Friday, February 26, 2010

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ TRUNG CỘNG

*


GIAN GIẢO KINH TẾ TQ LÀM THẾ GIỚI BỰC TỨC VÀ CÓ BIỆN PHÁP


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 14.01.2010
UNICODE: http://VietTUDAN.net



Những gian lận Kinh tế/ Thương mại của Trung quốc dần dần xuất hiện. Trong tình trạng phát triển Kinh tế bình thường hoặc hồ hởi, người ta dễ bỏ qua những gian lận ấy. Nhưng ngày nay, sau việc khó khăn phục hồi Kinh tế hậu Khủng hỏang, nhất là tình trạng thất nghiệp tăng mạnh khắp nơi, những gian lận ấy được phanh phui ra và những biện pháp chế tài gian lận sẽ được đặt ra và áp dụng.


Những gian lận Kinh tế/ Thương mại Trung quốc
Trong Hội Nghị Copenhague vừa qua, người ta thấy thái độ quá lì lợm của Trung quốc làm nguyên nhân chính cho bế tắc những đàm phán của Hội Nghị. Thái độ khăng khăng của Trung quốc gồm hai điểm: (i) thứ nhất là Trung quốc nhất định bám sát Ký kết Kyoto theo đó thì các nước đã kỹ nghệ hóa phải tài trợ cho những nước chưa phát triển để giảm thiểu thải khí độc trong đó có Trung quốc là nước được hưởng tài trợ này; (ii) thứ hai là Trung quốc nhất định không cho phép bất cứ những thanh tra, kiểm điểm nào đến từ nước ngòai hay một tổ chức nào gồm một số nước được trao trách nhiệm kiểm sóat, thanh tra thực hiện việc giảm thiểu khí độc.

Trung quốc nại ra vấn đề Chủ quyền Quốc gia để nhất định không nhượng bộ điểm thứ hai trên đây. Hoa kỳ, qua Ngọai trưởng Hilary CLINTON, đã nhấn mạnh đòi hỏi thanh tra này bởi lẽ Trung quốc đứng đầu trong việc thải khí độc, mà nếu không có kiểm điểm việc thực hiện, thì những cố gắng gỉam thiểu khí của các nước khác trở thành vô ích.

Thái độ cố thủ của Trung quốc đã cho các nước khác dự đóan một sự gian lận nào đó mà Trung quốc không muốn cho ai biết.

Thực ra sự nghi ngờ về lòng ngay thẳng của Trung quốc ở lãnh vực Kinh tế/ Thương mại đã có một số biểu lộ với chứng cớ từ đã một số năm nay. Hình ảnh về gian lận Kinh tế/Thương mại của Trung quốc mỗi ngày mỗi hiện ra rõ hơn qua những sự việc sau đây:

1) Thương hiệu MADE IN CHINA mỗi ngày mỗi giảm xuống qua những kiểm chứng có tính cách khoa học đối với một số những hàng hóa Trung quốc:

* Thực phẩm, sữa, bánh kẹo mang nhiều lượng mélanine có hại cho sức khỏe. Một số những thực phẩm được sản xuất thiếu những điều kiện vệ sinh đòi hỏi.

* Hàng nông nghiệp mang dấu vết tồn tại của những chất sát trùng hoặc những hóa chất nguy hại.

* Những đồ chơi cho trẻ con mang nước sơn có thể sinh bệnh, nhất là khi trẻ con cho vào miệng ngậm.

* Hàng công nghệ đẹp mã, với giá rẻ, nhưng chất liệu xử dụng không tốt và dễ hư hỏng trong một thời gian rất ngắn.

* Những thuốc giả đem bán tại những nước nghèo, nhất là tại Phi châu, không những không chữa được bệnh mà có thể gây thêm những bệnh khác.

* Một số những vật liệu xây cất cũng được sản xuất với chất liệu kém, khiến những công trình xây cất nhằm dài hạn bị hư hỏng trước hạn kỳ dự trù.

2) Những xí nghiệp, những nhà máy sản xuất nhằm sản xuất cấp thời để xuất cảng hàng hóa thâu tiền mau chóng. Việc tổ chức nhà máy đã không tôn trọng những những đòi hỏi thiết lập những phương tiện bảo vệ môi trường. Kỹ nghệ Trung quốc đã làm ô uế và phá họai môi trường mà dân chúng phải hứng chịu. Có lẽ đây là lý do mà Trung quốc cố thủ không cho một kiểm sóat, thanh tra nào từ nước ngòai để có thể tố giác những gian lận công nghệ hóa của đảng CSTQ, nhóm Mafia làm Kinh tế riêng cho nhóm.

3) Ai cũng biết việc xử dụng có tính cách bóc lột nhân lực tại Trung quốc. Nhân công bị khai thác không tương xứng với đồng lương. Một số những nhà luân lý, nhậy cảm về nhân quyền đã lên tiếng kêu gọi từ chối việc xử dụng hàng Trung quốc.

4) Trung quốc đã xử dụng vốn dự trữ để khai thác tài nguyên, nhất là nguyên vật liệu như quặng, khí đốt thiên nhiên, dầu lửa... từ nhưng nước nghèo, có thể qua những hối lộ cho những chính quyền những nước này:

* USD.25 tỉ cho vùng Trung Á. Tại vùng này, có những va chạm quyền lợi với Nga. Nga không dễ dàng gì mà để Trung quốc yên lành khai thác chính trong vùng đang mang nhiều liên hệ có tính cách lịch sử với Nga.

* USD.45 tỉ cho những nước nghèo Á dông. Thái độ nghi ngại của ASEAN là tất nhiên. Những nước Á châu như Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Việt Nam... đã quá am tường tính cách làm ăn của người Trung quốc.

* USD.42 tỉ cho một số nước Phi châu. Tại vùng này, Aâu châu đã lên tiếng gọi đây là chủ trương Tân thuộc địa của Trung quốc. Những nước Phi châu đã là cựu thuộc địa của Anh, Pháp, Bồ Đào Nha... Lục địa cổ Aâu châu cần nguyên vật liệu từ Phi châu. Cách đây chừng 25 năm, Mỹ đã có nhũng đụng độ với Pháp về quyền lợi dầu lửa tại vùng Vịnh Guinée. Mỹ cũng đành phải nhượng bộ với những cựu Thực dân Pháp lâu đời ở vùng này.

Việc khai thác nguyên vật liệu cũng đồng thời nằm trong chủ trương xuất cảng sang những vùng nghèo trên đây:

-> Những thiết bị cũ của Trung quốc

-> Những vật liệu xây cất sản xuất rẻ tiền từ Trung quốc

-> Khối nhân công rẻ tiền của Trung quốc. Hiện tại Phi châu có chừng trên 100'000 nhân công Trung quốc..

Trung quốc muốn trở thành chủ nợ cũng như họ đã là chủ nợ của CSVN để dễ dàng bắt ép con nợ phải nhận những nhượng quyền về Kinh tế/Thương mại. Những phản ứng của dân chúng Việt Nam về Beauxite cắt nghĩa những phản ứng sẽ xẩy ra ở những xứ nghèo con nợ khác.

5) Việc cố thủ xử dụng tỉ giá đồng Yuan thấp sánh với Mỹ-kim nhằm nâng đỡ xuất cảng đã từ lâu gây bực tức cho Mỹ, Liên Aâu và một số lớn những nước Á châu. Một trong những lý do chính đang gây bực tức tại các nước Á châu khiến những nước chính trong khối ASEAN yêu cầu hõan lại việc áp dụng Tự do Mậu dịch giữa Trung quốc—Asean, theo ký kết nguyên tắc, bắt đầu được thi hành từ năm nay 2010.

Báo Philippine Star trong tháng 12/2009 có bài cho rằng việc Trung Quốc duy trì tỉ giá đồng nhân dân tệ như hiện nay khiến hàng xuất khẩu của Asean chịu thiệt hại nặng.

Kinh tế gia Zhang BIN, làm việc cho Hàn Lâm Viện Khoa Học Xã Hội tại chính Trung quốc, đã lên tiếng khuyến cáo Trung quốc phải nâng tỉ giá đồng Yuan lên 10% sánh với Mỹ-kim.

6) Hoa kỳ đang có những nghi ngờ về liên hệ giữa Iran và Trung quốc khiến Trung quốc có thái độ lừng khừng đối với việc chế tài chương trình Nguyên tử của Iran. Trung quốc cần dầu lửa và có quyền Veto ở Liên Hiệp Quốc.

Sự gian lận Kinh tế/Thương mại của Trung quốc đã và sẽ tạo ra những phản ứng thất lợi cho chính Trung quốc. Không thể lừa người khác lâu dài được.




Chính sách Kinh tế Trung quốc làm tổn hại đến mọi Quốc gia

Đó là khẳng định của Ban Biên Tập Nhật Báo New York Times ngày 13 tháng 12 năm 2010

(http://www.nytimes. com/2010/ 01/12/opinion/ 12tue1.html) (Người dịch: Đoàn Hưng Quốc):

“Nền kinh tế của Trung Quốc rất thành công trong vòng 20 năm qua bằng cách mở cửa cho đầu tư từ nước ngoài và kềm giá đồng Quan (so với đồng Mỹ kim), họ đã phát triển vượt bực nhờ vào sức tiêu thụ của các nước phát triển.

Nhưng đồng thời chính sách này đã mang đến nhiều yếu kém cho nền kinh tế toàn cầu. Nếu Bắc Kinh tiếp tục đường lối nói trên thì nhiều nước sẽ phải dùng đến biện pháp duy nhất là bảo hộ mậu dịch nhằm ngăn chận hàng hoá giá rẻ giả tạo từ Trung Quốc. Cuộc chiến mậu dịch một khi xảy ra rất khó kiểm soát, sẽ ảnh hưởng đến xuất cảng của mọi quốc gia và chận đứng phát triển nơi nơi.

Hàng hoá Trung Quốc đổ ào ạt ra thế giới đã đè bẹp các nhà sản xuất tại các nước đang phát triển. Việc này nếu đã tệ hại khi nền kinh tế thế giới còn phồn thịnh thì lại càng nguy hiểm hơn trong giai đoạn suy thoái hiện tại. Trong nhiều quốc gia các gói kích cầu đã không đạt được tác dụng vì tiền của chính phủ đầu tư rơi một phần nhằm mua đồ giá rẻ từ Trung Quốc nên không tạo công tạo được công ăn việc làm trong nước.

Sau khi thả nổi đồng Quan tăng giá dần trong vòng ba năm, Bắc Kinh từ mùa hè năm 2008 đã siết đồng Nhân Dân Tuệ theo giá trị Mỹ Kim và trụt xuống so với Euro và tiền Yen, tạo áp lực nặng nề đến Âu Châu và Nhật Bản.

Chính sách “làm nghèo các nước lân bang” của Bắc Kinh khiến nền kinh tế thế giới khó phục hồi. Khi các gói kích cầu chấm dứt thì các nước sẽ phải dựa vào xuất cảng để phát triễn trong hoàn cảnh dân chúng trong nước cắt giảm chi tiêu, nhưng xuất cảng sẽ khó hơn nếu hàng hoá Trung Quốc tiếp tục đổ ồ ạt với giá rẻ mạt. Cán cân mậu dịch nghiên về Trung Quốc rõ rệt từ tháng 12-2009 sau khi sút giảm trong vòng 1 năm, và dự đoán sẽ nhảy vọt trong năm 2010.

Bắc Kinh có thể chọn lựa các chính sách lành mạnh hơn, chẳng hạn như dùng trử lượng ngoại tệ khổng lồ vào các chương trình xã hội: bảo hiểm sức khoẻ, giáo dục và lương bổng hưu trí nhằm nâng cao đời sống dân chúng.

Bắc Kinh chắc hẳn sẽ phải đối phó với biện pháp giới hạn mậu dịch nếu tiếp tục kềm giá đồng Quan. Chính quyền Obama đã phải nhượng bộ áp lực trong nước và tăng thuế lên vỏ xe hơi và ống sắt nhập cảng từ Trung Quốc. Quốc Hội Mỹ giờ này vẫn im lặng nhưng ngườì ta có thể cảm nhận tâm lý trả đủa tăng dần mọi nơi.

Ấn Độ đã nộp một chồng hồ sơ tố cáo các vi phạm mậu dịch tự do của Trung Quốc. Diễn Đàn Hợp Tác Mậu Dịch Á Châu – Thái Bình Dương mới đây kêu gọi “thả nổi giá biểu tiền tệ theo thị trường”, ý muốn ám chỉ chính sách siết giá đồng Quan của Bắc Kinh.

Một trận chiến mậu dịch với Trung Quốc sẽ tác hại không lường và ảnh hưởng lan rộng toàn cầu. Tự chế là cần thiết, nhưng chúng tôi (Ban Biên Tập Báo New York Times) e rằng không ai có thể chờ đợi lâu hơn nữa vào Bắc Kinh thay đổi chính sách của họ“.






Những biện pháp Che Chở Mậu Dịch

Tại cuộc Họp tại Luân Đôn của G20 đầu tháng tư 2009, vấn đề cấp bách cho G20 là Che Chở Kinh tế (Protectionism).

Chính những quốc gia thuộc G20 đã tự động lấy những Biện pháp Che Chở Kinh tế (Mesures protectionnistes). Tổng cộng đã đếm được 66 Biện Pháp. Đó là lời la hỏang của Oâng ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), của Oâng STRAUSS, Tổng Giám đốc Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF/FMI), của Oâng LAMY, Tổng Giám đốc Mậu Dịch Thế Giới (WTO/OMC).

Con Ma CHE CHỞ KINH TẾ (Spectre Protectionnisme/Spectre Protectionism) hiện ra nguyên hình, chứ không phải là bóng ma chập chờn. Đó là vấn đề mà G20 phải giải quyết thực sự. Nhưng vấn đề này không thể giải quyết được.

Những nước đến cuộc Họp thượng đỉnh sẽ cao giọng nêu ý chí triệt hạ Protectionism, nhưng thực tế mỗi nước đã tự động lấy những Biện Pháp Che Chở Kinh tế rồi. Vì vậy, về vấn đề này, những thành viên đến họp G20 chỉ nói xạo. Miệng nói lớn tiếng là Tự do Mậu Dịch, nhưng lại âm thầm làm Che Chở Kinh tế.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 14.01.2010




THẶNG DƯ TQ NĂM 2010 CÓ THỂ GIẢM MẠNH


Thặng dư thương mại của Trung Quốc có thể giảm xuống 19% trong năm 2010 khi mà Trung Quốc đang có xu hướng nhập khẩu tăng do nhu cầu trong nước tăng mạnh.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc có thể giảm xuống 19% trong năm 2010 khi xu hướng nhập khẩu tăng.

Trong năm 2010, nhập khẩu có thể tăng tới 16%, vượt qua mức tăng 8% của xuất khẩu. Trong khi đó, nền kinh tế nước này dự báo sẽ tăng trưởng 10,1%.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay rằng mức thặng dư thấp hơn có thể khiến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thứ 3 thế giới này giảm xuống so với các đối tác thương mại chủ chốt. Trước đó Trung Quốc đã hướng tới nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Theo ông Lu Ting, nhà kinh tế trụ sở tại Hồng Kông nhận định số lượng hàng nhập về sẽ thu hẹp lại còn 160 tỷ USD so với ước tính 198 tỷ USD năm nay.

“Yếu tố then chốt trong việc thu hẹp thặng dư sẽ là mức tăng trong nhập khẩu nhờ vào nhu cầu trong nước”, ông Lu cho biết.

Nhập khẩu trong tháng 11/2009 cũng đã tăng lên lần đầu tiên trong 13 tháng qua, tăng lên mức 27% do gói kích cầu kinh tế và khoản cho vay kỷ lục của Chính phủ đẩy nhu cầu chi tiêu tiêu dùng của người dân lên cao.

Bên cạnh biện pháp đẩy căng thẳng thương mại xuống, khoản thặng dư thấp hơn có thể khiến chính sách tiền tệ hiệu quả




THƯƠNG HIỆU HÀNG TQ XUỐNG DỐC

Bài của GS. Tse-Yan Lee, B.H.Sci;
Dip.Prof. Consel; MAIPC; MACA
(Trần Anh Kiệt lược dịch)


Thực phẩm

Những báo cáo gần đây về vấn đề thực phẩm biến chế sản xuất tại Trung Cộng đã gây ra mối quan ngại lớn trên thế giới. Các tài liệu liên quan đến vấn đề này được trích dẫn từ các báo chí và các bài thông tin trên mạng điện toán từ Trung quốc và khắp nơi về một loại nước tương được bào chế từ tóc của con người. Về phương diện khoa học và y tế, người ta đang nghiên cứu để tìm hiểu xem việc sử dụng loại nước tương này trong thời gian ngắn hạn và lâu dài sẽ có những phản ứng bất lợi và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như thế nào Sau đây là bài trích dẫn từ các tài liệu thông tin đó để quý độc gỉa tham khảo.

Nước tương là một loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành và đã phổ biến nhiều nhất khắp nơi trên thế giới. Lịch sử của nước tương đã có từ thời nhà Chu bên Trung Quốc trước công nguyên (1027-777). Tùy theo địa phương, nó được sản xuất bằng nhiều thứ nguyên liệu khác nhau như ở Trung Quốc, loại nước tương thường (light soy sauce) và loại nước tương đặc (dark soy sauce) gồm xì dầu hay xì yếu thì được chế biến từ đậu nành. Còn ở Nhật Bản, Triều Tiên, Phi Luật Tân có khi được chế biến bằng các nguyên liệu khác, nhưng bao giờ cũng giữ được phẩm chất vệ sinh và bổ dưỡng.

Quá trình chế biến nước tương giữa các quốc gia tuy có vài điểm khác nhau nhưng tựu trung đều giống nhau là phải trải qua những giai đoạn lên men cần thiết. Để rút ngắn thời gian trong tiến trình chế biến, ngày nay, người ta đã dùng kỹ thuật khoa học như cho vào hydrochloric acid, hoạt chất carbon và một số hương vị. Phương pháp chế biến này tuy tiện lợi nhưng đã mất hết phẩm chất thiên nhiên so với loại nước tương được biến chế theo phương pháp cổ truyền.

Ngày nay nước tương được thế giới coi như là loại gia vị cần thiết. Nó được dùng trong hầu hết các món ăn Trung Hoa và kể cả các món ăn Tây Phương như món ra-gu, hamburger và các món sà-lách. Bên cạnh việc làm tăng thêm mùi vị cho các món ăn, nước tương còn có một giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Nó gồm có chất protein và carbohydrate không chất béo, cũng như chứa rất dồi dào chất riboflavin (sinh tố B2) và các chất khoáng (sodium, calcium, phosphorus, chất sắt, selenium và chất kẽm) .

Hàng năm trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ.

Có một điều đáng lưu ý là sử dụng nước tương trong một thời gian lâu dài hay ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu phương pháp và nguyên liệu chế biến không được bảo đảm vệ sinh và an toàn. Chủ điểm của bài viết này nhằm trình bày cho quý độc giả biết về một loại nước tương không an toàn được sản xuất tại Trung Quốc và được bày bán hiện nay tại khắp nơi.

Vào cuối năm 2003, người ta sản xuất hàng loạt các loại nước tương có nhãn hiệu “Hongshuai Soy sauce” tại Trung Quốc, áp dụng theo phương pháp hóa sinh và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị. Họ còn bảo loại nước tương này không tuân theo phương pháp chế biến thông thường và cổ điển bằng những đậu nành và lúa mì. Đặc biệt giá thị trường của loại nước tương này rất rẻ nên được các nhà nhà hàng, trường học sử dụng rất nhiều.

Giữa tháng giêng năm 2004, một nhóm ký giả của chương trình truyền hinh “Weekly Quality Report”do nhà nước tỉnh Hồ Bắc điều hành đã điều tra về phương pháp chế biến nước tương của hãng Hongshuai. Họ giả dạng làm khách hàng mua sỉ nước tương và muốn biết về công thức chế biến của loại nước tương này như thế nào. Viên quản lý cho biết thành phần của nước tương gồm có amino acid hòa hợp với nước, sodium hydroxide, mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quây ly tâm chế thành đường cát trắng), hydrochloric acid và những thành phần chất hóa học khác...

Họ cũng được cho biết rằng trong nguyên liệu chế biến nước tương, hàng tháng, nhà máy phải cần sử dụng đến hàng chục ngàn tấn amino acid dưới dạng bột hoặc chất sấy khô mua từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác. Để mở đầu cho cuộc điều tra phỏng vấn, các ký giả quyết định tìm hiểu cho ra nguồn nguyên liệu để chế biến thành chất amino acid là gì.

Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc (Hubei) . Họ trả lời các ký giả rằng amino acid chủ yếu được chế biến từ tóc của con người, thu nhặt từ các tiệm uốn tóc, các đống rác thải ra từ các bệnh viện ở nhiều nơi trong nước.

Dĩ nhiên loại tóc này rất dơ bẩn và không vệ sinh chút nào vì người ta bỏ lẫn lộn trong các rác rưởi gồm bao ngừa thai, ống và kim chích, bông gòn đã được sử dung của bệnh viện và các băng vệ sinh của phụ nữ vân vân.Các nhân viên nhà máy bảo loại tóc này không có độc chất nhưng thực tế nó không hạp vệ sinh và dĩ nhiên có mang nhiều loại vi khuẩn hay những bào tử gây bệnh khác nhau.

Nguyên do người ta sử dụng tóc của con người để chế biến amino acid để làm nước tương là vì nguyên liệu này rất rẻ, nhờ thế giá thành của nước tương cũng rẻ theo nên có thể cạnh tranh dễ dàng với những loại nước tương (thật thà) khác. Hơn nữa tóc của con người chứa dồi dào protein hơn đậu nành và lúa mì, khi làm thành nước tương lại có mùi vị thơm ngon hơn.

Cũng tương tợ như vậy, trong thời kỳ chiến tranh thế giới, vì khan hiếm lương thực, đa số đậu nành đã được sử dụng để chế biến nhiều loại thực phẩm khác, chánh phủ Nhật Bản cũng đã dùng kỹ thuật giống vậy để sản xuất nước tương thay thế.

Tuy nhiên tóc của con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại. Theo báo “Weekly Quality Report” tóc nói chung chứa nhiều thạch tín (arsenic) và chì (lead), đó là những hóa chất sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ tiêu hóa, thận, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ thống sinh dục. Hơn nữa loại tóc này rất dơ bẩn, lẫn lộn với những môi trường ô uế khác nhau.

Tiêu chuẩn vệ sinh là vấn đề đáng quan ngại nhất vì nó được thu nhặt từ rác rưới của các tiệm uốn tóc và bệnh viện, dĩ nhiên chứa nhiều vi khuẩn và không thể chế biến làm một thứ thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Hơn nữa những hóa chất dùng để phân tách và chế biến amino acid từ tóc lại cũng là những chất độc hại khác. Trong quá trình chế biến nó sẽ sản sinh ra phụ chất carcinogenic, làm cho công nhân chế biến cũng như người tiêu thụ sản phẩm gia tăng cơ hội bị bệnh ung thư hơn.

Một thời gian sau khi tin tức ghê tởm này được phổ biến, các cơ quan thông tin nhiều nước trên thế giới như Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích cách thức làm ăn bê bối này. Hiện thời Hiệp Hội Các Quốc Gia Âu Châu đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và thực phẩm sản xuất từ Trung Quốc vì lý do an toàn cho sức khỏe của công chúng. Dưới áp lực của quốc tế, chánh quyền Trung Cộng đã miễn cưỡng tỏ ra quan tâm đến sự kiện chưa từng thấy tại đất nước này.

Thực ra hàng hóa giả mạo đã trở thành mối lo ngại chánh của chính quyền Hồng Kông khi thực phẩm được chế biến từ Trung Quốc ào ạt đổ vào đã cạnh tranh với thị trường thực phẩm tại xứ này từ nhiều năm qua. Cuối năm 1998, Hải quan Hong Kong đã tịch thâu hơn 13 ngàn chai nước tương giả. Vài tháng sau, họ lại tịch thâu thêm một số lượng rất nhiều loại nước tương giả khác được bày bán ngoài thị trường tổng cộng trị giá trên 120 ngàn đô la Hong Kong. Loại nước tương này cũng đã được nhập cảng vào Úc trong cùng thời kỳ ấy mà không bị cơ quan kiểm phẩm phát giác.

Năm 2004, Hải quan và Cơ quan Tiêu thụ Hong Kong đã tịch thâu hơn 200 chai nước tương giả được tiếp tục bày bán như vậy nữa. Phần lớn những loại nước tương giả này được sản xuất dưới nhãn hiệu của những hãng nước tương nổi tiếng như Pear River Bridge. Mặc dầu trong số nước tương giả này có loại không phải chế biến từ tóc con người, nhưng thành phần công thức không được rõ ràng, đã làm cho người tiêu thụ quan ngại vì họ sợ bị ngộ độc và nguy hiểm đến sức khỏe.

Cơ quan Kiểm Soát thực phẩm Hong Kong đã hướng dẫn người tiêu thụ về phương pháp nhận diện các loại nước tương giả và nước tương thiệt bằng cách phân biệt các đặc tính khác nhau của nó như mùi, vị và màu sắc. Hiện thời các hãng nước tương Hong Kong đã thay đổi về hình thức trình bày chai và nhãn hiệu. Nhưng nếu không được phân tích bằng kỹ thuật, chưa chắc một nhân viên kiểm phẩm đã có nhiều năm kinh nghiệm với đôi mắt bình thường có thể phân biệt được huống hồ là người tiêu thụ không được huấn luyện về khả năng chuyên môn. Để chắc chắn, nhiều người ở Hong Kong đã từ chối mua nước tương của Trung Quốc. Một số khách hàng tiêu thụ khác đã cẩn thận hơn bằng cách tẩy chay luôn bất cứ loại thực phẩm nào được sản xuất từ Trung Quốc.

Mặc dầu chánh quyền Trung Cộng cố gắng làm êm dịu sự chỉ trích của công luận thế giới về các loại thực phẩm mất vệ sinh bằng cách đưa ra biện pháp chế tài. Nhưng người tiêu thụ ở Hồng Kong vẫn còn lo ngại về sự an toàn của thực phẩm chế biến từ Trung Quốc. Bởi vì các hãng sản xuất nước tương tại lục địa vẫn tiếp tục dùng amino acid bào chế từ tóc của con người để làm nguyên liệu sản xuất nước tương. Hiện nay nhà cầm quyền Trung Công, dưới áp lực của các cơ quan thông tấn trong và ngoài nước, đã có lệnh cấm sản xuất các loại nước tương chế biến theo kiểu cách này, nhưng thực sự họ có quyết tâm hay không lại là một chuyện khác.
http://www.thegioin guoiviet. net/showthread. php?tu11

Nhiều hàng hóa Trung Quốc
dành cho trẻ em không an toàn

Báo China Daily hôm qua đưa tin gần phân nửa mặt hàng quần áo và 1/3 sản phẩm đồ dùng cho trẻ em sản xuất ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, không bảo đảm an toàn do chứa nhiều hóa chất độc hại.

Theo tờ báo, đó là kết quả của một cuộc điều tra chính thức mà nhà chức trách Quảng Đông, một trong những trung tâm sản xuất hàng xuất khẩu của Trung Quốc, tiến hành. Báo này cho biết chỉ có 53,5% số hàng may mặc được kiểm tra đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, số còn lại phần lớn chứa dư lượng hóa chất độc hại vượt mức cho phép, trong đó có formaldehyde, một loại hóa chất có thể gây nhiễm trùng da và đường hô hấp.

Đối với đồ dùng trẻ em, chỉ 67,7% được đánh giá là an toàn, trong khi một số sản phẩm bị phát hiện có vấn đề khi chứa quá nhiều formaldehyde hoặc các kim loại nặng có hại cho sức khỏe như chì, cadmium và chromium. Tờ báo dẫn lời phát ngôn viên của Cục Giám sát chất lượng và công nghệ tỉnh Quảng Đông, ông Lâm Thụy Tây, cho biết chính việc sử dụng các nguyên liệu thô và sơn không đạt tiêu chuẩn là nguyên nhân chính khiến các sản phẩm nói trên có dư lượng formaldehyde và các kim loại nặng vượt mức cho phép.

http://viettudan.net/37887/38482.html


No comments: