CHÙA BÁI ĐÍNH
Tài liệu tổng hợp
Một ngôi chùa được coi là to và đẹp nhất Việt Nam đó chính là chùa Bái Đính, nằm trong một thung lũng mênh mang hồ và núi đá, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn (Ninh Bình).
I. LỊCH SỬ
Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800 m về phía đông nam men theo sườn núi Đính. Khu chùa này nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên.
Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần.Năm 1997 chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Mặc dù khu chùa có lịch sử hình thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư tứ trấn nhưng chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý.
ĐƯỜNG LÊN CHÙA - CÁC CỔNG TAM QUAN
Bắt đầu leo, tổng cổng khoảng 280 bậc.
Đến tam quan thứ nhất
Đến tam quan thứ hai
Đền thờ thánh Nguyễn
Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không là người sáng lập chùa Bái Đính. Sư tên Nguyễn Chí Thành, sanh ngày 14 tháng 8 năm Bính Thìn (1076) tại làng Loại Trì, huyện Chân Định, tỉnh Nam Định, cũng có tài liệu nói ông sinh tại xã Đàm Xá, phủ Tràng An (nay là làng Điền Xá, xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình). Cha của thánh Nguyễn là ông Nguyễn Sùng, quê ở thôn Điềm Xá, phủ Tràng An. Mẹ ông là bà Dương Thị Mỹ, quê ở Phả Lại, phủ Từ Sơn (Bắc Ninh).
Gia cảnh hai vợ chồng ông Nguyễn Sùng rất nghèo nhưng luôn luôn chăm lo làm việc thiện. Hai ông bà sinh hạ được một người con trai khôi ngô, tuấn tú, đặt tên là Nguyễn Chí Thành. Cha mẹ mất sớm, cậu bé phải mò cua, bắt cá, sinh sống qua ngày trên sông Hoàng Long. Nguyễn Chí Thành lớn lên sang Tây Trúc học đạo và kết nghĩa anh em với Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Giác Hải là hai vị chân sư có uy tín đương thời.
Khi tu hành đắc đạo, Nguyễn Chí Thành trở về quê nhà dựng chùa Viên Quang, sau đó lại lập nhiều chùa ở Phả Lại (Bắc Ninh), Giao Thủy (Nam Định), Vũ Thư (Thái Bình)... để tu hành, lấy vị hiệu là Minh Không. Trong suốt cuộc đời, Nguyễn Minh Không đã dựng tới 500 ngôi chùa trên đất Đại Việt thường cùng với Giác Hải, Đạo Hạnh làm bạn thân. Năm hai mươi chín tuổi, Sư cùng hai vị ấy sang Thiên Trúc học đạo với thầy Sa-môn, được phép Lục trí thần. Trở về quê, Sư tạo ngôi chùa Diên Phước, ở đó chuyên trì chú Đại bi. Nhiều tài liệu cho rằng ông có pháp danh là Không Lộ, cũng có tài liệu nói Không Lộ là tên chùa của ông tu tập.
Bấy giờ, Sư muốn tạo Đại Nam tứ khí (tượng Phật, hồng chung, cái đỉnh, cái vạc) không nệ nhà nghèo sức mọn. Một hôm, Sư suy nghĩ: “Nước Tống ắt có nhiều đồng tốt, có thể dùng đúc được.” Nghĩ xong, Sư thẳng đường sang Bắc triều (Trung Quốc). Trước nhất, Sư ghé trọ một nhà trưởng giả xin mảnh đất bằng chiếc ca-sa để lập Kỳ Viên. Trưởng giả cười bảo: “Xưa kia Thái tử nhà Lương muốn lập Kỳ Viên, khoảng đất rộng đến ngàn dặm, lấy vàng lót đất. Tại sao ông chỉ xin mảnh đất bằng áo ca-sa, chỉ bằng chuồng gà mà làm gì?” Đêm ấy, Sư trải chiếc ca-sa khắp mười dặm đất. Trưởng giả thấy Sư có phép thần liền dẫn vợ con ra lễ bái, từ đây cả nhà đều qui y Tam Bảo.
Hôm khác, Sư đắp y mang bát chống gậy trước thềm rồng đứng khoanh tay. Vua Tống vào triều, bá quan văn võ tung hô xong, xem thấy vị Sư già bèn triệu vào, hỏi:
- Thầy già ốm này là dân phương nào, tên họ là gì? đến đây có việc chi?
Sư tâu:
- Thần là kẻ Bần tăng ở tiểu quốc, xuất gia đã lâu, nay muốn tạo Đại Nam tứ khí, mà sức không tùy tâm, nên chẳng sợ xa xôi lặn lội đến đây, cúi mong Thánh đế mở rộng lòng thương ban cho chút ít đồng tốt, để đem về đúc tạo.
Vua Tống hỏi:
- Thầy đem theo bao nhiêu đồ đệ?
Sư tâu:
- Bần tăng chỉ có một mình, xin đầy đãy này quảy về.
Vua bảo:
- Phương Nam đường xa diệu vợi, tùy sức Sư lấy được bao nhiêu thì cho bấy nhiêu, đủ quảy thì thôi.
Sư vào kho đồng lấy gần hết sạch mà chưa đầy đãy, quan giữ kho le lưỡi lắc đầu, vào triều tâu việc ấy cho Vua. Vua ngạc nhiên hối hận, nhưng lỡ hứa rồi, không biết làm sao.
Sư nhận đồng xong, vua Tống sai bá quan tiễn Sư đưa về nước. Sư từ rằng:
- Một đãy đồng này, tự thân Bần tăng vận sức quảy nổi, không dám làm phiền nhọc các Ngài tiễn đưa.
Nói xong, Sư bước ra lấy đãy máng vào đầu gậy nhẹ nhàng mang đi. Đến sông Hoàng Hà, Sư lấy nón thả xuống nước sang sông chỉ trong khoảng chớp mắt đã đến bờ.
Về nước, Sư đến chùa Quỳnh Lâm huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương đúc một tượng Phật Di-đà thật cao lớn. Tại kinh đô nơi tháp Báo Thiên, Sư đúc một cái đỉnh. Ở Phả Lại, Sư đúc một quả đại hồng chung. Tại Minh Đảnh, Sư đúc một cái vạc.
Phần còn dư, Sư đem về chùa quê làng đúc một đại hồng chung nặng ba ngàn ba trăm cân, và đúc một đại hồng chung ở chùa Diên Phước Giao Thủy nặng ba ngàn cân. Công quả hoàn thành, Sư làm bài tán rằng:
Nón nổi vượt biển cả,
Một hơi muôn dặm đường.
Một đãy sạch đồng Tống,
Dang tay sức ngàn ngựa.
(Lạp phù việt đại hải,
Nhất tức vạn lý trình.
Tống đồng nhất nang tận,
Phấn tý thiên câu lực.)
Thời vua Lý Nhân Tông kiến tạo điện Hưng Long cả năm mới xong, điện cực kỳ tráng lệ. Bỗng trên nóc có hai con chim cáp đậu kêu to, tiếng vang như sấm. Vua lo buồn chẳng vui, quan chỉ huy thấy thế tâu: “Điềm này chỉ có Minh Không và Giác Hải mới trừ được.” Vua bèn sai ông đi thỉnh Sư, ngày rằm tháng giêng, ông đến trước am Sư. Sư hỏi: “Quan chỉ huy sao đến chậm vậy?” Ông hỏi lại: “Sao Thầy biết trước chức của tôi?” Sư đáp: “Ta cỡi trăng đạp gió chợt vào thành vua, sớm đã nghe biết việc này.” Liền hôm ấy, Sư đến kinh đô, thẳng đến điện Hưng Long, Sư tụng chú thầm, hai con chim lạ ấy nghẹn cổ chẳng kêu, giây lát sau liền rơi xuống đất. Vua thưởng cho Sư một ngàn cân vàng, và năm trăm khoảnh ruộng để hương hỏa cho chùa và phong chức Quốc sư.
Năm vua Lý Thần Tông hai mươi mốt tuổi, bỗng nhiên mắc bệnh biến thành cọp, ngồi xổm chụp người, cuồng loạn đáng sợ. Triều đình phải làm cũi vàng nhốt Vua trong đó. Khi ấy có đứa bé ở Chân Định hát rằng:
Nước có Lý Thần Tông,
Triều đình muôn việc thông.
Muốn chữa bệnh thiên hạ,
Cần được Nguyễn Minh Không.
Nguyễn Minh Không được các làng nghề đúc đồng suy tôn là ông tổ của nghề đúc đồng. Ông chính là người góp phần tạo nên “Tứ đại khí” nổi tiếng ở nước Việt thời nhà Lý là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, tượng phật Quỳnh Lâm và Vạc Phổ Minh. Những địa phương có nghề đúc đồng lâu đời như các làng nghề Yên Xá, Tống Xá ở Ý Yên, lễ hội chợ Viềng (Nam Định); phố Lò Đúc (Hà Nội) , phố Ngũ Xã Ba Đình, Hà Nội; Đình làng Chè, làng Rỵ (Thiệu Hoá, Thanh Hóa) đều thờ ông là ông tổ đúc đồng. Còn theo đền thờ tổ nghề đồng ở làng nghề đúc đồng Đông Sơn, Thanh Hóa và đền thờ sư tổ nghề đồng ở số 5 phố Châu Long – Hoàn Kiếm thì Tổ sư nghề đúc đồng là ông Khổng Minh Không. Trong các tài liệu lịch sử không có tên Khổng Minh Không. Dân gian đã hoà nhập Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không làm một thành Khổng Minh Không. Có lẽ dân chúng lầm lạc giữa các tên Khổng Minh, Minh Không mà ra.
Sau khi ông viên tịch, nhân dân tôn sùng gọi là đức thánh Nguyễn. Khu vực núi Đính nằm cách quê hương đức thánh Nguyễn Minh Không 4 km. Tương truyền khi ông đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông đã phát hiện ra các hang động đẹp liền dựng chùa thờ phật và tạo dựng một vườn thuốc quý để chữa bệnh cho dân. Đền thánh Nguyễn nằm ngay tại ngã ba đầu dốc, xây theo kiểu tựa lưng vào núi, trong đền có tượng của ông được đúc bằng đồng.
Các hình ảnh đền thờ Nguyễn Minh Không ( Lý Quốc Sư ).
Đền thờ Nguyễn Minh Không thấp thoáng trước Hang Tối.
Hang sáng, động tối
Lên thăm hang động ở núi Bái Đính phải bước khoảng 300 bậc đá, qua cổng tam quan ở lưng chừng núi. Lên hết dốc là tới ngã ba: bên phải là hang sáng thờ Phật và Thần, bên trái là động tối thờ Mẫu và Tiên. Phía trên cửa hang sáng có 4 chữ đại tự "Minh Đỉnh Danh Lam" khắc trên đá do Lê Thánh Tông ban tặng có nghĩa là: “Lưu Danh Thơm Cảnh Đẹp”. Khi lên vãn cảnh chùa trên đỉnh Bái Đính, vua Lê Thánh Tông đã tạc một bài thơ tứ tuỵêt chữ Hán được dịch như sau:
Che chở kinh thành tự thuở xưa
Nhân kiệt, địa linh nên vượng khí
Núi thiêng cảnh đẹp vững sơn hà.
Động dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và trần của động bằng phẳng. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối hang sẽ dẫn tới một cửa hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Nếu đi tiếp xuống các bậc đá sẽ đến đền thờ thần Cao Sơn. Quay trở lại ngã ba đầu dốc, theo đường rẽ trái khoảng 50m là tới động Tối. Động Tối lớn hơn hang Sáng, gồm 7 buồng, có hang trên cao, có hang ở dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá, có hang nền bằng phẳng, có hang nền trũng xuống như lòng chảo, có hang trần bằng, có hang được tạo hóa ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn trạng. Trong động tối có giếng ngọc tạo thành do nước lạnh từ trần động rơi xuống. Các vị Tiên được thờ ở nhiều ngách trong động.
Cửa hang tối, nơi thờ Phật
Trong động.
Ao Tiên trong động luôn có nước ( do nước trên các nhũ đá nhỏ xuống )
Vào hang sáng ( thờ thiên )
Cửa hang Sáng ( đỉnh núi )
Đỉnh núi Bái Đính
Bên trong động tối với các nhũ đá lộng lẫy, nơi thờ bà chúa thượng ngàn
II.CHÙA BÁI ĐÍNH MỚI
Chủ trì thiết kế kiến trúc chùa Bái Đính là Giáo sư, Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính - Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích Trung ương (Viện Bảo tồn di tích Việt Nam).
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn hóa, ông rất tự hào về những gì bình dị nhất trong đời sống quê hương, quý trọng phong cảnh thiên nhiên, phong tục tập quán của đất nước và dân tộc. Đồng thời việc được học tập và thụ hưởng nền văn hóa Nga vĩ đại, trở về quê hương, ông đã tìm thấy sự đồng cảm nơi những di sản kiến trúc mang đậm giá trị văn hoá Việt. Những yếu tố ấy đã kết tinh và thăng hoa trong nghệ thuật kiến trúc chùa Bái Đính để nơi đây sớm trở thành kỳ quan văn hóa nổi tiếng của nhân loại.
Chùa Bái Đính do giáo sư thiết kế đã sử dụng vật liệu địa phương là đá xanh Ninh Bình và đúc đồng Ý Yên – đều là những sản phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa Hoa Lư. Kiến trúc chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng nhưng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam như sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương: đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết Cúc Phương, ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm...
Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng, nó không giống với nét thẳng thô của chùa Trung Quốc. Các chi tiết trang chí kiến trúc chùa cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Chùa Bái Đính khi xây dựng được gọi là "đại công trường" với 500 nghệ nhân gồm rất nhiều tổ thợ đến từ những làng nghề nổi tiếng như mộc Phú Lộc, trạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng... các nghệ nhân này được sử dụng các vật liệu địa phương như gỗ lim, đá xanh Ninh Bình, ngói men Bát Tràng... để tạo ra nét thuần Việt trong kiến trúc siêu chùa.
Nguyễn Văn Trường là một doanh nhân nổi tiếng nằm trong nhóm doanh nhân đạt danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và Cúp Vàng hội nhập kinh tế quốc tế. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành VCCI khóa V - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Giám đốc Doanh nghiệp Xuân Trường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Du lịch Hoa Lư, Giám đốc Khách sạn Hoa Lư. Doanh nhân Nguyễn Văn Trường được biết đến với việc mạnh tay đầu tư cả nghìn tỷ đồng vào Khu Du lịch Tràng An - chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).
Ông Nguyễn Văn Trường (áo trắng)
Chùa Bái Đính
Có quần thể hang động Tràng An và chùa Bái Đính, bản đồ du lịch của Ninh Bình bỗng thay đổi hẳn. Từ chỗ chỉ có Tam Cốc - Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, rừng quốc gia Cúc Phương, Vân Long - kênh Gà, nay Bái Đính và Tràng An lại đứng đầu bảng về lượt người tham quan dù chưa hoàn thành. Từ chỗ không có khách lưu trú, nay lượng khách nghỉ đêm tại khách sạn tăng lên đáng kể, vì riêng thăm thú Tràng An và Bái Đính đã mất trọn một ngày.
Niềm vui lớn nhất của Trường đại gia là hàng ngàn người dân Gia Viễn quê anh có việc làm, thu nhập ổn định khi quần thể hang động Tràng An và khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính đi vào hoạt động. Chèo đò, chạy xe ôm, bán hàng, chụp ảnh. Những thứ việc đó ở Bái Đính và Tràng An thu nhập gấp 10 lần trồng lúa.
Trường ít nói, và không bao giờ chịu để báo chí chụp ảnh, khi anh và các nhà sư đưa Ngọc xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đón tại sân bay, khi anh đứng lẫn trong các bậc tăng ni làm lễ cầu an tại Bái Đính, hoặc khi anh buộc phải lên sân khấu nhận kỷ lục Việt Nam cho nghi lễ cung nghinh Ngọc xá lợi lớn nhất Việt Nam, ngôi chùa nhiều xá lợi Phật nhất Việt Nam.
Đợt đón Ngọc xá lợi, Trường đích thân sang Ấn Độ. Ở Nội Bài, anh đã sắp xếp thuê ba chiếc xe Limousine, Hummer, Lincoln để chở xá lợi và cao tăng về Ninh Bình. Ai cũng biết, Ngọc xá lợi làm tăng tính thiêng và tăng thanh danh cho ngôi chùa.
Nhưng ít ai biết, bất cứ việc nào có lợi cho di sản và du lịch ở Ninh Bình, Trường đều sẵn sàng làm. Hội thảo về cố đô Hoa Lư, lễ hội, hội nghị xúc tiến, anh âm thầm đứng sau tài trợ.
Ba pho tuợng đồng ở tòa Tam Thế, mỗi pho nặng 50 tấn
Kiến trúc chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam như sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương (đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết), ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm...
Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng, nó không giống với nét thẳng thô của chùa Trung Quốc. Các chi tiết trang chí kiến trúc chùa cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Chùa Bái Đính khi xây dựng được gọi là "đại công trường" với 500 nghệ nhân[24] gồm rất nhiều tổ thợ đến từ những làng nghề nổi tiếng như mộc Phúc Lộc, trạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng... các nghệ nhân này được sử dụng các vật liệu địa phương như gỗ lim, đá xanh Ninh Bình, ngói men Bát Tràng... để tạo ra nét thuần Việt trong kiến trúc chùa Bái Đính.
Điều đặc biệt ở công trường xây dựng chùa Bái Đính là không gian nơi đây luôn mở. Ngay từ khi xây dựng với đại tượng phật còn đặt ở ngoài trời đã thu hút rất đông các đoàn người hành hương chiêm bái. Du khách có thể đi bất cứ nơi nào để quan sát các bộ phận công trình đang hình thành.
Đặc điểm kiến trúc
Về vật liệu, hệ thống cột và kèo ở cổng Tam Quan, hành lang La Hán và điện Quan Âm được làm bằng gỗ tứ thiết, các công trình lớn hơn làm bê tông giả gỗ. Tất cả các mái sử dụng ngói men Bát Tràng, kiến trúc ba tầng mái cong vút hình đuôi của chim phượng.
Về bố cục các kiến trúc chính như cổng Tam Quan, tháp chuông, điện Quan Âm, điệp Pháp Chủ, điện Tam Thế lần lượt có chiều cao đỉnh mái là 16.5 m, 22 m, 14.8 m, 30 m, 34 m với diện tích bên trong là 560 m², 225 m², 730 m², 2060 m² và 2370 m².
Về các đối tượng suy tôn, cổng Tam Quan với hai tượng Hộ pháp (ông thiện và ông ác) bằng đồng cao 5.5 m, nặng 12 tấn và 8 pho tượng Kim Cương. Hành lang La Hán gồm 234 gian nối liền với hai đầu Tam Quan, có chiều dài 1052 m và chiều cao sàn nâng dần theo độ dốc của sườn đồi là nơi bố trí 500 tượng La Hán bằng đá xanh Ninh Bình nguyên khối cao tới 2.5 m, nặng khoảng 4 tấn. Mỗi vị La Hán có một dáng vẻ khác nhau để miêu tả sự sống trần thế.
Tháp chuông có 3 tầng mái, mỗi tầng mái có 8 mái ghép lại, tổng cộng là 24 mái với 24 đầu đao cong vút lên, bên trong treo một quả chuông nặng 36 tấn được cấp bằng xác nhận kỷ lục: “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam". Phía dưới quả chuông đồng này là một chiếc trống đồng lớn nặng 70 tấn nằm trên nền tháp chuông, và tiếng chuông của chùa Bái Đính vang xa đến đâu thể hiện sử phổ độ của Phật lên chúng sinh đến đó. Các điện chính là nơi thờ Phật. Điện Quan Âm gồm 7 gian với gian giữa của điện đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt để thể hiện sự bao quát cứu vớt và phổ độ chúng sinh của Phật bà trên thế gian.
Tượng Phật bà được đúc bằng đồng nặng 80 tấn, cao 9.57 m được công nhận là pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam. Điện Pháp Chủ có 5 gian, gian giữa đặt pho tượng Phật Pháp Chủ bằng đồng cao 10 m, nặng 100 tấn. Được xác nhận kỷ lục ”Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam”. Trong điện còn treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn nhất Việt Nam. Điện Tam Thế tọa lạc ở trên đồi cao so với mặt nước biển là 76 m, dài 59.1 m, rộng hơn 40 m. Trong điện Tam Thế đặt 3 pho tượng Tam Thế Phật (quá khứ, hiện tại và tương lai) bằng đồng cao 7.2 m, nặng 50 tấn. Được xác nhận kỷ lục: “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”.
Trên đỉnh núi là Điện Tam Thế, được thiết kế 3 tầng mái cong, có 12 mái 4 phía, cao 30m, rộng 47m, dài 52m
Cả một quần thể chùa nằm trên núi Bái Đính, nhìn ra hồ Đầm Thị ở phía Bắc và xa hơn nữa là sông Hoàng Long. Đứng ở sân chùa Bái Đính trông ra, bốn bề là cảnh sông nước và núi đá vôi rất hữu tình, mang nét đặc trưng hiếm có của vùng Gia Viễn (Ninh Bình)- vốn được mệnh danh là “vịnh Hạ Long trên cạn”.
Mặc dù đến nay, ngôi chùa vẫn chưa xây dựng xong, mới hoàn tất được khoảng 70% công việc, xây dựng chùa, nếu tính cả dự án gồm nhiều hạng mục như hồ, suối, khu vui chơi giải trí, hang động, đường sá… thì mới chỉ đạt 30%, nhưng danh tiếng của nó đã lan rộng ra khắp các vùng vì những kỷ lục đáng ngạc nhiên mà từ xưa đến nay chưa từng gặp ở Việt Nam.
Điều đáng chú ý nhất chính là sự bề thế và hoành tráng của ngôi chùa. Ngôi Tam Thế điện có diện tích lên tới 2.400m2, gồm 12 mái, với những cây cột cao từ 22-30m. Mỗi cây cột có đường kính 80-90cm, 2-3 vòng tay người ôm. Ngôi Pháp Chủ điện, cây cột cao nhất cũng lên tới 27m và rộng gần 2.000m2 (trong khi những ngôi chùa lớn hiện nay cũng chỉ rộng 150m2). Bước vào, khách phải ngước lên mỏi cổ mới nhìn thấy xà nhà. Bên trong chằng chịt giàn giáo xây dựng.
Khách thập phương làm lễ trong chùa...
Theo anh Ngô Xuân Chiến, một thợ mộc đang thi công ở đây cho biết, chỉ riêng phần mái của ngôi Tam Thế đã rộng tới 4.000m2. “Toàn bộ phần mái, chủ đầu tư đã mời thợ từ tận TP. Huế ra lợp. Họ phải lợp trong 3 tháng liền mới xong. Mỗi ngày chỉ lợp được 2 hàng ngói”- anh kể.
Với hàng trăm pho tượng lớn nhỏ, Bái Đính (Gia Viễn, Ninh Bình) được coi là một trong những ngôi chùa lớn nhất và có nhiều tượng nhất Việt Nam.
|
|
Dù đang được xây dựng dang dở nhưng mới đầu năm, khách thập phương nô nức thăm ngôi chùa đặc biệt này. |
Kiến trúc của ngôi chùa khá đặc biệt.
|
Khách thập phương làm lễ trong chùa... |
... rồi chụp hình kỷ niệm.
|
Điện Pháp chủ khổng lồ... |
...nơi có tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nặng tới 100 tấn, đạt kỷ lục Việt Nam. |
Ngự trên đỉnh cao nhất của quần thể kiến trúc chùa Bái Đính là điện Tam Thế. Điện làm bằng gỗ, có diện tích tới 3.000m²...
|
Trong điện Tam Thế có 3 pho tượng dát vàng đồ sộ, đẹp trang nghiêm, lộng lẫy. Mỗi pho tượng nặng 50 tấn, ngự trên 3 tòa sen.
|
Bộ tượng Kim Cang gồm 8 vị tướng được đúc bằng đồng nặng nhất Việt Nam.
Những cặp hạc bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Chùa Bái Đính có hành lang La Hán lớn nhất Việt Nam với 500 pho tượng bằng đá nguyên khối. Mỗi pho tượng đều mang một dáng vẻ khác nhau, cao từ 2 đến 2,5m, nặng 2 đến 2,5 tấn. |
Thế nhưng, điều còn gây sửng sốt hơn là những pho tượng Phật lớn chưa từng thấy ở Việt Nam, được đúc và đặt ở Tam Thế điện và Pháp Chủ điện. Đây là những pho tượng Phật khổng lồ được đúc bằng đồng nguyên khối nhập từ Nga về, do các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng ở Ý Yên (Nam Định) thực hiện. Nóc chùa đã cao lút tầm nhìn, đầu các pho tượng (ngồi) cũng chạm lên tận xà nhà.
Mùa lễ hội năm ngoái, gần 3 triệu Phật tử trong và ngoài nước đến hành hương, chiêm bái Bái Đính cổ tự và công trình Phật giáo mang tầm vóc quốc gia của chùa Bái Đính mới.
Cũng như mọi năm, mùa lễ hội năm nay kéo dài từ nay đến hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, năm nay, sẽ không còn cảnh bát nháo do khách hành hương tự thuê xe ôm chở lên chùa vì toàn bộ 26 cổng chùa đã xây dựng xong. Ban quản lý và lực lượng an ninh địa phương sẽ chốt chặn không cho xe, kể cả xe 4 chỗ vào chùa.
|
|
|
Điện thờ Quan Âm Bồ Tát rộng 800m2 đang được hoàn thành. Cũng như cổng Tam quan, toàn bộ điện thờ này đều được làm bằng gỗ, mái đao theo kiến trúc chùa cổ Việt Nam.
|
Phía sau điện là hậu cung, nơi thờ Phật Bà nghìn mắt nghìn tay được đúc bằng đồng cao 11 mét, nặng 70 tấn.
|
Hai cụ bà đang chiêm ngưỡng các bàn tay Phật làm bằng đồng đang chuẩn bị ráp vào tượng thờ Phật Bà.
|
Bên trong điện Pháp Chủ, hình dáng đức Phật hiện thân trong pho tượng bằng đồng nguyên khối cao và nặng nhất Việt Nam (cao 9,5 mét, nặng 100 tấn). |
12 kỷ lục của chùa Bái Đính
1. Chuông đồng lớn nhất, 30 tấn
2. Pho tượng Phật Thích ca Mâu ni bằng đồng cao và nặng nhất, 150 tấn
3. Bộ tượng Tam thế bằng đồng lớn nhất, mỗi pho nặng 50 tấn
4. Chùa có Giếng Ngọc lớn nhất, đường kính 35m
5. Ngôi chùa trồng nhiều cây bồ đề nhất. Ngày Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc tại Việt Nam (17.5.2008) trồng 100 cây bồ đề, chiết từ gốc bồ đề Ấn Độ, hiện hàng ngàn cây bồ đề mọc xung quanh chùa
6. Ngôi chùa có hành lang La hán dài nhất.
La hán đường với 500 vị La hán được tạc bằng đá xanh nguyên khối
7. Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật lớn nhất do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức: cung nghinh 10 viên xá lợi Phật từ chùa Giác Quang (TP.HCM) đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) và chùa Bái Đính
8. Bộ tượng Bát bộ Kim Cương bằng đồng nặng nhất, mỗi tượng nặng 4 tấn, cao 3,95m, đặt tại điện thờ Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni
9. Tượng ông Thiện và ông Ác bằng đồng cao và nặng nhất: đặt nơi cổng tam quan chùa. Mỗi pho nặng 20 tấn, cao 5,2m
10. Bộ tượng A Nan - Ca Diếp bằng đồng lớn nhất. Mỗi tượng nặng 30 tấn, cao 9m, đặt tại điện thờ Giáo chủ Thích ca Mâu ni
11. Tượng Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng đồng dát vàng lớn nhất: đặt trong gian giữa của điện thờ Quan Thế Âm Bồ tát. Điện cao 14,8m, dài 41,8m, rộng 17,4m gồm 7 gian với hệ thống cột bằng gỗ tứ thiết. Pho tượng nặng 80 tấn, cao 9,57m (tính cả bệ), riêng tượng cao 5,4m
12. Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất, nặng 80 tấn, cao 10m, an vị trên một ngọn đồi ở bên phải điện thờ Tam Thế Phật
Ngôi chùa trồng nhiều cây bồ đề nhất
Bởi vậy, người ta phải định vị tượng vào tòa sen trước rồi mới tiến hành xây dựng khung chùa. Trong đó, theo chủ đầu tư cho biết, riêng 3 pho tượng Tam Thế, mỗi pho nặng tới 50 tấn. Còn pho tượng Pháp Chủ đặt trong Pháp Chủ điện thì nặng tới 100 tấn. Riêng phần bệ xây để đặt đài sen đã cao ngang mặt một người lớn.
Điều còn khiến chúng tôi bất ngờ hơn là khu vực đang tập kết tượng La Hán trên mỏm đồi ở phía trước Tam Thế điện. Tất cả có khoảng 200 pho tượng đá trắng nguyên khối, mỗi pho cao quá đầu người (2,3m), đặt thành hàng lối như một “rừng tượng”. Mỗi pho đều được đánh số theo thứ tự.
Anh Nguyễn Khắc Hùng, một thợ tạc tượng, cho biết: “Đây chỉ là một phần trong tổng số 500 pho tượng La Hán sẽ được đặt dọc dãy hành lang La Hán do thợ tạc tượng ở làng đá Ninh Vân (Hoa Lư-Ninh Bình) thực hiện. Còn 200 pho tượng nữa hiện chúng tôi đang gấp rút hoàn thành. Để làm xong số tượng này, chúng tôi phải đục đẽo ròng rã suốt 3 năm trời”. Ở đây, cái gì cũng lớn, cũng làm người ta phải ngạc nhiên, từ tầm cỡ của ngôi chùa, các pho tượng đến số lượng thợ tham gia, số lượng gỗ, đá được sử dụng. Bởi vậy, đi từ đầu chùa đến cuối chùa, ở đâu người ta cũng phải sử dụng đến chữ “đại” để gọi tên, như đại hồng chung, đại tượng, đại Phật tự… mới cảm thấy diễn đạt được đầy đủ ý nghĩa của công trình “đệ nhất nước Nam” này.
Toàn bộ du khách đến viếng chùa đều phải đi bộ dọc theo hai hành lang La Hán (dài gần 3km) để lên chùa chính. Dự kiến, sau này chùa Bái Đính sẽ đầu tư thêm xe chuyên dụng, ưu tiên chở các cụ già, trẻ nhỏ... lên viếng chùa.
Du khách đi dọc theo hành lang La hán lên chánh điện Nhằm ngăn chặn tình trạng “chặt, chém” du khách, trong suốt thời gian lễ hội, Ban tổ chức yêu cầu toàn bộ các cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Bái Đính phải đồng cam kết không bán quá giá quy định từ 5000- 20.000 đồng/ phần ăn.
Hành lang La Hán trong chùa Bái Đính.
|
Dự kiến, trong năm 2011 sẽ khánh thành chùa Bái Đính giai đoạn 2. Tiếp nối các năm trước, năm nay chùa Bái Đính sẽ diễn ra hàng loạt sự kiện lớn như: đón trên 100 đoàn Phật giáo quốc tế vào tháng 5, tổ chức đại lễ cung nghinh Phật ngọc từ Myanmar về Việt Nam, triển lãm mỹ thuật Phật giáo lần 1, kỉ niệm 30 năm thành lập giáo hội Phật giáo Việt Nam...
|
Trung bình phải mất một tháng để hoàn thành một bức tượng này với đủ sắc thái, cảm xúc khác nhau. Mỗi tượng cao 2-2,5 mét, nặng 2-2,5 tấn.
|
Đại công trường
Họ phải “đánh vật” với những khúc gỗ dài hơn 10m, đường kính gần 1m trong cả đống gỗ 8.000m3. Toàn là gỗ quý như sến, táu, dổi, lim, vàng tâm… Cưa xẻ, đục đẽo ầm ầm. Quanh chùa, trên đỉnh núi, lán trại, nhà xưởng của công nhân dựng chi chít như trại lính. Cả khu núi Bái Đính hoang vu trở thành một đại công trường với máy xúc, máy ủi, xe benz chở đất, xe tải chở gỗ, gạch ngói… chạy suốt ngày đêm.
Ông Nguyễn Văn Chiến, 50 tuổi, thợ cả phụ trách một cánh thợ 60 người ở làng Cung Kiệm, xã Nhân Hòa (Quế Võ- Bắc Ninh), đang thi công dãy hành lang đặt 500 tượng La Hán, bảo: “Chúng tôi đã từng đi ra tận đảo Phú Quốc, lên tận Móng Cái (Quảng Ninh) để dựng chùa chiền, nhà cửa mà chưa thấy ở đâu có ngôi chùa lớn như thế này”. Mặc dù chùa vẫn chưa xong nhưng ngày nào cũng có hàng trăm khách mò mẫm tìm vào cúng bái. Người dân đội mũ bảo hiểm, đi xe máy đến tham quan cũng có. Ôtô chở khách du lịch theo tour ghé qua cũng có. Trước 3 pho tượng Tam Thế và tượng Pháp Chủ, khói hương đã bắt đầu nghi ngút.
Theo ông Nguyễn Văn Công, tổng chỉ huy xây dựng công trình chùa Bái Đính, thì cả khu chùa rộng tới 107ha. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần của dự án xây dựng trung tâm du lịch “tâm linh văn hóa” Tràng An rộng gần 2.000ha do Công ty TNHH Xuân Trường (một doanh nghiệp chuyên hoạt động về xây dựng ở Ninh Bình) làm chủ đầu tư.
Những ngày Tết dương lịch, phật tử, du khách từ khắp nơi đổ về ngắm những công trình tráng lệ trong chùa Bái Đính. Chúng tôi đã hòa vào dòng người để ghi lại những hình ảnh “không tin nổi” về ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này.
Cảnh tượng tráng lệ của chùa Bái Đính nhìn từ trên xuống. |
|
Dù chùa Bái Đính vẫn còn đang xây dựng với những công trình dang dở, song đã có hàng vạn du khách viếng thăm. Rất nhiều công trình vừa hoàn thiện đã đạt kỷ lục Việt Nam. | ||
Công trình cổng tam quan đồ sộ làm bằng gỗ...
|
hai con nghê đá khổng lồ án ngữ trước mặt.
Phía ngoài cùng, ngay con đường quanh co dẫn lên chùa, cách Pháp Chủ điện khoảng 300m là gác chuông 3 tầng, 24 mái. Đây là nơi sẽ đặt một quả chuông nặng tới 36 tấn. Hiện tại, hai hạng mục gồm cổng tam quan (chạy dài hơn 200m) và hai hành lang tượng La Hán (nằm ở hai bên, dẫn từ cổng tam quan lên gần sát Tam Thế điện với chiều dài khoảng 500m, mỗi bên đặt 250 tượng La Hán bằng đá trắng) mới bắt đầu được động thổ. |
Gác chuông cực lớn... |
...treo đại hồng chung bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Đại hồng chung có đường kính 3,5m, cao 5,5m, nặng 36 tấn. Thân quả chuông khắc bài Tâm kinh Bát Nhã bằng tiếng Hán. Chiếc chày đánh chuông lớn đến nỗi một người ôm không xuể. |
|
Điện thờ Quan Âm Bồ Tát bằng gỗ rộng tới 800m². Trong điện có tượng Phật Bà nghìn tay nghìn mắt. |
Hồ phóng sinh rộng tới 5.000m², là nơi du khách phóng sinh những con vật vào các ngày đại lễ.
Theo dự tính, chùa Bái Đính sẽ khánh thành vào năm 2015. Khi hoàn thành, đây sẽ là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam và không chừng sẽ có quy mô lớn nhất Đông Nam Á.
Chùa Bái Đính này có hai điểm đặc biệt là nhiều và to. Nhiều chùa, nhiều đất, nhiều tượng và nhiều tiền. Còn to thì chùa to, tượng to, chuông to. Về nghệ thuật, tất cả chỉ là phóng đại cái cũ, hay nói đúng hơn là sao y bản cũ chứ không có gì tân kỳ!
Về chính trị, kinh tế, đảng cộng sản chỉ bày vẽ ra nhiều cách để lấy tiền cũng như vụ Ngàn năm Thăng Long!
Về tâm linh, tôn giáo, người ta xây chùa nhưng lại cấm Phật giáo làm lễ, bắt giam các nhà sư và phá hoại, chiếm đất một số chùa! Họ làm chùa mà không có tâm Phật, có tâm thương yêu quần sinh, nhất là không thương dân, yêu nước! Ôi thời buổi mạt pháp, ma quỷ lộng hành!
|
No comments:
Post a Comment