Cảm xúc ngày 30 tháng 4 hàng năm
Cập nhật: 09:38 GMT - thứ hai, 30 tháng 4, 2012
Sáng 30-4. Cái mốc thời gian không quên trong đời tôi, và trong tim hàng triệu người Việt.
Lãnh đạo cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà ra lệnh
cho binh sĩ buông súng. Miền Nam đầu hàng miền Bắc. Cuộc chiến tranh
huynh đệ tương tàn chấm dứt.Mỗi năm hay ra biển vào cuối tháng Tư, nhìn về quê nhà mà lòng quặn đau. Mặt trời tháng Tư chầm chậm vàng úa rồi tắt, để lại những tiếng sóng, khi nhẹ nhàng, khi bồng bềnh, nổi trôi. Như thân phận cuộc đời.
Đứng trước biển nhớ bố mẹ và các em mà rơi nước mắt.
Nhớ bạn bè thân thương thuở còn học chung với nhau mà buồn hơn cả buổi chiều tàn.
Chiều ra biển nhớ về Subic Bay xanh cỏ. Nhớ bãi biển Guam đầy đá nhọn. Nhớ Camp Pendleton ở lều lính giữa đồi cỏ khô.
Đứng ở biển nhìn về San Francisco đêm rực rỡ ánh đèn nhớ Singapore của tháng 5-1975 khi con tàu đến đó. Không được lên bờ mà chỉ neo xa xa.
Chiều nhìn ra biển. Xa thẳm bên kia là quê nhà. Lòng thầm hát câu thương nhớ:
Sài Gòn ơi! Tôi đã mất người trong cuộc đời
Sài Gòn ơi! Thôi đã hết thời gian tuyệt vời…
[Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt, nhạc Nam Lộc]
Nhìn qua biển rộng mà nghĩ mông lung. Quê nhà sau 30-4 thay đổi thế nào?
Hoà bình đến rồi sao những con người Việt Nam còn lao ra biển lớn bất chấp thủy thần, sóng dữ.
Ở bên nhà đôi tay ngà em vục bùn đen
Ở bên nhà đôi môi mềm thu vạn tủi oán
Ở bên này sống với ác mộng
Từng đêm ngày anh ra biển rộng…
[Ở bên nhà, nhạc Phạm Duy]
Bên kia thuyền vượt biển. Người thân, đồng bào đang trôi dạt về đâu.
Trời mong manh ôi đời lênh đênh
Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ
Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc
Lời mẹ buồn như tiếng Nam Mô…
[Lời kinh đêm, nhạc Việt Dzũng]
Chiều tháng Tư ra biển. Nhìn về quê nhà. Nơi chân trời như thấy có trại học tập cải tạo.
Như thấy các em đang lao động vinh quang.
Thấy thanh niên xuống đường càn quét văn hóa Mỹ ngụy.
Thấy công an xông vào đánh tư sản mại bản. Thấy bo bo, mì sợi.
Gửi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con quê hương quá đọa đầy…
Gửi về cho em kẹo bánh thơm ngon
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng…
[Chút quà cho quê hương, nhạc Việt Dzũng]
Bây giờ ra biển. Cuộc đời không còn nhiều nỗi buồn. Nhưng sẽ chẳng bao giờ vui. Nếu đó là ngày cuối tháng Tư.
Tác giả hiện dạy học và là một nhà báo tự do sống ở vùng Vịnh San Francisco. Bài viết thể hiện cảm nhận riêng của ông.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/04/120430_30_april.shtml
Việt Nam, 37 năm
sau ngày thống nhất đất nước
Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-04-27
Nhiều người dân Việt Nam từng trải qua hai cuộc chiến ‘chống Pháp và chống Mỹ’.Chính quyền sau 75
Cuộc chiến đưa đến chấm dứt tình trạng chia đôi đất nước gần nhất tại
Việt Nam chấm dứt cách đây đã 37 năm. Có nhiều ý kiến cho rằng đất nước
thay da đổi thịt rất nhiều, và vết thương chiến tranh đã lành lặn.
Tuy vậy, có nhiều người vẫn khẳng định vết thương đó vẫn còn rỉ máu
và khi vết thương cũ chưa lành lại có những vết cắt mới trên da thịt
người dân.
Suốt những năm tháng chiến tranh, người ta phải đi sơ tán để tránh
bom đạn. Khi chấm dứt tiếng súng, họ trở về quê nhà để tạo lập cuộc
sống.
Thế rồi những dự án phát triển được vạch ra. Nhiều người nằm trong
vùng qui hoạch phải di dời đi nơi khác. Khi tiến hành hoạt động này,
biết bao vụ việc do chính quyền các cấp địa phương gây ra khiến dân
chúng ta thán.
Hành xử trong khi cưỡng chế thu hồi đất đối với nhiều người dân là
một hành động mà họ cho là ‘dã man’ hơn cả thời ‘đế quốc Mỹ’ trước đây.
Một người dân bị mất đất thuật lại câu nói của những đồng bào cùng chung cảnh ngộ:
Một người dân bị mất đất thuật lại câu nói của những đồng bào cùng chung cảnh ngộ:
"Năm 2009, 80 hộ chúng tôi được chủ tịch thành phố, ông Trần Thế
Dũng, tiếp. Tôi có ghi băng. Có những người là thương binh đi bộ đội
chống Mỹ về phát biểu: lúc phá nhà dã man hơn đế quốc Mỹ, ác hơn đế quốc
Mỹ; họ nói đi nói lại ba lần."
Những người phải thốt lên so sánh đó hầu hết là những người từng sinh
sống tại những vùng chiến tranh ác liệt trước đây. Hằng ngày họ phải
chạy lánh nạn bom đạn do máy bay Mỹ ném xuống. Và chính họ thấy đó là
một tội ác khi truy đuổi những người dân như họ.
Trước những hành động xâm lăng đó của người nước ngoài, gia đình
nhiều người dân cho con cái tham gia quân đội để đi chiến đấu chống lại
những kẻ xâm lược. Có người mất chồng, mất con trong chiến tranh và trở
thành gia đình liệt sỹ được tổ quốc ghi công.
Có những người là thương binh đi bộ đội chống Mỹ về phát biểu: lúc phá nhà dã man hơn đế quốc Mỹ, ác hơn đế quốc Mỹ; họ nói đi nói lại ba lần.
Một dân oan
Có thể nói trong chiến tranh, khi đất nước bị cho là lâm nguy bởi
ngoại xâm, người dân sẵn sàng hy sinh tất cả, đến giọt máu, hơi thở cuối
cùng không hề bận tâm suy nghĩ.
Tuy nhiên, khi tài sản, đất đai mà họ sinh sống từ bao đời nay bị
xung công một cách thiếu thuyết phục. Tiền bồi thường bị cắt xén, hay
thậm chí bị ‘cướp trắng’; thì họ phản ứng.
Nhưng chính quyền đã không nghe tiếng nói của người dân mà đưa lực
lượng cưỡng chế đến phá dỡ nhà cửa, ruộng vườn trước sự chứng kiến vô
vọng của họ nên họ không thể ‘hy sinh’ trong im lặng như thời chiến tranh.
Khiếu kiện trong vô vọng
Họ đã phản ứng, đã khiếu kiện từ năm này qua năm khác với hy vọng công lý sẽ được thực thi nhưng rồi họ vẫn mỏi mòn.Đó là tâm trạng của bà Võ thị Nhiều, gia đình liệt sỹ:
"Tôi có hai con trai đi làm nhiệm vụ Đảng giao, ở với Đảng. Tôi có tội lỗi gì mà đập nhà cửa, tài sản của tôi mà không lập văn bản. Họ còn nhét giẻ vào miệng tôi. Tôi yêu cầu Đảng về sửa lô đất hương hỏa của tôi, làm rõ mọi đường chứ tôi đau khổ lắm."
Hay bức xúc của vợ một thương binh chống Pháp:
"Bây giờ cán bộ của tỉnh đều ‘dã man’, ‘tàn bạo’ lắm, kể cả
phường, xóm, kể cả Đảng, kể cả Thanh tra tiếp dân, Hội đồng Nhân dân
tỉnh. Họ ‘tàn bạo’ lắm, chẳng kể gì dân đâu. Họ chỉ kiếm lợi cho gia
đình họ thôi, chứ gia đình mình họ không quan tâm đến. Theo ý tôi thì
những thành phần đó Đảng, Chính phủ, Nhà Nước cần trừng trị đến nơi đến
chốn, cho dân ‘ngước mặt lên với’."
Hầu như mọi thủ đoạn có thể sử dụng để buộc dân phải giao đất mà
không được bồi thường thỏa đáng đều được sử dụng như câu chuyện của một
người mẹ vì con đành phải nhận tiền bồi thường như sau:
"Họ đập phá nhà cửa tôi vào ngày 4/5/2004. Công an, bộ đội, dân
quân đến đập 32 mét vuông mái bằng, ‘veranda’, một căn nhà hai gian rồi
mọi dụng cụ tôi cho thuê bát đĩa đều bị đập mà không đền bù, cho đến
nay. Năm 2011, con tôi học hết cấp 3, đi thi sư phạm, chính quyền không
cho con tôi đi với lý do mẹ làm sai không nhận tiền hổ trợ, đền bù. Con
tôi về khóc nói chỉ vì mấy triệu đồng mà mẹ không nhận làm ảnh hưởng đến
tương lai lâu dài của con. Tôi chết chồng, có bốn đứa con nên tôi
thương con nên lấy mấy triệu về hổ trợ chứ không phải bồi thường đất
nhà."
Dồn dân vào đường cùng...
Người dân bức xúc tố cáo những thủ đoạn của các cấp chính quyền trong
việc thu hồi đất đai của họ, vì nay họ thấy rõ những sai phạm và cách
hành xử bất chấp luật pháp của chính quyền:
"Chúng tôi có làm gì mà công an, bộ đội, an ninh đến phá nhà chúng
tôi. Quân đội để giữ nước, giữ nhà chứ sao đi phá hoại nhà dân. Chúng
tôi đâu làm gì sai trái, đâu có cướp giật, tham ô của ai đâu. Chúng tôi
đã đơn từ bao nhiêu năm nay, mà họ dồn chúng tôi vào bước đường cùng,
chúng tôi biết làm thế nào?"
Trong chiến tranh sự sang giàu giữa những tầng lớp người dân không rõ
nét; nhưng nay khi chấm dứt tiếng súng, bom đạn, các thành phố được xây
dựng lại khang trang, các khu công nghiệp, nhà máy mọc lên, đường xá
rộng rãi thẳng tắp, thì người ta lại thấy sự cách biệt giàu nghèo quá
rõ.
Nhiều người trở nên giàu có nhờ vào những mảnh đất trước đây là ruộng
nương, vườn tược hay thậm chí đất ‘chó ăn đá, gà ăn muối’, mà người
muốn có thu nhập từ đất phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có được cái ăn.
Người dân mất đất phải tha phương hay ngụ cư trên chính mảnh đất của
bao đời cha ông cho đến họ sinh sống. Trước những bất công đó họ chỉ
trông chờ vào công lý. Nhưng rồi luật pháp nằm trong tay kẻ mạnh, mà
việc khiếu kiện dù có đúng và được trung ương có ý kiến đưa về địa
phương giải quyết nhưng rồi như một trái banh, đá qua đá lại, lăn lên
lăn xuống. Câu nói từ xưa của dân gian ‘con kiến mà kiện củ khoai’ lại
đúng như thời xưa trước.
Chúng tôi đâu làm gì sai trái, đâu có cướp giật, tham ô của ai đâu. Chúng tôi đã đơn từ bao nhiêu năm nay, mà họ dồn chúng tôi vào bước đường cùng, chúng tôi biết làm thế nào?
Một người dân
Bất bình, uất ức, có lúc người dân đã từng hợp lòng đứng dậy như ở
Thái Bình hồi năm 1997. Gần đây vào ngày 5 tháng giêng năm 2012, gia
đình ông Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng, Hải Phòng phải nổ súng hoa cải và
bình ga tự chế khi lực lượng cưỡng chế tiến vào khu nhà và đất đầm mà họ
phải bao năm bỏ công khai khẩn.
Hôm ngày 24 tháng tư vừa qua, người dân tại ba xã Xuân Quan, Phụng
Công, Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên quyết giữ đất không giao
cho chủ đầu tư làm khu đô thị sinh thái như được thông báo; nhưng rồi họ
cũng bị lực lượng cưỡng chế ủi sạch ruộng vườn.
Thanh tra chính phủ vào đầu tháng tư vừa qua phải lên tiếng thừa nhận
là số lượt người và đoàn người khiếu kiện đông người đã tăng hẳn lên.
Cụ thể lượt khiếu nại tăng 50% so với tháng 2 và số đoàn đông người tăng
30%. Thanh tra chính phủ thừa nhận có từ 20-25% vụ khiếu kiện là đúng.
Theo Thanh tra chính phủ việc khiếu kiện đã xảy ra từ nhiều năm qua,
mà địa phương không giải quyết đến nơi đến chốn, đùn đẩy, né tránh. Tham
nhũng đất đai là căn bện mãn tính, và lòng tham đó khiến nhiều quan
chức trở thành ‘dã man’ với chính những đồng bào của họ.
Ngày càng có nhiều người quay lưng lại với nỗi khổ đau của những
người dân mà họ nhân danh để tiến hành cách mạng. Sự dã man đó được
chính người dân mô tả còn hơn cả ‘đế quốc Mỹ’ trước đây.
Tháng Tư lại về...
Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-04-30
Hôm nay là thời điểm kỷ niệm Biến Cố 30 tháng Tư năm 1975 đánh dấu ngày Sàigòn thất thủ về tay người CS.Sau 37 năm
“Tháng Tư về…” – tựa đề bài thơ của blogger Mẹ Nấm – khiến tác giả
nhớ “Ngày còn thơ, Tháng Tư rợp trời sắc đỏ”, “chiếc khăn quàng đỏ siết
chặt tuổi thiếu niên, làm sao thấy được mất mát của chiến tranh ?”,
“Những tháng thơ ngày dại, quay cuồng trong cơn lũ giáo điều, cuốn trôi
sự thật…”. Thế còn bây giờ, khi 30 tháng Tư lại về, tâm trạng của
blogger Mẹ Nấm ra sao? Xin thưa, tác giả cảm nhận những “nỗi buồn”,
“giọt nước mắt”, “ký ức hãi hùng”…
Tháng Tư,Có máu của những người da vàng mũi tẹt
nằm xuống chính bởi đồng bào mình…
Tháng Tư,
Có nỗi buồn của kẻ đi xa,
những ký ức hãi hùng không bao giờ phai nhạt, Giọt nước mắt sau nhiều năm cô đọng, Nuốt vào tim, uất nghẹn hai tiếng...
Quê Hương!
Ôi Tháng Tư,
Tháng ly tán của cả một dân tộc.
Bao năm rồi thịt có liền da?
Cây cầu xưa nay đã nối đôi bờ
Trong ký ức vẫn không hề hàn gắn.
Tháng Tư,
Triệu người ăn mừng chiến thắng…
Triệu người vẫn nặng lòng với những chuyến đi...
Qua bài “Tổ quốc là nhân dân” được blog Hoàng Quang và nhiều mạng
nhật ký khác phổ biến, tác giả Nguyễn Quang Nhàn nhân ngày Biến Cố 30
tháng Tư đề cập tới “có hàng triệu người vui và có hàng triệu người
buồn”, có hàng triệu người mừng đất nước hết chiến tranh thì cũng có
hàng triệu người “ngơ ngác, hoảng loạn” để phải bỏ nước ra đi tìm tự do,
dân chủ, quyền được làm người ở xứ lạ quê người. Ngày 30 tháng Tư trong
nước lại “đập vào mắt, chọc vào tai” người dân những điệp khúc “giải
phóng, chiến thắng”, “công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp
cao cả”…
Nhưng theo tác giả, hiện đã 37 năm kể từ biến cố 30 tháng Tư 1975,
“lớp người ngày ấy” đã va chạm với thực tế “trần trụi của xã hội”, những
lý tưởng, ước mơ chắc đã tan theo mây khói, những nỗi niềm vui, buồn,
đắng cay, tủi nhục đã trôi nổi bọt bèo, đã vong thân, vong bản hay – nếu
có lòng với quê hương – đang sống cùng nỗi đau của dân tộc. Và thực tại
đất nước lại “bày ra”. Họ thấy gì ? Tác giả mô tả:
"Vẫn những mâu thuẫn nội tâm dân tộc đang giằng xé; nhiều thứ tha
xen lẫn thù hận còn sâu lắng; nhiều khổ đau tiếp tục chất chồng; nhiều
bất an vẫn tiếp tục trong cuộc sống xã hội hàng ngày! Công nhân - nền
tảng của đảng độc quyền lãnh đạo - cứ tiếp tục đình công; nông dân - lực
lượng chủ lực trong cách mạng “dân tộc, dân chủ, nhân dân” - trở thành
dân oan, bị cướp nhà, cướp đất tiếp tục khiếu kiện, sống lây lất, tha
hương; trí thức “phản biện” lại tiếp tục bị đưa ra tòa vì tin vào cái
quyền tự do dân chủ được Hiến pháp quy định; biên cương, biển đảo vẫn
luôn dậy sóng; anh em đồng chí cùng chung “tổ quốc xã hội chủ nghĩa”,
“bên này biên giới là nhà”, đất nước, nhân dân hàng ngày bị lộng giả
chân chơi trò cướp giật … Xã hội lắm thứ loạn, nạn, cướp. Tham nhũng là
quốc nạn không còn thuốc chữa…, băng hoại tâm hồn dân tộc đất nước…"
Vẫn những mâu thuẫn nội tâm dân tộc đang giằng xé; nhiều thứ tha xen lẫn thù hận còn sâu lắng; nhiều khổ đau tiếp tục chất chồng; nhiều bất an vẫn tiếp tục trong cuộc sống xã hội hàng ngày!
Nguyễn Quang Nhàn
Khi viết “Về dân quyền và dân tộc nhân 30 tháng Tư” blogger Lê Quốc
Quân lưu ý rằng “đất nước vẫn không ngừng động loạn, bất an. Hết cải tạo
công thương là quá trình bỏ nước ra đi, sau đó là những năm bao cấp đói
đến run người. Kể từ khi xa rời dần với Chủ nghĩa Xã hội, đất nước
no bụng nhưng bỗng đói tâm hồn. Nhân phẩm nhiều người như bị xé ra làm
đôi, chắp vá”.
Biến cố 30 tháng Tư khiến blogger Bùi Minh Quốc một dạo nào hồi tưởng, qua những dòng thơ:
Tôi treo lên lá cờ máuĐau đáu hồn tôi
Giờ này năm ấy
Vẫn ngã xuống bao người
Những người cuối trong trận cuối
Cuộc chiến tranh dằng dặc mấy đời
Nhưng rồi nhà thơ Bùi Minh Quốc mới nhận ra rằng đó chưa phải là trận cuối của cuộc chiến “dằng dặc mấy đời”, mà người dân Việt “vẫn ngã xuống bao người”, trong những năm 1978, 1979, 1988, ngã xuống tại vùng biên giới Tây-Nam, tại vùng biên giới phía Bắc Biển Đông, khi “đồng chí” lộ nguyên hình là lũ giặc, khi các “đồng chí’ không cho ai được nhắc tới. Và tác giả thấy xót xa – lẫn uất hận:
Im lìm phố trưa
Chợt nghe ục vào tai tiếng quát :
“Này bà kia sao chưa treo cờ ?”
Gã công an kinh ngạc
Trố mắt nhìn bà hàng xóm giả lơ
Tôi nhìn lên màu máu rực trên cờ
Thấy người chết bật mồ đứng dậy.
Đại nạn đất đai
Ngày 30 tháng Tư cũng là sinh nhật của nhà văn Nguyễn Quang Lập,
nhưng ông không lo “cái già xồng xộc nó thì theo sau”, mà lo cho quê
hương, đất nước. Nhà văn nêu lên một loạt câu hỏi, rằng “sau 37 năm hòa
bình thống nhất, 67 năm xây dựng CNXH, đất nước ta đang ở đâu?”, “Sự
thật thế nào ?”. Nhà văn Nguyễn Quang Lập, tức blogger Quê Choa, trích
dẫn báo Người Lao Động mà lấy làm “ngao ngán”, vì “Theo Báo cáo phát
triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người
của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái
Lan và 158 năm so với Singapore”. Rồi nhà văn bày tỏ nỗi “ngao ngán” này
qua bài tựa đề “Hãy nói thật với nhau đi!”.
"Lại càng ngao ngán hơn khi thấy một loạt những cái nhất của Việt Nam
ta. Đây là thống kê của báo lề phải nhé, chứ không lại bảo của lực lượng
thù địch đang cố tình bôi nhọ chế độ ta. Nhưng tất cả những điều đó
cũng không bì được với đại nạn đất đai ở nước ta."Sau 37 năm kể từ 30 tháng Tư năm 1975, “đại nạn đất đai” quả là ngày càng trầm trọng khi “bom nổ ở Tiên Lãng, Hải Phòng chưa dứt thì gạch đá, khói lửa, máu đổ ở Văn Giang, Hưng Yên đã dâng lên”. Chúng ta hãy nghe những vầng thơ của Thanh Thảo:
36 triệu đồng đền bù một sào đất
36 triệu đồng cho những kiếp tha hương
có thể ngày mai từ Văn Giang lớp lớp sẽ
lên đường
vượt Trường Sơn làm “cà phê tặc” “đinh tặc” v…v…các thứ “tặc”
sau 37 năm
cháu con những người xưa vượt Trường Sơn giữ nước
giờ mất đất
mất quê
mất tất
chỉ còn Ecopark
chỉ còn “không gian xanh”
chỉ còn
nước mắt
Bài tựa đề “Đặt Mình Trong Vị Trí Người Dân Văn Giang” của nhà báo Huy Đức có đoạn cảnh báo:
"Đừng nghĩ Đoàn Văn Vươn hay Văn Giang là đơn lẻ. Không nên coi
một chính sách luôn giữ kỷ lục trên dưới 80% tổng số người khiếu kiện
trong suốt hơn 20 năm qua là không có gì sai. Cho dù quyết tâm cưỡng chế
160 hộ dân ở Văn Giang có thể chỉ vì lợi ích của một số cá nhân; có thể
sau thất bại trong vụ Đoàn Văn Vươn, Chính quyền muốn cứng rắn để dập
tắt khát vọng đòi đất của những nông dân muốn noi gương anh Vươn. Thì,
hình ảnh cuộc cưỡng chế hôm 24-4-2012 đã trở thành một vết nhơ trong
lịch sử."
Khi nhận xét về “Thực tiễn VN hôm nay”, blogger Lê Quốc Quân cũng
không quên lưu ý về “những người nông dân vẫn còng lưng đi cấy” sau khi
37 năm đã trôi qua kể từ biến cố 30 tháng Tư 1975. Nhưng, LS Lê Quốc
Quân nhận xét tiếp, “khi đang lam lũ, ngẩng mặt lên vuốt vội mồ hôi là
lúc bà con thấy đất dưới chân mình trôi đi” vì nó bị giới quyền thế đỏ
“cướp” đem bán cho những người khác với giá cao hơn gấp hàng ngàn lần.
Vì vậy, vẫn còn đó anh Vươn tạo “bom” và bà con nông dân – như bà con
Văn Giang – đem cuốc, xẻng, gậy gộc ra đồng giữ đất.
Đừng nghĩ Đoàn Văn Vươn hay Văn Giang là đơn lẻ. Không nên coi một chính sách luôn giữ kỷ lục trên dưới 80% tổng số người khiếu kiện trong suốt hơn 20 năm qua là không có gì sai.
Nhà báo Huy Đức
Qua biến cố Văn Giang, blogger Thùy Linh đã chứng kiến cảnh “Đất Vỡ”
khi “cả ngàn nông dân úp mặt vào Đất để lắng nghe lần cuối tiếng thì
thầm từ lòng sâu, nơi hồn thiêng cha ông gởi vào đó bao đời và mai đây
sẽ chìm dưới những căn hộ cao tầng sang trọng cho những kể lắm tiền
nhiều chức”.
Qua bài “Đất Vỡ” ấy, blogger Thuỳ Linh lưu ý rằng hiện giờ Làng Nước
có rồi nhưng Đất lại bị cưỡng chiếm cho cuộc bán buôn kiếm chác của
những kẻ chức quyền tham lam vô độ vô nhân. Tác giả bày tỏ nỗi buồn theo
thân phận của những người bị mất dòng sửa Đất Mẹ:
"Lửa đã cháy và máu đã đổ không phải từ ngoại xâm mà từ những
người họ hay gọi là đồng chí. Ôi người dân quê tôi lam lũ nhiều đời sẽ
còn bị bần cùng tới khi không còn nước mắt để khóc, không còn máu để
chảy trong huyết quản. Ngày mai những thân phận người không còn được bú
mớm dòng sữa Đất Mẹ sẽ vất vưởng ra thành phố lay lắt kiếm sống qua
ngày. Những kiếp sống tàn đời không biết đến ấm no."
Và tác giả không khỏi phẫn nộ, nhưng vẫn hy vọng ở ngày mai:
"Đất đang vỡ như trái tim đang vỡ…Từng mảnh tim ứa máu rải khắp
quê hương này…Và người ta đang lấy máu Đất để sơn phết những gương mặt
Quỉ đang nhảy múa cuồng điên trong cơn khát tiền tài danh vọng. Đất đã
vỡ như trái tim đã vỡ…Tan hoang…Thôi, hãy quay mặt đi đừng nhìn cơn điên
loạn này mà phá hỏng mất tâm hồn. Ông bà cha mẹ cố giữ lấy cho con lòng
tốt để đón chờ một tương lai sẽ phải đến…"
Một đất nước tụt hậu
Qua bài “Viết cho Tháng Tư”, blogger Huỳnh Thục Vy lưu ý phương châm
“cứu cánh biện minh cho phương tiện” của người CSVN, chiến dịch gây sợ
hãi…, mở đường thực hiện những cuộc đẫm máu kinh hoàng mà nạn nhân là đa
số thường dân, đưa hàng triệu thanh niên miền Bắc lao vào cuộc chiến
như con thiêu thân, khiến cả một thế hệ bị lừa gạt vì không nhận chân
được bản chất chế độ.
Hậu quả là, theo blogger Huỳnh Thục Vỵ, “sự nghiệp giải phóng miền
Nam và thống nhất đất nước” của người CS đã “không khiến VN trở thành
hùng mạnh hơn, dân tộc ta trở nên kiêu hãnh hơn”, mà biến miền Nam trước
ngày gọi là “giải phóng” vốn cường thịnh hơn Hàn Quốc, đã cùng cả nước
lẹt đẹt theo sau nhiều nước trong khu vực – và trên thế giới. Tác giả
nêu lên nghi vấn rằng “Nếu ta lấy cứu cánh là sự phồn thịnh của quốc
gia, là an sinh hạnh phúc, là tự do nhân phẩm của mỗi một người dân làm
chuẩn thì liệu sự thống nhất ấy có nghĩa lý gì?”.
Blogger Huỳnh Thục Vy nhận thấy “sự thống nhất, sự giải phóng đó mới
đau đớn làm sao !” khi Hà Nội thực hiện “giải phóng Miền Nam” khỏi mối
quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ để cả nước trở thành chư hầu của TQ, để vết
thương lòng của người dân vẫn hằn sâu, sự hoà hợp trong tình tự dân tộc
vẫn vắng bóng, để hình thành sự chia cắt gay gắt giữa giới quyền thế tư
bản đỏ cam phận tay sai phương Bắc với con dân yêu nước và hy sinh cho
tự do, phẩm giá con người. Chúng ta hãy nghe tâm sự của Huỳnh Thục Vy
qua “Viết Cho Tháng Tư:
Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao?
Blogger Huỳnh Thục Vy
"Mỗi năm tháng Tư về, bao nhiêu lễ lạc, đình đám vẫn diễn ra bất
chấp mối hoài niệm về quá khứ vẫn nặng trĩu trong lòng nhiều người Việt,
bất chấp mối ưu tư về tương lai đất nước vẫn canh cánh trong lòng những
người có tâm huyết với đất nước. Những con người có lương tâm và tự
trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân
tộc.
Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc
chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất
trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay
sao? Ba mươi tháng Tư - xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự
Hoà hợp dân tộc và nền công lý."
37 năm nhìn lại - phần 2
Hiền Vy, thông tín viên RFA
2012-04-30
Mời quí vị xem tiếp câu chuyện của những người thiếu phụ Việt Nam lặn lội đi thăm chồng sau khi đất nước đã thống nhất.Thực trạng "học tập cải tạo"
Trong những chuyến đi thăm nuôi người nhà, các chị cũng chứng kiến những cảnh thật đau lòng, chị Ngọc Diệp kể chuyện người cha già gánh nặng đi thăm nuôi con, mới hay tin là con đã chết:"Có một lần đi, tôi gặp một ông già gánh hai gánh quà. Ổng nói là ổng là ổng đi thăm con ổng mấy lần mà họ không cho thăm. Sau cùng thì họ phát cho ông ấy cái khăn tang và nói là con ổng chết mấy tháng nay rồi. Ổng khóc quá trời rồi lăn ra chết giấc."
Còn chị Kim Duyên thì chứng kiến cảnh người tù không có thân nhân đã khẩn cầu xin chị những thứ mà có thể chồng chị không cần đến:
"Tù chung đó, mà không có thân nhân tội lắm. Thấy mình đi thăm thì hỏi là có dư gì thì để gốc cây cho họ, mà cán bộ đứng đầy đó nên mình không dám. Sợ cán bộ đến hỏi thì phiền."
Với số tuổi chỉ ngoài đôi mươi và một vóc dáng xinh đẹp mà chưa có gì thật sự ràng buộc ngoài một cái lễ hỏi, chị Kim Kiều không những chỉ thăm nuôi vị hôn phu mà còn thăm nuôi cả người em trai của người chồng chưa cưới. Khi được hỏi động cơ nào đã khiến chị đối xử với những người "ngã ngựa" như vậy, chị cho biết:
"Em ảnh thì có vợ rồi nhưng ở Qui Nhơn thành ra ông bà cụ nhờ tôi thăm người em của anh ấy luôn. Tại mình rất ghét cộng sản mà thương quốc gia. Mình không thể nào mà hòa hợp với cộng sản được. Hồi mới đi dạy tôi phải dạy xa thì khi lên xe Bus để đi dạy, thấy cộng sản ngồi thì tôi không nghĩ tới. Tôi tưởng như đang mơ vậy đó, Trên xe Bus có mấy ông lính của mình, hát những bản nhạc ngày xưa, hát để xin tiền đó. Trời ơi, mình muốn khóc luôn. Thành ra như vậy mình không thể nào..."
Sau thời gian dài bị tù đày, những người lính năm xưa được trở về với gia đình, chị Kim Kiều chia sẻ kỷ niệm khi đón người yêu:
"Không có gì mừng bằng! Ổng về một cái, là đầu tiên dẫn ổng đi ăn phở. Phở Quyền dưới ngã tư Phú Nhuận đó. Sau khi mà đổi tiền đó thì 500 ngày xưa chỉ được 1 đồng sau này. Tô phở tính 9 đồng, là ổng nhân lên liền. Ổng nói trời ơi sao mà mắc quá vậy. Ổng nói chỉ ăn một lần thôi nha, không ăn nữa nha. Mắc quá đi! Lúc đó tại mình là con út trong nhà thành ra cũng không bận bịu gì với gia đình nhiều nên ảnh mới về thì khao ảnh đó mà."
Có một lần tôi gặp một ông già gánh quà đi thăm con mấy lần mà họ không cho thăm. Sau cùng thì họ phát cho cái khăn tang và nói là con ổng chết mấy tháng nay rồi. Ổng khóc quá trời rồi lăn ra chết giấc.Rồi vài tháng sau, chị Kim Kiều cùng người yêu nên duyên vợ chồng. Sau nhiều lần vượt biển thất bại, cuối cùng anh chị cũng đến được bến bờ Tự Do. Trong thời gian anh chị chờ thanh lọc để đi định cư ở quốc gia thứ ba thì những người tù cải tạo khác đã cùng gia đình lần lượt đến Hoa Kỳ qua chương trình HO, trong đó có gia đình chị Ngọc Diệp và chị Kim Duyên. Chị Kim Kiều tâm sự:
Chị Ngọc Diệp
"Đầu năm 89 là tụi tôi đem con đi vượt biển nữa, lúc đó cháu được 5 tuổi. Khi tôi đi thì mấy bà chị của tôi không cho đi, bảo là nộp đơn HO để đi, thì tôi nói là không thể tin được việt cộng, nên nộp đơn thì tôi cứ nộp nhưng mà đi vượt biên thì cũng cứ đi. Sống chết ngoài biển thì giao cho Trời vậy thôi. Tại thằng nhỏ nó còn nhỏ quá nên các chị của tôi cản. Chúng tôi ở trại tị nạn gần 4 năm rưỡi. Tới trại tị nạn là năm 89 mà cuối năm 93 mới qua Mỹ."
Nỗi đau không phai
Niềm vui được sống trong một xứ sở Tự Do vẫn không làm các chị quên được quê nhà. Hồi tưởng lại những năm xưa, chị Kim Duyên cho biết:"Bây giờ nghĩ lại thời gian đó thật là khủng khiếp. Trời ơi! những người cộng sản đối đãi với dân mình không được tốt đẹp. Họ đối xử chênh lệch, nào là con ngụy, nào là con này kia, Không được học những ngành chuyên môn. Họ tìm đủ mọi cách để không cho người dân của chế độ cũ được làm gì hết. Thành ra bây giờ tôi nghĩ đến cái chế độ của họ tôi thấy khủng khiếp quá! Khủng khiếp trong sợ hãi."
Chị Ngọc Diệp hiện vẫn còn mẹ già tại Việt Nam, chị đang phân vân không biết có về tham dự lễ thượng thọ 90 của Mẹ chị hay không:
"Mẹ tôi 90 tuổi rồi đó, Mẹ kêu tôi về làm lễ 90 tuổi cho Bà nhưng không biết tôi có về được không. Tháng mười hay tháng mười một sẽ làm sinh nhật 90 cho Bà"
Trong khi đó, chị Kim Kiều thì xem những tháng ngày khó khăn mà chị đã trải qua, như là những kinh nghiệm sống quí báu cho bản thân nhưng vẫn nhất quyết không về thăm nhà, khi quê hương chưa có được tự do:
"Đúng thì thật ra mình ở nó khổ thiệt nhưng có sống như vậy mình mới biết được dân của mình. Mình sống qua với việt cộng, rồi mình sống ở trại tị nạn thì mình biết được những thứ đó. Đó là những bài học rất là quí báu. Có những người may mắn thì họ không trải qua những cái đó, thì đúng là họ may mắn, nhưng họ không biết được những cái đó.
Còn lớp trẻ thì không hiểu được đâu. Không rút được kinh nghiệm đau thương sống với việt cộng. Tôi qua đây hai mươi năm rồi, tôi không về. Khi nào không còn việt cộng tôi mới về.Còn lớp trẻ thì không hiểu được đâu. Không rút được kinh nghiệm đau thương sống với việt cộng. Không thể nào hiểu được cái đau thương đó. Tôi qua đây hai mươi năm rồi, tôi không về. Khi nào không còn việt cộng tôi mới về, còn Việt cộng là tôi không về."
Chị Kim Kiều
37 năm đã trôi qua, những thiếu phụ trẻ ngày nào giờ đây đang bước vào tuổi hạc. Tuổi thanh xuân của họ đã trôi qua trong thời chiến với nỗi âu lo cho người yêu ngoài mặt trận. Và khi đất nước thống nhất, hòa bình thì họ lại phải âm thầm tần tảo nuôi con thơ và thăm nuôi chồng trong các trại tù cải tạo, rồi lại lo tìm đường vượt biển để mong đến bến bờ tự do. Họ là những bà mẹ Việt Nam tiêu biểu, âm thầm chịu đựng và luôn quên mình để kiên cường gây dựng cho các thế hệ mai sau.
No comments:
Post a Comment