Giáo sư Huệ Chi và Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh Nguyễn Xuân Diện |
Nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo sẽ đến muộn ít phút...Sv Nguyễn Anh Tuấn cũng đã có mặt.
Anh Ba Sàm đang tác nghiệp tại khu vực HỒ GƯƠM.
O8h25 bắt đầu biểu tình
Có sự hiện diện của nhà văn Nguyên Ngọc, Gs Nguyễn Huệ Chi, Ts Nguyễn Quang A, Nguyễn Hồng Kiên, nhà Văn Vũ Ngọc Tiến, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà ...Tiếng hát Dậy mà đi vang dội một góc Hồ Gươm lịch sử.
Nhân lễ Vu lan, Đoàn biểu tình dành 1 phút hướng về tượng Đài Lý Thái Tổ để tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
08h40 bắt đầu diễu hànhĐoàn đi thuận theo chiều đương giao thông, và hiện đang đi ngang toà nhà UBND TP HN.
Ngay sau đó, cảnh sát giao thông đã áp sát. Đoàn biểu tình dừng lại 8 phút trước cửa tòa nhà UBND TP rồi quay 180 độ ra phía sau và tuần hành ngược theo chiều giao thông (đi trên bờ hồ). Tiếng hô vang dội.
Giáo sư Huệ Chi và Nhà văn Nguyên Ngọc đứng ngay phía trên đầu đoàn biểu tình..
14.08.2011
Nguyễn Xuân Diện - Nguyên Ngọc - Nguyễn Anh Tuấn |
Nguyễn Anh Tuấn, Sinh viên Học viện Hành chính quốc gia. |
Xe phá sóng đỗ ngay bên cạnh vườn hoa Lý Thái Tổ |
Bắt đầu sang đường, tiến đến Tượng đài Vua Lý Thái Tổ |
Nhân lễ Vu Lan, đoàn biểu tình dành 1 phút tưởng niệm các liệt sĩ đã bỏ mình vì Hoàng Sa và Trường Sa (1974, 1988) |
Phút tưởng niệm trong tiếng violin đang chơi bài Hồn Tử sĩ của Lưu Hữu Phước |
Blogger Gốc Sậy đang tác nghiệp |
Xe cảnh sát đã thay đổi băng rôn, từ Nghị định 38 thành Nghị định 34. |
Người bạn trẻ đang chụp ảnh Nguyễn Xuân Diện, liền bị "chiếu tướng" |
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Nhà văn Nguyên Ngọc |
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà |
Xe cảnh sát giao thông (CSGT) sử dụng một loa có âm thanh rất lạ thường, làm người biểu tình chói tai.
Một xe chuyên dụng phá sóng đang để ở Vườn hoa Lý Thái Tổ.
09h25: Đoàn đi ngang qua trụ sở CA Quận Hoàn Kiếm.
Hôm nay, vắng mặt các bạn: Nguyễn Văn Phương (đi giải quyết việc gấp của công ty), Trịnh Hữu Long, Nguyễn Tiến Nam (đều về quê nhân Vu Lan). Nữ sĩ Hiền Giang cũng về quê dự lễ Vu Lan báo hiếu.
Anh Nguyễn Trí Đức (bên phải), người từng “hành hung” Đại úy Nguyễn Văn Minh bằng cách đập mặt nhiều lần vô đế dép viên đại úy trong cuộc biểu tình trước. Ảnh và chú thích: BA SÀM.
(người bên cạnh là Tiến sĩ Nguyễn Đức Mậu - Viện Văn học. NXD chú thích thêm)
09h55: Đoàn biểu tình đang đi ngang qua nhà hàng Lục Thủy. Tiếng hô vẫn vang dội như lúc khởi hành. Thời tiết HN hôm nay khá mát mẻ, dễ chịu khiến mọi người rất hưng phấn.
Họa sĩ Lê Quảng Hà chuẩn bị nhập đoàn. Ông mới gửi cho tôi bức họa này:
10h20′ – Khác với tình trạng ế ẩm của NXD-Blog, hiện đang có 1.195 độc giả cùng truy cập (online) theo dõi cuộc biểu tình trên trang của Anh Ba Sàm. Chúc mừng Anh Ba! hì hì ...
10h25: Đoàn biểu tình sau khi dừng lại ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, hiện nay đang tiến về Đền Ngọc Sơn. Có khá nhiều bà con cô bác ngoại tỉnh về Hà Nội tham gia biểu tình yêu nước. Đặc biệt có hai em bé từ Hải Phòng, được bố mẹ cho lên HN tham gia với các cô bác ở HN.
10h40: Mọi người đã tập trung về chân tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh, chụp hình chung với nhau.
10h50: Mọi người tự giải tán, ra về. Kết thúc một Chủ nhật yêu nước rất thành công!
Tôn trọng quyết định của những người yêu nước, NXD-Blog chỉ làm tường thuật trực tiếp vào mỗi chủ nhật!
Nguyễn Xuân Diện tường thuật trực tiếp từ Hồ Gươm, Hà Nội.
Gia Minh, biên tập viên RFA
2011-08-14
Cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm nay tiếp tục diễn ra tại khu vực Hồ Gươm, ở trung tâm thủ đô Hà Nội.
Theo như lời kêu gọi được đưa ra trên một vài trang blog như Nguyễn Xuân Diện, Dân Làm Báo…, vào lúc 8:30 sáng nay tại khu vực Hồ Gươm, mà nhiều người dân địa phương xem là khu linh thiêng ở đó, nhiều thành phần dân chúng khác nhau đã tập trung để tiến hành cuộc biểu tình chống Trung Quốc có những hành động sách nhiễu ngư dân, gây hấn, xâm lấn lãnh thổ Việt Nam.
Đây là lần biểu tình thứ 10 như thế diễn ra tại thủ đô Hà Nội.
Thể hiện sự đoàn kết
TS Nguyễn Xuân Diện
Vào lúc 8:15, tiến sĩ Nguyễn Quang A, một vị trí thức có tiếng tại Việt Nam, cho biết tình hình tập trung vào lúc đó:
“Hiện tôi đang ngồi uống cà phê gần khu vực đó, có nhà văn Nguyên Ngọc cũng ở đây và một số người khác…”
Ts Nguyễn Xuân Diện vào lúc 8:30 cho biết cuộc biểu tình hôm nay đã bắt đầu cách đó ít phút và có nhiều nhân sĩ trí thức tham gia, trong đó có nhà văn Nguyên Ngọc từ xa đến như lời tiến sĩ Nguyễn Quang A vừa nhắc đến.
“Cuộc biểu tình bắt đầu từ lúc 8: 25- 8:26’. Chúng tôi thấy tại chân tượng đài Lý Công Uẩn có một số nhân sĩ, trí thức như nhà văn Nguyên Ngọc, tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Hồng Kiên…và rất đông mọi người. Lúc này mọi người đang hô các câu khẩu hiệu thể hiện sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam trước những mối nguy mà Trung Quốc đang áp đặt lên người dân Việt Nam.
Nhiều máy ảnh của các blogger chụp ảnh để ghi lại hình ảnh hôm nay.”
Mọi người hô vang các khẩu hiệu chống Trung Quốc, cũng như hát bài ‘Dậy Mà Đi’.
Một bạn nữ tham gia biểu tình cho biết tình hình đoàn tuần hành lúc 9: 00 sáng:
“Đông lắm, sau khi mặc niệm những liệt sỹ Trường Sa, Hoàng Sa tại tượng đài Lý Thái Tổ thì mọi nguời bắt đầu đi. Lúc này mọi người đang đi quanh Hồ Gươm, số lượng đông chừng vài trăm người. Hôm nay có thêm các khẩu hiệu phản đối việc Trung Quốc tập trận đe dọa Việt Nam Nam, phản đối lao động bất hợp pháp Trung Quốc làm việc tại Việt Nam….”
Bị đe dọa vẫn biểu tình
Lý do không biểu tình được vì công an nhiều quá. Em đang chạy xe vòng vòng và đang trên đường về.
Một bạn trẻ ở SG
Mặc dù trong lần biểu tình vào chủ nhật ngày 7 tháng 8 vừa qua, người biểu tình không gặp một sự cản trở, khó dễ nào từ phía các cơ quan công an, lực lượng giữ trật tự…; tuy nhiên trong tuần rồi một số blog cho biết những gương mặt nữ nổi bật trong các lần biểu tình vừa qua như bà Bùi Minh Hằng, cô sinh viên Trịnh Kim Tiến….bị những người lạ mặt gửi tin nhắn sử dụng những từ ngữ thô tục để mạt sát họ; ngoài ra cơ quan an ninh cũng làm việc với nguời thân, hàng xóm… để gây áp lực về mặt tinh thần đối với họ. Ngoài ra ngay cả như cử người đến canh gác tại nhà như trường hợp chị Nguyễn Thị Nga ở Hà Nam.
Trang blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng có bình luận nặc danh gửi vào yêu cầu ông phải rút kêu gọi biểu tình xuống. Ngay cả tên một vị trí thức nổi tiếng ở Hà Nội là tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng được nhắc đến, yêu cầu không ra nơi biểu tình.
Dù gặp những đe dọa như thế nhưng nhiều người trong cuộc vẫn quyết tâm tham gia biểu tình để thể hiện lòng yêu nước của họ.
Tin cho biết lực lượng cảnh sát giao thông, nhân viên giữ gìn trật tự và cả những an ninh chìm đều không gây cản trở cho đoàn nguời biểu tình vào sáng ngày 14 tháng 8 tại Hà Nội.
Trong khi ở Hà Nội, không khí biểu tình sôi nổi diễn ra nhưng tại Sài Gòn, lời kêu gọi tập trung biểu tình tại Công viên 29 tháng 3 trên đường Phạm Ngũ Lão vẫn không thể nào thực hiện được. Nhiều người quan tâm cho biết những nhóm sinh viên vẫn phải ngồi im, thúc thủ tại khu công viên trước Dinh Độc Lập và gần Nhà Thờ Đức Bà như những tuần lễ qua, dưới sự theo dõi chặt chẽ của lực lượng an ninh chìm nổi, và công an:
“Lý do không biểu tình được vì công an nhiều quá. Em đang chạy xe vòng vòng và đang trên đường về. Có những bạn trẻ ‘uống cà phê’, và những điểm nhạy cảm, như Lãnh sự quán của họ thì có nhiều công an quá.”
Người dân tại thủ đô Hà Nội tiếp tục được biểu tỏ lòng yêu nước của họ sang tuần lễ thứ 10; trong khi đó để có thể hưởng được quyền đó một số người như nhà văn Nguyên Ngọc, blogger Mẹ Nấm … phải đi một đọan đường khá xa từ nam ra bắc mới có thể tự do nói lên lòng yêu quê hương, phản đối mọi sự vi phạm chủ quyền cùa đất nước.
Việt Nam sử dụng đường lối có tính toán đối với các cuộc biểu tình
Những người quan sát nhân quyền đã bận rộn tại Việt Nam trong mấy tuần vừa qua, với hai vụ xử các nhân vật bất đồng chính kiến, một vụ biểu tình quy mô lớn phản đối việc chiếm dụng đất và vụ bắt giữ một số người chỉ trích chính phủ khác. Một số chuyên gia phân tích nói rằng một vụ trấn áp mới của chính phủ đang được xúc tiến. Nhưng theo tường thuật của thông tín viên Marianne Brown thì vẫn còn một cuộc phản kháng đang tiếp diễn đi ngược với xu hướng này – đó là các cuộc biểu tình chống Trung Quốc về vấn đề lãnh hải ở Biển Đông.
Chủ nhật vừa qua là cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 10 ở Hà Nội. Các cuộc tụ tập khởi sự hồi đầu tháng 6 sau khi Việt Nam than phiền rằng một tàu tuần tra của Trung Quốc đã cắt một dây cáp của một tàu thăm dò dầu khí hoạt động ngoài khơi duyên hải Việt Nam.
Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều nhận chủ quyền dãy đảo trong vùng biển này, được cho là giàu trữ lượng dầu khí.
Đó là một đề tài dễ gây xúc động đối với nhiều người Việt Nam, và đã châm ngòi cho lòng yêu nước mãnh liệt của đám đông. Ông Hà, một chuyên viên thảo chương điện toán dự cuộc biểu tình, gọi các hành động của Trung Quốc là xâm lấn các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Ông Hà nói một cuộc tập trận mới đây của quân đội Trung Quốc gần đường biên giới Việt-Trung đe dọa đến lãnh thổ Việt Nam. Ông nói ông đi dự biểu tình để gửi một thông điệp cho Trung Quốc biết rằng người dân Việt Nam không sợ hãi và sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ tổ quốc.
Vài tuần trước, nhà chức trách Việt Nam đã giải tán các cuộc biểu tình như vậy sau khi mở các cuộc đàm phán với Trung Quốc về vấn đề này. Nhưng sau khi những băng video thu hình công an bắt bớ người biểu tình xuất hiện trên Internet thì những vụ bắt giữ ngưng lại.
Người biểu tình thường gồm các nhà trí thức và blogger nổi tiếng, nhiều người đã vận động cho các vấn đề khác nhau khắp Việt Nam, tỷ như ủng hộ quyền sở hữu đất của Công giáo hay phản đối các mỏ bauxite ở miền trung Việt Nam.
Kinh tế gia Nguyễn Quang A đã tham gia hầu hết các vụ biểu tình. Ông nói các cuộc biểu tình này đã tập hợp nhiều người từ các thành phần khác nhau trong xã hội Việt Nam.
Ông A nói: “Khắp Việt Nam ta thấy nhiều cuộc biểu tình phản đối các vấn đề chiếm dụng đất vân vân, có thể là một vấn đề kinh tế. Cuộc biểu tình này thì hơi khác, đó là vấn đề chủ quyền.”
Ông Quang A nằm trong số 20 nhà trí thức và blogger đã gửi một kiến nghị cho Bộ Ngoại giao yêu cầu công khai hóa các cuộc thương nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ông Quang A nói dân chúng không có đầy đủ thông tin. Chính phủ Việt Nam cũng có cách riêng để đối phó với vấn đề, để đối diện với thực tế. Ông nghĩ rằng nếu có thêm thông tin, thì sẽ tốt hơn. Dân chúng tôn trọng hoạt động của chính phủ Việt Nam nhưng trong tư cách là người dân, mọi người muốn bầy tỏ ý kiến.
Giáo sư Carl Thayer của trường Đại học New South Wales của Austalia, nói rằng một lý do khiến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc được cho phép tiếp tục là bởi vì các cuộc biểu tình này phục vụ cho mục tiêu của chính phủ.
Giáo sư Thayer cho rằng chừng nào các cuộc biểu tình còn ủng hộ chính phủ thì không thành vấn đề, nhưng một khi chỉ trích cách thức xử lý chế độ, thì sẽ có phản ứng. Đương nhiên, đó là điều cảm nghĩ củ chính phủ: rằng chúng tôi có vấn đề với các ông Trung Quốc.
Giáo sư Thayer nó chính phủ Việt Nam còn đang quyết định xem cách nào để giải quyết vấn đề với Trung Quốc. Ông nói sự kiện thiếu một chính sách rõ rệt về các vụ biểu tình cho tấhy chính phủ không thống nhất về vấn đề này.
Ông Thayer cho biết một trong các nguồn tin của ông là một ký giả, cách đây 1 tháng đã đề cập đến việc giới lãnh đạo chia rẽ nhau ra sao. Nguồn tin này nói rằng báo Đảng và tạp chí lý thuyết của đảng chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể và đây là bằng chừng cho thấy đảng chia rẽ về cách thức giải quyết.
Hôm 7 tháng 8 đã có một vụ biểu tình khác ở thành phố Vinh, nơi có 750 giáo khu.
Tin tức của giới truyền thông nói khoảng 3.000 người đã tề tựu tại giáo phận Vinh để biểu tình phản đối cách thức chính phủ đối xử với người Công giáo.
Trong khi một số bài báo nói rằng vụ tranh chấp chủ yếu là về đất đai của giáo hội mà chính phủ muốn trưng dụng, luật sư Công giáo Lê Quốc Quân nói rằng dân chúng địa phương đang có lập trường chống lại các hành vi đàn áp tôn giáo rộng lớn hơn.
Luật sư Quân nói rằng chính phủ đang tìm cách hạn chế quyền của những người theo Thiên chúa giáo. Họ tìm cách yêu cầu dân chúng đăng ký tôn giáo và các học sinh Thiên chúa giáo không được theo học trường đại học quân sự hay Đại học Công an. Họ sẽ khó nộp đơn xin việc và sẽ không được thăng chức. Họ vẫn còn bị coi là “công dân hạng hai.”
Hoa Kỳ, các giới chức châu Âu và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên án những vụ bắt giữ và nói các vụ bắt giữ này đi ngược lại cam kết của Việt Nam tôn trọng các Quyền cơ bản của con người.
Bà Nguyễn Phương Nga của Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ lời chỉ trích đó trong một cuộc họp báo với các phóng viên. Bà Nga nhấn mạnh rằng các vấn đề đối với người Thiên chúa giáo có liên quan đến đất đai, chứ không liên quan đến tôn giáo.
Qua một thông dịch viên, bà Nga nói có một điều bà có thể nói về nhân quyền ở Việt Nam là nhân quyền được tôn trọng ở Việt Nam, được ghi trong hiến pháp và được tôn trọng trên thực tế.
Tuy các giới chức Việt Nam tiếp tục vạch một đường giới hạn thận trọng về các cuộc biểu tình nào họ sẽ cho phép và các cuộc biểu tình nào bị cấm đoán, các quan sát viên như ông Carl Thayer nói rằng sự dung túng dành cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc là một dấu hiệu chính về cách thức của chính phủ trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.
Ông Thayer cho biết tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đi Trung Quốc vào cuối năm nay và theo ông ta sẽ thấy chính phủ tìm cách xoa dịu mọi việc khi nào lịch trình chuyến đi được xác định. Nó cũng giống như việc phóng thích một nhân vật bất đồng chính kiến nào đó để tìm cách lấy được một cái gì của chính phủ Hoa Kỳ.
Trong khi nhà cầm quyền bắt giữ thêm các nhân vật bất đồng tham gia các cuộc biểu tình bị cấm, các quan sát viên bên ngoài nói rằng chính phủ đang phải đối phó với một cuộc chiến leo thang với sự bất mãn của công chúng về tình hình kinh tế ngày càng bết bát. Việt Nam có tỷ lệ lạm phát nằm trong số cao nhất trên thế giới và mức thâm hụt mậu dịch hai con số, gây trì trệ cho tăng trưởng và khiến cho các mặt hàng tiêu thụ ngày càng đắt đỏ.
No comments:
Post a Comment