Saturday, August 27, 2011

VIETNAM & THẾ GIỚI



WikiLeaks công bố hàng ngàn bức điện mật của ngoại giao Mỹ về Việt Nam


DR

Trọng Nghĩa

Vào hôm qua, 25/08/2011, WikiLeaks đã công bố gần 3000 bức điện mật của ngành ngoại giao Mỹ liên quan đến Việt Nam mà họ đã thu thập được. Nội dung các bức điện này có thể được xem là một biên niên sử thu nhỏ và rất cục bộ về quan hệ Mỹ - Việt, trong đó quan hệ tay ba Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam khá được chú ý trong những năm gần đây.

Một cách cụ thể, WikiLeaks đã công bố toàn văn các bức điện chủ yếu đánh đi từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Lãnh sự quán Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng có thêm một số tài liệu từ nơi khác như Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Phnom Penh, ở Bắc Kinh hoặc lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô (Trung Quốc)...

Trong số các tài liệu được WikiLeaks công bố lần này, bức điện xưa nhất được viết vào ngày 25/04/2000, do Sứ quán My ở Hà Nội gởi đi nói về chuyến đi thăm Nam Định của đại sứ Mỹ thời ấy. Còn bức điện gần đây nhất được soạn thảo ngày 26/02/2010, đề cập đến 2 trường hợp người bị nhiễm virus cúm gia cầm.

Từ năm ngoái, khi WikiLeaks bắt đầu tiết lộ các bức điện mật của ngành ngoại giao Mỹ, mới chỉ có một vài bức có liên quan đến Việt Nam, chẳng hạn như công điện ngày 10/09/2009 - bàn về những người có thể được Đại hội Đảng Cộng sản đầu năm 2011 bầu lên lãnh đạo Việt Nam - hay tài liệu gởi về Bộ ngoại giao Mỹ ngày 20/01/2010 giải thích vì sao phái bộ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng không nên xếp Việt Nam trở lại danh sách đen của các nước vi phạm quyền tự do tôn giáo CPC.

Lần này là cả ngàn bức điện được công bố, liệt kê trong tổng cộng 55 trang, mỗi trang gồm 50 tài liệu. Nội dung rất đa dạng, đề cập đến mọi vấn đề, từ kinh tế, xã hội, cho đến ngoại giao, nhân quyền hay quan hệ Việt - Mỹ. Nhiều sự kiện nóng bỏng đã được tường trình và phân tích, như chiến dịch xua đuổi các tăng ni Làng Hồng thuộc Tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng năm 2009, hay việc ban hành nghị định 97, cũng vào năm 2009, tiến tới vụ Viện Nghiên cứu Phát triển IDS mà Tiến sĩ Nguyễn Quang A làm chủ tịch phải tự giải tán.

Quan hệ tay ba Việt Nam, Trung Quốc, và Hoa Kỳ lẽ dĩ nhiên đã được các nhà ngoại giao Mỹ tại hiện trường nêu bật trong các bức điện gởi về nước với mục tiêu góp ý cho chính sách mà Washington cần thúc đẩy với Hà Nội.

Trong bức điện gởi về Mỹ ngày 05/01/2010 chẳng hạn, nhằm cung cấp thông tin về quan điểm của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, chuẩn bị cho chuyến đi thăm của một phái đoàn Quốc hội Mỹ do Thượng Nghị Sĩ Bond dẫn đầu, nguyên đại sứ Mỹ Michalak đã nhận định rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Theo bức điện này, Trung Quốc vẫn là mối quan ngại chiến lược trọng yếu của Việt Nam. Hà Nội nhận thức rất rõ thế mất cân bằng quyền lực của mình so với Bắc Kinh và luôn cảnh giác tránh làm mích lòng nước láng giềng. Việt Nam, theo bức điện, cũng không hề ảo tưởng rằng bằng cách nào đó, có thể dùng Hoa Kỳ, Nga, hay Nhật Bản để "cân bằng" với Trung Quốc.

Ngoài ra, cũng theo bức điện, Đảng Cộng sản Việt Nam không thể để cho dư luận trong nước trực diện chống lại Trung Quốc vì sợ rằng nếu thả lỏng cho tinh thần dân tộc được thể hiện, sau khi chĩa mũi dùi vào Trung Quốc, xu hướng dân tộc này có thể dễ dàng quay trở lại công kích chính bản thân Đảng.

Chính vì thế mà Việt Nam tìm cách duy trì một mối quan hệ thân hữu và ổn định nhất có thể được với Trung Quốc, nhưng đồng thời thận trọng bồi dưỡng các quan hệ song phương đa dạng, lồng các quan hệ này vào trong một khuôn khổ đa phương. Trong bối cảnh đó, theo cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, quan hệ song phương Việt Nam Hoa Kỳ có vị trí rất tốt, cho dù Việt Nam vẫn thận trọng không muốn thúc đẩy hợp tác với Mỹ đi quá xa, quá nhanh, sao cho khỏi đối kháng Trung Quốc.

Căng thẳng gần đây tại Biển Đông cũng được ông Michalak phân tích. Theo ông, tâm lý nghi kỵ Trung Quốc vẫn nằm sâu trong tâm khảm của người Việt Nam, được hận thù lịch sử và thái độ uất ức do tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông nuôi dưỡng.

Theo bức điện, Việt Nam đã rất chú ý tới sự kiện Trung Quốc quấy rối tàu Impeccable của Mỹ vào tháng 03/2009, và có thể là điều đó đã khiến cho Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định bay ra thăm tàu sân bay Stennis. Ngoài ra, buổi điều trần về Biển Đông do Thượng nghị sĩ Jim Webb tổ chức hồi mùa hè cũng được Việt Nam tiếp nhận tích cực.

Cựu đại sứ Mỹ đã nhắc lại chính sách xuyên suốt của Mỹ là giữ trung lập trong cuộc tranh chấp chủ quyền pháp lý giữa các nước ở Biển Đông, nhưng rất quan tâm đến việc duy trì quyền tự do hàng hải, cũng như khả năng tiến hành các hoạt động hợp pháp của tàu hải quân Hoa Kỳ trong vùng.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110826-wikileaks-cong-bo-hang-ngan-buc-dien-mat-cua-ngoai-giao-my-ve-viet-nam

Sự khó xử của nhà cầm quyền
Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-08-25

Hoa Kỳ kêu gọi VN trả tự do cho tất cả những người biểu tình hôm Chủ nhật 21 tháng 8 vẫn còn bị giam giữ.

AFP photo

Người Việt Nam biểu tình phản đối TQ, thể hiện lòng yêu nước hôm 24/6/2011

Hôm Chủ nhật 21 tháng 8 vừa rồi, công an giải tán và đẩy lên xe buýt chừng 50 người vốn bất chấp lệnh cấm biểu tình của UBND TP Hà Nội – 1 văn bản “vô danh” không có người ký, “nửa bí mật, nửa công khai”, văn bản mà blogger Cu Làng Cát gọi là “cái dại của không chính danh”:

“Chúng tôi quan ngại về việc câu lưu một số cá nhân mà duờng như chỉ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa. Không thể bắt giữ những cá nhân vì thực thi quyền tự do tụ tập, vì như thế là trái với những cam kết của Việt Nam đối với những công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho những cá nhân thực thi các nhân quyền và các quyền tự do căn bản của con người.’

Đó là lời của ông Beau J. Miller, tùy viên báo chí của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN.

Gọi biểu tình là "trò lố"

Theo giới blogger thì nhà cầm quyền đã can thiệp “khá thô bạo”, “trái pháp luật” và “không có một lý do gì” để biện minh cho hành động ngăn chận cuộc biểu tình vừa rồi, khi khoảng 50 người yêu nước bất chấp lệnh “đóng dấu treo và không đủ dũng khí đặt bút ký” ấy để trương các biểu ngữ “Đả đảo TQ xâm lược”, “Bảo vệ Tổ Quốc VN”, “Bảo vệ máu thịt VN”, “Bảo vệ nhân dân VN”, “Phản đối TQ đe dọa nhân dân VN”…và cả “Đả đảo tay sai bán nước”, “Phản đối bắt người yêu nước”…

Bài “Ai gây ra ‘bao trò lố’? ” trên blog Quê Choa lưu ý rằng lần đầu tiên “báo lề phải” gọi biểu tình yêu nước là những “trò lố” khi báo Hà Nội Mới đề cập tới chuyện mà tờ báo cho là “giải tán 1 nhóm người cố tình vi phạm quy định, tụ tập hò hét tại khu vực Hồ Gươm” với đoạn viết rằng “Cuối cùng thì bao trò lố của một số người cầm đầu ngoan cố, lợi dụng chính sách tốt đẹp của Nhà nước ta lôi kéo, tụ tập thành đám đông gây mất trật tự đường phố hàng tuần cũng đã bị lật tẩy”. Theo blogger Quê Choa:

"Người ta có thể không đồng tình, có thể phản đối các cuộc biểu tình yêu nước, nhưng gọi biểu tình yêu nước là những trò lố là xúc phạm nghiêm trọng đến những người yêu nước, xúc phạm ngay cả chính quyền Hà Nội. Mới cách đây ít lâu, tướng Nguyễn Đức Nhanh thay mặt Chính quyền Hà Nội đã tuyên bố: “ Đây là những cuộc biểu tình yêu nước tự phát, cho nên các cấp và Công an Hà Nội không có chủ trương trấn áp, bắt giữ người biểu tình tự phát. ”

Nếu gọi biểu tình là trò lố thì nói thế nào đây với tuyên bố của tướng Nhanh? Thế nào gọi là lố? Nhân danh điều gì để gọi những cuộc biểu tình yêu nước là những trò lố? Nên nhớ Báo Hà Nội Mới là tiếng nói của Đảng bộ Hà Nội, là bộ mặt văn hóa của chính quyền Hà Nội, không thể có kiểu phát ngôn vô trách nhiệm và thiếu văn hóa như thế được.

Nhiều nhật ký trên mạng cũng vừa phổ biến bài “Chán quá mà phải nói” của tác giả Đỗ Đức, bày tỏ thất vọng trước thông báo của giới cầm quyền rằng “những cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát đã gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, hình ảnh thủ đô-TP vì hòa bình; tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị; tác động tới việc thực hiện đường lối, quan hệ ngọai giao của đảng, nhà nước”. Thông báo còn đe dọa “áp dụng những biện pháp cần thiết” đối với những người mà thông báo gọi là ‘tụ tập”, “gây rối lọan” đó. Tác giả Đỗ Đức cho biết:

Người ta có thể không đồng tình, có thể phản đối các cuộc biểu tình yêu nước, nhưng gọi biểu tình yêu nước là những trò lố là xúc phạm nghiêm trọng đến những người yêu nước, xúc phạm ngay cả chính quyền Hà Nội.

Blogger Quê Choa

"Là một công dân có tuổi, tôi thực sự thất vọng với cái thông cáo chẳng giống ai này.Tôi không đi biểu tình nhưng là người quan sát thì người biểu tình không mắc lỗi như thông cáo nói. Nhất là những ngày biểu tình tuần hành quanh Hồ Gươm. Còn biểu tình là biểu lộ ý chí thì phải hát phải hô, có phải đám ma đâu mà đi lặng lẽ…

Thông báo viết thế này không thuyết phục, vì đây là biểu lộ ý chí hòa bình của một thành phố hòa bình rất đáng trân trọng. Hòa bình không có nghĩa nó đá vào đít mình mà ngồi im mặc nó đá. Nếu thế sẽ là thành phố nhu nhược chứ Hòa bình gì….

Cái đáng lo là hàng nghìn công nhân Trung Quốc đáng ngờ không giấy phép lén lút vào theo các dự án khắp nơi từ Bắc đến Nam lập thành làng kia kìa là quá đáng sợ, có phải công nhân hay lính giả danh? Khi con ngựa thành Troa đã đưa được vào trong thành mà có biến thì cả dân tộc trơ mắt ếch ra.

Cái đó sao các vị ấp úng, chưa thấy có một thông báo nào, mà lại quyết liệt với dân khi dân bày tỏ lòng yêu nước???."

Mất khả năng đối thoại với dân

000_Hkg5133013-200.jpg
Công an Việt Nam. AFP photo

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ VN tại TQ, người luôn trăn trở cho vận nước và vận mạng dân tộc, cũng khẳng định rằng “Biểu tình chẳng do ai kích động” cả. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhấn mạnh rằng người dân được nhiều quyền, kể cả quyền biểu tình, theo quy định trong Hiến Pháp, và ông lưu ý rằng ngày nào TQ còn xâm phạm chủ quyền của VN, còn tiếp tục hành động hung ác với VN thì ngày đó nhân dân VN còn phẫn nộ và biểu tình.

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng bác bỏ điều giới cầm quyền cho là người biểu tình do “kẻ xấu lợi dụng”, “thế lực thù địch” xúi giục”, mà, theo ông, “tất cả đều đàng hòang”, hành động vì lòng yêu nước.

Lối ứng phó với người dân Việt biểu tình thể hiện lòng yêu nước trước hiểm họa từ Phương Bắc khiến tác giả Mạc Văn Trang không tránh khỏi thắc mắc rằng “Tại sao lãnh đạo Hà Nội lại làm như vậy?”.

Tác giả thật sự không thể nào hiểu nổi tại sao Thành ủy, UBND TP Hà Nội và những người lãnh đạo cao hơn nữa lại làm như những gì đã diễn ra đối với người biểu tình để phản đối Trung Quốc gây hấn ở vùng biển của Tổ Quốc, mà lẽ ra, đại diện lãnh đạo Hà Nội chỉ cần gặp đoàn biểu tình , mời họ vào hội trường, cùng nhau trò chuyện rồi “lắng nghe, đối thọai, chia sẻ suy nghĩ, tâm tư, tình cảm với nhân dân…” thì sẽ tìm được sự đồng thuận trên cơ sở lòng yêu nước. Nhưng giới cầm quyền đã làm ngược lại, như tác gia Mạc Văn Trang cho biết:

Họ đã quen cách suy nghĩ áp đặt và hành xử bạo lực như trên quá lâu và “rất hiệu quả” trong việc giữ vững “ổn định chính trị - xã hội”, nên họ đã bị mất dần khả năng đối thoại dân chủ với nhân dân.

Tác giả Mạc Văn Trang

"1/ Họ đã đàn áp, bắt bớ, đe dọa, sách nhiễu, ghi vào sổ đen, cho người theo dõi những người biểu tình và cả gia đình họ…

2/ UBND TP Hà Nội, ngày 18/8/2011 ban ra một bản thông báo “cấm biểu tình” không đủ căn cứ pháp lý, không được ban hành theo những thủ tục hành chính thông thường và đặc biệt không có người ký để xác định cá nhân chịu trách nhiệm… Thông báo này còn “chụp mũ”, đe dọa…

3/ Tối 20 và sáng ngày 21/8/2011, Hà Nội huy động mọi lực lượng công an, dân phòng, các lực lượng trong “toàn hệ thống chính trị” và các phương tiện chống bạo động để quyết tâm phá tan lực lượng biểu tình!...

4/ Đặc biệt sáng ngày 21/8/2011, sau “lệnh cấm biểu tình”, trời u ám, tuôn mưa mà những người biểu tình vẫn tiếp tục. Họ biểu tình hôm nay không chỉ vì yêu nước, phản đối Trung Quốc gây hấn mà còn muốn khẳng định quyền công dân chính đáng của họ."

Và tác giả Mạc Văn Trang phân tích lý do tại sao giới cầm quyền hành động như vậy. Theo ông:

"- Có lẽ vì họ đã quen lối mòn suy nghĩ, như là quán tính, định kiến: ai nói và làm gì trái với quan điểm của chính quyền (bất kể đúng hay sai) đều là “tiêu cực”, “không chấp nhận được” và nếu tiếp tục “ngoan cố” thì sẽ quy kết là liên quan đến “thế lực thù địch”, “chống phá nhà nước XHCN”…

- Có lẽ vì họ quen suy nghĩ và hành động bạo lực bằng cách huy động toàn lực lượng của “hệ thống chính trị” trong đó lực lượng CA là nòng cốt để đè bẹp “một cá thể” hay “một nhóm người” dám “làm trái ý chính quyền nhân dân”. Họ muốn qua đó gây sợ hãi cho những người khác, cho toàn xã hội…

- Họ đã quen cách suy nghĩ áp đặt và hành xử bạo lực như trên quá lâu và “rất hiệu quả” trong việc giữ vững “ổn định chính trị - xã hội”, nên họ đã bị mất dần khả năng đối thoại dân chủ với nhân dân.

- Một lý do căn bản nữa, khiến chính quyền sợ đối thoại với dân, nhất là nhân sĩ, trí thức vì có lẽ họ đã vướng mắc vào những chuyện mờ ám gì đó, không thể / khó trả lời thuyết phục được dân. Và do đó họ sợ dân, tránh né dân, cho cấp dưới dùng các thủ đoạn đối phó với dân."

Kích thích lòng yêu nước

Và tác giả Mạc Văn Trang kết luận rằng “triết lý của chính quyền này” là “ai khen ta (dù đúng hay sai, tốt hay đểu) đều là bạn ta; ai chê ta, dù đúng, cũng là kẻ thù của ta!”.

img_0256-200.jpg
Blogger Mẹ Nấm và blogger Người Buôn Gió tại cuộc biểu tình chống TQ ngày 7/8/2011 ở Hà Nội. Courtesy AnhBaSam.


Qua “Thư ngỏ” của công dân Phạm Văn Điệp gởi tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an TP Hà Nội, và được nhiều mạng nhật ký phổ biến, công dân này lưu ý rằng sau khi Hòang Sa của VN bị mất vào tay TQ mà không thu hồi được, thì càng lúc VN càng bị mất thêm biển, đảo, đất liền cùng nhiều thiệt hại khác về người và của trong khi giới cầm quyền VN yếu hèn trước Bắc Kinh mà lại khủng bố, bắt bớ, gây phiền hà những người yêu nước. Tác giả nhận xét:

"Bằng chứng là mỗi lần bắt bớ, họ càng yêu nước hơn, càng thánh thiện hơn và phía Công An Chính quyền càng bị phơi mặt phản nước ra, làm lợi cho Trung Quốc xâm lược và gây hấn. Nếu tôi là nhà cầm quyền Trung Quốc, tôi sẽ tặng huân chương và tiền bạc cho những người lãnh đạo ở Việt Nam vì đã mạnh tay, trấn áp được những người vì đòi chủ quyền với Trung Quốc. Nhưng tôi là người Việt Nam, tôi thấy vô cùng bất lợi vì chính trong nước mình đang có những thế lực và con người cũng có ý đồ cô lập những người Việt Nam yêu nước như bá quyền Trung Quốc."

Qua bài “Sự khó xử của nhà cầm quyền” của Người Quan Sát được blog Dân Chủ-Nhân Quyền Cho VN phổ biến, tác giả tin rằng hoạt động biểu tình chống TQ “vẫn chưa có lý do ngừng lại” khi những nguyên nhân trực tiếp còn tiếp diễn – từ hành động gây hấn ngang nhiên của Bắc Kinh ở biên giới, lãnh hải VN cho tới những cuộc thương nghị bất bình đẳng Việt-Trung tại bàn hội nghị. Tác giả cũng không quên đề cập tới 1 nguyên nhân quan trọng nữa để người dân Việt tiếp tục thể hiện lòng yêu nước, đó là việc “người biểu tình và những người thiện cảm với phong trào biểu tình càng cảm thấy bị xúc phạm hơn khi luồng thông tin của chính quyền về họ ngày càng trở nên xám xịt một cách đầy khó hiểu, mà nếu không cẩn thận thì lòng yêu nước rất có thể bị biến thành một thứ tình cảm tội phạm!”

Sau cùng, GS Hòang Xuân Phú, qua Nguyễn Xuân Diện’s Blog, mở đầu bài “Quyền biểu tình của công dân” lưu ý ngay từ đầu rằng:

“Kẻ đúng thì rụt rè, do dự, vì e là phạm luật.

Người sai lại năng nổ, thẳng tay, bởi tin rằng có lý”

Bằng chứng là mỗi lần bắt bớ, họ càng yêu nước hơn, càng thánh thiện hơn và phía Công An Chính quyền càng bị phơi mặt phản nước ra, làm lợi cho Trung Quốc xâm lược và gây hấn.

Tác giả Mạc Văn Trang

Đề cập tới “Biểu tình – Quyền hiến định có hiệu lực cùng hiến pháp hiện hành”, GS Hoàng Xuân Phú giải thích: “trên” “dưới” như sau:

"Đã đến lúc dân ta (cả dân thường và cả những người đang thuộc bộ máy quản lý Nhà nước) phải chia tay với lối tư duy sai lầm là “trên” cho làm gì thì “dưới” mới được làm cái ấy, vì đấy là kiểu quan hệ giữa chủ nô và nô lệ, hoàn toàn trái với bản năng sống chủ động của mọi loài động vật tự do, trong đó có con người...Người dân có quyền làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm và không vi phạm những chuẩn mực đạo đức thông thường đã được xã hội thừa nhận...

Căn cứ vào Hiến pháp và các văn bản pháp lý liên quan, với tư duy lô-gíc, chỉ có thể rút ra kết luận rằng: Quyền biểu tình của công dân được Hiến pháp hiện hành đảm bảo và có hiệu lực cùng lúc với Hiến pháp. Cho đến nay, chưa có luật hay văn bản pháp lý hợp hiến nào hạn chế quyền biểu tình của công dân. Vì vậy, công dân hoàn toàn có quyền tự do biểu tình, theo đúng tinh thần của Hiến pháp, không phải đợi đến lúc có Luật biểu tình hay một văn bản tương tự."


Hoa Kỳ và Việt Nam xích lại gần nhau
2011-08-25

Trong thời gian gần đây, có nhiều nguồn tin báo động về nguy cơ Trung quốc có thể động quân đối với Việt Nam.

Từ việc TQ tập trung quân tại vùng biên giới Việt-Trung cho tới thậm chí quân đội TQ được chỉ thị chuẩn bị tấn công VN, giữa lúc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm từ Trung Đông sang châu Á.

Ý đồ quân sự của Trung Quốc

000_Hkg5203489-250.jpg
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mua lại của Liên Xô cũ, đang neo đậu tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc hôm 04/8/2011. AFP photo.


Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng dạy môn Bang giao Quốc tế tại Đại học George Mason trước hết có ý kiến về vấn đề động quân của TQ:

Tôi nghĩ hành động động quân của TQ có tính cách đe dọa thôi. Chứ việc TQ tấn công VN thì phải có cớ gì mới làm được. Mà hiện nay chưa có cớ gì, nên nguy cơ đó chưa thể xảy ra.

Thanh Quang: Thưa GS, cụ thể thì trong khi xúc tiến việc tăng cường quân sự và có hành động ngày càng gây hấn táo bạo hơn tại biển Đông, nhất là đối với VN, TQ vừa đưa hàng không mẫu hạm Varyag – còn gọi là Thi Lang – vào hoạt động khiến các nước Á Châu và cả Hoa Kỳ lo ngại, yêu cầu Bắc Kinh giải thích. GS có ý kiến gì về diễn biến này không ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Việc TQ có hành động gây hấn tại biển Đông đã xảy ra vài năm nay rồi. Hành động đó ngày càng leo thang và là điều tự nhiên thôi bởi vì Bắc Kinh mọi giá thủ đắc hàng không mẫu hạm – cũng là chuyện mà họ nói từ lâu và mọi người đã tiên đoán từ lâu. Bây giờ họ đã có hàng không mẫu hạm thì họ đưa vào vùng đó thôi. Đây là tiến trình tự nhiên của sự hiện đại hóa quân đội TQ. Chiến hạm này đã làm cho mọi người quan tâm từ lâu và sự hiện diện của nó lại càng làm cho người ta quan tâm nhiều hơn, nên phải có phản ứng.

Thanh Quang: Có ý kiến cho rằng nhờ Hoa Kỳ đưa 2 hàng không mẫu hạm USS George Washington và USS Ronald Reagan vào biển Đông khiến Bắc Kinh chùn bước về ý đồ quân sự của họ. GS có nghĩ như vậy không ?

Chúng ta đã thấy TQ tìm cách đấu dịu hơn về phương diện ngoại giao để tránh tạo ra thế bất lợi cho mình, mọi người đều phản ứng mình.

GS Nguyễn Mạnh Hùng

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ về mục tiêu ngọai giao của TQ thì họ không thay đổi. Nhưng cách áp dụng chính sách ngọai giao đó có thay đổi, nhất là sau những cuộc trao đổi gây go Mỹ-Trung từ năm 2009, 2010. Chúng ta đã thấy TQ tìm cách đấu dịu hơn về phương diện ngoại giao để tránh tạo ra thế bất lợi cho mình, mọi người đều phản ứng mình.

TQ đã nói là nên giải quyết vấn đề bằng phương cách hòa bình, TQ cũng đi vào các hiệp ước với những quốc gia Đông Nam Á, ký thêm một bản văn khác về những nguyên tắc để áp dụng cho quy tắc ứng xử biển Đông…Họ đã có thái độ đó và họ cũng cải thiện quan hệ với Mỹ. Mới đây, nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden, Bắc Kinh cũng không làm những gì có thể đụng đến hay làm trầm trọng thêm tình trạng khó

khăn của nền kinh tế Mỹ. Như vậy về phương diện ngọai giao thì TQ đã mềm mỏng hơn. Nhưng về phương diện mục tiêu tối hậu của họ, họ chưa thay đổi.

Thanh Quang: GS vừa nhắc tới chuyến Hoa du của Phó Tổng thống Joe Biden, GS thấy diễn tiến này có triển vọng gì không ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ diễn tiến này có mục đích chính là tạo ra một cơ chế nhằm tránh quan hệ Mỹ-Trung tệ hại quá. Tức hai bên tạo cơ hội trao đổi nhau ở cấp thật cao để trực tiếp đặt một số vấn đề và tránh những mâu thuẫn không cần thiết do hiểu lầm xảy ra. Đó là điểm quan trọng nhất. Còn lập trường 2 bên thì vẫn cứng rắn như trước.

Quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ

000_Hkg5113872-250.jpg
Đô đốc Mỹ Tom Carney (T) và Đại tá Hải quân Việt Nam Nguyễn Văn Lâm chụp tại cảng Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng hôm15/7/2011. AFP photo
Thanh Quang: Thưa GS, mới đây Trợ lý Ngọai trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và TBD Sự vụ, ông Kurt Campbell, có tuyên bố rằng chính sách ngoại giao Hoa Kỳ cần chuyển trọng tâm từ Trung Đông sang Á Châu, nhất là chú trọng tới các nước ASEAN. GS nhận xét như thế nào về đề nghị đó của ông Kurt Campbell ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Đề nghị đó phản ánh chính sách của Mỹ từ mấy năm nay rồi. Từ cuối thời Tổng thống Geroge W. Bush cũng đã nói chuyện đó. Tôi nhớ mấy lần ông Bush sang đó, có cả Ngọai trưởng lúc đó là bà Condoleezza Rice. Nhưng họ không thực hiện được bởi vì họ vẫn còn vướng mắc tại vùng Trung Đông. Bây giờ chúng ta thấy ông Barack Obama lên cầm quyền, Tổng thống Obama tìm cách rút quân khỏi vùng Trung Đông.

Khi quân Mỹ không bị dàn trải thì họ sẽ có thì giờ hơn. Như vậy việc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm sang Á Châu đã có từ lâu rồi. Tức mấy năm nay họ quan niệm Á Châu là trung tâm phát triển của thế giới và sẽ ngày càng quan trọng hơn. Hoa Kỳ đã làm chuyện đó. Rồi trong vòng 2 năm nay, vấn đề biển Đông căng thẳng, thì họ thấy lại càng quan trọng hơn. Nên khoảng 1 năm qua, chừng 60% lực lượng quân sự của Mỹ, hải quân của Mỹ, đã chuyển sang vùng biển Đông.

Tôi nghĩ hành động của TQ từ năm 2009 đã làm cho quan hệ ngọai giao giữa VN và Hoa Kỳ, nhất là lãnh vực quốc phòng, đi nhanh hơn. Và hiện nay nó tiếp tục đi nhanh.

GS Nguyễn Mạnh Hùng

Thanh Quang: Liên quan VN, thưa GS, các viên chức và học giả TQ nhiều lần cảnh cáo Hà Nội về vấn đề xúc tiến mối quan hệ hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ. GS thấy có triển vọng gì về mối quan hệ Mỹ-Việt trong thời gian tới có thể giúp đối trọng sự lấn lướt từ Phương Bắc ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ hành động của TQ từ năm 2009 đã làm cho quan hệ ngọai giao giữa VN và Hoa Kỳ, nhất là lãnh vực quốc phòng, đi nhanh hơn. Và hiện nay nó tiếp tục đi nhanh. Vấn đề TQ đặt ra cho hai nước Mỹ-Việt, khiến cho quan hệ quốc phòng của họ ngày càng thắt chặt hơn.

Thanh Quang: Cảm ơn GS Nguyễn Mạnh Hùng.

No comments: