Bùi Tín Blog
Nhân ngày 30-4: Câu chuyện về 16 tấn vàng
Thứ Năm, 12 tháng 4 2012
Chuyện này xảy ra đã gần 37 năm. Từ đầu năm nay tôi nhận được 6 điện
thư từ trong nước, từ Canada và Cộng hòa Liên bang Đức hỏi về chuyện
này. Đây là chuyện rất cũ, nhưng do chế độ độc đảng luôn duy trì nhiều
mảng tối, không công khai minh bạch, nên có nhiều vấn đề lịch sử cần làm
rõ.
Trưa 30-4-1975, trong phòng lớn của Dinh Độc lập, sau khi tôi gặp và
hỏi chuyện tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu, không khí dần dần
bình thản. Ông Nguyễn Văn Hảo ghé tới nói nhỏ với giọng miền Nam, «Thưa
tôi là Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách về kinh tế – tài chính,
có chuyện cần trình bày riêng với các ông». Tôi cùng ông Hảo đến ngồi
bên chiếc bàn nhỏ gần cửa sổ. Vừa ngồi xuống, ông Hảo nói ngay: «Chúng
tôi vừa trao đổi với nhau, muốn nhờ ông báo ra ngoài đó là bọn này đã
giữ lại hơn 16 tấn vàng không để họ mang đi, hiện để trong ngân khố,
mong ngoài đó cho người vô nhận». Tôi hỏi lại: «Ông nói sao? 16 tấn vàng
trong ngân khố? Có thiệt không?». Tôi ghi vội vài chữ trên sổ tay: Ng. v
Hảo, 16 tấn, ngân khố…, và nghe ông Hảo trả lời: «Thiệt chớ, bọn này
chịu hoàn toàn trách nhiệm mà». Ông còn nói thêm: «Nếu các ông gửi (ông
dùng tiếng Pháp «placer») ở các ngân hàng quốc tế lớn thì sau sẽ có thể
thành 18 tấn, 20 tấn. Nếu cần, bọn này sẽ giúp».
Tối hôm đó tôi đi trên chiếc xe jeep của đơn vị thông tin Quân đoàn II khi được biết họ sắp vào sân bay Tân Sơn Nhất để bắt liên lạc với phái đoàn ta trong Ban Liên hợp Quân sự bốn bên (về sau là Ban LHQS hai bên) lập ra từ sau Hiệp định Paris tháng 1-1973. Tôi đã từng ở đó 60 ngày trong một khu gọi là trại Davis. Thật là may mắn không ngờ. Tôi hướng dẫn Thiếu úy Hà lái xe vì tôi đã hàng chục lần đi con đường này hồi 1973, và đã nghiên cứu rất kỹ bản đồ Sài Gòn mấy ngày đó. Tôi vào trại Davis như về nhà. Anh Võ Đông Giang, anh Hoàng Anh Tuấn vẫn ở đó. Chào hỏi xong tôi vội xuống trạm thông tin, thì vẫn là tổ thông tin hơn 2 năm trước. Dạo ấy anh em vẫn đánh bài viết của tôi cho báo Quân đội Nhân dân. Chiều nay sau khi viết bài báo xong, tôi rất băn khoăn vì các nhà báo Pháp, Ý,
Đức đều cho tôi biết là bưu điện Sài Gòn đóng cửa 2 hôm nay rồi. Điện thoại viễn liên bị cắt đứt. Họ đang bế tắc không sao gửi bài đi được. Tôi cũng sốt ruột không kém. Vì gửi bài báo ngay đêm nay để sáng mai bài báo được in trên báo QĐND là một yêu cầu cấp bách. Thượng sỹ thông tin trẻ măng người Thái Bình tên là Hải đánh bài báo của tôi bằng tín hiệu Morse, tè tè tích tích. Bài báo gửi cho Thiếu tướng Lê Quang Đạo, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, để chuyển cho báo QĐND. Ngay sau bài báo là mấy dòng chữ «Gửi riêng Thủ trưởng Tổng Cục Chính trị – Tuyệt mật. Hôm nay 30-4-1975 Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo đặc trách kinh tế – tài chính báo tin cho tôi là đã giữ lại trong ngân khố hơn 16 tấn vàng, mong ta cho người vào nhận. Bùi Tín».
Sau đó tôi mới thong thả gặp gỡ các anh em ta trong trại Davis, cùng
ăn một nồi chào gà tuyệt trần sau một ngày cực kỳ căng thẳng, mệt nhọc.Tối hôm đó tôi đi trên chiếc xe jeep của đơn vị thông tin Quân đoàn II khi được biết họ sắp vào sân bay Tân Sơn Nhất để bắt liên lạc với phái đoàn ta trong Ban Liên hợp Quân sự bốn bên (về sau là Ban LHQS hai bên) lập ra từ sau Hiệp định Paris tháng 1-1973. Tôi đã từng ở đó 60 ngày trong một khu gọi là trại Davis. Thật là may mắn không ngờ. Tôi hướng dẫn Thiếu úy Hà lái xe vì tôi đã hàng chục lần đi con đường này hồi 1973, và đã nghiên cứu rất kỹ bản đồ Sài Gòn mấy ngày đó. Tôi vào trại Davis như về nhà. Anh Võ Đông Giang, anh Hoàng Anh Tuấn vẫn ở đó. Chào hỏi xong tôi vội xuống trạm thông tin, thì vẫn là tổ thông tin hơn 2 năm trước. Dạo ấy anh em vẫn đánh bài viết của tôi cho báo Quân đội Nhân dân. Chiều nay sau khi viết bài báo xong, tôi rất băn khoăn vì các nhà báo Pháp, Ý,
Đức đều cho tôi biết là bưu điện Sài Gòn đóng cửa 2 hôm nay rồi. Điện thoại viễn liên bị cắt đứt. Họ đang bế tắc không sao gửi bài đi được. Tôi cũng sốt ruột không kém. Vì gửi bài báo ngay đêm nay để sáng mai bài báo được in trên báo QĐND là một yêu cầu cấp bách. Thượng sỹ thông tin trẻ măng người Thái Bình tên là Hải đánh bài báo của tôi bằng tín hiệu Morse, tè tè tích tích. Bài báo gửi cho Thiếu tướng Lê Quang Đạo, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, để chuyển cho báo QĐND. Ngay sau bài báo là mấy dòng chữ «Gửi riêng Thủ trưởng Tổng Cục Chính trị – Tuyệt mật. Hôm nay 30-4-1975 Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo đặc trách kinh tế – tài chính báo tin cho tôi là đã giữ lại trong ngân khố hơn 16 tấn vàng, mong ta cho người vào nhận. Bùi Tín».
Bài báo đăng trên báo QĐND sáng ngày 1-5-1975 là bài báo duy nhất gửỉ
được từ Sài Gòn vì hồi đó chưa có điện thoại cầm tay, chưa có máy điện
toán xách tay như hiện nay. Máy fax rất nặng nề. Do bài báo được chuyển
bằng tín hiệu Morse tè tè tích tích, nên có 2 chữ ghi sai.
Đó là khi tôi nói về thực đơn của Tổng thống Thiệu ngày 30-4 được in trên giấy đặt trên bàn làm việc của ông có 2 món là «cá thu kho mía» và «gân bò hầm sâm», một món của cao lâu Tàu được gọi là «ngầu pín», đã bị ghi sai thành cá thu kho giá và gan bò hầm sâm. Nhiều người thắc mắc cá thu kho giá và gan bò hầm sâm thì có gì ngon và bổ. Người đánh và nhận Morse đã nhầm chữ «g» (tè-tè-tích) thành chữ «m» (tè-tè) và chữ «â» thành «a».
Đó là khi tôi nói về thực đơn của Tổng thống Thiệu ngày 30-4 được in trên giấy đặt trên bàn làm việc của ông có 2 món là «cá thu kho mía» và «gân bò hầm sâm», một món của cao lâu Tàu được gọi là «ngầu pín», đã bị ghi sai thành cá thu kho giá và gan bò hầm sâm. Nhiều người thắc mắc cá thu kho giá và gan bò hầm sâm thì có gì ngon và bổ. Người đánh và nhận Morse đã nhầm chữ «g» (tè-tè-tích) thành chữ «m» (tè-tè) và chữ «â» thành «a».
Ít lâu sau đó, tôi đọc trên cuốn A Decent Interval (Khoảng cách vừa
phải) của Frank Snepp, một cán bộ CIA ở Sài Gòn trước đó, nói rằng Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu đã mang đi hàng chục tấn tài sản quý sang Đài
Loan, nơi có anh ông là đại sứ Nguyễn Văn Kiểu, để đưa sang Hoa Kỳ sau
đó.
Tất cả các báo chính thức ở Hà Nội hồi đó đều trích đăng cuốn sách
của Frank Snepp, đoạn nói về việc ông Thiệu chở tài sản quốc gia trong
đó có hơn 10 tấn vàng trong ngân khố ra khỏi nước, và ai cũng đinh ninh
là chuyện này là có thật.
Ở hải ngoại nhiều bài viết cho đến nay vẫn đinh ninh chuyện ông Thiệu
mang đi 16 tấn vàng là có thật, lên án ông rất nặng nề là trong tình
hình cực kỳ khẩn trương ông đã chỉ lo vun vén cho cá nhân, lo chiếm đoạt
tài sản công thành của riêng một cách tồi tệ.
Về phía chính quyền độc đảng ở trong nước, họ vẫn cố tình duy trì một
tình hình ỡm ờ úp úp mở mở, không rõ ràng minh bạch về hơn 16 tấn vàng
trong ngân khố Sài Gòn hồi ấy, với ý định không sạch sẽ là để cho mọi
người hiểu lầm về chuyện này.
Năm 1994, khi tôi đã ở Paris, một bạn người Việt làm việc cơ quan
nghiên cứu và lưu trữ về chiến tranh Việt Nam ở Lubbock, Tiều bangTexas,
Hoa Kỳ, cho tôi địa chỉ điện thoại của ông Nguyễn Văn Hảo. Tôi gọi ngay
cho ông và từ đó có dịp nói chuyện về ngày 30-4-1975. Ông cho biết ông
đang ở Port-au–Prince, thủ đô nước cộng hòa Haiti, trong vùng Antilles –
Caribbean, làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Haiti. Ông cũng được biết
đầu tháng 5-1975 ngoài Hà Nội đã cho riêng 1 chuyến chuyên cơ vào tiếp
nhận hơn 16 tấn vàng và chở ra Hà Nội.
Đầu tháng 5-1975 tôi cũng được tướng Đào Đình Luyện, chỉ huy không
quân, cho biết nguyên một chuyến chuyên cơ IL 18 đã chở số vàng thu được
từ Sài Gòn ra Hà Nội.
Ông Hảo kể lại chuyện này: «Hồi đó, ông Vũ Văn Mẫu đề xuất với tướng
Dương Văn Minh rồi giao cho tôi (là ông Hảo) mật báo cho đại diện của
các ông, sau khi được báo là một sỹ quan cao cấp vào gặp bọn này». Ông
nói thêm: «Các ổng muốn các ông hiểu rõ là bọn này đã cố giữ lại không
cho họ mang đi để giữ lại tài sản quốc gia đặng giao lại cho quý ông».
Ông còn cười vui: «Lẽ ra quý ông có một lời tiếp nhận và đánh giá công khai chuyện này cho đồng bào cả nước biết thì bọn này mới thật hài lòng». Lần sau gặp ông trên điện thoại, ông cho tôi biết thêm là «công bằng mà nói, đã có nhiều dự án chuyển hết số vàng trong ngân khố ra nước ngoài, qua các ngân hàng quốc tế, nhưng các cuộc thương lượng chưa ngả ngũ thì quý ông đã vô rồi. Anh em phụ trách Ngân khố quốc gia cũng tỏ rõ thái độ không để cho họ mang đi. Lẽ ra các ông nên có lời khen cho anh em đó vui lòng».
Ông còn cười vui: «Lẽ ra quý ông có một lời tiếp nhận và đánh giá công khai chuyện này cho đồng bào cả nước biết thì bọn này mới thật hài lòng». Lần sau gặp ông trên điện thoại, ông cho tôi biết thêm là «công bằng mà nói, đã có nhiều dự án chuyển hết số vàng trong ngân khố ra nước ngoài, qua các ngân hàng quốc tế, nhưng các cuộc thương lượng chưa ngả ngũ thì quý ông đã vô rồi. Anh em phụ trách Ngân khố quốc gia cũng tỏ rõ thái độ không để cho họ mang đi. Lẽ ra các ông nên có lời khen cho anh em đó vui lòng».
Tháng 4-2010, Bộ Quốc phòng Hà Nội có cuộc họp «viết lại một cách
chính thức diễn biến ngày 30-4-1975 ở Dinh Độc lập», họ không nhắc đến
tên tôi, coi như nhà báo Bùi Tín không hề có mặt ở Sài Gòn ngày hôm đó,
cũng không hề nhắc đến chuyện hơn 16 tấn vàng, một chi tiết không nhỏ,
nhưng họ không muốn nhắc đến nữa.
Năm 1987, khi có dịp gặp ông Trường Chinh ở Đà Lạt, tôi kể lại
chuyện này, ông cho biết : « Tôi có biết chuyện này, nhưng hết sạch cả
rồi, trong mấy năm khó khăn, cấu véo hết tấn này đến tấn khác, mua lương
thực, nguyên liệu, nay còn gì nữa đâu!». Đây là câu duy nhất tôi nghe
được về số phận của hơn 16 tấn vàng năm 1975, từ miệng một nhà lãnh đạo.
Các phiên họp Quốc hồi từ 1975 đến nay, không ai biết, cũng không ai
hỏi , chiến lợi phẩm thu được ở miền Nam, số tiền hồi ấy bộ Công an có
chủ trương bán bãi, bán tầu thuyền, thu vàng cho mỗi người lên tàu di
tản – từ 3 lạng đến 6 lạng, có khi lên đến 12 lạng vàng mỗi đầu người –
tất cả là bao nhiêu? Và tiền thu của người Hoa bị xua đuổi từ Cẩm Phả,
Hon Gai, Hải Phòng vào đến Vũng Tàu, Chợ Lớn, Cần Thơ…là bao nhiêu? Lại
còn tiền của thu được qua các chiến dịch tiêu diệt công thương nghiệp
tư nhân, cái gọi là diệt gian thương trên toàn miền Nam hồi đó, tiêu
tan đi đâu cả rồi? Trong Quốc hội có Ban Kinh tế – Tài chính, nhưng có
ai được biết gì đâu, có ai dám hỏi gì đâu, cả một khối mờ ám cỡ quốc
gia, do đồng nhất đảng với nhà nước, đảng với quốc gia, đảng với nhân
dân, tuy ba mà một.
Lại còn trong chiến dịch gọi là giải phóng Campuchia khỏi diệt chủng
của Khơ-me Đỏ cuối năm 1978- đầu năm 1979, đơn vị đặc công và một sư
đoàn của Quân đoàn IV được lệnh chiếm các cơ sở trong thủ đô Pnom Penh,
đặc biệt là khu hoàng cung, tiền của, kho tàng, đồ cổ lớn nhỏ đã được
thu về bao nhiêu? Mang về nước ta bao nhiêu? Ờ đâu, có biên bản, thống
kê gì không? Tôi được biết phần lớn là giao cho Ban Tài chính – Quản trị
trung ương đảng, một cơ quan kinh tế – tài chính – thương nghiệp xuất
nhập khẩu – sản xuất kinh doanh riêng của đảng, mà biên chế còn lớn hơn
cả bộ Công thương và bộ Kế hoạch – Đầu tư cộng lại.
Chế độ hiện tại quan tâm đến tiền bạc, ngoại tệ, ngân khố, ngân hàng,
hơn là cái gốc của nền kinh tế là sản xuất ra của cải với kỹ thuật cao,
giá thấp . Họ quên chức năng cơ bản của nhà nước là phân phối, điều
tiết phân phối lại thành quả phát triển cho toàn xã hội cùng hưởng.
Các bộ của chính phủ coi rất nhẹ việc quản lý về hành chính, chỉ chăm
chú đến sân sau là các công ty kinh doanh để chia chác bổng lộc, mặc
cho các chỉ thị thu rất hẹp lĩnh vực này.
Xin quan sát kỹ để thấy rằng ai dính đến tài chính, ngân hàng, ngân
sách đều được thăng quan tiến chức nhanh nhất; thủ tướng hiện nay từng
là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; chủ tịch Quốc hội hiện nay trưởng thành
từ Cục trưởng Cục Ngân sách, rồi thứ trưởng tài chính, rồi bộ trưởng
tài chính, rồi phó thủ tướng thường trực. Một phó thủ tướng hiện nay
cũng từng là thứ trưởng rồi bộ trưởng bộ tài chính. Nguyên thống đốc
ngân hàng Trần Đức Thúy cùng cậu con trai Trần Đức Minh và cộng tác viên
thân cận là đại tá công an Lương Ngọc Anh đều là những nhân vật con
cưng của chế độ, những công thần hàng đầu trong việc ngang nhiên phân
phối lại tiền của của nhân dân đổ vào ngân sách riêng của đảng. (Các bạn
có thể đọc thêm bài báo «Nạn chảy máu tài nguyên quốc gia» trên VOA
ngày 17-8-2011).
Lúc này giới cầm quyền trong nước cần nhớ lại lời khuyên tâm huyết
của ông Lý Quang Diệu mươi năm về trước là: «Khi sẽ có nhiều khoản tiền
đầu tư lớn từ nước ngoài chảy vào, hãy giữ gìn cẩn thận, không để cho
đồng tiền chỉ huy, ngự trị, làm chủ lương tâm viên chức, hãy rất cảnh
giác với đồng tiền bẩn, đồng tiền phi pháp, nó sẽ phá hoại công cuộc
phát triển». Cũng chính Cụ Lý – như một số người trong nước thân mật gọi
– căn dặn cách phòng chống tham nhũng có hiệu quả là: luật pháp, ngành
tư pháp, tòa án phải rất nghiêm (để không ai dám tham vì sợ tù ), lương
viên chức tạm đủ sống (không cần tham nhũng), tuyên truyền giáo dục
nêu gương các viên chức trong sạch sống thanh bạch, chỉ ra kẻ tham là kẻ
cắp, kẻ cướp xấu xa ô nhục tàn phá rường cột của quốc gia (không ai nỡ
tham nhũng vì sợ nhục).
Có thể nói tiền nong, vàng bạc, của cải trong chế độ độc đảng đã gây
nên tham nhũng, bất công kinh khủng chưa từng có trong xã hội nước ta,
tiền của vàng bạc phi pháp đã tha hóa giới cầm quyền ở mọi cấp, tàn phá
đảng cộng sản Việt Nam từ gốc lên ngọn.
Hiện là thời kỳ đảng viên quan chức lao lên trước đi tiên phong để
trở thành đại gia, đại điền chủ, đại trọc phú, đại tư bản đỏ, bỏ mặc
nhân dân của mình nghèo đói ở phía sau, đến nỗi nhà Mác-xít Lữ Phương
phải la trời rằng đảng cộng sản đã đi đầu trong xây dựng chủ nghĩa tư
bản man rợ. Đó là thời kỳ các quan chức vứt hàng ngàn tỷ này đến hàng
nghìn tỷ khác qua cửa sổ, chìm nghỉm dưới đáy biển, để mặc cho hệ thống
y tế và giáo dục tàn tạ, bệ rạc.
Thời đại kim tiền của các nhà cầm quyền tỷ phú Marcos, Suharto,
Park Chung Hy, Ceausescu, Ben Ali, Ghadafi, Mubarak…đã kết thúc bi
thảm. Gương tày liếp cho những bầy sâu chói mắt vì ánh vàng.
Bùi Tín
Bùi Tín
No comments:
Post a Comment