách trong cuộc nội chiến năm 1949. Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và dọa sẽ dùng vũ lực nếu hòn đảo này muốn độc lập.

  • Hoài Linh (Theo TaipeiTimes, AP)



*

TIN BBC

Kinh tế Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc?

World Bank nói các nước đang phát triển đóng vai trò phục hồi kinh tế toàn cầu

Con voi ì ạch có thể vượt qua con rồng năng động hay không? Điều được coi là không thể xảy ra trong nhiều thập niên, nếu không muốn nói là hơn nửa thế kỷ thực sự có thể sớm xảy ra, và có lẽ sẽ diễn ra vào năm tới.

Trong năm 2010, nền kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc.

Các chuyên gia cho rằng Nam Á thậm chí có thể có kinh tế tăng tốc nhanh hơn khu vực Đông Á.

Trong khi không hiếm người tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế lớn khác trên toàn cầu trong tương lai gần, lại có những người khác cho rằng sẽ có thể có thay đổi trong xu hướng tốc độ tăng trưởng của hai quốc gia đông dân nhất và rằng Ấn Độ có thể nhích hơn Trung Quốc một chút.

Nền kinh tế của Ấn Độ bắt đầu tăng tốc từ những năm 1990 trở đi khi Delhi nới lỏng kiểm soát trong ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ

Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm khoảng 40% trong tổng số 6.5 tỷ dân trên hành tinh, không chỉ đơn thuần là hai đang phát triển nền kinh tế nhanh nhất trên thế giới hiện nay mà còn nằm trong số vài quốc gia tăng trưởng dương trong khi hầu hết các nước bị tăng trưởng âm.

Vào đầu thập niên 1950, xét về thu nhập bình quân đầu người và mức độ phát triển kinh tế, Trung Quốc và Ấn Độ không khác nhau là bao. Một nửa số dân của cả hai nước đều trong cảnh nghèo đói, trong trường hợp của Ấn Độ là vì nhiều thế kỷ bị đô hộ.

Từ những năm 1970, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, trong khi Ấn Độ đã tăng trưởng ở mức chậm 3,5%.

Khi Trung Quốc tăng trưởng ở mức hai chữ số trong gần 40 năm, giới kinh tế gia cho rằng thế nào cũng sẽ bị hiện tượng “nổ bong bóng”. Tuy nhiên con rồng Bắc Kinh cứ lớn mạnh theo năm tháng bất chấp mọi sự mong đợi và dự đoán.

Nền kinh tế của Ấn Độ bắt đầu tăng tốc từ những năm 1990 trở đi khi Delhi nới lỏng kiểm soát trong ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

World Bank dự kiến kinh tế Ấn độ tăng trưởng 8% trong năm 2010

Vào giữa những năm 1990, lần đầu tiên kể từ khi Ấn Độ giành độc lập vào tháng 8 năm 1947, nền kinh tế của họ tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 9% trong bốn năm liên tục, và chỉ giảm tốc khi kinh tế thế giới suy thoái.

Các nhà kinh tế cho rằng một trong những lý do khiến kinh tế của Ấn Độ phát triển nhanh hơn của Trung Quốc trong tương lai gần chỉ đơn giản là là dựa vào sự khác biệt về cơ cấu trong nền kinh tế giữa hai nước..

Nền kinh tế của Trung Quốc có kích cỡ gấp 3.5 lần kinh tế Ấn độ.

GDP của Trung Quốc trong năm 2008 là 4.2 ngàn tỷ USD và GDP của Ấn độ là 1.2 tỷ USD.

Có một lý do quan trọng khiến nền kinh tế Ấn Độ bị thiệt hại tương đối ít hơn do suy thoái kinh tế thế giới so với Trung Quốc, nước có sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu trong nhiều thập niên qua.

Xuất khẩu và nhập khẩu tính gộp chiếm khoảng phân nửa GDP của Ấn Độ trong khi đó tỷ lệ này của Trung Quốc là trên 80%.

Sửa dự báo

Cách đây hai năm, Trung Quốc vượt qua Mỹ như là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ.

Theo dự kiến kinh tế Đông Á sẽ tăng trưởng chậm hơn Nam Á

Cuối tháng Sáu, Ngân hàng Thế giới trong báo cáo Phát triển Tài chính Toàn cầu 2009 dự kiến trong năm 2010, tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế của Ấn Độ đạt 8% trong khi theo dự kiến Trung Quốc sẽ tăng trưởng kinh tế ở mức 7,7%.

Trong năm 2009 Ngân hàng Thế giới sửa lại dự báo cho cả Trung Quốc (từ 6,5% đến 7,2%) và Ấn Độ (từ 4% đến 5,1%), là mức thấp hơn dự báo từ chính phủ hai nước.

Chính phủ Trung Quốc nói sẽ có mức tăng trưởng gần 8% cho năm 2009, trong khi các cơ quan khác nhau của chính phủ Ấn Độ nói kinh tế của họ tăng trong khoảng giữa 6,5% và 7%.

Báo cáo Ngân hàng Thế giới nói:"Khi không gộp cả Trung Quốc và Ấn Độ vào thì tổng GDP tại các nước đang phát triển sẽ giảm 1,6%, tức là sẽ có thêm người thất nghiệp và nghèo đói”.

Justin Lin, kinh tế gia trưởng của ngân hàng, được trích dẫn khi nói rằng các nước đang phát triển “trở thành một động lực quan trọng" trong phục hồi nền kinh tế của thế giới với điều kiện “đầu tư nội địa tiếp tục tăng với sự hỗ trợ quốc tế bao gồm tái tục các nguồn tín dụng từ quốc tế".

Ông Lin không phải là người duy nhất có quan điểm này. Phát biểu tại một hội thảo gần đây ở Delhi, Ajay Chibber, Trợ lý Tổng thư ký của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, cho biết cho đến gần đây người ta vẫn không thể tưởng tượng rằng Ấn Độ có thể có mức tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc.

"Tôi chưa bao giờ nghĩ tôi sẽ chứng kiến trong đời tôi ngày mà Nam Á có thể tăng trưởng nhanh hơn so với khu vực Đông Á", ông nhận xét.

Kalpana Kochhar, Phó Giám đốc bộ phận Châu Á Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nói với tôi rằng hoàn toàn có thể xảy ra khả năng Ấn Độ có thể tăng trưởng nhanh hơn so với Trung Quốc hay Nam Á sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn Đông và Đông Nam Á.

Bà nói: "Tôi thấy có nhiều khả năng xảy ra điều này”.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2009/10/091006_india_china_growth.shtml





0 comment

No comments: