Saturday, August 13, 2011

LỊCH SỬ VIỆT NAM * NAM QUAN



LGT: Những bức ảnh của tác giả Chân Mây trong tập ảnh "Ô Nhục Ải Nam Quan" là những tài liệu lịch sử vô cùng giá trị. Chúng nói lên sự bán nước trắng trợn của chế độ cộng sản Việt Nam.
Xem hình mà bồi hồi, quặn thắt, một nỗi ray rứt thức dậy trong hồn. Cám ơn tác giả Chân Mây đã cung cấp những dữ kiện cho ngàn đời sau biết được những gì xẩy ra cho dân tộc hôm nay, để không quên tội ác của tập đoàn Việt gian phản quốc Hồ Chí Minh đối với đất nước và dân tộc.
đã cung cấp những dữ kiện cho ngàn đời sau biết được những gì xẩy ra cho dân tộc hôm nay, để không quên tội ác của tập đoàn Việt gian phản quốc Hồ Chí Minh đối với đất nước và dân tộc.
Xin trân trọng giới thiệu tập ảnh "Ô Nhục Ải Nam Quan" của tác giả Chân Mây đến cùng quý độc giả trong ngoài nước.




Ven trời góc biển buồn chim cá
Dạn gió dày sương tủi nước non
Thượng Tân Thị


Bi thương thay cho lịch sử Việt Nam!
Từng cây số trên quê hương là từng giòng máu lệ, máu của cha ông ngăn thù và máu của hai miền huynh đệ chan hòa vào nhau trong hoan lạc dành cho Quốc tế Cộng Sản. Và đang trở về đây là những bước chân âm thầm của ngàn năm nô lệ. Kết qủa từ công cuộc nhuộm đỏ mạo danh “độc lập, tự do, hạnh phúc” theo tư tưởng Hồ Chí Minh và đồng bọn.

Hãy tiếp tục nhìn những gì mà CSVN đang ra sức thực hiện: “Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan không thuộc lãnh thổ Việt Nam!”. Họ cố chối bỏ lịch sử Việt Nam và ra sức tranh cãi, biện luận với dân Việt thay cho Trung Cộng. Ô nhục! Từ quan đến quân, CSVN chỉ là một lũ tôi mọi dâng đất, dâng biển của tổ tiên cho ngoại bang bằng văn tự công hàm, hiện rõ hình hài là một bọn quái thai chưa từng có trong lịch sử nhân loại!

Chấp bút cho đề tài “Ải Nam Quan”, thay vì tranh luận bằng văn chương, tôi sẽ sử dụng giá trị của những tư liệu bằng hình ảnh. Bởi vì, đã có rất nhiều nghiên cứu công phu của các tác giả yêu nước Việt nồng nàn đã là qúa đủ để khẳng định “Ải Nam Quan là của Việt Nam! Ải Nam Quan thuộc về Trung Cộng là do sự hiến dâng của Đảng CSVN!”.

Những hình ảnh sẽ lưu lại đây để cho con cháu chúng ta hiểu rõ hơn niềm bi thương của đất nước, chỉ cho các em bọn bán nước hiện đại là ai. Để rồi không còn ngày phải tôn thờ hỉnh Hồ-Mao và màu cờ máu chỉ còn là một kỷ niệm buồn. Rất buồn!
Hãy xác tin rằng: “Nước Việt của em từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau” là mãi mãi!

Chương I
NHỮNG HÌNH ẢNH LỊCH SỬ
Trong chương này, việc sắp đặt hình ảnh về Ải Nam Quan sẽ dựa theo sự thay đổi của lối kiến trúc v.v. mà phân chia thành các nhóm hình theo ký tự A,B,C…Để sự diễn tả rõ ràng hơn, những hình ảnh bên phía Trung Cộng (hoặc Trung Quốc theo thời đại) sẽ gọi là “Trấn Nam Quan” “Mục Nam Quan” v.v…; ngược lại, nhũng hình ảnh bên phía Việt Nam sẽ gọi là Ải Nam Quan hoặc cổng Nam Quan theo đúng tinh thần lịch sử. Phân chia như sau.

- Nhóm A: họa đồ “Trấn Nam Quan” của Trung Quốc (đánh số A1 đến A4)
- Nhóm B: có chung kiến trúc (đánh số B1 đến B4)
- Nhóm C: có chung kiến trúc (đánh số C1 đến C4)
- Nhóm D: có chung kiến trúc (đánh số D1 đến D2)
- Nhóm E: không xác định (E1 đến E3)
- Nhóm F: hình quân sự và bản đồ (đánh số F1 đến F6)
- Nhóm Phụ ảnh: Một số phụ ảnh bất định sẽ đưa trực tiếp vào nơi hình cần thêm minh họa.

Diễn tả
1, Nhóm hình A:
Trước hết, ta có hai bức họa theo lối sơn thủy về hình ảnh “Trấn Nam Quan” trong đời nhà Thanh (Trung Quốc). Niên đại của cả hai được cho rằng họa vào đời vua Ung Chính khi xảy ra cuộc chiến Trung-Pháp (1884-1885)
A1. “Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ” (1) Còn gọi là “Thanh Quân Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ” (Họa đồ bố trí phòng thủ Trấn Nam Quan của quân Thanh). Đây là bức họa các vị trí đóng quân của nhà Thanh nơi Trấn Nam Quan bên trong nội địa Trung Quốc. Địa hình đồi núi khái lược. Cổng ra vào với Ải Nam Quan của Việt Nam nằm tại cạnh phải của bức họa (có đóng khung).




A2. “Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ” (2)
Các vị trí đóng quân của nhà Thanh nhìn từ hướng Việt Nam. Không hiểu tại sao bố cục của bức họa này lại rất giống với bố cục trên bưu ảnh (tham khảo hình B1) do người Pháp chụp vào đầu TK20 (hoặc cuối TK19?) . Có thể bức họa này dựa theo tài liệu của người Pháp mà vẽ ra. Giá trị của bức họa này so với bưu ảnh (B1) là do sự quan sát của người Trung Quốc vào thời đại cũ nên ta thấy được kiến trúc nguyên thủy của Ải Nam Quan bên phía Việt Nam. Ta thấy có một cổng lớn, hai bên cổng là hai dãy tường thành dâng cao nhưng bị cắt ở hai bên lưng núi. Một khoảng sau cổng mới đến phần cổng có mái ngói. Từ phần cổng mái ngói này có dãy tường thành chạy dài lên đỉnh núi. Đó là phần Trung Quốc. Các điểm này tương xứng với bưu ảnh (B1).


A3. “Trấn Nam Quan Đại Chiến” Minh họa cảnh giao chiến giữa quân Pháp và quân Thanh tại cổng Nam Quan vào năm 1885. Niên đại của bức họa không rõ nhưng ta thấy tường thành có kiến trúc giống cổng Ải Nam Quan của hình A2.

A4. “Trấn Nam Quan Đại Lâu Đồ” Mô tả cảnh quân Pháp rút quân và binh lực quân Thanh tại Trấn Nam Quan. Hãy quan sát vị trí cổng theo khung hướng dẫn trong hình.

2, Nhóm hình B:
Bưu thiếp (Carte Postale) phong cảnh Ải Nam Quan do người Pháp thực hiện vào đầu thế kỷ 20. Các nhật ấn sưu tầm được trên bưu thiếp sử dụng từ năm 1908-1912.

B1. Ải Nam Quan nhìn từ độ cao ở Đồng Đăng Vẫn dựa theo tường thành phía Việt Nam là hai đoạn ngắn nhưng phần cổng đã thay đổi thành cổng nhỏ. Phía Trung Quốc là cổng lớn và cao hơn, thiết kế hai mái ngói và tường thành chạy dài lên núi giống các bức họa đã nêu trên. Có lẽ sau giao tranh vào năm 1885. Cổng phía Việt Nam đã bị phá hủy nên được xây lại không còn qui mô như xưa.
Khoảng trống đến phần cổng phía Trung Quốc là vùng cảnh giới của hai bên vì dựa theo hình phía bên Trung Quốc ta sẽ thấy có sự đối xứng (tham khảo nhóm hình C).


Phụ ảnh:(B1) Ảnh màu để xác nhận hai phần mái ngói đỏ.


B2. Ải Nam Quan nhìn từ hướng Đồng Đăng
Ta nhận thấy sự cao thấp của hai phía cổng và cánh phải của tường thành phía Việt nam cũng dừng ở ngang núi theo như họa đồ Trung Quốc (A1). Ở góc phải phía dưới hình là một ụ trắng phủ cỏ xanh, dấu tích lô cốt của quân đội Pháp (tham khảo hình F1 sẽ thấy rõ vị trí lô cốt nhìn từ bên Trung Quốc).


B3. Bang giao tại Ải Nam Quan
Quan sát các nhân vật trong hình, ta thấy ở cạnh trái có binh lính Việt Nam đứng thành hàng dài. Giữa cổng đi ra là hàng phu khiêng kiệu đội nón vải rộng vành của quân nhà Thanh (chở quan viên?). Ở cạnh phải của hình có những người nhà Thanh đội nón và kết tóc đuôi sam. Có lẽ đang diễn ra một sự kiện nào đó trong lịch sử bang giao tại Ải Nam Quan.
Tam hình này da duoc thu nho lai de vua voi kich thuoc trong Dien Dan.
Bam vào day de xem hình lon hon. Kich thuoc nguyen thuy la 800x512 và nang 161KB.



B4. Cổng Ải Nam Quan Cổng đóng then gài, cỏ mọc cao ngất ngưỡng. Hoang tạnh. Trong lời nhắn trên bưu thiếp cho ta biết cổng được tu phục vào năm 1908. Nhật ấn “Lạng Sơn”. Xác nhận bờ tường thành chỉ còn dấu thang bậc đi lên để so sánh với tường thành phía bên Trung Quốc (nhóm hình C).
Tam hình này da duoc thu nho lai de vua voi kich thuoc trong Dien Dan. Bam vào day de xem hình lon hon. Kich thuoc nguyen thuy la 800x512 và nang 122KB.



Phụ ảnh: Đường lên Ải Nam Quan từ Đồng Đăng


3. Nhóm hình C
C1. Trấn Nam Quan (1)
Nhìn từ bên Trung Quốc. Kiến trúc ở đây đã khác. Phần mái ngói lớn phía dưới đã mất, chỉ còn lại phần mái ngói bên trên và cấu trúc mái cũng khác. Chỉ có dãy tường thành là vẫn chạy dài lên trên. Cạnh trái trên đỉnh núi có doanh trại. Phía dưới trước mặt cổng có cụm nhà ngói. Kiến trúc thay đổi có lẽ do sự phá hủy trong cuộc “Khởi nghĩa Trấn Nam Quan” do Tôn Trung Sơn lãnh đạo vào năm 1907. Để dễ phân biệt với nhóm hình chụp từ phía Việt Nam ta sẽ quan sát thêm sự khác nhau của địa hình đồi núi.


C2. Trấn Nam Quan (2)
Mặt bằng của Trấn Nam Quan. Bờ tường thành chia theo lô khác với hình thang bậc bên phía Việt Nam . Ta thấy rõ bên phía Trung Quốc cũng có khoảng cách so với cổng lớn (Quan). Một án tường trắng đối diện cổng là theo lối phong thủy ngày xưa tránh sự dòm ngó thẳng vào nhà mình từ phía bên ngoài (ngay trong các kiến trúc cổ của Việt Nam từ đình làng đến lăng miếu ta sẽ nhận ra điểm này). Theo sử liệu Trung Cộng, cụm nhà nhỏ phía trước cổng lớn (nơi có hai nhân vật áo trắng đang đứng) là miếu thờ Quan Công gọi là Quan Đế Miếu và Đền Chiêu Trung. Sau đó vào năm 1896 trong chương trình khảo sát biên giới giữa Trung-Pháp đã xây trên nền này một văn phòng quản lý cùng với 9 điểm khác trên biên giới Trung-Việt. Năm 1914 xây lại lần hai thành kiến trúc nhà lầu kiểu Pháp nên còn gọi là “Pháp Lầu” hoặc “Pháp Quốc Lầu” vẫn còn tồn tại cho đến nay.
Tam hình này da duoc thu nho lai de vua voi kich thuoc trong Dien Dan. Bam vào day de xem hình lon hon. Kich thuoc nguyen thuy la 800x504 và nang 165KB.



C3. Toàn cảnh Trấn Nam Quan
Có một khu trại và hai dãy nhà mái lá cách xa với cổng lớn ở cạnh tâm phải của hình. “Trấn Nam Quan” là đây! Khởi nghĩa Tôn Trung Sơn là đây! Khu di tích này giờ chỉ còn là ruộng nước, gọi là “khu di chỉ Trấn Nam Quan Khởi Nghĩa”. Các khung trong hình dùng để xác định vị trí so với hình C4.
Tam hình này da duoc thu nho lai de vua voi kich thuoc trong Dien Dan. Bam vào day de xem hình lon hon. Kich thuoc nguyen thuy la 800x516 và nang 75KB.



C4. Trấn Nam Quan (3)
Trên bưu thiếp có tiêu đề “NAM QUAN (Chine) – Le Village” rõ ràng đây là khu làng mạc (Trấn) trong đất Trung Quốc. So sánh các khung vị trí với hình C3:
Dãy nhà lá và con đường đất ở giữa, trước mặt là cụm nhà ngói và tán cây. Ngang ở tâm trái của hình là bờ tường thành. Phía góc phải là vách núi đá (đá vôi?) trắng.


Chữ “Trấn” trong văn tự trung Quốc có rất nhiều nghĩa, như “trấn giữ”, “trấn áp”, “trấn tĩnh”, “trấn địa”…v.v. đều là chỉ việc gìn giữ, ổn định. “Trấn” còn là một đơn vị hành chính sau cấp huyện có từ thời xưa tại Trung Quốc (đơn vị hành chính Việt Nam thời xưa cũng thường sử dụng). Trong một số sử sách Việt Nam có nói “Trấn Nam Quan” nằm trong nội địa Trung Quốc. Thì đây, “Trấn Nam Quan” đã xác định là những hình này! Khối nhà lợp mái ngói ta sẽ hiểu là khu nhà quan binh, hai dãy nhà lá là khu dân cư dựa theo binh đội để có cuộc sinh hoạt yên bình. “Trấn” là khu phố nhỏ, làng mạc. Đừng làm lệch lạc lịch sử và đừng theo luận điệu của bọn bán nước mà cho rằng “Ải Nam Quan phải gọi là Bắc Quan”. Chữ “Nam Quan” là do Trung Quốc kiêng kỵ Việt Nam nên không muốn gọi là “Đại Nam Quan” mà thôi. Chữ “Quan” là chiếc cổng qua lại. “Đại Nam Quan” hay “Nam Quan” là cửa ngõ giao thiệp với nước Việt Nam . Hai bên đã thủ lễ với nhau bằng khoảng trống ở hai bên cổng lớn. Theo sử liệu, sau chiến tranh Trung-Pháp thì nhà Thanh đã chiếm giữ cổng lớn và buộc phía Việt nam phải cách xa cổng là 100 thước. Việc này ta thấy tương đương với khoảng cách của hai cổng trong nhóm hình B.
4, Nhóm hình D
D1. Cổng Nam Quan (1) Đây là một kiến trúc khác hẳn so với các nhóm hình trên. Có vẻ sơ sài vì đã mất hẳn phần kiến trúc phía trên trong cuộc nội chiến tại Trung Cộng vào năm 1949. Ta thấy có dáng một nhân vật đang cầm súng. Tiêu đề trên bưu thiếp “NAM QUAN (Tonkin)…” đây là bên phía Việt Nam khi qua cổng nhỏ để đứng sát với cổng lớn (vào lúc này có lẽ kiến trúc cổng nhỏ cũng đã mất). Theo sử liệu Trung Cộng, trong cuộc giao tranh vào năm 1949 thì toàn bộ phần trên cổng đã bị phá hoại hoàn toàn (tham khảo hình E2).


D2. Cổng Nam Quan (2) Hình đăng trên tạp chí “National Geographic” do GS Nguyễn Văn Canh đưa lên mạng và không rõ niên đại. Một số bạn nghi ngờ bức ảnh này không chính xác với hình ảnh của Ải Nam Quan. Tuy nhiên so sánh với hình D1, ta đã thấy kiến trúc cùng kiểu của hai hình. Tại đây, dãy tường thành chạy lên cao đến vách núi trắng tương ứng với hình C3-C4, có thể xác định là hình được chụp từ cao điểm bên phía Việt Nam .

5, Nhóm hình E
E1 . Không xác định (1) Một hình ngôi chùa trên đường đi Long Châu nơi có cổng giao thiệp với Việt Nam là Bình Nhi Quan. Cùng với Nam Quan và Bình Nhi Quan còn có Thủy Khẩu Quan là 3 cổng quan yếu để vào đất Việt Nam nên gọi chung là “ Tam Quan ”, có khi cổng Nam Quan còn gọi là riêng là “ Tam Quan ” do ở vị trí quan trọng hàng đầu so với hai cổng Bình Nhi-Thủy Khẩu. Nơi hình này có tiêu đề “Chine - NAM QUAN – Loc Hang Thiap”. Chưa rõ chữ “Loc Hang Thiap” là gì nhưng hình xác định là Nam Quan trên đất Trung Quốc, có phải là một ngôi chùa trong “Trấn Nam Quan” hay không? Hay là thuộc Trấn Bình Nhi Quan?
Tam hình này da duoc thu nho lai de vua voi kich thuoc trong Dien Dan. Bam vào day de xem hình lon hon. Kich thuoc nguyen thuy la 800x518 và nang 112KB.



E2. Không xác định (2) Quân đội Trung Cộng đứng trên tường thành giương cờ trong cuộc chiến thắng quân Tưởng Giới Thạch vào ngày 11.12.1949 tuyên bố giải phóng Quảng Tây. Thế tường thấp với cổng và trên mặt tường cổng có chữ “Trấn Nam Quan”.


Phụ ảnh: Hình chụp chính diện của Trấn Nam Quan trong ngày giải phóng Quảng Tây tháng 12.1949. Trên mặt tường cổng thành ta thấy rõ chữ “Trấn Nam Quan”. (phòng trưng bầy lịch sử Hữu Nghị Quan)


E3. Không xác định (3) Quân đội Trung Cộng đứng trước cổng nhỏ có khắc chữ “Trấn Nam Quan”. Không rõ niên đại của hình. Chung với hình E2, có lẽ đây là “Trấn Nam Quan” mà tôi đã giải thích (mục 3, nhóm hình C).


6. Nhóm hình F
F1. Toàn cảnh Ải Nam Quan Do trinh sát quân Nhật Bản chụp vào tháng 6 năm 1940 trước khi tiến hành “cuộc chiến 3 ngày” nhằm đạt mục đích đưa quân vào lãnh thổ Đông Dương. Hình được mô tả: “…thấy được đường xe lửa Lao Cai-Côn Minh. Lại có đường xe ô-tô từ Đồng Đăng lên tận Trấn Nam Quan. Bờ tường thành này bên trong là đất Trung Quốc, ngay bên ngoài là Bắc bộ Đông Dương”.
Từ cao điểm như trong hình ta thấy rõ vị trí lô cốt như đã xem qua hình B2. Có khả năng lô cốt đã xây dựng trên một nền kiến trúc cổ xưa của Việt Nam . Và còn “Suối Phi Khanh” nơi thấm lệ của Nguyễn Trãi, có ai nhận ra chưa?…Nước mắt!
Tam hình này da duoc thu nho lai de vua voi kich thuoc trong Dien Dan. Bam vào day de xem hình lon hon. Kich thuoc nguyen thuy la 1024x768 và nang 235KB.


Phụ ảnh: Liên quân Pháp-Việt (trường Sĩ quan Đồng Đăng) Những người bảo vệ Ải Nam Quan thất thủ trước quân Nhật (25.09.1940)
Tam hình này da duoc thu nho lai de vua voi kich thuoc trong Dien Dan. Bam vào day de xem hình lon hon. Kich thuoc nguyen thuy la 1024x768 và nang 224KB.


F2. Cột Mốc Số 18 Do quân đội Nhật Bản chụp tháng 7 năm 1940 ngay tại tường thành Trấn Nam Quan. Cột mốc số 18 lịch sử xác định biên giới Trung-Việt vào năm 1887. Xác định lãnh thổ bảo hộ của thực dân Pháp tại Đông Dương và cũng là khởi điểm Nam tiến của quân đội Thiên Hoàng giao tranh với các nước Châu Âu.
Trên Cột mốc số 18 ta đọc được: “Trung Việt Quốc Giới, Trấn Nam Quan Ngoạ i, Đệ Thập Bát Hiệu - No.18

FRONTIERE”
Tam hình này da duoc thu nho lai de vua voi kich thuoc trong Dien Dan. Bam vào day de xem hình lon hon. Kich thuoc nguyen thuy la 768x1024 và nang 199KB.

F3. Bản đồ vị trí Trấn Nam Quan và cột mốc số 18 Do chính quyền Tưởng Giới Thạch họa vào năm Dân Quốc 13 (1925). Khu vực Trấn Nam Quan và cột mốc số 18 (có đóng khung)

Tam hình này da duoc thu nho lai de vua voi kich thuoc trong Dien Dan. Bam vào day de xem hình lon hon. Kich thuoc nguyen thuy la 1024x669 và nang 61KB.


F4. Hữu Nghị Quan (tên gọi cổng Nam Quan do Trung Cộng đặt ra vào năm 1965) Đây là một bằng chứng sống động nhất cho kết qủa “bác cháu ta cùng giữ nước” trong thời cộng sản cầm quyền tại Việt Nam . Ảnh do cựu chiến binh Trung Cộng (tham gia chiến tranh biên giới Trung-Việt 1979) chụp vào năm 2005. Các vạch và khung đánh dẩu trên ảnh là của tác giả ảnh và được giải thích như sau.


“Hình trên là từ trên núi Kim Kê chụp xuống. Bên trái là Hữu Nghị Quan, vòng tròn màu vàng là cao điểm tranh chấp Trung-Việt, hiện thời do quân ta khống chế; Vùng màu xanh lá cây hình tam giác là khu vực gài địa lôi. Vạch dài màu tím là con đường sắt qua lại với Đồng Đăng. Vùng trắng giữa hình có hai cửa đường hầm là điểm cuối của cao tốc Nam Ninh đến Bằng Tường”
Nguyên văn:
]这是在金鸡山上往下拍的。左侧是友谊关
黄圈部分为中越有争议的高地,目前为我军控制;草绿色的三角为雷区 蓝线是通往同登的铁路。图片中间灰白处有两个遂道洞口为南宁至凭祥高速公路的终点站。
Tham khảo tại đây:
http://military.china.com/zh_cn/hist...2461442_1.html
Tôi xin thuyết minh thêm. Núi Kim Kê là cao điểm chiến lược nằm ở cánh trái cổng Nam Quan, ngay vị trí chụp ảnh của tên cựu chiến binh này chính là đất Việt Nam. Khu vực tam giác trong hình chính là khu vực của cột cây số Km0 của Việt Nam là nơi mà vào đầu tháng 7.2007, phía Trung Cộng đã tuyên bố hoàn tất gỡ bỏ tấm đạn địa lôi (mìn) cuối cùng, bảo đảm thông thương an toàn cho “vùng Hữu Nghị, Hòa bình vạn tuế!”. Trong các hình ảnh của chương tiếp theo ta sẽ rõ hơn về vị trí này. Ở đây ta đã có khái niệm về việc Ải Nam Quan đã mất trong cự ly ra sao! Việc mất lãnh thổ qủa là nghiêm trọng! không phải là 100m, 150m, hoặc 200m. Cự ly trong hình có thể tính bằng Km! Hai lỗ đen gần giữa tâm hình là đường ra vào của cao tốc Nam-Hữu (Nam Ninh-Hữu Nghị Quan với chiều dài 179.2 Km . Nam Hữu khởi công vào ngày 28.04.2003 và chính thức khai thông vào ngày 28.12.2005, cũng là đường quốc lộ số 322 của Trung Cộng với điểm tận cùng giáp với Km0 của QL1 Việt Nam. Một âm mưu mới hơn đang hình thành!).
Như ta thấy, cả một vùng đồi núi của Việt Nam đã bị Trung Cộng ngang nhiên san bằng và xây dựng công trình trong nhiều năm, vẫn không hề có một chút phản ứng nào của bọn cầm quyền CSVN. Hay nói đúng hơn là đã có một sự thỏa thuận nhượng Ải Nam Quan từ hàng chục năm trước?

F5. Ảnh chụp vệ tinh vị trí của Hữu Nghị Quan Khu vực Hữu Nghị Quan (đóng khung) so với đường biên giới Trung-Việt màu vàng. Ảnh do cựu chiến binh Trung Cộng thiết kế để mô tả lại chiến trận biên giới Trung-việt năm 1979. Lúc này, Hữu Nghị Quan đã nằm sâu trong đất Trung Cộng từ đời…Hồ Chí Minh!


“Con đê đầu khấn lạy Chư Phật mười phương…” Ải Nam Quan đã mất, Đất thiêng đã mất! Có ai còn nhớ Phi Khanh-Nguyễn Trãi?
-----------------

Chương II: “Kẻ Bán Ải Nam Quan và Km Zéro ô nhục!”
(Năm 1966. Công binh xây dựng đường sắt Trung-Việt tại Hữu Nghị Quan tuyên thệ trước khi vào VN làm nhiệm vụ)


(Thiết đạo binh: công binh đường sắt TC giả dạng bộ đội VN)

(Năm 1966. Quân chính qui TC giả dạng bộ đội VN tuyên thệ tại Hữu Nghị Quan. Hướng về TC đồng thanh hô lớn: "Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Nguyện mang vinh quang trở về!". Trong ảnh là Sư đoàn 62 Cao Xạ TC)
Tam hình này da duoc thu nho lai de vua voi kich thuoc trong Dien Dan.
Bam vào day de xem hình lon hon. Kich thuoc nguyen thuy la 940x896 và nang 126KB.

(Tham gia tra tấn tù binh Mỹ tại VN)

(Tham gia bắt sống phi công Mỹ tại VN. Người cầm ảnh là cựu chiến binh TC tham chiến tại VN )

(Huy chương "Đoàn Kết Chiến Thắng Giặc Mỹ" do chính HCM ký tặng)

(Hoặc do PVĐ ban thưởng)

(Năm 1968, hai bác Hồ - Mao đi từ Ải Nam Quan cùng mang vũ khí vào gây tang tóc cho dân miền Nam VN)

" Nam man! Ta cho ngươi cơm ăn, áo mặc, ta cho ngươi súng đạn, nhưng chính ngươi đã lấy súng đạn bắn vào da thịt ta!” (người anh em đồng chí TC nói!)

Hoa Kiều tại Việt Nam bị cưỡng chế hồi hương năm 1978

Ngày 25.08.1978, khoảng trên 200 quân Việt Nam dùng vũ lực bắt buộc Hoa kiều phải hồi hương đi vào khu vực Hữu Nghị Quan. Lúc 17g30 cùng ngày, ngay trước cổng Hữu Nghị Quan, quân Việt Nam đánh chết 6 người, 82 người bị thương, 15 người chạy thoát. Công tác viên phía Trung Cộng lên tiếng cảnh cáo và xung đột đã xảy ra giữa hai bên cán bộ Trung-Việt. Ba ngày sau, quân Việt Nam tiếp tục tràn lên vùng biên giới tìm kiếm những Hoa kiều đang bỏ trốn… Chiến tranh biên giới Trung-Việt bắt đầu từ đây, cuộc chiến mà Trung Cộng lấy cớ “tự hào” là “Tự Vệ Phản Kích”. Ải Nam Quan thêm một lần nữa chứng kiến xung đột Trung-Việt. Nhưng từ sau cuộc chiến này, Trung Cộng đã đẩy lui lãnh thổ Việt Nam ra khỏi Ải Nam Quan và bỗng xuất hiện cột mốc có tên gọi “Km0” thần thoại, nằm cách xa cổng Nam Quan hàng trăm thước.
Dấu đạn giao tranh Trung-Việt trên khắp tường thành "Hữu Nghị Quan"


Trung Cộng ca khúc khải hoàn trở về cổng Hữu Nghị Quan sau chiến thắng

Ngày 28.05.1980, Trung-Việt tiến hành trao trả tù binh tại "Km0" trên đường Đồng Đăng dẫn vào khu vực Hữu Nghị Quan
Tam hình này da duoc thu nho lai de vua voi kich thuoc trong Dien Dan. Bam vào day de xem hình lon hon. Kich thuoc nguyen thuy la 1024x515 và nang 80KB.

Phụ ảnh tham khảo "Cột Mốc Số 18" giả mạo (?)
Đây là "Cột Mốc Số 18" mà TC cho rằng đã đặt tại cổng Nam Quan. Khác với "Cột Mốc Số 18" theo Hiệp ước Pháp-Thanh (đã trình bầy nơi chương I). Trên cột mốc này khắc rằng: "BORNE.18 ANNAM-CHINE, Đệ Thập Bát Bài, Đại Pháp Quốc Việt Nam, Đại Trung Hoa Dân Quốc Vân Nam". Lịch sử nào ghi rằng Pháp thay mặt VN ký kết Hiệp ước Biên giới với chính quyền của Tưởng Giới Thạch? Loại cột mốc này là cùng kiểu với cột mốc số 53 tại khu vực Thác Bản Giốc. Những cột mốc thật sự của Hiệp ước Pháp-Thanh đã tiêu biến nơi đâu ? Không ai biết rõ hơn biên giới Trung-Việt bằng Đảng CSVN, nhưng họ có nói gì không về hiện tượng này? Lặng câm! Ta nên nhớ, trong đề cương của Đảng CSVN do HCM soạn ra vào năm 1940 đã chủ trương một cách mù quáng: "Không công nhận bất cứ văn kiện, hiệp ước nào của thực dân Pháp thay mặt VN ký kết với quốc gia khác!"
Tam hình này da duoc thu nho lai de vua voi kich thuoc trong Dien Dan. Bam vào day de xem hình lon hon. Kich thuoc nguyen thuy la 1024x718 và nang 405KB.

Sự ra đời của “Km 0” cho đến nay vẫn rất khó hiểu. Theo “truyền thuyết”, “Km 0” ra đời vào năm 1960 và Phạm Văn Đồng đã trồng cây si để đánh dấu vị trí. Có thực sự là PVĐ trồng cây si để đánh dấu vị trí biên giới Trung-Việt hay không? Hay chỉ đơn thuần là việc trồng cây kỷ niệm một sự kiện nào đó? (thói màu mè của CSVN). Năm 1958, chính tay PVĐ đã ký văn bản dâng biển cho Trung Cộng, bản đồ Bắc Việt thì Đảng CSVN dâng cho Trung Cộng vẽ, trong thời điểm lệ thuộc sự viện trợ của Trung Cộng thì làm sao nói chuyện căng thẳng biên giới, lãnh hải được. Còn cây si là cây si nào? Cây si thuộc loại cây nhiệt đới có sức tăng trưởng và phát tán rất nhanh. Không thể nào cho rằng cây si mà PVĐ trồng là cây si đứng sau cột “Km0”. Hãy xem hình (so sánh với cây si trước cổng HNQ ở chương II).

Năm 1979, hai tên Trung Cộng đang chỉ vào vị trí cột mốc “Km0”. Cỏ cây rậm rì, một gốc cây nhỏ phía sau (cây si từ năm 1960?). Phải chăng vị trí cột mốc chẳng phải bị di dời đi hàng trăm thước nào cả. Nó đã nằm đó từ những năm 1960, như một thỏa thuận “hữu nghị” khi HCM dành trọn Ải Nam Quan để tiếp nhận vũ khí của TC gây máu lửa trên miền Nam Việt.

"Km0" trong những năm 1990. Biên phòng VN đứng gác nhưng quay mặt về phía VN. Đáng nể!

"Km0" trong những năm đầu 2000, khi đang xây dựng lại cảnh quan "Hữu Nghị" và kế hoạch cao tốc Nam-Hữu . Lúc này trên cột còn ghi "Hữu Nghị Quan" và "cây si PVĐ" còn đó

"Cây si PVĐ" bị đốn bỏ dã man vào năm 2005. Cột mốc cũng chỉ còn chữ "Hữu Nghị". Đảng CSVN không dám nhận thêm chữ "Quan". Xóa bỏ vĩnh viễn lịch sử để làm vừa lòng đàn anh TC!

"Km0" của VN trơ trọi so sánh với bia đá "Nam Cương Quốc Môn" của Trung Cộng phía sau . Ở vị trí này ta không còn thấy cổng Nam Quan!
"Km0" của VN trơ trọi so sánh với bia đá "Nam Cương Quốc Môn" của Trung Cộng phía sau . Ở vị trí này ta không còn thấy cổng Nam Quan!

"Km0" trong những ngày năm 2006.
Tam hình này da duoc thu nho lai de vua voi kich thuoc trong Dien Dan. Bam vào day de xem hình lon hon. Kich thuoc nguyen thuy la 1024x768 và nang 214KB.


Gần lại một chút . Hành lang trắng bên tay phải dẫn vào khu vực Hải quan TC.
Tam hình này da duoc thu nho lai de vua voi kich thuoc trong Dien Dan. Bam vào day de xem hình lon hon. Kich thuoc nguyen thuy la 813x641 và nang 211KB.


Nhìn sang bên phải để thấy rõ hơn cổng đường hầm cao tốc Nam-Hữu và Cổng kiểm soát của Hải quan TC.
Tam hình này da duoc thu nho lai de vua voi kich thuoc trong Dien Dan. Bam vào day de xem hình lon hon. Kich thuoc nguyen thuy la 900x675 và nang 223KB.

Ngang với "Km0" là giao điểm Quốc lộ 322 (điểm cuối) của TC và Quốc lộ 1A (điểm khởi đầu) của VN!



"Trung Quốc Quốc Đạo 322 Chung Kết Điểm"


Nhìn sang VN. Đi thêm khoảng 100m nữa mới tới Cổng kiểm soát của Hải quan VN. Khoảng cách "thủ lễ" đã xuống dưới chân Ải Nam Quan trong thời cộng sản. Không còn nằm trước mặt cổng Nam Quan như ngày xa xưa. Đúng vậy! Ải Nam Quan nào là của VN? Bọn Ô nhục! Tam hình này da duoc thu nho lai de vua voi kich thuoc trong Dien Dan. Bam vào day de xem hình lon hon. Kich thuoc nguyen thuy la 843x577 và nang 153KB.

Hàng trăm thước đất của Ải Nam Quan là cả một đoạn đường dài hàng ngàn năm lịch sử của Việt Nam, nơi mà tổ tiên Trung Cộng phải bao lần cay đắng nuốt hận…Đất biển tổ tiên mất qúa dễ dàng! Đảng CSVN vẫn một mực nói như Trung Cộng, công nhận lãnh thổ bắt đầu từ cột “Km0”. Đảng CSVN đã chà đạp lên hồn thiêng sông núi, thay ngọai bang thảm sát dân tộc, giết chết lịch sử quê hương!
------------------------------
Ngày 18.10.2005, Việt cộng TT Nguyễn Tấn Dũng ra đón khách Trung Cộng ngay tại Km0. Ôi, tư cách của một TT? Hai tay xun xoe chào đón quan thầy Trung Cộng. Không ai trong đám cộng sản thời đại này còn "bản lĩnh" đi qua lại Cổng Nam Quan để đón khách như Hồ Chí Minh của những năm 1950. Vẫn cười đấy! Hèn mọn, bé nhỏ là thế!


Ngày 28.12.2005, cao tốc Nam Hữu chính thức khai thông nối vào khởi điểm Quốc lộ 1A của Việt Nam

Những người dân quê Đồng Đăng bị bắt đứng ra chụp hình ngay tại giao giới biên cảnh Trung-Việt. Họ đứng trên khởi điểm của QL 1A như làm nhân chứng cho lịch sử bán nước của Đảng CSVN. Những khuôn mặt muộn phiền, ngơ ngác.

Ngay cả những đứa bé Trung Cộng mù lòa cũng được nắm tay cho sờ vào thành tích của cha ông chúng!
Còn người Việt Nam? Có ai dám cảm tử cầm máy ảnh ra chụp tại khu vực này hay không? Thi nhân Bùi Minh Quốc bị cấm cố vì tấm hình ôm cột mốc Trung-Viêt. Nhà báo Điếu Cày có mấy tấm chụp tại Thác Bản Giốc mà giờ còn nằm trong Chí Hòa. Và tôi cũng từng bị biên phòng VN hành hung khi tay lăm le chiếc máy ảnh nơi vùng biên cảnh "Hữu Nghị"!





Khách du lịch Trung Cộng thảnh thơi qua lại, nhàn nhã như ở nhà. Chụp hình ư? Chuyện nhỏ! Đố tên biên phòng VN nào dám làm khó dễ!



Bước một bước là qua đến VN! Hai con xẩm trong góc có khung là vị trí của Km0 Ô nhục!


Đứng hai chân trên biên giới!


Chụp các kiểu!


Và ngồi lên "Km0" của bọn Nam man! Chúng ta là chủ nhân của lãnh thổ VN!


Hải quan hai bên Trung-Việt trao đổi công tác tại Km0 (tháng 04.2007)


Những hoạt động của Trung Cộng tại Ải Nam Quan ngày càng rầm rộ, hoành tráng. Từng đợt học sinh trên các miền được đưa về Hữu Nghị Quan để nghe giáo dục về lòng yêu nước!


Cựu chiến binh trong chi ến trận biên giới Trung-Việt hành hương


Thế hệ nào của Việt Nam sẽ được tường tận sự ô nhục này. Việc đòi hỏi Trung Cộng trả lại vùng đất thiêng của tổ quốc Việt Nam không phải dễ dàng! Sẽ lại đổ máu như hàng trăm năm trước!
"Tổ Quốc Tại Ngã Tâm Trung" (Tổ quốc trong tim ta)



Tháng 11 năm 2007, kỷ niệm 50 năm thành lập khu tự trị Quảng Tây. Có cả đại biểu VN tham dự, ngồi trên mảnh đất tổ tiên bị ngoạ i bang xâm chiếm không biết họ nghĩ gi? Hay là họ vẫn cười?




Vận động trong sạch môi trường biên cảnh Trung-Việt. Bản đồ VN đã nối vào khu tự trị Quảng Tây!


No comments: