Saturday, August 20, 2011

TRẦN VĂN TÍCH * NGÔN NGỮ




Gan day kha nhieu sach xb ve Ngon ngu VN, chinh ta VN. Su khac biet moi dia phuong thuong co ly do-xem DuongQuangHam-nhat la vi ky ten huy vua chua nhu HUYNH voi HOANG... Td giong Hanoi phat am Cay CHE nhung khi viet thuong viet dung la Cay Tre, la vi dan Hanoi ( chinh cong) khong thich phat am R, cho do la giong nha que, SU DUNG S moi dung, khac voi XU Su, xet xu Dong NUOC moi dung nhung chinh NhatLinh lai viet GIONG song ThanhThuy ? Truong muc khong hop vi Truong nhu Truong ra hay Trung ra- con Chuong muc, van chuong Chuong trinh la Han Viet Quoc ngu ABC ghi AM, ma AM thi moi noi mot khac, nhung khi VIET phai co tieu chuan...khong co Han Lam thi danh theo mot so nha ngon ngu vay. Toi mua 1 cuon sach mong : MUON DUNG CHINH TA cua Ng Lan, kha lam, se dua cho ong xem
Lưu Văn Vịnh


Kính thưa quí anh chị, Chúng ta là những người lưu vong tỵ nạn cộng sản. Kẻ thù và phần số có thể tước đoạt mọi thứ của chúng ta (có người đến Pulo Bidong chỉ còn trên mình độc một tấm khố), ngoại trừ ngôn ngữ. Hình như Anna Seghers, một nữ đảng viên cộng sản Đức, từng bảo là kẻ lưu vong mất hết, chỉ còn tiếng nói.

Một phần vì vậy mà từ ngày rời bỏ Việt Nam, bỗng dưng từ tận cùng tiềm thức, tôi đâm ra quí trọng chữ quốc ngữ, gồm chữ viết và tiếng nói. Trước kia tôi nói và viết chia xẻ, nay tôi viết chia sẻ. (Tôi tự cho phép một đôi khi buột miệng phát âm chia xẻ nhưng đặt bút viết thì tôi tự ghép mình vào kỷ luật, chỉ dùng chia sẻ). Tôi không hề băn khoăn chia xẻ là đúng hay chia sẻ là đúng. Cho đến khi chúng ta tự quàng vào cổ cái ách giữa đàng sử dụng/xử dụng. Tôi sẽ lần luợt đóng góp thêm ý kiến dựa vào các e.mail mới trên ba diễn đàn VMAFORUM, svhdqy và Nguyễn Thượng Vũ. Trong tinh thần tương thân tương kính và để cho không khí nói chuyện thoải mái thư thái, tôi sẽ dùng chữ “anh“ trong cách xưng hô.


Kính thưa anh Huỳnh Văn Lang, Anh viết : “ từ nhỏ tôi luôn luôn viết xử dụng xử sự xử án xử lý...cho tới khi các nhà văn người Bắc vào Nam thì thấy viết sử dụng, sử sự...làm cho chính tôi không biết ai trúng ai sai, đến đổi nhiều khi tôi cũng viết lẫn lộn! Đề nghị nên tìm đọc Tự vị Huỳnh tịnh Của thì thấy dùng chữ X hơn là chữ S, còn đúng hay sai thì tùy nghi.“

Được lời như cởi tấm lòng. Tôi vội tra chữ 使 Sử trong Đại Nam Quấc âm Tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của, Tome M-X, Saigon, Imprimerie Rey, Curiol & Cie, Rues Catinat & d’Ormay, 1896, trang 312, thì thấy ghi “Sử dụng. Dùng“. Như thế, e rằng chẳng phải các nhà văn miền Bắc (di cư vào Nam) đã mang theo chữ sử dụng. Vả lại, họ cũng không thể viết (và nói) sử sự mà họ chỉ có thể viết và nói xử sự. Y như Huình-Tịnh Paulus Của ở trang 591, tlđd, chữ 處 Xử. Xử sự, theo Paulus Của có nghĩa là “Phân đặt, toan tính về việc gì“.


Kính thưa anh Nguyễn Văn Ánh, Theo anh thì “ Trở lại hai chữ ''xử dụng'' và ''sử dụng'' mà người viết của mình thường dùng trật. Hai tiếng đôi xử dụng và sử dụng đều là Hán-Nôm, giống nhau ở chữ ''dụng'' là ''dùng'' (to use) nhưng chỉ khác nhau ở nghĩa của chữ Sử với Xử. Theo tôi, ''sử'' là sai khiến người khác.

Đối tượng của ''sử'' thông thường là con người (dùng người) ví như trong văn Nôm, ta có thể nói: Ông sử dụng gia nhân một cách nhân đạo. Chữ ''sử" viết với bộ ''nhơn'' (người) nên có hàm ý là dùng người. Trong khi đó, tiếng ''xử'' có nghĩa là phân biệt, lý giải điều hơn lẽ thiệt. Thí dụ như xử án, xử trí, xử lý công việc... Do đó mà theo nghĩa này thì ''xử dụng'' có nghĩa là suy nghĩ đắn đo trước dùng cái gì cho có lợi. Đối tượng của chữ xử này vừa là con người vừa là vật dụng. Nhiều người hay viết "xử dụng" riết rồi quen chẳng ai muốn sửa chi nữa tuy rất nhiều tác giả đã nêu rõ rằng phải "sử dụng" mới đúng.

Trong "Từ Điển Tiếng Việt" do nhà xuất bản văn hóa thông tin xuất bản ở Việt Nam năm 2008, nhóm ''sử dụng'' được ghi với nghĩa ''đem dùng vào việc gì". Từ Điển không có ghi nhóm chữ ''xử dụng''. Tôi nghĩ đó là một cố ý, không phải thiếu sót.“

Theo thiển ý, Từ điển Tiếng Việt không ghi “xử dụng“ chỉ vì tiếng Việt chuẩn mực, chính xác không có chữ đó. Sự phân biệt giữa hai tình huống sử dụng cùng một chữ xử dụng mà khi dùng cho người thì viết sử còn khi dùng cho cả người lẫn vật thì viết xử như anh trình bày, đối với người tiếp nhận luận cứ của anh, có phần khó hiểu và khó theo. Trước hết, trong cả hai tình huống chữ sử đều viết với bộ nhân, phải không ạ? Thế thì tại sao khi sử là sai khiến người khác thì viết sử, còn khi hàm nghĩa suy nghĩ đắn đo trước dùng cái gì cho có lợi thì – cũng vẫn chữ sử viết với bộ nhân đó – lại bỗng dưng chuyển sang thành xử?


Kính thưa anh, chữ xử trong phán xử, phân xử, khó xử; xử án, xử bắn, xử giảo, xử huề, xử kiện, xử lý, xử oan, xử sự, xử thế, xử tội, xử trảm, xử trí, xử tử [và cả các chữ xuất xử, xử nữ, xử sĩ, xử nữ mạc (màng trinh)] đều viết với bộ hô 虍, không phải là chữ sử viết với bộ nhân 亻. (Kính mời xem thêm phần góp ý cùng anh Huỳnh Văn Lang).

Trong các văn kiện hành chánh thời cộng hoà, chúng ta viết tắt XLTV để thay cho “xử lý thường vụ“, tuyệt đối không có tài liệu hành chánh nào viết SLTV! Tất cả chúng ta, trong cuộc sống hằng ngày, tuy cùng nói tiếng Việt cùng viết tiếng Việt nhưng mức độ lưu tâm chính xác của lời nói chữ viết có khác nhau; đó là chuyện rất bình thường. Các dân tộc khác cũng vậy. Ai cũng biết trong tiếng Pháp có nhiều chữ gốc La-tinh Hy-lạp; và ai cũng biết polyclinique với policlinique nghĩa khác nhau. Một người Pháp tự trọng chỉ có thể gọi nhà thương đô thành cũ thời Pháp thuộc là Policlinique Hui Bon Hoa. Vậy chúng ta, nếu tránh được, thì cũng nên tránh lẫn lộn giữa sử dụng và xử sự. Bây giờ xin nói tiếp về phiên thiết.

Phép phiên thíết quan trọng vì qua đó người Việt có cách viết đúng chính tả các từ Hán-Việt. Hơn nữa, khi gặp một chữ Hán mới mà người Việt chúng ta không biết cách đọc thì chỉ có cách dùng phép phiên thiết mà thôi. Chính vì lý do này mà Khang Hy từ điển có giá trị phổ cập trong quần chúng đồng hương ít nhiều am tường chữ khối vuông. Dưới mỗi chữ, từ điển này ghi cho chúng ta trước hết âm đọc theo các sách Đường vận, Quảng vận, Tập vận, Vận hội, Chính vận. Rồi sách giải thích nghĩa chữ, ghi thêm các âm đọc khác, nghĩa khác nếu có; cuối cùng liệt kê rõ âm cổ, cùng dẫn chứng theo sách cổ. Từ điểm xuất phát này, xin phép quí anh chị cho tôi nhắc lại giai thoại văn học liên quan đến Lê Quí Đôn.


Chúng ta được nghe kể là theo truyền thuyết, Quế Đường tiên sinh từng treo trước cổng nhà tấm bảng theo đó trong thiên hạ ai không biết chữ nào thì cứ đến gõ cửa tiên sinh mà hỏi. (Có người bảo nhà nho vốn khiêm cung, chắc Lê Quí Đôn không xử sự như vậy đâu, nhưng đây lại là chuyện khác). Tôi tưởng tượng sở dĩ nhà danh sĩ của chúng ta đã bảo như vậy (hay treo bảng như vậy) vì ông mới sắm được một quyển Khang Hy!


Vua Khang Hy sinh năm 1662, băng năm 1722; Lê Quí Đôn sinh năm 1726, mất năm 1784. Sau thời gian thập niên đăng hoả, mười năm đèn sách, người thư sinh họ Lê đỗ giải nguyên năm 1744, đỗ bảng nhãn năm 1753, đúng vào thời điểm Khang Hy từ điển bắt đầu phổ biến trong giới nhà nho Việt Nam. Quan bảng nhãn có dưới tay một ấn bản ghi rõ 47.035 chữ hán, sắp xếp theo 214 bộ thủ. Vậy có chữ hán nào mà lại không tìm ra trong sách đó!


Thế thì bất cứ ai gặp chữ nào không rõ (cách đọc, nghĩa chữ) hẵng cứ tới gõ cửa Quế Đường tiên sinh mà hỏi! (Tất nhiên trước Khang Hy từ điển cũng có tài liệu về phiên thiết nhưng ít phổ biến và không khoa học bằng Khang Hy). Anh Nguyễn Thượng Vũ phàn nàn về tính thiếu chính xác của tiếng Việt, nhiều anh chị em than thở tiếng Việt đọc và viết thiếu thống nhất. Xin thưa : các ngôn ngữ khác cũng thế! Tiếng Anh đọc một đàng viết một nẻo; chắc các anh chị quên những giờ, những buổi đầu tiên học Anglais sans peine, Anglais bleu, Anglais beige, English for to-day rồi! Sao chữ e trong English phát âm thành i mà chữ e trong ecru, ecstasy, eczema lại phát âm thành e? (Đương nhiên có lời giải đáp thuộc từ nguyên học chẳng hạn). Vì đọc khác nhau nên mới phải có phiên âm quốc tế.

Tại sao chỉ có Anh ngữ mới được quyền vận dụng phiên âm quốc tế còn tiếng Hán-Việt thì không được sử dụng phép phiên thiết? Anh Vũ ơi, tại sao je suis phải có s đằng cuối, tu es không có t mà il est lại có t ? Anh Nguyễn Ngọc Ấn đan cử một nhóm tiếng nói của người Quảng Trị. Tui cũng dân Quảng Trị đây nè, anh Ấn ơi. Tui quan niệm đó là phương ngữ, thổ ngữ, không phải ngôn ngữ chính qui, chính thống của tiếng Việt. Xin đa tạ ơn anh đã có lòng thương sẵn sàng cho tôi tham gia giảng huấn tại Trường Đại học Văn khoa. Ấy trước 75 đàn anh khả kính quá cố Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ cũng từng được vinh dự đó, anh Ấn ạ. Cuối cùng, xin có thắc mắc gửi đến các anh giỏi về computer. Hình như chương trình VPS của Hội Chuyên gia Việt Nam có mục “chính tả“, chúng ta có thể sử dụng mục này để biết cách viết sử dụng hay xử dụng không?

Thôi xin tạm ngừng để đi coi phái đẹp đá banh tranh giải túc cầu thế giới 2011. Trần Văn Tích

No comments: