Son Trung
Chiều thứ bảy, đường phố Sài gòn đông đúc người qua lại. Con đường Sài gòn ra ngoại ô hơi vắng vì phần lớn cán bộ và nhân viên trong thành phố đã nghỉ cuối tuần, không phải bịt mặt mũi đi xe từ Sài gòn lên Thủ Đức, Biên Hòa làm việc. Khoảng ba giờ chiều, bỗng một đoàn xe gắn máy chạy từ Sài gòn về Thủ Đức vòng qua xa lộ trở về Sài gòn. Đoàn xe rât đông độ vài chục chiếc, chạy nhanh như bay khiến khách đi dường gồm ngườI đi xe đạp và gắn máy sợ hãi phải ép vào bên đường. Đoàn này qua đi, lát sau lại có đoàn khác tiếp tục đuổi theo đoàn trước. Trên xe, gồm những thiếu niên khoảng 16, 18 tuổi. Tất cả cắm cúi cho xe chạy thật nhanh dường như không chú ý đến khách đi đường. Một lát sau có xe công an đuổi theo, nhưng họ đã đi xa hoặc biến mất rồi. Đằng sau họ, môt làn bụi dày bốc lên mỏng dần rồi tan biến vào buổi chiều ngoại ô. Mãy ông công an đậu xe lại bên đường một hồi rồi quay về Sài gòn.
Bê ở với bà ngoại. Bê không biết mặt má và ba của Bê. Bà ngoại nuôi Bê từ nhỏ,và bà không bao giờ nói đến ba má của Bê. Có lẽ Bê là đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ. Có thể Bê là đứa con hoang, vô thừa nhận. Có thể má của Bê đang ở một phương trời nào đó và đã quên đứa con lạc loài của mình. Cũng có thể ngoại dã nhặt Bê ngoài đường đem về nuôi. Nhiều lần Bê hỏi ba má em là ai nhưng ngoại im lặng rất lâu rồi đáp: Tía má mày chết rồi! Trong nhà chỉ có hai bà cháu. Hai bà cháu ở trong một túp lều tranh tận Xóm Củi. Bà ngoại của Bê làm nghề bán trứng vịt tại chợ Xóm Củi. Bà bán hàng từ sáng đến chiều mới về. Buổi sáng, trước khi đi chợ, ngoại đã nấu sẵn cơm cá mang ra chợ ăn và để phần cơm cho Bê ăn sáng và ăn trưa. Chiều về ngoại nấu cơm canh tươm tất hơn để cho hai bà cháu cùng ăn. Bà cho Bê đến trường nhưng Bê bỏ học, theo bọn trẻ vô gia cư đi đá banh hay đi tắm sông. Chơi chán, cả đám tổ chức đánh ln với đám trẻ bên Chợ Quán. Mãy tháng trước, ngoại ngât xỉu nên mây bà ngoài chợ chở bà vào nhà thương Chợ Quán. Lần đó, Bê vào bệnh viện ở với ngoại một tuần. Hai bà cháu cùng ăn phần ăn do nhà thương cung cấp, thiếu thì Bê chạy ra ngoài cổng bệnh viện mua bánh mì hay cơm cháo mà ăn thêm. Tối trải báo nằm dưới sàn nhà bệnh viện. Buổi chiều, Bê rảo chơi ngoài bệnh viện. Mãy đứa bé cùng tuổi với Bê, thấy Bê ở xa đến, tìm cách bắt nạt. Bê chống cự lại, đánh cho bọn chúng chạy dài. Hôm sau bọn chúng tăng viện, Bê thua phải rút vào bệnh viện cố thủ. Sau khi ra bệnh viện, Bê rủ bọn trẻ sang Chợ Quán tầm thù. Cả bọn đánh nhau mãi, trận thắng trận thua, không bên nào nhịn bên nào. Vì có lòng can đảm, Bê được bọn trẻ tôn làm anh Hai. Danh tiếng của Bê lẫy lừng, được anh Tám, một tay anh chị kết nạp Bê làm b hạ. Từ đó Bê theo anh Tám canh gác sòng bạc, hay giao hàng lậu. Từ đó Bê có tiền rủng rỉnh. Bê mua một chiếc xe đạp để đi chơi. Sau Bê mua một chiếc Honda cũ . Nhưng tính ăn chơi xa xỉ, được bao nhiêu tiền, Bê đem nướng vào sòng bài hay ăn nhậu cùng bạn bè. Bê chưa bao giờ biếu ngoại được món tiền nhỏ cho ngoại vui lòng. Cuộc đời vui vẻ cứ tiếp tục như thế thì ngày 30-4-75 xảy đến. Lúc bấy giờ Bê đã 16 tuổi. Bê chơi thân với mấy cậu con cán bộ ngoài bắc vào. Cả bọn rủ nhau đua xe gắn máy. Trong vài trận đua thân hữu, Bê đã tỏ ra xuât săc, được cả bọn giơi thiệu với các công tử ngoài quận Nhất, Sài gòn. Đây là những tay đua chuyên nghiệp đã nổi tiếng ngoài Hà Nội. Họ đã tổ chức đánh cá với nhau tới hàng chục cây vàng trong mỗi trận đua. Tay đua hạng nhất được giải thưởng năm hay muời cây vàng. Và đó là một quyến rũ đối với những thiếu niên thành phố say tốc độ.
Hàng ngày Bê luyện tập một mình. Cũng uốn éo, bay lượn đủ kiểu trình diễn mà bọn chúng thấy trên TV ngoại quốc.Hàng tuần, Bê theo bọn trẻ Xóm Củi luyện tập. Cuối tuần cả bọn ra Sài gòn tập dượt chung. Bọn trẻ ở Sai gòn trước đây đã từng làm mưa làm gió tại Hà Nội. Chúng là con các bộ trưởng, giám đốc, công an bắt chúng rồi cũng phải thả ra vì không muốn mất lòng cấp trên. Nay chúng vào Sài gòn cùng bố mẹ, và tiếp tục trò chơi hấp dẫn này. Không những là một trò chơi mà còn là một mối lợi. Hàng tháng chúng thu tiền cá độ cũng đuợc mỗi đứa vài cây vàng. Đây là một sòng bạc lưu đng, nguời ngoài không ai biết người tổ chức là ai, ngoại trừ mấy đứa thân cận ban tổ chức.
Sài gòn cuối tuần, không khí ngoại ô tương đối yên tĩnh. Thỉnh thoảng mới có một vài chiếc xe đò , xe đạp hay xe gắn máy chạy trên xa lộ Thủ Đức. Bỗng từ Sài gòn, khói bụi bốc cao, tiếng xe gắn máy nổ ầm ầm và bóng dáng các tử thần xuất hiện trên xa lộ. Mọi người hốt hoảng dạt vào lề. Khi đoàn xe lướt qua, người ta nghe mt tiếng va chạm rùng rợn và tiêng thét hãi hùng, và trong đám xe cộ, hai thân hình ngã xuống. Đoàn xe đua thản nhiên đi qua không dừng lại, và biến mất. Khách đi đường dừng lại, kêu xe xích lô mang hai người bị thương vào bệnh viện. Nghe đâu khi đưa họ vào bệnh viện hai người đã tăt thở. Hai người này là Lan và Minh là hai sinh viên trường Đại Học Nông Nghiệp Thủ Đức. Hàng ngày hai người đi Honda từ Sài gòn lên Thủ Đức học. Hai người yêu nhau và ước định sau khi ra trường sẽ làm lễ thành hôn. Hôm nay, xe Honda của Lan bị hỏng máy, Minh phải đến chở Lan đi học. Vì tuần tới là ngày thi, hai cô cậu sinh viên phải ở lại trường ôn tập. Khi ra về đến xa lộ thì đã 7 giờ chiều. Họ gặp tai nạn và vĩnh viễn đi vào hư không.
Ngoại rất bực mình vì suốt ngày Bê chỉ đi chơi và đua xe. It lâu sau, nhà nước cấm buôn bán cá thể. Các cửa hàng vàng, kim cưong, mỹ phẩm, các sạp vải bị đóng cửa, tài sản bị tịch thu, và chủ nhân bị tù về tội tư sản. Và nghề buôn thúng bán mẹt ngoài chợ cũng bị khó khăn. Bà ngoại của Bê cũng cùng chung số phận. Bà phải ở nhà, không được ra chợ buôn bán. Muốn buôn bán, phải đăng ký, nộp một số tiền lớn, và phải đưọc ủy ban duyệt xét và chứng nhận là gia dình thương binh liệt sĩ, gia dình có công với cách mạng, gia đình cán bộ. Tiền bạc và những tước vị như vậy thì bà không có cho nên bà phải ở nhà nhịn đói. Còn được bao nhiêu tiền bạc lấy ra ăn dần. Nếu hết tiền thì đi ăn xin. Bà chẳng lo cho bà mà chỉ lo cho Bê, song Bê quen thói rong chơi từ nhỏ, chẳng lo gì đến tương lai. Ngoại đã cho tiền Bê mua xe tốt để đi học nghề điện với hy vọng là sau một thời gian học, Bê có thể đi làm và nuôi thân. Sau này bà già yếu thì Bê có thể tự lập, bà không phải lo lắng cho nó. Thế mà nó đem tiền học phí đi nạp cho bọn đua xe, và suôt ngày đua xe, chẳng học gì cả. Bà đã la mắng nó, nó bỏ đi ít bữa lại trở về. Bà nghĩ rằng có lẽ nghề điện khó học, hoặc người ta hành hạ nó, mắng chửi nó cho nên nó bỏ học. Bà lại bỏ tiền ra cho nó theo ông Sáu vào hợp tác xã gỗ, học đóng bàn đóng ghế. Nhưng đuợc vài ba ngày, nó không chịu mùi gỗ, không muốn cầm cái búa, cái cưa, mà chỉ muốn bay lưọn trên xa lộ. Nó không thích làm thầy giáo, làm thư ký, làm công nhân mà chỉ thích làm anh hùng xa lộ. Nó tâm đắc hết sức với bọn trẻ Bắc Kỳ 75 nhất là việc đua xe. Hồi trươc nó đã học thói chửi thề, nay theo bọn Bắc kỳ 75, nó càng chửi thề, văng tục luôn miệng. Bà răn dạy nó, nó chửi thề rồi bỏ đi. Sau khi ngoại bị Nhà nước cấm buôn bán, nên ngày nào bà cũng có nhà, và phải thường xuyên đối diện với Bê và lũ bạn bè hư hỏng của nó. Bà đã bực mình vì nhà nước cấm bà buôn bán, nay lại bực mình về việc thằng Bê rong chơi, không học ăn học làm với người ta. Bà la mắng nó, nó nói: Ngoại dừng lo, tết này đời con sẽ thay đổi. Con sẽ không thèm ở căn nhà tồi tệ này nữa đâu.
Thằng Bê mơ ước cao xa. Nó có tâm hồn bay bổng. Nó là con chim phượng hoàng bay lượn trên không trung, chứ không là con ngựa kéo xe, con bò kéo cày hoặc con gà ăn quẩn cối xay. Nó là tay đua hạng nhất trong thành phố. Không đứa trẻ nào lanh lợi, can trường và táo bạo như nó. Nó tính năm nay nó sẽ chiếm giải nhất trong dịp tết sắp tới. Không nhất thì nhì. Nghe thằng Bảy nói tiền cá độ lên đến mấy trăm cây vàng, và giải thưởng hạng nhât là hai mươi cây vàng, hạng nhì mười lăm cây và hạng ba là mười cây. Đó là một mục tiêu hấp dẫn. Vừa nghe nói là đã mê tơi! Nó càng ra sức tập luyện. Hể mở măt ra là nó đã xách xe đi cho đến tối mịt mới về. Bà ngoại rầy la, nó nói: Ngoại đừng lo. Thằng này không phải là đứa tầm thường. Rồi ngoại coi, con sẽ có rât nhiêu tiền. Con làm một buổi bằng thiên hạ làm cả đời. Ngoại yên chí, dừng lo lắng gì. Sau Têt là con không còn ở về căn nhà lụp xụp này nữa đâu!
Không riêng Bê tính toán, mà rất nhiều người tính toán. Ban tổ chức hy vọng tết này sẽ thu khoảng vài chục cây vàng tiền lời. Còn bọn đàn em, đứa nào cũng hy vọng thắng hạng nhât, nhì ba. Chúng lo ngại thằng Bê nhất. Nhóm thằng Tám có sáu thằng, và thằng Tám làm quân sư tuyên bố : Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu. Còn thằng Bê đc lập, một mình một xe, không cần cấu kêt với thằng nào.
Ngày thứ bảy 26 tháng chạp đã đến. Cả bọn náo nức chờ đợi. Xe tập trung tại cầu Phan Thanh Giản, nghe hiệu lệnh ba phát súng là cả bọn nổ máy, xả ga. Xe chạy qua xa lộ Thủ Đức, đến Biên Hòa, qua rừng cao su. Xe thằng Bê dẫn đầu . Nöi đây vắng vẻ. Bọn thằng Tám bám sát thằng Bê. Trong lúc gay cấn thì đàng sau tụi nó, một chiếc xe du lịch màu xanh chạy tới. Xe bóp còi liên tục đòi vượt. Thằng Bê kiên trì giữ tốc đ và không nhường đường. Xe sau bóp còi liên tục. Thằng Bê cáu tiết xả ga thêm, và chặn đầu không cho xe du lịch vượt. Xe du lịch tăng tốc độ, chạy song song với xe của Bê. Hai xe chạy ngang nhau chẳng xe nào chịu nhường xe nào. Cuộc đua xe gắn máy trở thành cuc đua xe du lịch và xe gắn máy. Không biết thằng Bê loạng quạng hay xe du lịch cố ý chèn ép, khiến xe du lịch đụng mạnh vào xe gắn máy của thằng Bê, khiến thằng Bê mất thăng bằng, té lăn nhào, gẫy cổ bể đầu mà chết. Cả bọn vẫn tiếp tục hướng về trước. Hai ba giờ sau, một chuyến xe Sài gòn, Vũng Tàu chạy qua, phát giác một tử thi giữa đường, và báo cho cảnh sát. Công việc của cảnh sát là lập bản báo cáo, tịch thu xe, và đưa xác vào nhà thương. Chuyến đó, phe thằng Tám đại thắng chiếm giải nhất và giải nhì.
Bà ngoại của Bê chết ngất khi nghe tin thằng Bê gặp tai nạn xe cộ. Có người xui bà đi kiện nhưng bà biết thân phận mình nhỏ nhoi, chẳng làm gì đuợc các công tử của các đại thần trong triều. Công an Xóm Củi và công an thành phố đến điều tra và bảo đó là một tai nạn giao thông bình thường, cháu bà lái xe quá tốc độ, bị xe tải đụng chêt rồi bỏ chạy. Hiện nay công an đang điều tra thủ phạm. Lúc nào tìm ra thủ phạm, họ sẽ tin cho bà hay. Bà vừa khóc vừa cám ơn họ.
Tết đó, bà ngoại ăn Tết một mình, thằng Bê không trở về căn nhà lụp xụp của bà nữa.
No comments:
Post a Comment