Wednesday, February 3, 2010

TIN TỔNG HỢP * KINH TẾ, CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI VIỆT NAM

*



*
Bức tranh xã hội Việt Nam - Mảng tối và Nỗi ưu tư
2010-02-02

Bức tranh xã hội Việt Nam thật sự bất ổn về nhiều mặt qua nhiều sự kiện đáng buồn gần đây như: thả chó dữ cắn chết người, hiệu trưởng mua dâm nữ sinh còn ở tuổi vị thành niên …


AFP PHOTO

Xâm hại tình dục trẻ em là tội ác.

Qua hàng loạt sự kiện xảy ra gần đây như vụ một người phụ nữ nghèo ở Buôn Ma Thuộc đi mót hạt cà phê trong một trang trại bị người quản lý của trang trại bỏ mặc cho đàn chó dữ cắn xé đến chết, cho đến vụ án hiệu trưởng một trường phổ thông trung học ở tỉnh Hà Giang, ông Sầm Đức Xương mua dâm hàng loạt nữ sinh đang còn ở tuổi vị thành niên…đã cho thấy ngày càng rõ bức tranh xã hội Việt Nam bất ổn về nhiều mặt trong đó sự tha hóa về đạo đức, sự xuống cấp về các giá trị căn bản như lương tri, tình người, tính thiện… …đang là một sự báo động.

Sao mạng người chết dễ thế?

Từ cái chết của người phụ nữ đi mót hạt cà phê và cái chết oan ức của một đứa trẻ vì bị điện giật ngoài đường do cung cách làm ăn thiếu trách nhiệm của các cơ quan đơn vị liên quan, nhà thơ Đỗ Trung Quân ngậm ngùi than: “Cứ tạm gạt bỏ hết mọi tình tiết phải điều tra cái chết bi thảm của bà lão đi mót cà phê ở Dak Lak bị xua chó berger cắn nát xác. Hình ảnh ấy hệt 100% “ nhà mẹ lê” của Nguyễn Công Hoan đầu thế kỷ trước. Chúng ta đang sống ở thời đại nào đây? Chỉ một năm, ngay giữa sài gòn 3 đứa trẻ vô tội chết vì điện giật ngoài đường. Chúng ta đang sống ở thời đại nào đây?”.

Nhà văn Nguyễn Quang Thân nhớ lại thời thực dân Pháp cai trị Việt Nam chưa xa: “Tôi nghĩ tới ký ức bi thảm về các đồn điền cao su và cà phê cũng ở Tây Nguyên thời Pháp thuộc. Các ông chủ đồn điền có lính gác, có cả những đàn chó béc-giê. Các ông chủ đồn điền muốn làm gì thì làm…

>Cái chết bi thảm của bà lão đi mót cà phê ở Dak Lak bị xua chó berger cắn nát xác. Hình ảnh ấy hệt 100% “ nhà mẹ lê” của Nguyễn Công Hoan đầu thế kỷ trước.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân.

Vụ đàn chó béc-giê xé xác người đàn bà tội nghiệp mới xảy ra ngày 21 tháng 01 năm 2010. Nó gợi lại những ám ảnh đau thương gần nửa thế kỷ về trước”. Nhà văn kết luận: “Chúng ta có pháp luật, chúng ta yêu cầu pháp luật phải được thực thi nghiêm khắc. Ai cũng có quyền bảo vệ của cải chống kẻ gian, kẻ đột nhập. Nhưng cái quyền ấy không cho phép dùng những biện pháp giết người như bẫy điện hay đàn chó dữ có thể xé xác người vì mấy hạt cà phê. Hãy chấp nhận một sự thật là vẫn còn kẻ lắm tiền nhiều của, mua chuộc được thế lực công quyền, đang hành xử với đồng loại như mấy ông chủ đồn điền thuở trước.

Chỉ có pháp luật ra tay mới có thể xua tan được những ám ảnh của một quá khứ đau buồn mà không ai muốn quay lại nữa.”



Vị hiệu trưởng mua dâm nữ sinh Sầm Đức Xương. Photo courtesy vietinfo.eu
Vị hiệu trưởng mua dâm nữ sinh Sầm Đức Xương. Photo courtesy vietinfo.eu


Blogger Trần Kỳ Trung bức xúc: “Sao mạng người Việt Nam chết dễ thế?”: “Ngày lại ngày, không đọc báo thì thôi, đọc cứ thấy tin này chồng lên tin kia, gây cho mình nhiều nỗi bức xúc. Nỗi bức xúc, biết rằng có viết như thế này, hoặc nữa, mạnh dạn gửi thư từ, viết đơn đưa chỗ này, chỗ kia... cũng không mong có sự hồi âm hay một lời giải thích vì có lẽ những tin như thế là quá đỗi ‘bình thường’, ‘không đáng quan tâm’, thậm chí, có người còn nói ‘Nếu không có chuyện đó mới là bất bình thường’. Không biết đã có ai tổng hợp một năm ở nước ta có bao nhiêu người chết, ngoài nguyên nhân bệnh tật. Chỉ riêng tai nạn giao thông, một năm đã có hơn mười ngàn người chết…”

Cũng từ những cái chết thảm của em bé Bảo Trân 18 tháng tuổi sau nhiều ngày hôn mê vì bị bảo mẫu dán băng keo vào miệng năm 2007, vụ em gái Nguyễn Thị Bình bị ngược đãi, bị nhục hình suốt 14 năm mà tổ dân phố, hội phụ nữ, chính quyền, đoàn thể địa phương không hề hay biết hoặc có biết mà không can thiệp cho tới vụ người phụ nữ bị đàn chó cắn chết vừa nêu trên, blogger Đào Văn Tuấn thốt lên:

“Dường như chúng ta đang phải sống chung với sự vô cảm, sống chung với cái ác quá lâu rồi.”

Cái ác hoành hành

Không chỉ cái ác ngày càng ngang nhiên hoành hành trong xã hội, sự tha hóa về đạo đức cũng ngày càng ở mức độ gia tăng mà vụ án hiệu trưởng mua dâm là một trong những vụ điển hình gần đây. Blogger Da Vàng viết trong bài “Suy ngẫm quanh vụ án hiệu trưởng mua dâm”: “Chưa biết kết quả như thế nào, ai đúng, ai sai, ai bị phạt tù bao nhiêu. Nhưng với tôi, điều đó không còn quan trọng nữa. Tôi thực sự buồn khi theo dõi sát sao vụ án này. Qua vụ án, cho ta thấy một sự thật hết sức đau buồn: Đạo đức xã hội bị xuống cấp. Đạo đức xã hội xuống cấp một cách trầm trọng. Thầy mua dâm học trò; trò “lên giường” với thầy để lấy điểm mong cho thi đậu; thầy giáo nhờ học sinh tìm, giới thiệu bạn bè “còn trinh” đến bán cho thầy và bạn bè thầy; trong vụ án này còn lộ ra một danh sách đen là các nhân vật lãnh đạo cao cấp của tỉnh Hà Giang…



Đạo đức xã hội xuống cấp một cách trầm trọng. Thầy mua dâm học trò; trò “lên giường” với thầy để lấy điểm mong cho thi đậu.

Blogger Da Vàng.

Đôi khi tôi tự hỏi, vụ án này, hiện tượng này là cá biệt, chỉ có ở tỉnh Hà Giang hay nó phổ biến trong xã hội chúng ta? Điều đó không ai trả lời được, chỉ khi nào vụ việc đem ra ánh sáng thì mọi người mới “té ngửa” ra mà than rằng: học trò thời nay đây sao? Thầy giáo thời nay đây sao? Cán bộ thời nay đây sao?… Thật khủng khiếp”.

Vụ án còn bộc lộ nhiều sai sót trong quá trình xét hỏi, điều tra thậm chí làm giả hồ sơ chứng cứ trước đó cũng như trong quá trình thẩm vấn, tranh luận trước tòa, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm v.v…mà trong bài viết “Một phiên tòa bày câu hỏi” nhà văn Nguyễn Quang Lập đã nêu ra và cả blogger Hà Văn Thịnh cũng đề cập đến trong bài : “Công lý không thể là trò chơi trốn tìm sự thật!” của mình: “Vụ án Hiệu trưởng mua dâm và những cô gái vị thành niên ‘môi giới mại dâm’ đang đẩy luật pháp và công lý đến những giới hạn cuối cùng của sự chịu đựng. Tất cả đang diễn ra như một bộ phim mà nội dung của nó ai cũng biết rõ: Có những nhân vật đen, trong một danh sách đen đang cố tình làm sai lệch hồ sơ và kết quả của phiên tòa! Đó là điều không thể chấp nhận khi chúng ta luôn nói rằng sự ‘thượng tôn luật pháp’ (rule of the law) là nguyên tắc, thực thể hiện hữu trong thể chế XHCN minh bạch, công bằng!” Vụ án, thêm một ví dụ nữa cho thấy luật pháp việt nam và cà bộ máy vận hành còn có rất nhiều vấn đề và rõ ràng là còn xa mới đạt tới tiêu chuẩn vủa một nền pháp luật công bằng, khách quan, độc lập.

Luật pháp chưa nghiêm

Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến một môi trường xã hội Việt Nam bất ổn, đạo đức tha hóa, cái xấu cái ác ngày càng lan tràn như cỏ dại…như hiện nay. Trong cái nhìn của blogger Đào Văn Tuấn, chính sự vô cảm của mọi người trước cái ác đã tạo điều kiện cho cái ác tiếp tục sinh sôi nảy nở. Nhưng vô cảm không phải là một tính cách của người việt vậy tại sao sự vô cảm lại trở nên phổ biến trong xã hội?: “…rõ ràng sự vô cảm sinh ra từ sự sợ hãi cái ác. Có người nói: Nỗi sợ hãi cái ác hiện nay là có thật. Và sự sợ hãi đó bắt nguồn từ sự thiếu tin tưởng vào hiệu năng của chính quyền, vào bộ máy thực thi pháp luật trong việc xử lý cái ác. Đó là nguyên nhân khiến người ta thấy cái ác mà không dám tố cáo, thấy điều bất lương mà không dám can thiệp, sợ kẻ gian mà không dám bênh người ngay vì sợ liên luỵ đến bản thân mà không được bảo vệ”. Tác giả kết luận: “Và sự vô cảm lãnh đạm, khi thành thói quen, sẽ biến chúng ta thành những kẻ ác bởi sự lãnh cảm của số đông mới là cái ác đáng sợ nhất.”


Một con nghiện ngủ trên đường phố Hà Nội. AFP PHOTO.
Một con nghiện ngủ trên đường phố Hà Nội. AFP PHOTO.



Sự bất lực của chính quyền trong việc xử lý tận gốc rễ cái xấu cái ác và sự thiếu nghiêm minh của luật pháp không chỉ khiến cho cái ác lan tràn, mà còn là nguyên nhân sâu xa của bao nhiêu sự bất công phi lý, trái tai gai mắt, những thảm cảnh trong xã hội. Khi lý giải về việc có quá nhiều cái chết không đáng xảy ra nhưng vẫn đang xảy ra hàng ngày tại Việt Nam, blogger Trần Kỳ Trung cũng cho rằng: “…chung quy lại, như nhiều người nói, “Ở nước ta có luật pháp mà như không có”, nên mới có nhiều người chết vô lý!

Giá như luật pháp được thượng tôn, không phân biệt người có chức vụ đến người dân thường, rồi người lãnh đạo phải là những tấm gương tốt để người dân tin tưởng, chắc chắc sẽ bớt đi nhiều cái chết vô nghĩa.

Nếu luật pháp nghiêm minh, chặt chẽ, cộng với một chính quyền hành xử đúng đắn, minh bạch thì sẽ tạo đựơc niềm tin trong người dân, họ cảm thấy được an toàn, được bảo vệ, và do đó họ sẽ hành xử đúng đắn theo pháp luật. Ngược lại, khi người dân đã mất lòng tin vào chính quyền, vào luật pháp, mọi sự sẽ trở nên tồi tệ như nhận định của nhà báo Ngô Nhân Dụng trong bài viết: “Tin tặc và tản tặc”:

“…người dân, người lớn đến trẻ em, phải chứng kiến những hành động trộm, cướp, côn đồ xảy ra trước mắt mà không thấy ai bị trừng phạt; ngược lại còn thấy cả guồng máy tuyên truyền hô hoán những lời gian dối để hỗ trợ các hành động côn đồ đó. Lâu ngày, người ta sẽ quên cách sống theo đạo lý bình thường, không còn biết thế nào là nhân nghĩa nữa…”.

Và đó chính là tình trạng đang diễn ra lâu nay trong xã hội Việt Nam!

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/Social-picture-of-Vietnam-more-dark-patches-and-worries-NhHien-02022010180420.html




Đại sứ Michael W. Michalak: Việt Nam gia tăng vi phạm nhân quyền

2010-02-03

Việt Nam đột nhiên gia tăng vi phạm nhân quyền trong thời gian qua, nhưng Hoa Kỳ tìm cách giải quyết qua đối thoại.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael W. Michalak. Photo courtesy usembassy.gov

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael W. Michalak. Photo courtesy usembassy.gov


Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak tuyên bố điều này trong cuộc họp báo hôm thứ tư mùng 3 tháng 2, nhân dịp gần đến tết âm lịch tại Việt Nam. Ông hy vọng những vụ vi phạm nhân quyền vừa qua không phải là sự khởi đầu cho chiều hướng gia tăng như vậy, và đó là lý do Hoa Kỳ tiếp tục những cuộc đối thoại về nhân quyền với Việt Nam.

Đại sứ Michalak nói, trong cuộc đối thoại với Việt Nam đã qua, Hoa Kỳ lưu ý rằng Việt Nam sẽ khó lòng giải quyết những vấn đề đang đối mặt như cải tổ giáo dục, tham nhũng và môi sinh suy thoái, nếu không có một nền truyền thông tự do và một xã hội dân sự thực sự hoạt động.

Được hỏi liệu Hoa Kỳ có cân nhắc những biện pháp mạnh hơn như cắt giảm viện trợ hay không, đại sứ Mỹ tại Hà Nội cho biết: đến nay thì Hoa Kỳ chỉ muốn tiếp tục đối thoại, để xem vấn đề có tiến triển được hay không.

Đại sứ Michael Michalak cũng tuyên bố năm nay là một năm tốt đẹp cho Việt Nam, với cơ hội chứng tỏ tài lãnh đạo trong khối ASEAN, khi Việt Nam lãnh nhận chức vụ chủ tịch luân phiên. Trong Hiến chương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, 10 quốc gia thành viên cam kết quảng bá và bảo vệ quyền con người cùng những quyền tự do căn bản.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam nhấn mạnh: Quan hệ song phương Việt Mỹ ngày nay đã rất sâu rộng, và năm ngoái Hoa Kỳ đã trở thành nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.

Tuy nhiên Đại sứ Michalak bày tỏ mối quan ngại về bản thảo dự luật kiểm soát giá cả của chính phủViệt Nam.

Ông cho biết phòng thương mại Hoa Kỳ cùng nhiều tổ hợp, công ty kinh doanh điạ phương cũng ngỏ ý lo ngại và đang tìm cách thảo luận với chính phủ Việt Nam.

Đại sứ Mỹ nói, ông hy vọng các bên sẽ đạt được một giải pháp hài hòa.


*

Sôi động thị trường Tết
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-02-02


2010-02-02

Theo Bộ Công thương, năm nay thị trường hàng hóa phục vụ Tết Canh Dần sôi động hơn so với năm rồi. Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cùng với lương thực, thực phẩm đều tăng từ 20% đến 30%.

RFA Photo

Một quầy bán thịt heo

Hàng hóa dồi dào

Các bộ ngành chuyên môn cũng cho thành lập những đoàn kiểm tra để bảo đảm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, bình ổn giá, xử lý hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, kinh doanh trái phép.
Báo chí cho hay là trong tháng giêng sức mua hàng hóa của cả nước đã tăng hơn 23%, riêng thành phố Hồ Chí Minh tăng trên 34%.


Mặt khác, để chủ động nguồn hàng Tết, nhiều tỉnh thành đã thực hiện việc hỗ trợ lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp tham gia vào việc sản xuất, chế biến, dự trữ hàng thiết yếu phục vụ Tết Canh Dần.

Năm nay tình hình kinh tế Việt Nam không u ám như năm trước và tâm lý của người Việt là khá lạc quan. Họ có chuẩn bị một cái Tết khá hơn năm rồi, đó là cái không khí chung.

TS. Võ Hùng Dũng


Lượng gạo dự trữ cho mùa Tết lên tới gần một triệu rưỡi tấn. Các mặt hàng hóa khác như thịt gia súc, gia cầm, rau quả, trứng cũng tăng trung bình từ 5% đến 12 %, so với Tết năm rồi.
Qua câu chuyện với RFA, tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Cần Thơ phân tích về thị trường hàng hóa phục vụ cho nhu cầu Tết năm nay:


“Năm nay khá hơn năm vừa rồi vì Việt Nam vượt qua được một cuộc suy thoái đầy khó khăn. Năm 2008 khi bước vào năm 2009 đã dự báo khó khăn nên mọi người đã có cái Tết không mấy vui vẻ. Năm nay nhìn được tình hình kinh tế Việt Nam, bối cảnh kinh tế thế giới cũng thay đổi, không u ám như năm trước và tâm lý của người Việt là khá lạc quan. Họ có chuẩn bị một cái Tết khá hơn năm rồi, đó là cái không khí chung.”


tet-22
Hoa đào Hà Nội. AFP Photo/ Hoang Dinh Nam


Báo Tiền Phong có đăng bức hình ghi lại cảnh nhộn nhịp, chen chúc với ghi chú cho thấy cảnh mua sắm tấp nập tại một siêu thị ở Hà Nội. Tại Saigon, sinh hoạt chuẩn bị Tết cũng nhộn nhịp không kém qua lời kể của chị Duyên, một tiểu thương trong chợ Bến Thành, nói về các sinh hoạt của thị trường mấy hôm nay:


“Bình ổn giá là đối với mặt hàng cố định như gạo, thóc, mắm, muối. Còn rau, củ, quả thì bắt buộc tới ngày Tết là phải tăng. Đó là quy luật tự nhiên vì ai cũng phải sắm sửa cho Tết. Mình mua ở mấy cơ sở của nhà nước thì đạt mức chuẩn, còn hàng trôi nổi thì không đạt, người ta không thấy nhãn hiệu thì không dám dùng.


Hàng giả nhiều và mất vệ sinh quá. Trong cơ sở nhà nước có vệ sinh an toàn thực phẩm người ta vẫn mua, vẫn chấp nhận dù giá có đắt hơn. Trời ơi, tối hay thứ 7 vào siêu thị thì đông ơi là đông, chờ tính tiền mệt luôn. Bây giờ ngoài chợ bán đắt, người ta mua nhiều lắm.”


Thị trường bán lẻ



Trong khi đó, từ vùng Trà Bồng, Quảng Ngãi, mục sư Đinh Thanh Trường nói mọi sinh hoạt đón Xuân vẫn còn trầm lắng nơi vùng xa xôi, hẻo lánh:
“Nói về hàng ngày thì tôi cũng là một dân trên vùng núi, dân tộc thiểu số, nói về rau quả thì kém chất lượng, ở tại huyện Trà Bồng này, không có kiểm tra gì hết, đối với súc vật thì cũng vậy. Năm nay thì có cơn bão số 9, ở vùng Quảng Ngãi bị thiệt hại rất nhiều, về hoa mầu như lúa, thì bà con chưa được đem về, đói từ 2, 3 tháng nay rồi.

Theo số liệu thống kê thì thị trường bán lẻ có dấu hiệu tăng trưởng khá tốt, còn năm nay thì có thuận lợi hơn, giúp cho hoạt động kinh tế nhộn nhịp. Năm nay và năm tới hàng bán lẻ sẽ phát triển nhiều.

TS. Võ Hùng Dũng


Có người thì được đem về một ít, có người không được đem về luôn. Về xã hội thì ở đây cũng chưa thấy gì hết, vùng Quảng Ngãi chưa thấy gì hết. Có về thành phố hôm thứ bảy thì thấy cũng giống như ngày thường. Ở ngay đầu cầu Trà Khúc, họ bán mấy cây cảnh, mới đào lên mấy cây thôi, chỗ khác vẫn bình thường.”


Cũng tin liên quan đến thị trường, Saigon Giải Phóng nói, sau một năm mở cửa và trước tác động của cuộc khủng hoảng, suy thoái toàn cầu, thị trường bán lẻ háng hóa trong nước vẫn đạt được một số thành quả khả quan. Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Cần Thơ giải thích thêm về sự tăng trưởng này:


“Đáng lẽ không có suy giảm lắm trong năm vừa rồi, đặc biệt là khu vực nông nghiệp không bị suy thoái, năm vừa rồi nông nghiệp, trước đây có thủy sản nữa, với lúa gạo đều tốt, cho nên người nông dân có thu nhập tốt hơn, họ mua sắm nhiều, nhờ vậy những người bán lẻ, cung cấp hàng tiêu dùng cho người dân cũng phát triển thuận lợi. Trong những năm tới thị trường bán lẻ sẽ đi nhanh hơn nhờ sự phát triển của kinh tế.


tet-33
Hoa giả bán chạy trong dịp Tết. AFP Photo/ Hoang Dinh Nam


Theo số liệu thống kê thì thị trường bán lẻ đều đi trước cả, ngay cả trong lúc suy thoái thì bán lẻ cũng không đến độ sụp đổ, nó có dấu hiệu tăng trưởng khá tốt, còn năm nay thì có thuận lợi hơn, giúp cho hoạt động kinh tế nhộn nhịp. Năm nay và năm tới hàng bán lẻ sẽ phát triển nhiều.”


Theo các chuyên gia thì thị trường bán lẻ tại Việt Nam còn nhiều cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước khai thác. Hiện nay các tập đoàn bán lẻ đang tìm mọi cách để vào Việt Nam kinh doanh, tốc độ tăng trưởng đạt hơn 40% mỗi năm, mà các hệ thống siêu thị Big C, Metro, Parkson thu được, cho thấy thị trường bán lẻ đa dạng có nhiều hứa hẹn và triển vọng.



*
Giá nhiều mặt hàng giảm hơn 10% trong dịp Tết

Giá nhiều mặt hàng tại Việt Nam giảm hơn 10% trong dịp Tết này. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, hàng hoá năm nay khá dồi dào, nhiều khả năng cung sẽ vượt cầu.

Đặc biệt có nhiều mặt hàng giảm giá mạnh so với năm ngoái.

Nhận định về vấn đề này, Phó Chủ tich Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nhờ chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp với lãi suất 0% nên khả năng cung ứng hàng hoá của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

Trong khi đó, do biến động của giá vàng thế giới tăng mạnh nên giá vàng ở Viêt Nam cũng tăng vọt thêm 40.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, do sức mua quá yếu nên nên giá vàng trong nước không thể tăng kịp giá vàng thế giới.



*

Thị trường tết: Nóng!

Ít thì tăng 10%, nhiều thì tăng đến 100%. Mức tăng dao động cao nhất từ trước đến nay của giá hàng Tết Nguyên đán đã khiến cho cả người bán lẫn người mua như “ngồi” trên lửa.

alt
Rau củ quả được xem là mặt hàng thiết yếu trong dịp tết đã tăng 20-30%.

Chóng mặt vì giá

Chọn lựa một hồi, chị Nguyễn Thanh Hương ở thị trấn Hà Lam, Thăng Bình vẫn không thể đưa ra quyết định cuối cùng cho số hàng tết chị cần sắm cho gia đình. Chưa bao giờ tôi phải mua 1kg đường cát với giá 18 nghìn đồng, đậu xanh thì 40 nghìn đồng/kg. Nước mắm, bột ngọt cái gì cũng tăng, có thứ tăng gấp đôi năm ngoái. Với đồng lương công chức mà đi sắm tết như năm này thì chắc là phải tính toán lại thật kỹ”, chị Hương cho biết. Không riêng chị Hương, nhiều chị em nội trợ đang phải đối mặt với bài toán chi tiêu khi giá hàng tết đang ngày một tăng cao. Tại chợ Hội An, giá củ kiệu cách đây một tuần chỉ có 15 nghìn đồng/kg thì đến thời điểm này đã lên 30 nghìn đồng. Cà rốt, khoai tây, bắp cải xanh Đà Lạt cũng đã tăng 3-5 nghìn đồng/kg. Anh Trần Thanh, chủ quầy bỏ sỉ rau củ quả ở chợ Nam Phước cho biết: Giá cứ tăng theo từng ngày. Mới ngày hôm qua 10 nghìn thì hôm nay đã tăng lên 12 nghìn. Hỏi thì những người cung cấp hàng bảo là gần tết chi phí vận chuyển tăng cao, nhà vườn “găm” hàng lại không bán… Mình bán mà cứ tăng giá lên hoài cũng khó chịu lắm, nhưng biết phải làm sao. Tôi làm nghề này hơn 20 năm, đây là lần đầu tiên chứng kiến giá cả tăng đến chóng mặt như vậy”.

Tại các đại lý bán sỉ và lẻ, khi chúng tôi hỏi về giá một thùng bia 333, tất cả đều đưa ra giá 220 nghìn đồng so với giá cách đây một tháng chỉ có 183 nghìn đồng/thùng. Chị Văn Thị Bích, chủ cửa hàng tạp hóa Bích ở xã Bình Dương, Thăng Bình cho biết: “Mấy năm trước thì tôi trữ hàng, năm nay không dám trữ vì giá cả cứ thay đổi liên tục”.

Thịt heo, gà, bò cũng đã rục rịch tăng giá từ hơn một tuần nay. Tại chợ Tam Kỳ, giá một kg thịt heo đùi là 70 nghìn đồng, thịt bò là 120 nghìn đồng/kg. Tôm, cá và các loại hải sản cũng đã tăng giá khoảng 30% từ đầu tháng 1. Chị Trương Thị Lành nhà ở đường Trần Dư, TP. Tam Kỳ cho biết: “Giá cao quá. Tết mà không mua thì không được, mua thì thứ gì cũng cao trên trời. Đó là mới ở thời điểm này, chứ khoảng một tuần nữa thì không biết giá sẽ cao đến chừng nào”.

Sức mua chưa cao

Giá hàng tết cao đã khiến cho người tiêu dùng còn phân vân trong quyết định cuối cùng để mua sắm hàng tết. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại siêu thị Co.op Mart Tam Kỳ, ngày 1-2, số lượng người đến mua hàng vẫn còn rất ít. Bà Trần Thị Như Lai, Phó Giám đốc phụ trách ngành hàng thực phẩm cho biết: “Bình ổn giá là một trong những chỉ đạo của Liên hiệp được toàn thể hệ thống siêu thị Co.op Mart trên toàn quốc thực hiện. Các mặt hàng thiết yếu là đường, gạo, mắm, sữa, dầu ăn, nước chấm, rau củ quả đều được chúng tôi đưa ra cam kết về giá. Bên cạnh đó nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng được chúng tôi đưa ra nhằm kích cầu việc mua sắm của người dân. Theo nhận định thì sức mua vẫn chưa cao, dự báo một tuần nữa mọi người mới ồ ạt đi sắm tết”.

Việc bình ổn giá đã và đang được chỉ đạo quyết liệt từ phía ngành chức năng. Ông Nguyễn Hồng Vân - Giám đốc Sở Công Thương cho biết: “Dự báo năm nay, giá hàng tết sẽ ở trong tình trạng biến động liên tục. Chúng tôi đã có những công văn cũng như những chỉ đạo thiết thực để bình ổn giá. Nhiều gói vốn được đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp trong dịp tết này. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự phối hợp nhanh và đồng thuận giữa doanh nghiệp và các ngân hàng nên các doanh nghiệp đã tự thân vận động. Dự báo trong những ngày cận tết, giá các mặt hàng sẽ tiếp tục “leo thang”. Đoàn kiểm tra liên ngành cũng sẽ bám sát theo đó để kiểm soát giá và sẽ phạt rất nặng với những doanh nghiệp, cá nhân nào bán giá không niêm yết và bán giá quá cao so với giá quy định”.

Giá hàng tết cao trong bối cảnh nền kinh tế còn ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế đã khiến người tiêu dùng đang chịu nhiều thiệt thòi. Chị Trần Thị Khánh Hà (phường Minh An, TP. Hội An) cho biết: “Lo thì vẫn lo vì giá tăng cao nhưng tôi nghĩ người tiêu dùng sẽ biết cách xoay sở. Mứt, bánh kẹo, hạt dưa sẽ được mua ít hơn mọi năm. Dù sao thì cũng phải có một cái tết đầy đủ mà”.

http://baoquangnam.com.vn/kinh-te/thuong-mai-dich-vu/21564-thi-truong-tet-nong.html

*

Thứ Hai, 18/01/2010 - 16:18

Chợ Tết đến chậm

Còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán nhưng sức mua thị trường Tết năm nay giảm rõ rệt so với cùng kỳ, thậm chí một số mặt hàng chủ lực của mùa Tết đang “đóng băng”.


Mua hàng khuyến mãi tại Co.opMart Cống Quỳnh.

Thời điểm này mọi năm, các chợ đầu mối, chợ sỉ trên địa bàn TPHCM đã rộn rịp bán buôn nhưng năm nay, mãi lực chợ chỉ nhích hơn bình thường đôi chút.

Chợ sỉ ngóng khách

22h ngày 12/1, có mặt ở chợ đầu mối Thủ Đức, chúng tôi ghi nhận không khí buôn bán khá nhộn nhịp ở đây. Thế nhưng, theo Ban Quản lý chợ, lượng hàng về chợ mỗi đêm vẫn như ngày thường (khoảng 2.800 tấn), chưa có dấu hiệu của chợ Tết.

Thậm chí, một số loại trái cây như bưởi, xoài, quýt... còn về chợ ít hơn do nông dân “neo” hàng chờ Tết. Vài sạp đã nhập kiệu, kết chùm hành tím, tỏi tại chỗ... để bán Tết nhưng số lượng chưa nhiều, sức mua chỉ tăng nhẹ.

Theo các tiểu thương, cho đến giờ này, sức mua những mặt hàng nông sản là nguyên liệu làm mứt như gừng, cà rốt, khoai lang... thua xa mọi năm.

Chị Lệ, chủ vựa cà rốt ở chợ Thủ Đức, cho biết: Khoảng 2 tháng nay, cà rốt bán chậm, giá không tăng mà còn giảm nhẹ. Trung bình phải 2 đêm chị mới về 1 xe tải cà rốt (xe trên 20 tấn).

Mọi năm, ngoài nhu cầu tiêu thụ bình thường, nhiều mối hàng lấy số lượng lớn để giao cho các cơ sở làm mứt nhưng năm nay, từ đầu mùa tới giờ không thấy ai hỏi han gì. Tình hình này không thể dự đoán gì cho chợ Tết nhưng buôn bán ảm đạm quá, ai cũng oải.

Anh Thành, bán kiệu ở chợ Bình Điền, tặc lưỡi: “Có cảm giác năm nay dân mình “lười” ăn Tết, giờ này chưa thấy động tĩnh gì. Kiệu thất mùa, về chợ ít, giá tăng gấp đôi, vốn đã 20.000 đồng - 25.000 đồng/kg nên khó bán. Mấy mối hàng của tôi ở chợ Bình Hưng, Xóm Củi... lấy có 20 - 30 kg mà than ế quá xá!”.

Xem nhiều hơn mua

Tại chợ Bình Tây, khu vực bánh kẹo, mứt trái cây rơi vào tình cảnh ế kỷ lục. Cô Ứng Thị Liên, chủ sạp bánh kẹo Liên ở chợ Bình Tây, nói: Mọi năm, giờ này bán hàng không kịp thở, vừa xuất cho mối lái ở tỉnh vừa bán cho tiểu thương các chợ lẻ... còn năm nay “ngồi chơi xơi nước” là chính.

Không kể hạt dưa, kẹo mứt Trung Quốc ế ẩm do có thông tin chứa chất độc hại mà các loại kẹo, mứt truyền thống VN cũng chịu chung số phận.

Theo đa số tiểu thương ngành hàng bánh kẹo, nông sản chế biến mứt khan hiếm cộng thêm việc TPHCM đẩy mạnh kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nên các cơ sở sản xuất mứt Tết không dám sản xuất nhiều; một số loại mứt đã hút hàng, giá bán sỉ tăng chóng mặt so với cuối năm 2009: Mứt gừng lát 43.000 đồng/kg (tăng 18.000 đồng/kg), mứt bí cây 31.000 đồng/kg (tăng 6.000 đồng/kg), hạt bí 95.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng/kg)...

Tại chợ An Đông, tình hình cũng không khả quan hơn. 10 giờ, khu vực chợ giày dép, quần áo của chợ này còn khá vắng hoe. Nghe hỏi thăm, hầu hết tiểu thương thở dài: “Chậm lắm, khách đi coi nhiều hơn mua”.

Ngay cả khu vực thực phẩm khô, mọi năm khá đông đúc do người dân mua tôm khô, khô bò, khô mực... để dành Tết và làm quà biếu, kể cả gửi đi nước ngoài thì năm nay người bán nhiều hơn người mua. Ở các chợ bán lẻ như Bàn Cờ, Vườn Chuối, Xóm Chiếu... tình hình cũng diễn ra tương tự.

Theo Đông Nghi
http://dantri.com.vn/c76/s76-373822/cho-tet-den-cham.htmBáo Người lao động


*
VẠN MỘC bình

Trong các bài trên, ý kiến trái ngược nhau. Một bên nói hàng nhiều, giá hạ, sức mua mạnh, một bên nói hàng ít, đắt và sức mua kém. Những tin tức do các giám đốc cộng sản nói ra đều không đúng sự thật. Nhà báo chân chính là phải đi sát quần chúng và thực tế.


*

No comments: