Thursday, May 3, 2012

CÒN NHIỀU TIÊN LÃNG, VĂN GIANG


  
Còn nhiều Tiên Lãng, Văn Giang,
Còn nhiều làng xã tan hoang cửa nhà.
Đánh tan Cộng sản Trung Hoa,
 Diệt hết Việt Cộng nước ta thái bình.

Sẽ còn nhiều vụ Văn Giang khác ở Việt Nam
Cảnh sát cơ động tham gia cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang, Hưng Yên ngày 24/04/2012.
Cảnh sát cơ động tham gia cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang, Hưng Yên ngày 24/04/2012.
REUTERS/Stringer
Thanh Phương
Những cảnh đàn áp nông dân trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang, Hưng Yên ngày 24/04 tiếp tục khấy động dư luận trong và ngoài nước. Một số nhà báo và nhà trí thức đã lên tiếng phản đối vụ cưỡng chế Văn Giang, trong số này có giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam.
So với vụ Tiên Lãng, vụ cưỡng chế ở xã Văn Quang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày 24/4 vừa qua gây chấn động mạnh trước hết là do tầm mức của sự kiện. Mặc dù theo nguồn tin chính thức, việc cưỡng chế chỉ tiến hành đối với 5,8 ha thuộc 166 hộ không chịu nhận tiền đền bù, nhưng có đến cả ngàn nông dân Văn Giang từ đêm hôm trước đã bám trụ tại những mảnh đất của họ để chống lại việc cưỡng chế. Phía chính quyền vì thế đã phải huy động hàng ngàn người gồm công an, cảnh sát cơ động, dân phòng và, theo tố cáo của dân, thì có cả thành phần xã hội đen, để thi hành lệnh cưỡng chế, biến việc này thành giống như là một trận càn quét trong chiến tranh, với hơi cay mờ mịt đồng, khói mù tỏa khắp nơi, tiếng súng vang rền trời.

Điểm thứ hai gây công phẫn dư luận, đó là mức độ đàn áp của lực lượng cưỡng chế, qua những hình ảnh được phổ biến rộng rãi trên mạng, nhất là cảnh cả chục người cầm dùi cui thi nhau đánh đập dã man một nông dân tay không, theo kiểu đánh đòn thù, chứ không phải là khống chế một thành phần “quá khích”.

Điểm đáng nói khác đó là, có lẽ rút kinh nghiệm từ vụ Tiên Lãng, chính quyền kiểm soát rất gắt gao những thông tin về vụ cưỡng chế ở Văn Giang. Một số bài báo đưa tin tương đối khách quan đã bị gỡ bỏ chỉ sau vài giờ đăng trên mạng. Những bài báo khác thì đăng thông tin một chiều của chính quyền tỉnh Hưng Yên. Chỉ duy nhất có tờ báo Người Cao Tuổi, cơ quan ngôn luận của Hội Người cao tuổi Việt Nam, là dám lên tiếng tố cáo vụ cưỡng chế mà họ cho là “trái luật” ở Văn Giang ( Nhưng nay bài của Người Cao Tuổi về vụ Văn Giang đều đã bị gỡ bỏ ). Nhiều phóng viên cho biết họ đã bị cản trở khi đến tác nghiệp ở Văn Giang trong ngày cưỡng chế.

Những nhà báo, những trí thức nào muốn bày tỏ thái độ về vụ Văn Giang chỉ có thể đăng tải trên các trang mạng. Trong bài viết tựa đề “ Phải thay đổi tư duy thu hồi đất”, được đăng trên trang Ba Sàm ngày 27/4, nhà báo Võ Văn Tạo nhắc lại rằng, điều 39 – Luật Đất đai 2003 quy định chỉ thu hồi đất để “ sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”, trong khi dự án Ecopark chỉ là dự án kinh doanh, chính quyền không được phép thực hiện thủ tục thu hồi đất.

Bên cạnh đó, nhà báo Võ Văn Tạo lên án tình trạng thiếu minh bạch, cản trở báo chí tác nghiệp. Tác giả viết : « Mặc dù hoạt động cưỡng chế không thuộc phạm trù bí mật, hầu hết trường hợp, phóng viên đến hiện trường tác nghiệp đều bị lực lượng cưỡng chế cản trở hung hăng, thậm chí không ít phóng viên còn bị cướp máy ảnh, hành hung(!). Chính vì không có sự giám sát của báo chí, hiện tượng cưỡng chế sai ẩu, lạm dụng vũ lực, hành hung vô lối và thái quá với người bị cưỡng chế rất phổ biến. »
Về phần nhà báo Huy Đức thì tự đặt mình vào vị trí của nông dân Văn Giang trong bài viết đề ngày 26/04 đăng trên trang blog của anh.

Theo Huy Đức, các điều khoản về thu hồi đất, từng được quy định khá chặt chẽ trong Luật 1993, đã trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn trong Luật 2003. Anh cho rằng « Luật gần như đã đặt những mục tiêu cao cả như “lợi ích quốc gia” ngang hàng với “lợi ích của các đại gia”. »
Huy Đức lưu ý rằng, « vì Việt Nam không có một tối cao pháp viện để nói rằng Luật 2003 vi Hiến; Việt Nam cũng không có tư pháp độc lập để nông dân có thể kiện các quyết định của chính quyền, vì không có công lý, nên gia đình anh Đoàn Văn Vươn và 160 hộ dân Văn Giang phải chọn hình thức kháng cự chịu nhiều rủi ro như thế ». Theo tác giả bài viết, hình ảnh cuộc cưỡng chế hôm 24-4-2012 đã trở thành « một vết nhơ trong lịch sử. »

Trong bài viết gởi trực tiếp cho trang mạng Bauxite Việt Nam với hàng tựa “ Nhà nước của dân, do dân, vì dân không được phép trấn áp dân”, đề ngày 26/4, ông Nguyễn Trung (cựu Đại sứ VN tại Thái Lan, cựu thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, cựu thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ), đã bày tỏ “sự căm giận và nỗi hãi hùng” của ông. Ông căm giận “vì không thể chấp nhận Nhà nước của dân, do dân, vì dân lại hành xử với dân như vậy. Ông hãi hùng “vì thấy rằng hệ thống chính trị nước ta đã có được trong tay lực lượng vũ trang sẵn sàng thực hiện lệnh trấn áp như vậy đối với dân.”

Ông Nguyễn Trung cảnh báo rằng đây là “ một chiều hướng phát triển vô cùng nguy hiểm cho đất nước, nhất thiết phải tìm cách ngăn chặn.” Ông yêu cầu Đảng, Quốc hội, Chính phủ về họp công khai với toàn thể các hộ dân các xã ở Văn Giang có đất đai bị thu hồi trong vụ cưỡng chế này để tìm hiểu tại chỗ sự việc.
Riêng giáo sư Tương Lai, ngay từ bài viết với hàng tựa “ Bàn chân nổi giận”, đề ngày 17/4, gởi trực tiếp cho trang Bauxite Việt Nam đã cảnh báo rằng “ con giun xéo lắm cũng quằn, họ không thể cứ lầm lũi ngậm miệng than trời, sao trời ở không cân, kẻ ăn không hết, người lần không ra.”. Bản thân cũng đã theo dõi tình hình ở Văn Giang từ nhiều tháng qua và trong bài trả lời phỏng vấn với RFI sau đây nay giáo sư Tương Lai tỏ vẻ rất công phẫn trước vụ đàn áp vừa qua:

Giáo sư Tương Lai
29/04/2012
 Giáo sư Tương Lai: Tôi đã có theo dõi tình hình Văn Giang, Hưng Yên. Sự việc này diễn ra có thể đã là từ một tháng nay. Trước đây, tôi có xem một đoạn video trên mạng, quay lại cảnh người dân chất vấn đoàn thanh tra. Từ đó, tôi đã thấy là sự việc không biết sẽ diễn tiến đến đâu. Tôi cũng hy vọng là sau đợt làm việc của đoàn thanh tra đó, tình hình sẽ dịu đi và chắc là người ta sẽ có giải pháp.

Nhưng đến hôm nay, tôi thấy tình hình đã đi đến chỗ gay gắt một cách mà tôi cũng không hình dung nổi, nhất là khi xem đoạn video quay cảnh những người nhân danh Nhà nước, mặc sắc phục cảnh sát cũng có, mặc thường phục cũng có, cầm dùi cui đánh tới tấp vào những người dân. Xem cảnh đó, tôi không thể nào nói gì khác ngoài sự phẫn nộ và phẫn uất. Một Nhà nước mà đối xử với dân như vậy thì còn gì để nói!

Đương nhiên trong quy hoạch để xây dựng lại đất nước, những vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, mở rộng những khu vực công nghiệp, dịch vụ, đó là những việc không thể không làm. Và khi làm thì đương nhiên là có động chạm với lợi ích của người dân, có khi là lợi ích cục bộ, có khi là lợi ích riêng tư, mà về nguyên lý, lợi ích cục bộ phải phục vụ lợi ích toàn thể, lợi ích riêng tư phải phục vụ lợi ích đất nước.

Nhưng dù là cục bộ, dù là toàn thể, dù là lợi ích quốc gia đặt lên trên, ý nguyện của người dân vẫn là quan trọng nhất. Phong kiến, cổ xưa như Mạnh Tử mà còn nói đến “dân vi quý, quân vi khinh”. Một chính quyền muốn tồn tại thì phải được dân ủng hộ. Vì vậy, dựa vào dân, tin dân và lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân là việc tối thiểu mà người cầm quyền phải biết. Dù là mình đúng, dù là dân sai, dù người dân là lợi ích riêng tư, còn Nhà nước là lợi ich của toàn dân, thì trước tiên phải lắng nghe dân, chứ không phải dùng dùi cui để đối xử với dân.

Trước mắt, người ta có thể khuất phục một số người nào đó và bạo lực có khi tạm thời thắng thế, nhưng đó là sự giải khát bằng thuốc độc. Hệ lụy của nó sẽ không thể lường được. Một khi người dân nổi giận, mọi lời rao giảng về đạo đức, về nghị quyết, về lý tưởng, ... đều trở nên vô nghĩa, nếu không muốn nói là giả dối và mị dân.
Cho nên, nhìn vào sự kiện đàn áp dân ở Văn Giang, Hưng Yên, thì không còn gì để nói nữa, khi mà cứ ra rả nói rằng Nhà nước này là của dân, do dân, vì dân.
RFI: Nguyên nhân của tình trạng ngày hôm nay phải chăng không chỉ là do mức đền bù không thoả đáng, mà còn là do Luật đất đai chưa rõ ràng, dẫn đến lạm quyền ở địa phương?

Giáo sư Tương Lai: Câu hỏi của ông cũng chính là câu trả lời đấy. Vừa qua, khi nhân dân Văn Giang kéo về cổng thanh tra chính phủ ở Cầu Giấy, Hà Nội, tôi đã có viết bài “Bàn chân nổ giận”. Một số báo không dám đăng, nhưng có một tờ báo đăng. Trong bài đó, tôi không có nói gì khác ngoài việc dẫn lời những người có trách nhiệm. Ví dụ, nguyên phó thủ tướng phụ trách nông nghiệp Võ Ngọc Trìu có nói: “ Khi trong này khai trương một công trình, thì ở bên ngoài dân khiếu kiện và biểu tình”. Ông nói rằng, giá đền bù cho dân là 1, khi đem lô đất đó ra thì giá gấp 15 lần. Ông kết luận rằng, một chính sách như thế thì không thể nào thuyết phục được dân.

Từ xưa đến nay, đất đai vẫn là vấn đề số một và nói đến đất đai tức là nói đến nông dân. Nguyễn Đình Chiểu đã nói rằng người nông dân là “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm”. Ngoài cái đó ra họ biết làm gì bây giờ? Họ có thể nhận một số tiền đền bù mà trong đời họ chưa từng có như thế. Nhưng khi họ mất đất thì số tiền đền bù đó chẳng có ý nghĩa gì nữa, bởi vì không phải ai cầm tiền cũng có thể làm cho nó sinh lợi. Đấy là chưa nói, khi đã mất đất, rất nhiều gia đình nông thôn thất cơ lỡ vận. Nếu có được đền bù thoả đáng đi nữa thì người dân cũng cảm thấy lo sợ cho tương lai của họ, huống hồ đền bù không thỏa đáng. Thế thì làm sao dân không phẫn nộ, không khiếu kiện? Tôi không nói tất cả các khiếu kiện đều đúng, nhưng về cơ bản thì đó là điều không thể không xảy ra được.

Luật đất đai, nhân danh sở hữu toàn dân, nhưng lại giao quyền sỡ hữu toàn dân đó, giao cái quốc gia công thổ đó cho chính quyền địa phương. Một ông lãnh đạo xã cũng có thể trở thành Nhà nước để quyết định sở hữu toàn dân đó. Đây là sự bất cập rất lớn mà các chuyên gia đã nói đến nhiều trên báo chí. Nhưng khổ một nỗi, có một suy nghĩ đã trở thành như là chất xi măng kết dính trong đầu người ta: mất sở hữu toàn dân là mất chủ nghĩa xã hội! Chính vì thế người ta phải bám cho bằng được cái mệnh đề sở hữu toàn dân đó. Cố giữ cái sở hữu toàn dân đó và giao nó cho những chính quyền địa phương, mà ai cũng thấy là đầy dẫy tham nhũng. Không có tham nhũng nào có thể ngon ăn bằng tham nhũng từ đất. Không có sự ăn cướp nào dễ dàng bằng ăn cướp đất của người nông dân tay không. Cho nên, câu nói ngày xưa “ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”, chưa bao giờ trở thành một cách nhầy nhụa và trắng trợn như hiện nay.

Vì vậy, trong sửa đổi Hiến pháp kỳ này, không thể không đặt lại vấn đề sở hữu đất đai. Một khi vẫn còn giữ quan điểm quá ư bảo thủ và lạc hậu, thì những mâu thuẩn về đất đai, những sự kiện đau lòng như ở Văn Giang mỗi lúc sẽ càng căng thẳng thêm, chứ không thể dịu đi được.
RFI: Trong khi chờ sửa Luật đất đai, chính quyền phải làm sao để hạn chế những vụ khiếu kiện, biểu tình, dẫn đến cưỡng chế bằng bạo lực như ở Văn Giang?
Giáo sư Tương Lai: Bất cứ chính quyền nào cũng có xu hướng mở rộng quyền lực vô hạn độ, mà quyền lực thì có xu hướng tham nhũng. Vấn đề là phải có một công cụ để ngăn chận điều này. Công cụ đó chính là luật pháp. Thứ hai, có một cái được xem như nền tảng của Nhà nước nhân danh là của dân, do dân, vì dân, như cụ Hồ Chí Minh ngày xưa đã nói rằng: “ Quyền hành và lực lượng đều nơi dân”. Đó là tư tưởng cốt lõi, quan trọng nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh mà người ta đang phát động ra sức học tập.
Nghị quyết trung ương 4 về vận động chỉnh đảng cũng đưa lên vấn đề số một là phải dựa vào dân, gắn với dân, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của dân. Vậy thì trong khi chờ sửa Hiến pháp, sửa Luật Đất đai, thì phải dựa vào dân, lắng nghe dân, chứ đừng dùng dùi cui vơi dân, đừng chĩa súng vào dân!

Nếu tình hình cứ diễn ra theo kiểu này, sẽ không thể tránh được những vụ Văn Giang khác. Tình hình sẽ còn căng thẳng hơn, bởi vì càng ngày người ta càng cần phải tiếp tục cưỡng chế để lấy đất làm dự án. Mỗi dự án như thế, bên cạnh cái gọi là lợi ích của Nhà nước, của toàn dân, của chủ nghĩa xã hội, thì có lẽ cái lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, cái bỏ túi riêng cho các quan chức vẫn sẽ là một động lực không thể kềm hãm được. Chính từ động lực đó mà người ta có một quyết tâm rất cao trong việc cưỡng chế nhân danh quy doanh, nhân danh thực hiện pháp lệnh Nhà nước, nhân danh cơ cấu lại nền kinh tế,.... Rất nhiều ngôn từ đẹp đẽ, mà dưới đó là những mưu toan của các nhóm lợi ích.

Một khi không giải quyết triệt để cái đó, thì làm sao có thể bịt miệng người nông dân, để họ không khiếu kiện.
Cho nên, sửa đổi Hiến pháp là một thời điểm có thể an dân được phần nào, trong đó có vấn đề Luật Đất đai. Nhưng chờ sửa luật thì còn lâu. Cho nên, trước mắt phải có giải pháp hạn chế sự cưỡng chế và dùng bạo lực đối với dân và phải có một tiếng nói rất mạnh mẽ, trong Đảng, trong chính quyền, nhưng trước hết là sức mạnh công luận từ dân và từ tất cả những ai có lương tri, lên tiếng đòi hỏi phải có một ứng xử đúng đắn đối với dân. Không được dùng bạo lực, không được chĩa súng vào dân.
RFI: Xin cám ơn giáo sư Tương Lai.
 
  'Sẽ có nhiều Đoàn Văn Vươn'?
Cập nhật: 14:44 GMT - chủ nhật, 29 tháng 1, 2012
Bà Lê Hiền Đức
Bà Lê Hiền Đức nói nhiều người dân đã "trắng tay" và họ sẽ "vùng lên" nếu có trình độ
Công dân chống tham nhũng được giải thưởng quốc tế của Việt Nam nói với BBC những vụ chống lại các hành động mà bà gọi là 'cướp đất' như vụ Đoàn Văn Vươn sẽ còn nhiều nếu người dân hiểu biết và có học thức hơn.
Bà Lê Hiền Đức, năm nay 81 tuổi, nói bà nhận được 'rất nhiều' đơn khiếu nại về đất đai, cũng như hình ảnh, video về các vụ cưỡng chế đất đai gây đổ máu.
Bà nói với BBC hôm 29/1/2012: "[Những vụ mất đất] giống như Đoàn Văn Vươn rất nhiều, nhưng Vươn là một kỹ sư, có trình độ cho nên anh ấy đi theo con đường như vậy.
"Còn những người nông dân quá khổ, uất ức lắm, mất đất, mất nhà, mất ruộng... người ta sống bằng gì nữa đây?"
"Vì bây giờ người ta chưa có trình độ, chứ nếu người ta có trình độ như ông Vươn thì sẽ còn nhiều Đoàn Văn Vươn nữa chưa không phải là một Đoàn Văn Vươn đâu.
Công dân chống tham nhũng nói bà ủng hộ hành động của ông Vươn và so với những người dân có ý định tự thiêu để phản đối thu hồi đất thì việc làm của ông Vươn là 'tích cực'.
"Đây không phải là anh ấy chống đối mà là anh ấy tự vệ.
"Bởi vì nếu lực lượng đến đập phá mà là bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân thì tôi mới gọi đấy là thi hành công vụ, anh Vươn chống lại là anh Vươn sai.
"Nhưng đây không phải bảo vệ quyền lợi chính đáng cho tập thể, cho nhân dân mà bảo vệ quyền lợi...tôi dùng cái từ là 'cướp đất' chứ không phải là bảo vệ."
"Người nông dân bây giờ trắng tay... vì người ta không có trình độ, chứ còn nếu có trình độ thì người ta sẽ vùng lên."
Lê Hiền Đức
Bà Đức nói việc giải quyết chậm trễ các khiếu nại về đất đai đang đẩy người dân tới bước đường cùng:
"...Rét mướt như thế này mà lang thang ngoài vườn hoa bãi cỏ. Sống ở chỗ này, thuê được cái nhà độ khoảng 15 m2, bẩy tám con người chui vào đấy nằm.
"Thế thì người ta sống bằng gì để kiên trì ra xin đề nghị với thanh tra chính phủ giải quyết.
"Nhưng... nó đá lên rồi nó lại đá xuống, nó đẩy chỗ nọ, đẩy chỗ kia.
"Tôi gọi Thanh tra Chính phủ [họ] bảo 'Việc này đã giao về tỉnh'
"Nhưng tôi nói rằng chính 'thằng' tỉnh là 'thằng' cướp đất, chính 'thằng' tỉnh là 'thằng' ăn đất của dân.
"Người nông dân bây giờ trắng tay... vì người ta không có trình độ chứ còn nếu có trình độ thì người ta sẽ vùng lên."
'Căm thù'
Người được giải thưởng về chống tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc Tế - Transparency International - nói:
"Sáu mươi ba tỉnh thành phố ở Việt Nam thì có lẽ trong tay tôi phải đến từ 50 đến 52 tỉnh thành phố có dân bị mất đất.
"Ngay ở Bắc Ninh, cách Hà Nội 20 km, mà dân sợ mất đồng ruộng. Người ta sống bằng gì? Sống bằng cây lúa mà bây giờ nó cướp lúa của người ta, cướp ruộng đất của người ta.
"Có một cán bộ chính quyền trả lời người dân rằng 'Bây giờ mua hai cái phích, đun nước sôi bỏ vào đấy rồi đi bán rong...Hoặc là mua một cái xe máy để chạy xe ôm.'
"Người dân là sống bằng đồng ruộng, không thể chịu mất đất được và tôi nói đùa là người ta sống bằng cây lúa bây giờ người ta mất đất thì người ta trồng lúa vào gầm giường à?"

Ông Đoàn Văn Vươn trên Truyền hình Hải Phòng
Bà Đức nói có thể có nhiều vụ như Đoàn Văn Vươn nữa
Bà Đức cũng nói bà đã đưa lên vụ Bấm cưỡng chế mồ mả đất đai ở phường Dương Nội, quận Hà Đông, cách Hà Nội 15 km.
"Tôi thì mất ăn mất ngủ khi tôi nhìn thấy những cánh đồng lúa xanh mơn mởn mà nó cho xe ủi đi. Rồi những bãi tha ma biết bao nhiêu mồ mả ông cha của người dân ở đấy, nói về tâm linh đó là sự đau xót lắm. Nó cày xới lung tung cả lên, thậm chí hàng trăm công an bộ đội đứng trên bờ, đứng khoanh tay nhìn."
Bà Lê Hiền Đức nói với BBC bà có rất nhiều bức ảnh cho thấy người dân bị "đánh chảy máu đầu, máu tai" khi giữ đất.
"Nông dân mất đất phải nói là người ta rất căm thù, phải dùng từ căm thù mới đúng," bà nói.
"Thậm chí có người dân An Giang mà trong tay tôi còn rất nhiều đơn từ đây, người ta đến nhà tôi người ta bảo nếu không được giải quyết chuyến này chúng con tự thiêu ngay bờ Hồ Hoàn Kiếm bởi vì về bây giờ cũng con không còn gì mà sống nên sẵn sàng tự thiêu.
"Buộc lòng tôi phải gọi điện cho ông Bộ trưởng Công An 'Anh ơi, đây anh nghe dân đi, dân sẽ tự thiêu ở Hà Nội thì còn gì nữa là đất nước."
'Vô cảm'
Công dân chống tham nhũng 81 tuổi nói trong số các đơn từ mà bà có số được giải quyết cho tới nay chưa tới 10% trong khi có người phải khiếu nại qua các đời chủ tịch tỉnh khác nhau và số lượng đơn thư khiếu nại của một người có thể lên tới hàng ngàn.
Bà cũng nói bà đã chứng kiến có nơi đất giải tỏa để hoang tới hai năm trong khi người dân không có đất cấy lúa và chính bà đã thúc giục người dân cứ ra cấy ở những mảnh đất trước đây của họ.
Người dân Việt Nam, bà Đức nói, sẵn sàng hiến đất cho các công trình xây nghĩa trang, trường học hay đường sá nhưng nhiều trường hợp thu đất gần đây "không phải phục vụ mục đích dân sinh" mà "để chia nhau".
Bà kể với BBC: "Chính tôi đã vào tận tỉnh An Giang mà còn bị Thanh tra Chính phủ hỏi 'Bà có liên quan gì tới quyền lợi ở An Giang không?'
"Các ông cấp cao ngồi ở trong văn phòng, trong cơ quan kín cổng cao tường [có] lính gác, đi xe hơi, về xe hơi, biết đâu rằng ngoài chợ người ta chửi công an như thế nào."
Lê Hiền Đức
"Thế thì tôi nói vui đùa, 'Có, có liên quan, tôi vào tôi xin 2m, à 1,8m thôi vì người tôi cao 1,5m thì tôi chỉ xin 1,8m là đủ chôn tôi rồi.
"Trong khi cả gia đình họ hàng tôi tám đời ở Hà Nội. Thế nhưng mà tôi nói thế để chúng nó biết rằng 'Cứ phải có quyền lợi liên quan thì mới lên tiếng, thì mới vào à?'
"Cuối cùng tôi nói rằng 'Tôi không vô cảm như các anh đâu'.
"Sau đó cái tay Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền đấy bây giờ nói một danh từ vui vui là bật bãi rồi"
Bà Đức nói cách đây 60 năm bà tham gia vào phong trào phá kho thóc Nhật và chia lương thực, ruộng đất cho người dân và đặt câu hỏi đối với những hành động "thu ruộng đất của nông dân" hiện nay.
Người chống tham nhũng có tiếng ở Việt Nam cũng cáo buộc các nhà lãnh đạo Việt Nam không hiểu suy nghĩ của người dân.
"Các ông cấp cao ngồi ở trong văn phòng, trong cơ quan kín cổng cao tường [có] lính gác, đi xe hơi, về xe hơi, biết đâu rằng ngoài chợ người ta chửi công an như thế nào.
"Người ta bảo công an là 'cướp ngày' là 'cướp cạn'.
Trong các diễn biến mới nhất liên quan tới tranh chấp đất đai, một người dân ở Bắc Giang được cho là đã tử vong sau khi có va chạm với công an địa phương liên quan tới thu hồi đất.

Không chỉ: Đoàn Văn Vươn!

 - Không chỉ duy nhất anh em ông Đoàn Văn Vươn phải đứng trước vành móng ngựa, không ít người có cùng nhận xét này. Nếu nhà nước khẳng định: Mọi công dân đều bình đẳng trước Pháp Luật và cho rằng lòng người đã yên ả sau những ngày “dậy sóng” bởi cơn lốc cưỡng chế ao đầm trái pháp luật, nhà tan, cửa nát, súng nổ, máu rơi ở Vinh Quang, Tiên Lãng vừa qua thì công lý vẫn còn bị chà đạp.
Đã là muộn, nếu công lý thật sự quang minh chính trực để bắt giữ, khởi tố ít nhất cũng vài kẻ “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng”, còn đến sau ngày 10/2 (có kết luận chính thức việc cưỡng chế đó là sai pháp luật) thì Công Lý như đang bị thách thức bởi sự không công bằng.
Trong khi ông Vươn và người thân nhanh chóng trình diện và bị bắt giữ ngay sau khi có hành vi chống trả lực lượng cưỡng chế (đúng, sai còn chờ xét xử) thì những kẻ sai phạm tới mười mươi, tang chứng vật chứng rõ như ban ngày thì về nằm nhà nghỉ ngơi “nghiên cứu” tìm mọi lý do có yếu tố ‘thiếu sót hay “sai sót” để sáng tạo trong kịch bản “Kiểm Điểm” trình cấp trên hầu bảo vệ “cái ghế” của mình. 
Các nhà luật học và luật sư xác định: Sau khi lực lượng vũ trang xâm nhập phá hủy căn nhà 2 tầng trên khu đất gia đình ông Vươn, ông Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền nói thẳng với phóng viên, hôm sau báo chí đăng đầy, rằng: “Ngôi nhà nằm trong diện tích đất chưa bị cưỡng chế. Nhưng vì đây là nơi các đối tượng cố thủ và tấn công các lực lượng cưỡng chế, nên áp dụng biện pháp phá hủy ngôi nhà!?” thì Lê Văn Hiền CT/UB huyện và Đỗ Hữu Ca GĐ/CA/TP/HP phải bị bắt giữ tức khắc vì phạm pháp quả tang do tùy tiện trang bị vũ khí xâm nhập gia cư bất hợp pháp vì “Ngôi nhà nằm trong diện tích đất chưa bị cưỡng chế.”

 Có nghĩa quyền sở hửu đang được pháp luật bảo hộ.
Và sau ngày 10/2 còn củng cố thêm 2 văn bản trái pháp luật, các Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 23/4/2008, Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 07/4/2009 của UBND huyện xin phê chuẩn kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn. Với tính chất và hậu quả nghiêm trọng của vụ việc thì không thể chờ ở các cá nhân sai phạm tự kiểm điểm nghiêm túc, tự nhận hình thức kỷ luật. Mà Tòa án và Viện KSND Hải Phòng cần căn cứ vào hành vi và mức độ sai phạm đã xãy ra để xác định hình thức đề nghị khởi tố, đó mới là sự quang minh của “pháp bất vị thân”.
Ngay cả ông Đỗ Trung Thoại PCT/UB/TP/Hải Phòng (phụ trách Nông Nghiệp) người “tiến cử” rất nhiều công văn cưỡng chế sai trái để thu hồi đất trái pháp luật của nhiều hộ nông dân, không riêng gì Tiên Lãng,trong đó có ao đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn cho UBND/TP/HP gật đầu chuẩn thuận, cũng không thể loại trừ khả năng, phải bị truy tố.
Bởi có khá nhiều hộ nông dân nghèo bỏ công lao đi lấn biển mở đất bãi bồi đã bị ông Thoại và Huyện Tiên Lãng (còn huyện nào nữa không?) tước mất cái quyền luật định sử dụng 20 năm và còn được tiếp tục nếu còn tha thiết với mảnh đất bãi bồi mà mình gắn bó, thậm chí khi bị thu hồi hầu hết các hộ đều trắng tay không có một xu bồi hoàn trong khi nghị định 84 của CP. Hướng dẫn rất chi tiết, phải qua các bước, từ chủ trương, lý do thu hồi đất, kiểm đếm tài sản, lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư tổng thể, ban hành quyết định thu hồi đất gửi đến từng hộ gia đình, chi tiết của kế hoạch công bố công khai tại trụ sở xã để tiếp nhận đóng góp ý kiến của người dân, bảo đảm mọi quyền lợi của người bị thu hồi đất không ai xâm phạm...
Nhưng dưới mắt ông PCT/UB/TP/HP Đỗ Trung Thoại và Lê Văn Hiền CTUB/Tiên Lãng thì không bao giờ “bước” đi cùng nông dân trong thu hồi đất trên cơ sở của luật Đất Đai. Trong quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng đối với diện tích 19,3ha của ông Đoàn văn Vươn cũng không có nội dung đề cập “bước” nào phù hợp nghị định 84, có nghĩa ông Vươn mất đất,trắng tay và đây cũng là một trong những nổi uất hận khiến ông Vươn như cuồng trí “bước” tới khẩu súng hoa cải tự chế của mình.
Không thể thuyết phục công luận và phù hợp pháp luật khi nói các hành vi sai trái đó là do “thiếu sót hay sai sót”. Làm sao thiếu sót được. Ngay từ năm 2008 Báo đối ngoại Việt Nam Economic News (VEN) thuộc Bộ Công Thương đã có loạt bài phóng sự “Cống Rộc – Thách thức không đến từ biển” (mà từ những con người nhân danh nhà nước quả lý các đồng đất bãi bồi nơi này) trên cơ sở đơn thư khiếu nại khẩn thiết của người dân, toà soạn đã cử phóng viên về “ba chung” tại Cống Rộc, cẩn thận,nghiêm túc nghiên cứu hồ sơ,thực hiện chặt chẻ các qui trình trước khi cho đăng toàn bộ những sai trái và bất cập trong việc thực thi luật đất đai ở nơi này trên ấn phẩm Kinh Tế Việt Nam sau đó đăng lại trên trang mạng điện tử ( http://www.ven.vn ) thuộc báo Đối Ngoại VietNam Economic New.
Và một năm sau (2009) hình như sở Tư Pháp TP/Hải Phòng “giật mình” qua bài báo nói trên nên đã kiểm tra lại các văn bản liên quan đến đất đai do huyện Tiên Lãng ban hành, phát hiện vi phạm nghiêm trọng pháp luật đất đai liền ban hành một công văn do ông Ngô Minh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP/HP ký, công văn số 408/TB-STP cảnh cáo rằng: “UBND huyện Tiên Lãng quy định cho phép mình được quyền quản lý diện tích đất này là chưa phù hợp về thẩm quyền và không thống nhất với tên gọi của văn bản. UBND huyện Tiên Lãng quy định việc thu hồi đất hết thời hạn để chuyển sang hình thức thuê đất, đấu giá, đấu thầu là không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 67, khoản 10 Điều 38 Luật Đất đai và không thống nhất với điều 7 của chính quyết định này. 

Và việc quản lý, sử dụng và bảo vệ đối với phần diện tích theo quy định này chỉ có Chính phủ mới có thẩm quyền quy định. UBND các quận,huyện không có thẩm quyền quy định...” (Sở Tư Pháp/HP). 
Nhưng UBND xã, huyện Tiên Lãng và TP/Hải Phòng, quen rồi với cách nghĩ “Lệnh vua thua lệ làng” cứ thích “sai sót, sai sót và sai sót trải đều gần chục năm lộng quyền quản lý để... không còn “sót” cái ao đầm bãi bồi nào mà không lãnh đủ cái “sai” có lợi rất nhiều cho cán bộ chính quyền địa phương nhưng thiệt hại rất cay đắng về phía nông dân.
Nhân dân, công luận tự hỏi: Tất cả các vị ấy đang ăn lương hàng tháng từ nhân dân, sao một việc làm đúng Pháp Luật có lợi cho người dân, nó nhẹ nhàng qua “clik” một cái trên laptop để đối chiếu với luật đất đai tránh sai sót nhưng sao họ không làm nỗi, hay chính xác là không muốn làm,nếu không có lợi cho mình? dù đó là bắt buộc theo Pháp Luật cũng là trách nhiệm và bổn phận của họ. 
Sao họ không một lần lội xuống đồng sâu nước mặn, thử làm kiếp dã tràng quai đê lấn biển để tự tìm lấy cái “bát vàng mà họ muốn, ngồi ăn trong bóng mát”? 




SỰ KIỆN AN ĐỒNG
 Ủy ban kiểm tra huyện ủy huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình có nhiều khuất tất
Chủ tịch MTTQ Việt Nam xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình: Bị xóa tên đảng viên vì chống tham nhũng?
(Thứ Ba, 24/04/2012 - 10:36 AM)

Sự thật đã xảy ra đối với ông Đỗ Kim Đễ, cựu Đảng ủy viên, cựu Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã, hiện giữ chức Chủ tịch MTTQ Việt Nam xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Ngày 6-1-2012, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Quỳnh Phụ đã ra Quyết định số 01/QĐ- HU, xóa tên trong danh sách đảng viên đối với ông, với nguyên cớ ba năm liền là đảng viên vi phạm tư cách bị kỉ luật cảnh cáo theo Quy định số 45/QĐ-TW ngày 1-11-2011 của BCH Trung ương Đảng. Điều đáng quan tâm là ba năm liền đảng viên Đỗ Kim Đễ bị thi hành kỉ luật mà nguồn cội lại khởi nguồn từ trách nhiệm của một đảng viên, Chủ tịch Mặt trận cấp cơ sở đứng ra chống tham nhũng, bảo vệ quyền lợi của dân…?
Từ những lá đơn
Đến thời điểm này, ông Đỗ Kim Đễ vẫn còn ôm một tập đơn thư khá dày từ việc khiếu nại hình thức
Đảng viên Đỗ Kim Đễ, Chủ tịch MTTQ
Việt Nam xã Quỳnh Lâm, một nạn nhân
trong cuộc chiến chống tham nhũng.
cảnh cáo theo nguyên tắc Điều lệ Đảng đến việc tố cáo những sai phạm về kinh tế tại xã Quỳnh Lâm, từng gửi trong ba năm ròng tới các cơ quan chức năng. Thế nhưng, kết quả chẳng mang lại điều gì tốt đẹp mà bản thân ông lại lĩnh ngay quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên của Huyện ủy Quỳnh Phụ; trong khi ông đang giữ chức Chủ tịch MTTQ xã Quỳnh Lâm.

Từ những phản ánh và phát hiện của công dân, ngay từ năm 2005, ông Đễ đã tổng hợp rồi đề nghị Đảng ủy, HĐND, UBND xã Quỳnh Lâm làm sáng tỏ việc sử dụng sai phạm trong 158.976.000 đồng nguồn lợi từ đất công ích trong dự án đắp đê Hữu Luộc của Sở NN-PTNT Thái Bình không nộp vào ngân sách xã. Cuối năm 2008, tổng hợp thông qua phát hiện của nhân dân, Thanh tra nhân dân xã đã xác minh UBND xã để ngoài sổ sách, không giao thầu đất công ích nhiều năm ở xóm 7, thôn Ngọc Tiển 5,6 mẫu đất. Cán bộ địa chính xã đã biển lận 1.891.000 đồng tiền ngân sách, Đại biểu HĐND xã không hoạt động mà vẫn được hưởng phụ cấp, việc khai man lí lịch ứng cử HĐND xã năm 2011. Những nội dung giám sát phát hiện, kiến nghị của MTTQ xã là có cơ sở, tuy nhiên chưa được các cấp có thẩm quyền giải quyết. Trong khi đó, người đứng đầu Ủy ban MTTQ xã là ông Đỗ Kim Đễ bị cô lập, trù úm, mà đỉnh cao là Huyện ủy Quỳnh Phụ xóa tên trong danh sách đảng viên?
Đến những quyết định đầy ẩn khuất?
Căn cứ vào tài liệu do ông Đỗ Kim Đễ cung cấp thì liên tục ba năm (2009-2011) , ông đã phải lĩnh ba quyết định kỉ luật về Đảng. Ngày 19-10-2009, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Quỳnh Phụ ra Quyết định số 18-UBKT thi hành kỉ luật cảnh cáo vì đã “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, trên cương vị Chủ tịch Mặt trận đã tự hòa giải việc khiếu kiện nội bộ trong dân. Tự ý thay đổi thời gian cuộc họp tiếp xúc cử tri...”.
Tại Quyết định kỉ luật thi hành hình thức cảnh cáo số 06/QĐ-KT, ngày 9-3-2011 với nội dung “vi phạm về nguyên tắc kế toán tài chính trong việc chi 400.000 đồng quà Tết và quà tặng Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên, chưa tự giác nghiêm túc tự kiểm điểm khi phân loại đảng viên năm 2010...”.
Tại Quyết định kỉ luật thi hành hình thức cảnh cáo số 25/QĐ-UB KTHU, ngày 19-12-2011 với nội dung “không chấp hành quyết định về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Gửi đơn đến cơ quan không có thẩm quyền. Chưa nghiêm túc kiểm điểm, tiếp thu phê bình...”.
Chỉ từ ba quyết định kỉ luật bằng hình thức cảnh cáo với nguyên cớ đầy bi hài nêu trên để rồi ngày 6-1-2012, Huyện ủy huyện Quỳnh Phụ chính thức ban hành Quyết định 01/QĐ-HU, xóa tên trong danh sách đảng viên đối với ông Đỗ Kim Đễ, Chủ tịch MTTQ xã Quỳnh Lâm theo Điều 8 Điều lệ Đảng và Quy định số 45/QĐ- TW của Trung ương Đảng, với một lí lẽ duy nhất là “ba năm liền là đảng viên vi phạm tư cách bị kỉ luật cảnh cáo”?
Sau khi nhận được đơn kêu cứu của ông Đỗ Kim Đễ, trước hiện tượng không bình thường này, ngày 16-2-2012, phóng viên Báo Người cao tuổi thường trú tại Thái Bình có buổi làm việc với Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Quỳnh Phụ Nguyễn Quang Cơ, cùng lãnh đạo các phòng ban chức năng của Huyện ủy, được biết: Đến tại thời điểm này, Ban Thường vụ Huyện ủy huyện Quỳnh Phụ chỉ thực hiện tuân thủ đúng theo Quy định 45/QĐ- TW của BCH Trung ương Đảng đối với các đảng viên vi phạm tư cách ba năm liền bị cảnh cáo và hiện tại cũng chưa hề nhận được thông tin nào về nội dung báo cáo, đơn tố cáo những vụ việc tham nhũng tại xã Quỳnh Lâm và các đơn thư khiếu nại về hình thức kỉ luật đảng viên của ông Đỗ Kim Đễ. Trong khi đó, hồ sơ thu thập lưu giữ của phóng viên đã có đầy đủ các đơn khiếu nại về hình thức kỉ luật đảng viên, báo cáo và đơn tố cáo hành vi tham nhũng, những văn bản giải quyết bước đầu về những tố cáo đó của cấp có thẩm quyền đối với đảng viên, Chủ tịch MTTQ xã Đỗ Kim Đễ.
Đảng viên Đỗ Kim Đễ sinh năm 1965, tham gia quân đội năm 1985, được kết nạp vào Đảng năm 1987, tại E 772, F 242 đặc khu Quảng Ninh. Tháng 10-1987, ông phục viên về địa phương. Năm 1988, ông làm Xóm phó xóm 7, năm 2000 làm Bí thư Chi bộ xóm 7. Từ năm 2002 đến nay là Chủ tịch MTTQ xã, Ủy viên Ủy ban MTTQ huyện Quỳnh Phụ. Năm 2005, ông là Ủy viên BCH Đảng bộ, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã Quỳnh Lâm, hội viên Hội CCB Việt Nam.

An đồng cướp đất của quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ ,UBKT kiểm huyện ủy huyện Quỳnh Phụ quan liêu thiếu trách nhiệm, có biểu hiện không rõ ràng.

nhớ lại bài học TL: cho thấy một số cán bộ của ta Là đạo đức Là văn minh, Là thống nhất hành động v.v như biên bản làm việc với UBKT huyện ủy huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Sự việc liên quan đến ông Bùi mạnh Ưu và ông Nguyễn xuân Hưởng cán bộ xã An Đồng. cho chúng ta thấy quả là thật văn minh: ".... vì thu ruộng cấy của nhiều người trong đó có ông Cường. Thu của nhiều người.... xã không có quyết định thu hồi đất giao cho các hộ.giải thích để dự phòng giao thông thủy lợi", sau đó bán khu ruộng cấy đó cho một số hộ xây nhà là vi phạm pháp luật. " chỉ được giao đất cho người khác khi có quyết định thu hồi đất.Đây là trường hợp của quân nhân Nguyễn phú Cường.

quyết định 948 của UBND tỉnh thái bình còn quy định rõ
1.Giữ nguyên mức đất ở của hộ gia đình ,cá nhân mà các địa phương đã quy định trước đây. Trường hợp đất đã xây dựng nhà ở và công trình phục vụ sinh hoạt lớn hơn mức quy định của địa phương thì đất ở được tính theo diện tích đất đã xây dựng đó.

2.Những địa phương chưa quy định mức đất ở thì nay căn cứ quy định tại khoản 1 điều 6 Nghị định 94/2000/NĐ-CP ngày 11-02-2000 của chính phủ để xác định diện tích đất ở của từng hộ gia đình, cá nhân. trường hợp hộ gia đình cá nhân chưa xây đựng công trình phục vụ sinh hoạt thì dịên tích không quá 300 mét vuông.diện tích còn lại trong khuôn viên tính vào diện tích đất giao bổ xung cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

luật pháp và các văn bản của nhà nước quy định rõ như vậy mà ông Hưởng cán bộ địa chính, Ông Ưu chủ tịch UBND xã An Đồng lại dùng hồ sơ tự vẽ ra không đúng tên và hiện trạng sử dụng đất. vô cớ lấy đất nông nghiệp, đất thổ cư của ông Cường là vi phạm luật đất đai. UBKT huyện ủy huyện Quỳnh Phụ đã không chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan thuộc thẩm quyền giải quyết là cũng vi phạm pháp luật.
với cạnh vẽ trên đây. 8,4m ghi ý nói... "thủy lợi", là chiều ngang cái ao nằm vuông góc với mặt đường. UBKT huyện ủy xác minh là cừ tiêu nước thì cừ tiêu này có chiều rộng là 8,4m
Ngày 20 tháng 11 năm 2010 gia đình cô Vi "người mua miếng ruộng cấy phía trong" tự ra chặt phá cây cối của gia đình ông Cường. ông Cường đã có đơn đề nghị, trưởng thôn đã ký, chuyển UBND xã giải quyết nhưng khi ra xã, xã không xem xét.

Theo UBKT huyện ủy huyện Quỳnh Phụ xác minh khu đất này được nhập vào cừ tiêu nước.....

 ...
trong khi chờ các cơ quan chức năng giải quyêt thì Ngày 15 tháng 3 năm 2011. cái cừ tiêu nước mà UBKT huyện ủy huyện Quỳnh Phụ xác minh từ khu trồng cây và hoa màu, đã trở thành nơi mà ông Cường đang đứng là mặt cừ tiêu và cái rãnh để cho nước chảy này đây.
khu đất ao mà UBKT huyện ủy huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình đã xác minh được nhập vào cừ tiêu nước cho khu dân cư đồng khoai, đã được bê tông hóa cao hơn mặt đường và trồng cây đây.
đây là nguồn nước cần phải tiêi và ránh nước rộng khoảng 60 cm của cái gọi cừ tiêu. phải dùng tới 8,4m đất chiều ngang của ông Cường để làm cừ tiêu.

đây là bờ xây giữ đất vườn của ông Cường được xây trong mốc thuộc quyền sử dụng hợp pháp mà UBKT huyện ủy đề nghị tự rỡ trả lại đất cho xã.
và cũng thật thống nhất hành động từ các cơ quan tiếp nhận đơn thư tố cáo của dân từ các nơi, đến những người được các cơ quan phân công trách nhiệm xử lý.



sự việc trên đây cho thấy rõ UBKT huyện ủy Quỳnh Phụ đã không chuyển hồ sơ vụ việc sang cho cơ quan chức năng xem xét xử lý theo nghị định 105 năm 2009 của chính phủ,luật khiếu nại tố cáo, mà cố tình để cho một số người có hành vi vi phạm pháp luật, thoát khỏi sự sử lý của các cơ quan nhà nước..
Rõ thật là cấp dưới làm sai, cấp trên hợp thức hóa che đậy. còn cán bộ ở cấp cấp cao hơn chọn cách im lặng làm ngơ, một cách khó hiểu. Đã đến lúc các cơ quan của Đảng và nhà nước. Với nhiệm vụ , quyền hạn và trách nhiệm của mình, trước Đảng, trước dân, cần phải nhanh chóng xem xét sử lý dứt điểm sự việc của anh Cường.Trả lại quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật cho gia đình anh. Để giữ vững kỷ cương pháp luật, giữ niềm tin với Đảng và nhà nước trong mọi tầng lớp nhân dân
Xung quanh quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên đối với vị Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Quỳnh Lâm còn đầy ẩn khuất, khó hiểu; trong khi 158.976.000 đồng và một số sai phạm tại xã Quỳnh Lâm chưa được làm sáng tỏ và xử lí nghiêm minh, khiến nhiều cơ quan báo chí quan tâm và dư luận xã hội bức xúc. Vụ việc nảy sinh đúng dịp chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết TW 4 (Khóa XI) đang làm giảm sút niềm tin của dân đối với Đảng.
Điều tra của Nguyễn Trọng Thắng


Copyright © 2008 "www.nguoicaotuoi.org.vn", All rights reserved.
Cơ quan chủ quản: Cơ quan Trung Ương Hội Người cao tuổi Việt Nam
Giấy phép số: 256/GP-TTĐT do Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 03/12/2010.
Tổng biên tập: Kim Quốc Hoa
Tòa soạn: 12 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội, Điện thoại: 04.3.7334432 - 3.7334423, Fax: 04.3.7341806
® Ghi rõ nguồn "Báo Người Cao Tuổi" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
 
An đồng cướp đất của quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ ,
UBKT kiểm huyện ủy huyện Quỳnh Phụ quan liêu thiếu trách nhiệm, có biểu hiện không rõ ràng.
nhớ lại bài học TL: một số cán bộ của ta Là đạo đức Là văn minh, Là thống nhất hành động v.v như biên bản làm việc với UBKT huyện ủy huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Sự việc liên quan đến ông Bùi mạnh Ưu và ông Nguyễn xuân Hưởng cán bộ xã An Đồng. cho chúng ta thấy quả là thật văn minh: ".... vì thu ruộng cấy của nhiều người trong đó có ông Cường. Thu của nhiều người.... xã không có quyết định thu hồi đất giao cho các hộ.giải thích để dự phòng giao thông thủy lợi", sau đó bán khu ruộng cấy đó cho một số hộ xây nhà là vi phạm pháp luật. " chỉ được giao đất cho người khác khi có quyết định thu hồi đất.Đây là trường hợp của quân nhân Nguyễn phú Cường.

quyết định 948 của UBND tỉnh thái bình còn quy định rõ
1.Giữ nguyên mức đất ở của hộ gia đình ,cá nhân mà các địa phương đã quy định trước đây. Trường hợp đất đã xây dựng nhà ở và công trình phục vụ sinh hoạt lớn hơn mức quy định của địa phương thì đất ở được tính theo diện tích đất đã xây dựng đó.
2.Những địa phương chưa quy định mức đất ở thì nay căn cứ quy định tại khoản 1 điều 6 Nghị định 94/2000/NĐ-CP ngày 11-02-2000 của chính phủ để xác định diện tích đất ở của từng hộ gia đình, cá nhân. trường hợp hộ gia đình cá nhân chưa xây đựng công trình phục vụ sinh hoạt thì dịên tích không quá 300 mét vuông.diện tích còn lại trong khuôn viên tính vào diện tích đất giao bổ xung cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
luật pháp và các văn bản của nhà nước quy định rõ như vậy mà ông Hưởng cán bộ địa chính, Ông Ưu chủ tịch UBND xã An Đồng lại dùng hồ sơ tự vẽ ra không đúng tên và hiện trạng sử dụng đất. vô cớ lấy đất nông nghiệp, đất thổ cư của ông Cường là vi phạm luật đất đai. UBKT huyện ủy huyện Quỳnh Phụ đã không chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan thuộc thẩm quyền giải quyết là cũng vi phạm pháp luật.
với cạnh vẽ trên đây. 8,4m ghi ý nói... "thủy lợi", là chiều ngang cái ao nằm vuông góc với mặt đường. UBKT huyện ủy xác minh là cừ tiêu nước thì cừ tiêu này có chiều rộng là 8,4m
Ngày 20 tháng 11 năm 2010 gia đình cô Vi "người mua miếng ruộng cấy phía trong" tự ra chặt phá cây cối của gia đình ông Cường. ông Cường đã có đơn đề nghị, trưởng thôn đã ký, chuyển UBND xã giải quyết nhưng khi ra xã, xã không xem xét.

Theo UBKT huyện ủy huyện Quỳnh Phụ xác minh khu đất này được nhập vào cừ tiêu nước.....

trong khi chờ các cơ quan chức năng giải quyêt thì Ngày 15 tháng 3 năm 2011. cái cừ tiêu nước mà UBKT huyện ủy huyện Quỳnh Phụ xác minh từ khu trồng cây và hoa màu, đã trở thành nơi mà ông Cường đang đứng là mặt cừ tiêu và cái rãnh để cho nước chảy này đây.

khu đất ao mà UBKT huyện ủy huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình đã xác minh được nhập vào cừ tiêu nước cho khu dân cư đồng khoai, đã được bê tông hóa cao hơn mặt đường và trồng cây đây.

đây là nguồn nước cần phải tiêi và ránh nước rộng khoảng 60 cm của cái gọi cừ tiêu. phải dùng tới 8,4m đất chiều ngang của ông Cường để làm cừ tiêu.


đây là bờ xây giữ đất vườn của ông Cường được xây trong mốc thuộc quyền sử dụng hợp pháp mà UBKT huyện ủy đề nghị tự rỡ trả lại đất cho xã.

và cũng thật thống nhất hành động từ các cơ quan tiếp nhận đơn thư tố cáo của dân từ các nơi, đến những người được các cơ quan phân công trách nhiệm xử lý.


sự việc trên đây cho thấy rõ UBKT huyện ủy Quỳnh Phụ đã không chuyển hồ sơ vụ việc sang cho cơ quan chức năng xem xét xử lý theo nghị định 105 năm 2009 của chính phủ,luật khiếu nại tố cáo, mà cố tình để cho một số người có hành vi vi phạm pháp luật, thoát khỏi sự sử lý của các cơ quan nhà nước..
Rõ thật là cấp dưới làm sai, cấp trên hợp thức hóa che đậy. còn cán bộ ở cấp cấp cao hơn chọn cách im lặng làm ngơ, một cách khó hiểu. Đã đến lúc các cơ quan của Đảng và nhà nước. Với nhiệm vụ , quyền hạn và trách nhiệm của mình, trước Đảng, trước dân, cần phải nhanh chóng xem xét sử lý dứt điểm sự việc của anh Cường.Trả lại quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật cho gia đình anh. Để giữ vững kỷ cương pháp luật, giữ niềm tin với Đảng và nhà nước trong mọi tầng lớp nhân dân

Luật sư Điền Đức Thành
 
DÙNG HỒ SƠ GIẢ CƯỚP ĐẤT DÂN

Tìm hiểu về chủ đất cũ khởi kiện đòi quyền sử dụng đất qua các lần cải tạo đất đai được không?
Tòa Án Nhân Dân Tối cao hướng dẫn đường lối giải quyết các khiếu kiện, các tranh chấp đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng (Công văn số 169/2002/KHXX ngày 15/12/2002 của TANDTC) theo đó:
- Cơ quan có thẩm quyền đã quyết định hoặc bằng văn bản về thu hồi đất, hoặc giao đất cho người khác sử dụng khi thực hiện chính sách cải tạo của Nhà nước; Theo nguyên tắc Nhà nước không công nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước.Tòa án căn cứ vào Điều 1 Luật Đất đai năm 1987, khoản 2 Điều 2 Luật Đất đai năm 1993 và khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2003, Bộ Luật Dân sự, Điều 25, Điều 168, khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự để xử lý:
a- Đối với trường hợp khiếu nại đương sự cho rằng họ bị cải tạo sai, thì đây không phải là tranh chấp dân sự, không thuộc thẩm quyền của tòa dân sự mà thuộc thẩm quyền của UBND.
b- Nếu đương sự khởi kiện yêu cầu tòa án hủy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì việc khởi kiện này thuộc của cơ quan hành chính, tòa án hành chính giải quyết.
c- Đối với trường hợp đất tranh chấp cả hai bên đều không kê khai, không đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính và không có bất cứ giấy tờ nào khác theo qui định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003, thì tranh chấp đó thuộc thẩm quyền của UBND.
d- Đối với trường hợp chủ đất cũ hoặc các thừa kế của họ xuất trình một trong các loại giấy tờ được qui định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 để kiện đòi lại đất; nếu có tài liệu chứng minh rằng có văn bản, quyết định thu hồi đất, giao đất cho người khác sử dụng theo chính sách cải tạo Nhà nước, thì tòa án không nhận đơn thụ lý chiếu theo điểm e Điều 168 Bộ Luật Tố tụng Dân sự trả lại đơn khởi kiện cho đương sự.
e- Đối với trừơng hợp đất đã được đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã, mà sau đó các tổ chức này giải thể thì được giải quyết tranh chấp theo qui định tại tiểu mục 2.4 mục 2 phần II Nghị quyết số 02/2004-NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ngày 10- 08- 2004, theo đó đất được cá nhân, tổ chức đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã trong quá trình thực hiện chính sách hợp tác hóa nông nghiệp và các tổ chức này đã giao đất đó cho người khác sử dụng, thì tòa án căn cứ vào Điều 1 Luật Đất đai năm 1987, khoản 2 Điều 2 Luật đất đai năm 1993 và khoản 2 Điều 10 Luật đất đai năm 2003 và Bộ Luật Dân sự xử lý và giải quyết theo qui định của pháp luật. Còn chủ đất cũ hoặc người thừa kế không kê khai, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì tòa án không nhận đơn khởi kiện, nếu đã thụ lý thì bác yêu cầu đòi lại đất của chủ cũ.

II/- Các tranh chấp về quyền sử dụng đất đối tượng khác
Các tranh chấp về đất đai rất đa dạng, có nhiều nguyên nhân khác nhau, mà một bên đang sử dụng bằng việc thông qua cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, công nhiên sử dụng đất, được sử dụng trước khi có Hiến pháp năm 1992 và Luật đất đai năm 1993, theo các văn bản này, thì có giai đoạn Nhà nước cấm công dân mua, bán, cho thuê, lấn, chiếm đất, phát canh, thu tô dưới mọi hình thức. Do đó các giao dịch mua, bán, cho thuê, cầm cố đất ở vào thời điểm này theo nguyên tắc đều bị coi là vô hiệu; cũng như giai đoạn trước năm 1980 và sau năm 1980, Nhà nước đã có nhiều văn bản ghi rõ người có đất không sử dụng 6 tháng liền mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép thì Nhà nước có thể thu hồi một phần hay toàn phần, chiếu theo khoản 5 Điều 14 Luật Đất đai năm 1987.
Vì vậy, đất đã được một bên sử dụng trước hoặc trong thời gian của Luật Đất đai năm 1987 có hiệu lực và một thời gian dài không có tranh chấp, nếu chủ đất cũ đòi lại, thì cơ quan có thẩm quyền hoặc tòa án phải xem xét đến quyền lợi của người lao động đã trực tiếp quản lý, canh tác, sử dụng đất liên tục trong thời gian dài, đã thực hiện đầy đủ và đúng các chính sách pháp luật về đất đai. Mặt khác còn phải nghiên cứu vận dụng xác lập quyền sử dụng được qui định tại Điều 247 Bộ Luật Dân sự năm 2005 (trừ trường hợp chủ đất cũ gặp tình huống bất khả kháng).

Nói cho rõ hơn, trường hợp chủ đất cũ không kê khai, không đứng tên trong sổ đăng ký đất hoặc sổ địa chính, không thực hiện quyền quản lý, sử dụng của chủ sử dụng đất; còn người đang sử dụng đất đã kê khai, đăng ký đứng tên trong sổ bộ ruộng đất hoặc sổ địa chính; được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có căn cứ pháp luật, thực hiện đúng qui định của Luật đất đai năm 1987, năm 1993, năm 2003 và các văn bản pháp luật có liên quan thì nay chủ đất cũ không thể đòi lại quyền sử dụng đất đó.
Còn trường hợp, nếu cả hai bên (chủ đất cũ và người đang sử dụng đất) đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai năm 1987 hoặc Luật Đất đai năm 1993 (cấp trùng nhau); nếu có tranh chấp quyền sử dụng đất thì cần phải có bằng chứng về thời gian sử dụng đất, thủ tục kê khai sử dụng đất trước hay sau của hai bên và căn cứ pháp lý để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền? Tòa án phải thu thập chứng cứ để công nhận quyền sử dụng đất cho bên được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp theo đúng qui định của Luật Đất đai.
Hiện nay Điều 106 Luật Đất đai năm 2003, người sử dụng có 10 quyền là: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Bộ Luật Dân sự năm 2005 cũng qui định bảo vệ quyền sở hữu (kể cả quyền sử dụng đất) như là: Điều 255 qui định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu; Điều 256 qui định quyền đòi lại tài sản; Điều 257 qui định quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình; Điều 258 qui định quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sử dụng hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình; Điều 259 qui định quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp; Điều 260 qui định quyền bồi thường thiệt hại.

Như vậy Luật Đất đai năm 2003 qui định 10 quyền của người sử dụng đất, việc bảo vệ các quyền của người sử dụng hợp pháp cũng được pháp luật bảo vệ giống như việc Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của công dân, pháp nhân và các tổ chức xã hội khác...

Pháp luật quy định như vậy là đối với các cá nhân với cá nhân, hoặc cá nhân với tổ chức đóng trên địa bàn hành chính do nhà nước các cấp quản lý. còn sự việc của ông Nguyễn phú Cường việc ở An Đồng huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình thì lại khác. Sự việc lại do ông Ưu Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBHD xã quan liêu thiếu trách nhiệm để cán bộ địa chính xã tự tạo ra: Năm 1998 ông Hưởng địa chính xã, vẽ một giấy (gọi là hồ sơ đất ông Phụ). Nhưng nội dung trong đó không đúng ,cả về diện tích và hiện trạng sử dụng đất. sau đó ông Hưởng dùng giấy này, vào việc thu hồi đất.

Căn cứ vào sác minh của UBKT huyện uỷ được ghi rõ trong biên bản làm việc ngày 29 tháng 11năm 2010 thì ruộng chuyên cấy lúa nước, ông Cường đổi cho bà Tâm là 1 sào 5 thước nhưng xã An Đồng đã làm văn bản lấy ra 587 m2. như vậy là vượt quá 107 m2. (không có quyết định thu hồi đất giao cho gia đình). Sau khi tạo ra cớ để lấy đất, gia đình ông Cường không nhất trí.đối với phần đất xã lấy dư ra 107 m2.
trang 1
trang 2
trang 3
trang 4

trên đây nếu nói đến việc lấy ruộng cấy của dân ra giả thích là để đất dự phòng giao thông thủy lợi. Khi người dân không nhất trí, mà lại hợp thức hóa bằng cách: làm tờ trình báo cáo trình về tỉnh rồi bán để xây nhà, lại không có quyết định thu hồi đất của UBND huyện giao cho gia đình là trái với luật.

Đất lấy ra bán cả Mười năm rồi mà tháng 2 năm 2011. ông Hưởng dùng giấy mời do ông Thưởng ký trước để đòi hỏi ông Cường (kiểm tra hiện trạng đất khu đồng khoai đâu). thì có khác gì cướp trắng của dân.
không những thế, cuối tháng hai năm 2012. khi những người làm công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, (đang chuẩn bị mở rộng đường).ông Hưởng đã ngang nhiên mang"hồ sơ tự vẽ trên"ra áp dụng đến khi đo cả bốn mặt đều thiếu. riêng mặt chạy song sông với đường,chiều dài thực còn lại là 13,6 mét. khi đo theo hồ sơ của ông Hưởng 10,9m. thì vào giữa công trình đã được xây dựng từ những năm 1980.

đường chỉ xanh trên đây là vạch đo cắt ngang công trình. đương chỉ hồng là phần nhà và đất ông Hưởng không công nhận.
và từ trước năm 1980 đến nay, vẫn sử dụng đúng mục đích . nếu không có lối đi vào nhà, nghĩa là "ông Hưỡng có ý bắt dân hàng ngày phải trèo qua nóc công trình để ra vào sinh hoạt".
Thật kết luận là có cướp đất của dân hay thế nào xin nhường phần cho cơ quan chức năng và công luận phán xét.

CHƯƠNG VI
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 85
Người nào lấn chiếm đất, huỷ hoại đất, chuyển quyền sử dụng đất trái phép hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 86
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn giao đất, thu hồi đất, cho phép chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy định của pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật đất đai, quyết định xử lý trái pháp luật hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 87
Người nào có hành vi vi phạm pháp luật đất đai mà gây thiệt hại cho người khác thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 86 và Điều 87 của Luật này, còn phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Luật Sư Điền Đức Thành
http://sukienandong.blogtiengviet.net/?author=350486


No comments: