CHÍNH SÁCH TOÀN CẦU HÓA
Trong tháng 4- 2001, hội
nghị các cường quốc tại Montreal
( Quebec, Canada) đã bị dân chúng biểu tình
phản đối kịch liệt chính sách toàn cầu hóa của các cường quốc.
Gần đây các nước tư bản
tích cực chủ trương toàn cầu hóa. Tổng thống Clinton trước đây tuyên bố rằng chủ trương
toàn cầu hóa không phải là một chính sách mà bây giờ đã trở thành một thực thể.
Tony Blair cũng nhận định rằng Toàn cầu hóa là một chính sách không thể đảo ngược,
không thể cưỡng lại.. Thực ra chính sách này đã có từ lâu. Phi Luật Tân là một
quốc gia xuất cảng nhân lực đi khắp thế giới đặc biệt là phụ nữ làm gia nhân tại
các tư gia. Các thương gia nuớc này trước đây đã tuyên bố rằng họ phải tòan cầu
hóa nếu họ muốn sống còn. Và trước đệ nhị thế chiến và sau đệ nhị thế chiến, thực
dân, đế quốc, phát xít và cộng sản đã thực hiện chính sách tòan cầu hóa để xâm
chiếm thế giới.
Chính sách toàn cầu hóa giữa
thế kỷ 20 mang một màu sắc riêng. Khi Đặng Tiểu Bình làm thủ tướng Trung quốc
đã chủ trương phát triển kinh tế, không theo chính sách vô sản chuyên chính chặt
chẽ của Mao Trạch Đông mà theo đường lối thực dụng " mèo trắng mèo đen đều
tốt miễn bắt được chuột". Rồi sau khi Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, Gorbachev
chủ trương chính sách tái thiết cơ cấu (Perestroika) và cởi mở ( Glasnost). Chiến
tranh lạnh chấm dứt. Các nước tư bản nhận thấy đây là cơ hội tốt để làm ăn tại
các nước cộng sản. Họ lợi dụng giá công nhân rẻ tại các nước cộng sản và các nước
thứ ba. Do đó họ đã di chuyển cơ sở sản xuất, vốn liếng và kỹ thuật từ các nước
tư bản sang các nuớc nghèo. Do đó, toàn cầu hóa có thể định nghĩa là sự gia
tăng di chuyển vốn líếng, sản phẩm,và kỹ thuật từ nước này qua các nước khác khắp
trên thế giới.
Chính sách toàn cầu hóa đã
đem lại lợi tức cho các nhà tư bản. Như hãng Nike nếu trả nhân công tại Mỹ phải
$10 hay $11một giờ, trong khi trả nhân công tại Trung quốc chỉ 11cent một giờ.
Ông Phil Knight, người sáng lập và chủ tịch hãng Nike đã thâu hoạch hơn 5 tỷ mỹ
kim trong vụ toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, chủ trương toàn
cầu hóa đã mang nhiều tai hại hơn ích lợi.
1. Gây bất lợi cho các nhà
tư bản quốc gia ( không theo toàn cầu hóa)
2. Gây nạn thất nghiệp tại
các quốc gia tư bản bởi vì các hãng xưởng
đóng cửa và dời qua Trung
quốc, Ấn Độ, Triều Tiên. Nếu tình trạng này kéo dài, các nước tư bản sẽ bị diệt
vong.
3. Tăng sức mạnh cho bọn
lãnh đạo cộng sản, khiến cho chúng tồn tại lâu dài và bóc lột nhân dân.
No comments:
Post a Comment