TT Obama gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hình: The White House
Trong cuộc hội kiến này, Tổng thống Barack Obama nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng ông mạnh mẽ ủng hộ việc bảo tồn bản sắc tôn giáo và văn hóa độc đáo của Tây Tạng, cũng như ngôn ngữ riêng của Tây Tạng, và ông ủng hộ việc bảo vệ nhân quyền cho người Tây Tạng ở Trung Quốc.
Nói chuyện với các nhà báo sau cuộc họp với Tổng thống Hoa Kỳ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, Ngài rất “vui mừng” và hân hạnh được gặp nhà lãnh đạo Mỹ.
ĐÀI RFA
Tổng thống Obama hội kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma
RFA 02.18.2010
Sáng nay, 18 tháng 2-2010, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có cuộc tiếp đón và trò chuyện với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng.
Cuộc hội kiến giữa Tổng thống Hoa Kỳ và vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng đã từng bị Trung Quốc phản đối kịch liệt.
Trong thông cáo báo chí được phát hành sau đó, ông Robert Gibbs - người phát ngôn của Toà Bạch Ốc, loan báo, tại cuộc hội kiến, Tổng thống Hoa Kỳ đã ca ngợi nỗ lực đeo đuổi phương thức đối thoại bất bạo động của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với chính quyền Trung Quốc. Người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ hứa sẽ hỗ trợ việc bảo tồn bản sắc Tây Tạng cũng như nhân quyền.
Tổng thống Hoa Kỳ đã ca ngợi nỗ lực đeo đuổi phương thức đối thoại bất bạo động của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và hứa sẽ hỗ trợ việc bảo tồn bản sắc Tây Tạng cũng như nhân quyền.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Robert Gibbs
Trao đổi với giới truyền thông, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết, Ngài rất hài lòng về cuộc hội kiến. Người lãnh đạo tinh thần Tây Tạng kể rằng, trong cuộc hội kiến, Ngài đã thảo luận với ông Obama về những vấn đề có liên quan đến giá trị con người, tôn giáo, vai trò phụ nữ trên thế giới và những vấn đề mà người dân Tây Tạng quan tâm.
Theo lời Đức Đạt Lai Lạt Ma thì ông Obama ủng hộ tất cả những điều đó.
Theo giới quan sát, điều đó có thể nhằm tránh kích động Trung Quốc – vốn đã từng công khai bày tỏ sự bất bình về việc Tổng thống Hoa Kỳ tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Trung Quốc thường lập đi lập lại cáo buộc rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhân tố gây bất ổn tại Tây Tạng và luôn tìm đủ mọi cách để ngăn chặn việc Đức Đạt Lai Lạt Ma được các quốc gia đón tiếp như quốc khách.
Tuy nhiên Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn là nhân vật được nhiều nơi, nhiều người kính trọng. Ngài đã từng được tặng giải Nobel Hoà Bình.
Cho dù Trung Quốc vẫn tuyên bố rằng, những mối quan hệ với Đức Đạt Lai Lạt Ma là một hình thức xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc tại Tây Tạng, song ông Charles Freeman, một chuyên viên của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho rằng, trước mắt, cuộc gặp này có thể ảnh hưởng tới chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Hồ Cẩm Đào vào tháng tư sắp tới nhưng ông không tin, về lâu dài, cuộc hội kiến vừa diễn ra sẽ gây tổn hại cho quan hệ Mỹ-Trung.
Đức Dalai Lama gặp TT Obama
Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong, Đức Dalai Lama, đến khách sạn Park Hyatt (xem video trên) ở Washington, DC, hôm 17/2 và theo dự trù gặp Tổng thống Mỹ, ông Barack Obama, tại Nhà Trắng hôm nay.
Cuộc gặp này được đưa ra vào khi đang có căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung, với bất hòa liên quan tới Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan, và những tuyên bố của Trung Quốc về gián điệp mạng cũng như các thoả thuận thương mại.
Trung Quốc, vốn vẫn xem Đức Dalai Lama là một người ly khai, đã cảnh báo rằng cuộc gặp này sẽ làm suy yếu các mối quan hệ giữa hai nước.
Hoa Kỳ giữ các thủ tục tiếp đón ở mức thấp và làm giảm nhẹ những quan ngại của Trung Quốc.
Khi tới Washington vào ngày thứ Tư, Đức Dalai Lama sẽ tới một khách sạn để dự một buổi lễ đánh dấu Năm mới với đồng bào Tây Tạng của Ngài.
Chính quyền của ông Obama dường như có cách tiếp cận ngược hẳn so với hai Tổng thống trước của Mỹ
Mark Mardell, BBC
Đặc sứ của Đức Dalai Lama, Lodi Gayari, nói là "nguyên việc cuộc gặp gỡ này diễn ra đã là một sự điều quan trọng".
Ông nói rằng Đức Dalai Lama sẽ yêu cầu Tổng thống Mỹ "giúp tìm một giải pháp trong việc giải quyết vấn đề Tây Tạng để làm sao sẽ cùng có lợi cho người dân Tây Tạng và Trung Quốc".
Các vấn đề nhạy cảm
Phát ngôn viên Nhà Trắng, ông Robert Gibbs tuần trước đã bảo vệ quyết định tiếp Đức Dalai Lama, và nói rằng Đức Dalai Lama là "một lãnh đạo tôn giáo quốc tế được kính trọng".
Ông nói rằng mối quan hệ Trung-Mỹ đã đủ trưởng thành để không đồng ý với nhau trong khi vẫn tìm kiếm quan điểm chung về các vấn đề quốc tế.
Ông Obama tránh gặp Đức Dalai Lama tại Washington hồi năm ngoái trước khi thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông đến Bắc Kinh.
Cuộc họp vào thứ Năm này sẽ diễn ra tại Phòng Bản đồ trong Nhà Trắng, chứ không phải là bối cảnh vốn trở thành biểu tượng, đó là Văn phòng Bầu Dục, Oval Office, nơi ông Obama thường tiếp các lãnh tụ nước ngoài và các vị khách quan trọng.
Đức Dalai Lama cũng sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton, tại Bộ Ngoại giao.
Trích dẫn “tính nhạy cảm cao trong các vấn đề liên quan tới Tây Tạng", Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ hủy chuyến thăm này nhằm "tránh thiệt hại thêm cho quan hệ Trung-Mỹ".
Căng thẳng Trung-Mỹ
- Google - Trung Quốc bác bỏ đã đứng đằng sau một vụ tấn công mạng bị cáo buộc là do Trung Quốc thực hiện đối với công cụ tìm kiếm này của Mỹ
- Đài Loan - một vụ mua bán vũ khí phòng thủ cho Đài Loan trị giá USD6,4 tỷ đã khiến Bắc Kinh giận dữ
- Tây Tạng - Trung Quốc nói rằng một cuộc họp giữa Hoa Kỳ với Đức Dalai Lama "sẽ làm suy yếu mối quan hệ giữa hai nước"
- Thương mại – tranh cãi về xuất nhập khẩu thịt, truyền thông, lốp xe hơi và nguyên vật liệu
- Iran - Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc sẽ không hậu thuẫn các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với chính quyền Tehran trước các chương trình hạt nhân của Iran
- Biến đổi khí hậu - Mỹ thất vọng trước quan điểm cứng rắn của Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen
Trung Quốc, chiếm Tây Tạng năm 1950, vẫn coi Đức Dalai Lama một người ly khai và luôn cố gắng cô lập vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng bằng cách yêu cầu các nhà lãnh đạo nước ngoài không gặp gỡ tiếp đón Ngài.
Đức Dalai Lama đã rời khỏi Tây Tạng hồi năm 1959 sau một cuộc nổi dậy thất bại chống sự cai trị của Trung Quốc và từ đó được sinh sống tại Ấn Độ.
'Tấn công mạng'
Cuộc gặp gỡ tại Nhà Trắng diễn ra ngay sau khi Trung Quốc bày tỏ mạnh mẽ thái độ không hài lòng trước việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỉ đôla Mỹ.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc sẽ được thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết.
Một nguyên nhân gây căng thẳng nữa là việc kiểm duyệt internet, sau khi có những tuyên bố của công cụ tìm kiếm khổng lồ Google rằng nó đã bị tấn công "tinh vi và có mục tiêu" từ bên trong Trung Quốc.
Ông Obama cũng đưa ra những dấu hiệu cứng rắn hơn trong các vấn đề tranh chấp bấy lâu nay về tiền tệ của Trung Quốc, mà theo một số thương nhân thì hiện đang được duy trì với mức yếu giả tạo.
Tuy nhiên, Mỹ muốn Trung Quốc hỗ trợ tại Liên Hiệp Quốc về việc trừng phạt Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc giận dữ trước việc Mỹ hỗ trợ cho Đức Dalai Lama.
Bắc Kinh đã vô cùng tức giận hồi năm 2007 khi Tổng thống George W Bush đã tiếp Đức Dalai Lama tại Nhà Trắng và tham dự một buổi lễ tại đó ông đã được trao tặng huy chương Congressional Gold - danh dự dân sự cao quý nhất của Mỹ.
Đó là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đương nhiệm đã xuất hiện trước công chúng cùng với nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/02/100218_dalai_lama.shtml
*
No comments:
Post a Comment