Friday, February 5, 2010

XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY * XUẤT KHẨU PHỤ NỮ 2



*
TIN ĐAI A CHÂU TỰ DO

Lấy chồng Hàn Quốc

161 cô gái quê VN phải chịu thất vọng vì đang trình diễn kiếm chồng Hàn Quốc thì bị công an TP.HCM phá án, bắt giữ những người môi giới cùng 7 chú rể tương lai .

Các cô dâu hụt sẽ bị buộc trở về nơi cư trú.

Vụ việc xảy ra chiều ngày 3/11 tại Quận 8 TPHCM, Cảnh sát đã bắt quả tang 7 người khách Hàn Quốc đang xem mắt để chọn vợ. Các cô dâu chuẩn bị được gả bán đều trong độ tuổi từ 18 tới 26, là người các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang.




Theo Lao Động Online, các cô dâu hụt muốn lấy chồng Hàn Quốc, là những người có hoàn cảnh khó khăn muốn lấy chồng ngoại quốc để có cuộc sống khá giả hơn. Những cô gái đáng thương này đã được bọn môi giới tuyển chọn và huấn luyện một thời gian, trước khi ra mắt trong vòng sơ tuyển vào hôm qua.

http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/vietnamnews/Hochiminh-City-Police-breaks-down-illegal-marriage-mediation-with-161-brides-to-be-and-7-Koreans-11032008194425.html

*




TIN BBC



Cô dâu Việt bị chồng Hàn sát hại
Huỳnh Mai và chồng Hàn Quốc Jangamuke người đánh cô cho tới chết hồi đầu tháng bẩy
Ông Jangamuke đã bị bắt và đang chờ xét xử
Dư luận ở Việt Nam và Hàn Quốc đang bất bình trước vụ một cô dâu Việt Nam bị chồng Hàn Quốc đánh cho tới chết.

Chuyện được đưa lên chương trình truyền hình của Hàn Quốc trong tuần trước để giúp truy tìm thủ phạm là ông Jangamuke.

Sau đó ông này đã bị cảnh sát bắt sau khi họ truy theo số điện thoại mà ông gọi về cho bà chủ ông thuê nhà.

Vụ việc xảy ra hồi đầu tháng bẩy nhưng chỉ đến giữa tháng người ta mới phát hiện được xác cô Hùynh Mai.

''Không riêng người Việt Nam và các tổ chức liên quan tới giúp đỡ phụ nữ nước ngoài mà cả những người dân thường cũng rất phẫn nộ,'' chị Nguyễn Thị Châu, người lấy chồng Hàn Quốc và hiện đang sinh sống tại đây nói với BBC.

''Thứ nhất họ phẫn nộ với người chồng quá tàn nhẫn đối với cô Hùynh Mai. Và họ cũng phẫn nộ với những người môi giới kết hôn, các công ty môi giới không quan tâm tới các cô dâu sau khi cưới.''

Cô Châu nói nếu công ty môi giới cho cô Huỳnh Mai biết trước chồng tương lai của cô ''không nghề, gia thế không có, tính tình nóng nảy'' thì có lẽ đã không xảy ra chuyện.

Cô cũng nói nếu Hùynh Mai biết số điện thoại cần thiết (1577 1366) để gọi nhờ trợ giúp thì cô đã có thể được cứu thoát.

Cũng theo cô Châu nạn bạo hành ở Hàn Quốc nằm ở các nước có mức cao.

''Xã hội Hàn Quốc là xã hội gia trưởng, người đàn ông ở trên trời, người đàn bà ở dưới đất.''

Đám cưới chớp nhoáng

Tờ Tuổi trẻ của Việt Nam nói bố của Hùynh Mai đã đồng ý để cô lấy chồng Hàn Quốc sau khi cô 'năn nỉ' ông và nói rằng sẽ cố gắng gửi tiền về giúp gia đình.

Sau đó từ Kiên Giang, cô đã được đưa lên thành phố Hồ Chí Minh để những người đàn ông Hàn Quốc chọn.

Cô dâu Việt và chồng Hàn
Nhiều cô dâu Việt nhắm mắt lấy chồng mà họ không hề hiểu biết về người mình lấy

Tuổi trẻ viết: ''Trong vòng vài giờ xem mắt ở một nơi không xác định, đám cưới được định lúc 11 giờ trưa ngày 23/12/2006 tại tp HCM.

''Lúc này gia đình của Huỳnh Mai mới hay tin liền thuê xe 15 chỗ tức tốc lên tp HCM những trễ giờ làm lễ.

''Lễ cưới được tổ chức với hai đôi uyên ương khác, cũng là chồng Hàn Quốc. Tiệc chỉ có... hai bàn.

''Ra về gia đình cô dâu được chú rể cho 400 USD, tới cửa bị ''trưởng đoàn'' (môi giới) thu lại 200 USD.''

Sau đó cô Huỳnh Mai đã theo chồng về Hàn Quốc hồi đầu năm nay. Gia đình cô nói với báo chí cô luôn nói tốt về chồng và cuộc sống ở Hàn Quốc khi gọi điện về nhà.

Cho tới nay phía Hàn Quốc chưa có thông báo chính thức về vụ cô Huỳnh Mai bị giết.

Báo Tiền Phong trích lời một quan chức ở Sở Tư Pháp Kiên Giang nói ông chỉ được biết tin qua báo chí.

Tiền Phong cũng thống kê của Sở Tư pháp Kiên Giang nói từ năm 2002 tới nay có gần 1600 công dân kết hôn với người nước ngoài trong đó hơn 600 với công dân Hoa Kỳ, gần 150 với người Úc, hơn 520 với người Đài Loan, gần 190 với công dân Canada...

Số người kết hôn với công dân Hàn Quốc được cho là 35.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/08/070815_viet_bride_murder.shtml




TIN BÁO CHÍ ĐẠI HÀN
The Chosun Ilbo

Tại sao phụ nữ Việt Nam lại muốn lấy chồng là nông dân Hàn Quốc ?



Hình trên là của chính báo “Chosun” nầy đưa lên. Hổng biết vô tình hay cố ý, mà làm đau liền một lúc cả tà áo dài và chiếc nón “quốc hồn quốc tuý” của ta ? Một lúc hai ba bốn năm cái nỗi đau. Hay là xứ họ cũng có câu “Thương cho roi cho vọt” ? Mà sao hình mất đầu hết trơn ? Họ “tế nhị”, nhưng mình thì lại nghĩ là họ … chê dân mình hổng còn có cái … “đầu” nữa rồi !?

The Chosun Ilbo


Ngày 27-3-2008


Hiện đang có một trong sáu người đàn ông ở những làng quê chuyên nghề nông và đánh bắt hải sản tại Hàn Quốc lấy một người phụ nữ Việt Nam làm vợ. Một bản báo cáo cho hay 8.027 nông dân và ngư dân đã lấy vợ trong năm 2005, 2.885 tức 35,9% trong số họ lấy vợ ngoại quốc với hơn một nửa (1.535) là người Việt Nam. Điều gì đã thuyết phục được quá nhiều phụ nữ Việt Nam đều theo con đường lấy chồng Hàn Quốc này ? GS Kim Hyun-jae của trường đại học Youngsan University là tác giả của luận văn nghiên cứu đầu tiên về chủ đề này. Với tên gọi “Vấn đề nhập cư của những người phụ nữ Việt Nam tới Hàn Quốc qua con đường hôn nhân,” tài liệu nghiên cứu phân tích những lý do từ viễn cảnh của Việt Nam.

Kim nhấn mạnh rằng hầu hết những người phụ nữ Việt Nam lấy đàn ông Hàn Quốc đều đến từ những làng quê của vùng Châu thổ sông Mekong miền nam Việt Nam. Năm 2005, Sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội ở miền Bắc đã cấp 720 thị thực cho những trường hợp hôn nhân. Số thị thực hôn nhân được cấp bởi tòa lãnh sự tại thành phố Hồ Chí Minh ở phía nam nhiều gấp năm lần, là 3.853.

Những chính sách Đổi Mới của Việt Nam đã cải thiện mạnh mẽ tình hình kinh tế, song khoảng cách giữa vùng thành thị và nông thôn lại gia tăng, với tỉ lệ của năm 2005 là 10% nhóm người thu nhập cao có mức thu gấp 13,5 lần nhóm 10% thu nhập thấp nhất. Ngoài ra vùng Châu thổ sông Mekong còn phải chịu tình trạng mất cân bằng giữa số nam giới và phụ nữ, bởi vì nhiều người đàn ông đã lên các thành phố kiếm việc làm. Năm 2004, số phụ nữ nhiều hơn nam giới ở vùng này là 365.300. Kim cho biết tất cả những vấn đề về kinh tế và xã hội này đẩy những người phụ nữ Việt Nam đi tìm chồng ở nước ngoài.

Được sát nhập từ cuối thế kỷ 17, Châu thổ Mekong có những phong tục tập quán và văn hóa rất khác biệt so với miền Bắc. Nó bao gồm những người Ấn Độ, Hồi giáo, người Pháp, và Mỹ chi phối toàn bộ dòng chảy lịch sử với ảnh hưởng rất ít từ Khổng giáo so với phía bắc và vì vậy có cái nhìn cởi mở hơn trong chuyện lấy người ngoại quốc. Kể từ khi chuyện mõi tiền * trở nên phổ biến, những cuộc hôn nhân được sắp đặt cũng thành quen thuộc hơn.

Lý do thứ ba là từ những thay đổi xã hội tại các quốc gia lân bang. Kể từ năm 2000, hầu hết phụ nữ Việt Nam lấy chồng người nước ngoài là những đàn ông Đài Loan – khoảng 13.863 riêng năm 2000. Đàn ông Đài Loan, cũng như đàn ông Hàn Quốc hiện nay, được giới thiệu tới vài chục hay vài trăm phụ nữ qua các công ty môi giới hôn nhân trong suốt chuyến thăm Việt Nam dài một tuần. Nếu gặp được người phụ nữ mà họ mong muốn, họ có thể đăng ký kết hôn tại đó trước khi trở về nhà cùng cô vợ mới cưới. Song Đài Loan đã phải chịu những vấn đề tương tự với Hàn Quốc hiện đang đối mặt, bao gồm chuyện buôn bán người và bạo lực gia đình, cho nên chính phủ Đài Loan chặt chẽ hơn trong yêu cầu có được quyền công dân, đưa tới tình trạng giảm sút số cuộc hôn nhân như vậy. Những người đàn ông Hàn Quốc đang lấp vào khoảng trống. Số các cuộc hôn nhân giữa đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ Việt Nam tăng vọt từ 95 năm 2000 lên 5.822 năm 2005, vượt xa so với Đài Loan là 3.212.

Lý do cuối cùng là sự mê muội văn hóa nhạc pop Hàn Quốc đang ảnh hưởng sâu rộng ở Á châu đã đóng góp vào một phần. Khoảng 100 bộ phim Hàn Quốc đã được phát sóng ở Việt Nam từ năm 1997 đến 2005. Bộ phim “Jewel in the Palace” đã được phát sóng năm lần. Phụ nữ ở những vùng quê Việt Nam, nơi mà hiếm có những tờ báo và tạp chí, thì TV hầu như là phương tiện nối kết duy nhất với thế giới bên ngoài, và họ đã trở nên say mê Hàn Quốc qua các bộ phim nhiều tập. Phương tiện truyền thông ở địa phương đã cảnh báo về tình trạng ảo tưởng về Hàn Quốc đã được những bộ phim này tạo nên.

Kim đang kêu gọi có các giải pháp giúp đỡ những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc. “Chính phủ phải phát triển các chương trình dạy tiếng Hàn Quốc cho họ tùy theo trình độ học thức và cung cấp sự trợ giúp để giảm bớt cho họ những khó khăn kinh tế và giúp họ kiếm việc làm,” ông nói.


Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

* Nguyên văn “milk money“: bòn rút tiền

http://anhbasam.com/2010/01/06/422-t%E1%BA%A1i-sao-ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF-vi%E1%BB%87t-nam-l%E1%BA%A1i-mu%E1%BB%91n-l%E1%BA%A5y-ch%E1%BB%93ng-la-nong-dan-han-qu%E1%BB%91c/


LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ

Báo Đại Hàn The Chosun Ilbo đã đăng tin về gái Việt lấy chồng Hàn. Họ đăng bức tranh không có đầu là vì tế nhị, nghĩa là không muốn làm xấu mặt các đương sự, mặc dầu đây chỉ là hình gái Việt trên đường phố, không phải các thí sinh dự tuyển lấy chồng Đài, chồng Hàn. Một số phụ nữ Việt Nam biểu tình phản đối và tòa soạn báo Hàn quốc đã xin lỗi. Họ xin lỗi là vì họ lịch sự. Còn Việt Nam thì không bao giờ xin lỗi!

Biểu tình là chỉ vì tự ái, còn vấn đề chính là nên tìm hiểu vấn đề họ nói có đúng không. Họ nói đúng thì phải nhận. Trên báo chí quốc nội, người ta cũng đề cập việc này chứ có ai xuyên tạc đâu! Vấn đề chính là chủ nghĩa Marx xưng xe công bằng nhân đạo, bênh vực vô sản, và xây dựng đất nước gấp mười tư bản, thế mà tại sao để dân khổ sở, phải bỏ thiên đường cộng sản mà đi ra các nước tư bản bóc lột?
Tại sao cộng sản chủ trương buôn người? Như vậy, nhân dân ta nên biểu tình , phải tranh đấu chống cộng sản bóc lột, làm cho nhân dân nghèo đói!
*
*

Bi kịch lấy chồng Hàn Quốc trong 24 giờ


Từ phải sang bà Liên và
Từ phải sang Bà Liên và Oh Moon Sook.

Từ một nông trại ở Hàn Quốc, "chú rể" bay sang Việt Nam rồi được đưa thẳng tới thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) để xem mặt "cô dâu". Một cuộc "đi chơi" để tìm hiểu nhau được những người môi giới sắp xếp sẵn. Khi đó, cô gái bị buộc phải qua đêm với người đàn ông xa lạ.

Chị Đào Thị Thanh Hương uất ức kể: Lúc đó vào khoảng tháng 3/2003, đang làm nhân viên tại một bệnh viện thì chị nghỉ việc để chuẩn bị lấy chồng Hàn Quốc. Sự việc bắt đầu khi bà Nguyễn Thị Liên (sinh năm 1962) ngụ tại hẻm Phước Hải, khu phố 8, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường 6, thành phố Mỹ Tho, lân la đến nhà chơi, thấy hình chị và bà Liên đã gợi ý, thuyết phục chị lấy chồng Hàn Quốc. Bà Liên cho biết mình cũng có đứa con gái đã gả sang Hàn Quốc, vì vậy muốn "làm mai" Hương sang bên đó để "có dì, có cháu" và quan trọng hơn là có cuộc sống giàu sang để giúp đỡ gia đình.

Thời điểm đó mẹ Hương đang lâm bệnh. Lúc đầu chị không chịu, nhưng bị thuyết phục mãi thì xiêu lòng. Ngày 30/11/2003, bà Liên dẫn một người đàn ông Hàn Quốc đến nhà Hương để "xem mặt" cô dâu. Cùng đi còn có bà Oh Moon Sook (người Hàn Quốc). Hai bên đã nói chuyện gì với nhau Hương không biết, nhưng sau đó Oh Moon Sook yêu cầu bà Liên xin phép gia đình cho Hương cùng đi TP HCM chơi. Nhưng chiều hôm đó khi đến TP HCM thì không có đi chơi gì cả. Sau khi ăn uống xong thì họ đưa Hương về khách sạn Trường Xuân (đối diện Maximart Cộng Hòa). Tại đây, bà Liên đặt thẳng vấn đề là người đàn ông Hàn Quốc kia "chịu Hương" và yêu cầu chị phải ngủ chung với ông ta. Sau 2 tiếng đồng hồ Hương năn nỉ bà Liên nhưng không được, cuối cùng bà Liên đẩy Hương vào phòng.


Chị Hương bức xúc: "Cho tới thời điểm đó hai bên chỉ mới biết nhau, chưa có thủ tục gì về pháp lý và cũng chưa được gia đình đồng ý. Nhưng cuối cùng tôi đành phải chấp nhận làm đám cưới". Trong tiệc cưới tại nhà hàng Thủy tạ Đầm Sen, chú rể Kang Chan Kyoo trịnh trọng đeo cho cô dâu một chiếc nhẫn có gắn 4 hột xoàn (mỗi hột 3 li 2), một sợi dây chuyền 5 chỉ vàng 18K với mặt hột xoàn 4 li 6 và một đồng hồ mạ vàng. Đám cưới xong chiều 2/12/2003 thì ngay trong đêm đó Kyoo lên máy bay về nước. Hơn 2 tháng sau, Kyoo trở lại Việt Nam và đến Tiền Giang ký giấy kết hôn. Kyoo ở lại với vợ được 3 ngày rồi sau đó chào tạm biệt và... một đi không trở lại.

Sau tiệc cưới khoảng một tháng, chị Hương được Oh Moon Sook gọi lên TP HCM để học tiếng Hàn và bị "giam lỏng" tại lầu 1 của tiệm áo cưới Thái Thảo ở đường Trần Phú, quận 5, với chi phí được Oh Moon Sook đưa là 200.000 đồng/tháng. Tại đây, mọi chuyện ăn uống, sinh hoạt của Hương đều có người lo và không được ra khỏi nhà. Sau đó thì phát sinh mâu thuẫn chuyện tiền bạc giữa Oh Moon Sook và bà Liên. Hương và một cô gái nữa tên Lê Thị Thi (cũng ở Mỹ Tho) được đưa sang nhà của một người tên Kim Chi ở đường Nguyễn Khoái, quận 4. Trong thời gian này Oh Moon Sook đã lấy lại hết nữ trang và yêu cầu chị Hương phải làm môi giới, giới thiệu bạn gái cho Sook, nhưng chị không làm. Vậy là nhiều lần, Hương bị Sook đánh đập. Sợ quá, chị bỏ trốn về Mỹ Tho.

Để liên lạc với chồng, chị Hương đã thuê phiên dịch gọi điện thoại sang Hàn Quốc và đề nghị Kang Chan Kyoo sang đón vợ, nhưng anh ta từ chối. Sau đó, chị viết thư rồi thuê người dịch ra tiếng Hàn gửi cho chồng nhưng chờ hoài cũng không thấy trả lời. Cuối cùng, ngày 16/4/2004 chị quyết định viết đơn tố cáo. Mới đây, Oh Moon Sook đã cử một người tên Trúc làm đại diện đến gặp gia đình Hương xin thương lượng bồi thường với giá 1.000 USD, vì theo bà Trúc thì "mình (ý nói chị Hương) chỉ có nhận thôi chớ đâu có cho lại người ta cái gì!". Chị Hương đồng ý và yêu cầu được gặp mặt chồng để làm thủ tục ly hôn nhưng không được chấp nhận rồi kéo dài đến nay. Thậm chí, đại diện của Oh Moon Sook còn thách thức chị Hương không đồng ý thì cứ đi kiện.

Ông Đào Đình Bắc (cha của chị Hương) cho biết: "Họ có ý đồ lừa gạt mình. Hôm tổ chức tiệc cưới, họ khống chế gia đình chỉ được mời 3 bàn khách và hứa đám cưới xong sẽ cho 1.000 USD, nhưng rồi chẳng có đồng nào. Không những thế, toàn bộ số nữ trang cũng bị họ lừa lấy lại hết sạch. Cũng vì chuyện đau lòng này mà vợ tôi buồn rầu, sinh bệnh rồi mất luôn". Theo ông Bắc thì chỉ riêng chi phí đi lại, làm thủ tục, thuê người phiên dịch, liên lạc điện thoại... tổng cộng đã tốn gần 20 triệu đồng, chưa kể con ông phải mất việc làm.

Sau khi bị tạm giữ tại cơ quan điều tra vì bị tố cáo có hành vi lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản, Oh Moon Sook chỉ chấp nhận bồi thường cho nạn nhân số tiền là 500 USD. Trong khi đó theo bản "hợp đồng làm việc" ký ngày 6/1/2004 giữa bà Nguyễn Thị Liên (người môi giới) với một cô gái (lấy chồng Hàn Quốc) tên là Lê Thị Thi đã ghi rõ: "Tôi là Nguyễn Thị Liên, chịu trách nhiệm giới thiệu và làm thủ tục kết hôn quốc tế cho người Hàn Quốc lấy vợ VN. Tôi chịu trách nhiệm hoàn tất mọi thủ tục trong thời gian nhanh nhất với chi phí trọn gói nhận của bên A là 500 đôla Mỹ". Đây cũng là điều làm cho gia đình nạn nhân uất ức, vì trong lúc họ đau khổ thì kẻ môi giới "chịu trách nhiệm" là bà Liên đến nay vẫn sống yên ổn.



(Theo Thanh Niên)

* Tên nạn nhân đã được thay đổi

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2005/08/3B9E0F72/

*

Đua nhau lấy chồng Hàn Quốc

Email In PDF.
Trong khi phong trào lấy chồng Đài Loan tạm lắng xuống, thì lấy chồng Hàn Quốc lại tăng nhiệt ở Cần Thơ. Sáu tháng đầu năm 2005 có 178 cô gái và 6 tháng cuối năm là 201 cô gái lấy chồng Hàn Quốc. Trong khi đó, năm 2004 chỉ có 34 cô gái lấy chồng Hàn Quốc. Đầu năm 2006, số lượng này đang tiếp tục tăng.

Những “xã, ấp Hàn Quốc” ở Cần Thơ

Con số 379 cô gái lấy chồng Hàn Quốc ở Cần Thơ chủ yếu tập trung vào các huyện vùng ven. Đây là những miền quê nghèo. Những xã như Thuận Hưng, Kiên Trung, Tân Lộc (huyện Thốt Nốt), xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh) vốn là “thị trường” của các chú rể Đài Loan trước đây thì hiện nay đã chuyển hướng sang Hàn Quốc một cách nhanh chóng.

Tại xã Thuận Hưng, trong năm 2004 chỉ có 1 cô gái lấy chồng Hàn Quốc thì trong năm 2005 đã có 30 cô. Chưa đầy 2 tháng đầu năm 2006, đã có 15 cô gái xin xác nhận độc thân để lấy chồng Hàn Quốc.

Những người Hàn Quốc mà các cô gái lấy làm chồng thường ở độ tuổi 30-45, tập trung ở các vùng nông thôn có thu nhập thấp, khó có khả năng lấy vợ bản xứ.

Theo cán bộ tư pháp Cần Thơ thì họ nhắm vào vùng nông thôn Việt Nam vì có nhiều cô gái trẻ đẹp. Những cặp dâu Việt rể Hàn thường chênh lệch từ một đến hai … con giáp.

Cô dâu Nguyễn Thị T, 21 tuổi, ở xã Thuận Hưng, đã sánh duyên cùng “chú rể” người Hàn 59 tuổi (chênh lệch nhau 38 tuổi). Các cô dâu thường ở độ tuổi 18 – 25, đa phần có trình độ học vấn cấp một, cấp hai, cá biệt có trường hợp mù chữ.

Những cô gái này không có công ăn việc làm ổn định, nhiều cô sinh sống trong những gia đình không có ruộng đất canh tác.

Hộ ông Trần Văn T ở xã Thuận Hưng, đầu năm 2005 gả cô con gái đầu lòng Trần Thị T cho chàng trai Hàn Quốc. Cô T đi nửa năm thấy khá giả trở về Việt Nam chèo kéo thêm cô em ruột và sau đó là cả cháu ruột (gọi T bằng cô) sang làm dâu xứ Hàn.

Ở những xã như Kiên Trung (Thốt Nốt) hay Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh) đã có trên dưới 30 cô gái lấy chồng Hàn Quốc. ấp Tân Qưới và ấp Tân Phước 1 là 2 ấp trong xã Thuận Hưng có số lượng các cô gái lấy chồng Hàn Quốc nhiều nhất.

Tại ấp Tân Phước 1, nơi trước đây có nhiều “cụm Đài Loan” thì nay đã xuất hiện thêm “cụm Hàn Quốc” với gần 15 hộ. Và những “cụm Hàn Quốc”, “ấp Hàn Quốc” theo cách gọi dân gian ra đời ngày một nhiều.

Đặc biệt nhất là xã cù lao Tân Lộc (Thốt Nốt) từng được gọi là “xã Đài Loan” những năm trước thì năm 2005 đã có 60 cô gái lấy chồng Hàn Quốc và nhiều người dân địa phương hiện chuyển sang gọi Tân Lộc là “xã Hàn Quốc”.

Đâu là nguyên nhân của sự đột biến?

Thống kê tại Sở Tư pháp Cần Thơ cho thấy 79% các cô gái lấy chồng Hàn Quốc xuất thân từ những gia đình khó khăn, số còn lại do…sở thích.

Kết quả của những cuộc xuất giá bước đầu là khá khả quan: 67% cô gái lấy chồng Hàn Quốc đã giúp đỡ được gia đình. Đa phần các cô dâu được hỏi đều trả lời đang có cuộc sống ổn định và hạnh phúc ở xứ người, chỉ có 18% là bất hạnh.

Anh Phan Văn Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thuận Hưng cho biết: “Gần 10% số hộ trong xã là hộ nghèo , nên các cô gái trẻ và gia đình của họ chọn cách lấy chồng Hàn Quốc”.

Mỗi cuộc kết hôn, các chú rể Hàn Quốc “chi” từ 200 - 320 triệu đồng. Số tiền này qua nhiều trung gian, nhiều chi phí và khi đến tay gia đình cô dâu chỉ còn lại 3-4 triệu đồng.

Tuy nhiên, anh Tùng cho biết, nhiều cô gái lấy chồng Hàn Quốc, mỗi cô mỗi quý (3 tháng) đã gửi về nhà được 20 - 40 triệu đồng, cá biệt có cô gửi về nhà cả trăm triệu đồng.

Như 2 cô gái con ông Trần Văn T ở xã Thuận Hưng chỉ trong một năm đã gửi tiền cho ông cất căn nhà hơn trăm triệu và mua sắm đầy đủ tiện nghi. Việc lấy chồng Hàn Quốc hay Đài Loan với các cô và gia đình các cô không phải là vấn đề lớn.

Nhưng có sự chuyển hướng mau lẹ do tác động khách quan là thời gian gần đây, tại một số nơi ở ĐBSCL, việc kết hôn với người Đài Loan bị xem như một “nạn” và bị lên án nhiều. Bởi vậy, những người dẫn mối quay sang thị trường Hàn Quốc còn đầy tiềm năng.

Thêm nữa, thủ tục đăng ký hết hôn với người Hàn Quốc rất đơn giản. Khi lấy chồng Đài Loan, hai bên trai gái buộc phải có mặt phỏng vấn tại Sở Tư pháp và danh sách phải niêm yết ở nơi cư trú.

Tuy nhiên, khi lấy chồng Hàn Quốc, các cô gái chỉ cần giấy chứng nhận độc thân có chứng thực của xã. Các chú rể có thể đăng ký kết hôn tại Hàn Quốc mà không cần có mặt cô dâu, sau đó gửi hồ sơ đăng ký kết hôn sang Việt Nam.

Tại đây, các cô gái chỉ việc mang hồ sơ đến Sở tư pháp để viết “ghi chú hôn nhân”. Nếu các cặp vợ chồng này làm đăng ký kết hôn tại Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam thì mỗi cô dâu cũng chỉ cần điền các thông tin cá nhân vào một mẫu giấy in sẵn y như… tuyển dụng lao động.

Nhờ sự “thông thoáng” này các cô gái trẻ rất nhanh chóng được cấp visa để lên máy bay về nhà chồng. Và làn sóng lấy chồng Hàn Quốc vì thế lan nhanh qua các vùng quê…




*Theo số liệu của Sở Tư pháp Cần Thơ, khi số lượng các cô gái lấy chồng Hàn Quốc tăng lên thì số lượng các cô gái lấy chồng Đài Loan giảm rõ rệt, từ 2.744 cuộc kết hôn năm 2000 chỉ còn 1.215 trong năm 2004.

Sáu tháng đầu năm 2005 chỉ có 561 cô gái lấy chồng Đài Loan và 6 tháng cuối năm 2005 chưa có con số thống kê cụ thể nhưng cán bộ tư pháp Cần Thơ khẳng định là còn ít hơn nữa.
(Theo Tiền Phong)

http://hvty.net/tygt/index.php/tan-man/1237-ua-nhau-ly-chng-han-quc.html

*

Họ muốn thoát cảnh nghèo bằng mọi giá



Thứ năm, 27 Tháng tư 2006, 16:55 GMT+7

Nghèo là hèn, là nhục, là gốc của vấn đề này. Ai mà không muốn thoát khỏi cái nghèo. Muốn không còn cảnh cô dâu Việt lấy chồng nước ngoài vì tiền thì chỉ có cách phát triển đất nước, làm đất nước giàu mạnh. (Tâm Lĩnh)


Người gửi: Tâm Lĩnh
Gửi tới: Ban Thế giới

Tiêu đề: cô dâu Việt ở Hàn Quốc

Phải nói rằng, tôi cũng như nhiều người khác, không ai là không bất bình và xấu hổ trước bài báo về chuyện cô dâu Việt lấy chồng ngoại quốc, từ Đài Loan đến Hàn Quốc.

Điều này không chỉ làm xấu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam (vốn xưa nay có tiếng là thuỷ chung, đảm đang, thơm thảo) mà còn làm xấu hình ảnh nước Việt Nam ta nói chung. Ai là người đọc bài báo như thế này cũng sẽ có ngay cảm giác không tốt về người Việt Nam.


Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rõ nguyên nhân của vấn đề. Theo tôi có 2 nguyên nhân chính:

Thứ nhất, nghèo là hèn, là nhục, là gốc của vấn đề này. Ai mà không muốn thoát khỏi cái nghèo. Muốn không còn cảnh cô dâu Việt lấy chồng nước ngoài vì tiền thì chỉ có cách phát triển đất nước, làm đất nước giàu mạnh.

Thứ hai là ham muốn làm giàu bằng nhiều cách, kể cách những cách trái với truyền thống tốt đẹp xưa nay của người phụ nữ Việt Nam. Để thoát nghèo, kiếm được tiền, các cô gái này sẵn sàng kết hôn "giả", chấp nhận chịu đựng muôn vàn khó khăn, thậm chí nhục nhã để có tiền giúp đỡ gia đình.

Sự kém hiểu biết của các cô dâu này, do học thức thấp, do kém thông tin, do các cơ quan có chức năng như Hội phụ nữ, đoàn Thanh niên thiếu trách nhiệm. Chí ít các cơ quan này phải giúp đỡ, cung cấp thông tin để các cô dâu tương lai hiểu được thực trạng của kết hôn như vậy.

Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Ho-muon-thoat-canh-ngheo-bang-moi-gia/10955064/481/



*

*
*

No comments: