TÁC GIẢ: NGUYỄN SONG ANH, VÕ PHƯỚC HIẾU
TÁC PHẨM :VIỆT NAM NIỀM THƯƠNG NỖI NHỚ
NHÀ XUÂT BẢN : HƯƠNG CAU, PARIS, PHÁP
NĂM XUẤT BẢN: 2011
SỐ TRANG : 334 TRANG
THỂ LOẠI : BIÊN KHẢO VÀ TRUYỆN NGẮN
Bài "Thiết thực kỷ niệm nghìn năm Thăng Long" của Song Anh rất đặc sắc. Ông phê phán cái phô trương dối trá "Ngàn năm Thăng Long" của Việt Cộng. Ở trời tây nhưng Song Anh đã nhìn thấy rõ thực trạng ế chề của Thiên Đường Cộng sản Việt Nam. Ông nhận định rất chính xác:
"Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phẩm giá và nhân cách của con người Việt Nam bị coi thường, rẻ rúng, nhất là hình ảnh người phụ nữ. Một nền giáo dục chỉ đào tạo những " con người mới xã hội chủ nghĩa" phản ánh thực chất phi tự do , phi nhân bản mà hậu quả tệ hại từ bao thập niên vẫn còn tiếp diễn ngày càng xấu hơn.
Con người "lao động xã hội chủ nghĩa" tự mãn, khoe khoang số sản xuất lao động phổ thông nhưng thực chất họ không có trình độ học lực, không có trình độ chuyên môn. Ra nước ngoài, số lao động này phải bán hoặc thế chấp ruộng vườn nhà cửa hoặc vay nợ để có 15 ngàn đô la mua lấy hộ chiếu qua đám môi giới lao động. Mà họ rất xấu hổ khi cầm hộ chiếu Việt Nam ( lời Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt)
Bên Á châu, phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài chỉ để giữ em, làm việc nhà. . nhưng thực tế đau lòng là "lấy chồng" ngoại quốc hoặc bi thảm hơn phải sa vào con đường trụy lạc khác đề có tiền trả nợ "hộ chiếu".
Bên Âu châu, Mỹ châu, mang "hộ chiếu doanh nghiệp" hoặc hộ chiếu lao động nhưng rồi đến nơi thì đứng bán thuốc lá lậu, bán áo quần giả nhãn.. . rồi đi " trồng cỏ" (trồng cần sa) cho các Mafia Việt Nam, để có tiền trả nợ hộ chiếu" và hy vọng có chút vốn liếng hồi hương. Ở NewYork, Texas, Houston,. . . ở cộng hòa Tiệp , ở London, ở Đức, báo chí ngoại quốc đã đưa tin không biết bao nhiêu vụ người lao động Việt Nam bị bắt vì" trồng cỏ" (193-94).
" Tập tành chữ nghĩa" là thiên hồi ký của Võ Phước Hiếu. Võ Phước Hiếu từ trước đến nay vẫn theo đường lối văn học đồng quê, văn học miền Nam. Ông viết về cuộc sống nơi thôn quê ở xóm Phú Thứ, làng Phước Lợi, miệt Gò Đen, gần Sài Gòn. Ông nói về cuộc sống bình dị nhưng ấm áp tình người ở nơi thôn quê.
Ông đã nói về các trò chơi của trai trẻ nơi thôn quê.
Bất quá chiều chiều, lúc trời êm nắng dịu , mặt trời thoi thóp chưa kịp phụp hẳn xuống cuối chân trời xa, đám thanh niên trang lứa " bẻ gãy sừng trâu" hú gọi nhau, tốp năm, tốp ba lần lượt đổ ra mấy gò đất hoang hay đồi trọc để đánh trống. Chủ yếu của họ là lấy sức lực và mưu mẹo ganh đua, ăn thua nhau. Rồi nhóm nào thua bị phạt chạy tiếp sức băng đồng, vừa chạy vừa u không đượt đứt hơi.
Hoặc họ tụ tập ở sân phơi lúa khang trang rộng rãi của mấy ông đại điền chủ để u mọi, quến mấy cụ già chăm nom theo dõi để nhung nhớ một thời vàng son đã qua. Họ bắt giò, bắt cẳng, vật nhào lăn cù, giúp họ lùa xa những phiền nhiễu vướng bận hàng ngày . ( 203)
Ông đã viết về tục cúng đình thần ở thôn quê.
"Hôm nay, quả là ngày vui thường niên trong làng, ngày cúng kỳ yên mà mọi người nam nữ lớn nhỏ đều mỏi mắt trông ngồi từ nhiều tháng trước. Đồng bào nơi thôn quê nôm na gọi là ngày cúng đình thần. Mỗi năm, ngày này được dân làng chung sức chung lòng, kẻ có công, người có của chung lo tổ chức rất linh đình trọng thể. Vì theo tín ngưỡng lâu đời còn lưu truyền lại không biết từ đời thuở nào, hẳn là từ thuở thất tổ, huyền tổ xa xôi của họ đã tiên phuông dấn thân xuôi miền nam mở đất, khẩn hoang lập ấp..."(209)
Trước đây, một số người chỉ trích và cấm đoán việc cúng thần.. Họ cho đó là mê tín, dị đoan, phong kiến, lạc hậu. Họ không biết rằng các tục lệ về lễ hội là sợi dây liên lạc nối liền quá khứ với hiện tại, nhất là mối thân thiết giữa những người trong thôn xóm. Nó đề cao tinh thần trách nhiệm, nó đề cao mối liên lạc xã hội, đó mới là tinh thần xã hội thực sự:
... "mọi gia đình đều có đóng góp it nhiều phần mình trong ngày lễ, tùy hoàn cảnh và khả năng mình, trước cúng dâng thần linh, sau cùng nhau chung vui hậu hỉ.
Người này một mâm xôi nếp, xây khéo léo, mô tròn vung hẳn lên. Xôi nếp ngon vừa dẻo vừa thơm, màu trắng tinh tuyền đồng nhất..." (210)
Tóm lại, Việt Nam Niềm Thương Nỗi Nhớ là một tác phẩm có thể làm ta nhớ quê hương, nhớ Việt Nam mà hiện nay đang chìm trong quá khứ và trong đau khổ miên viễn của những trái tim thao thức vì độc lập, tự do và dân chủ.
Sơn Trung
TÁC PHẨM :VIỆT NAM NIỀM THƯƠNG NỖI NHỚ
NHÀ XUÂT BẢN : HƯƠNG CAU, PARIS, PHÁP
NĂM XUẤT BẢN: 2011
SỐ TRANG : 334 TRANG
THỂ LOẠI : BIÊN KHẢO VÀ TRUYỆN NGẮN
Nội dung gồm bảy bài viết của Song Anh và ba bài viết của Võ Phước HiẾu. Phần lớn là biên khảo.
Bài mở đầu của Song Anh, "Vào xuân lá rụng" là một hồi ký về thuở đi dạy học ở "một tỉnh lỵ vừa mới được thành lập giữa chiến khu D miền Đông đất đỏ", bốn bề là rừng núi cao su bạt ngàn" (14)
Song Anh đã sống ở nơi đó, đã qua Phước Thành, Phú Giáo, Tân Uyên, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bình Long, Dầu Tiếng, Lai Hưng, Lai Khê... và Dĩ An (18).
Sống trong rừng cao su, tác giả đã cảm thông cho nỗi khổ của dân nghèo, nỗi khổ của những người thợ cao mủ cao su, và gia đình họ, cụ thể là đám học trò của ông, con của những công nhân cao su miền Đất Đỏ: "Từ rừng núi bạt ngàn cao su với bao nỗi đắng cay, nghèo khổ, tôi đã sống những năm tháng vui buồn nơi mảnh đất khô cằn cùng đồng bằng và lam lũ" (19).
Bài viết thứ hai trong tập là "Bước đầu tìm hiểu cuộc đất", Song Anh viết về lịch sử miền Đất Đỏ như Dĩ An, Châu Thới, và công trình khai phá của chúa Nguyễn. Ông cũng ghi lại cuộc chiến giữa chúa Nguyễn và Tây Sơn... Những bài tiếp theo, Song Anh viết về thi ca Lý Trần, về Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Tản Đà.. .
Bài mở đầu của Song Anh, "Vào xuân lá rụng" là một hồi ký về thuở đi dạy học ở "một tỉnh lỵ vừa mới được thành lập giữa chiến khu D miền Đông đất đỏ", bốn bề là rừng núi cao su bạt ngàn" (14)
Song Anh đã sống ở nơi đó, đã qua Phước Thành, Phú Giáo, Tân Uyên, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bình Long, Dầu Tiếng, Lai Hưng, Lai Khê... và Dĩ An (18).
Sống trong rừng cao su, tác giả đã cảm thông cho nỗi khổ của dân nghèo, nỗi khổ của những người thợ cao mủ cao su, và gia đình họ, cụ thể là đám học trò của ông, con của những công nhân cao su miền Đất Đỏ: "Từ rừng núi bạt ngàn cao su với bao nỗi đắng cay, nghèo khổ, tôi đã sống những năm tháng vui buồn nơi mảnh đất khô cằn cùng đồng bằng và lam lũ" (19).
Bài viết thứ hai trong tập là "Bước đầu tìm hiểu cuộc đất", Song Anh viết về lịch sử miền Đất Đỏ như Dĩ An, Châu Thới, và công trình khai phá của chúa Nguyễn. Ông cũng ghi lại cuộc chiến giữa chúa Nguyễn và Tây Sơn... Những bài tiếp theo, Song Anh viết về thi ca Lý Trần, về Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Tản Đà.. .
Bài "Thiết thực kỷ niệm nghìn năm Thăng Long" của Song Anh rất đặc sắc. Ông phê phán cái phô trương dối trá "Ngàn năm Thăng Long" của Việt Cộng. Ở trời tây nhưng Song Anh đã nhìn thấy rõ thực trạng ế chề của Thiên Đường Cộng sản Việt Nam. Ông nhận định rất chính xác:
"Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phẩm giá và nhân cách của con người Việt Nam bị coi thường, rẻ rúng, nhất là hình ảnh người phụ nữ. Một nền giáo dục chỉ đào tạo những " con người mới xã hội chủ nghĩa" phản ánh thực chất phi tự do , phi nhân bản mà hậu quả tệ hại từ bao thập niên vẫn còn tiếp diễn ngày càng xấu hơn.
Con người "lao động xã hội chủ nghĩa" tự mãn, khoe khoang số sản xuất lao động phổ thông nhưng thực chất họ không có trình độ học lực, không có trình độ chuyên môn. Ra nước ngoài, số lao động này phải bán hoặc thế chấp ruộng vườn nhà cửa hoặc vay nợ để có 15 ngàn đô la mua lấy hộ chiếu qua đám môi giới lao động. Mà họ rất xấu hổ khi cầm hộ chiếu Việt Nam ( lời Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt)
Bên Á châu, phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài chỉ để giữ em, làm việc nhà. . nhưng thực tế đau lòng là "lấy chồng" ngoại quốc hoặc bi thảm hơn phải sa vào con đường trụy lạc khác đề có tiền trả nợ "hộ chiếu".
Bên Âu châu, Mỹ châu, mang "hộ chiếu doanh nghiệp" hoặc hộ chiếu lao động nhưng rồi đến nơi thì đứng bán thuốc lá lậu, bán áo quần giả nhãn.. . rồi đi " trồng cỏ" (trồng cần sa) cho các Mafia Việt Nam, để có tiền trả nợ hộ chiếu" và hy vọng có chút vốn liếng hồi hương. Ở NewYork, Texas, Houston,. . . ở cộng hòa Tiệp , ở London, ở Đức, báo chí ngoại quốc đã đưa tin không biết bao nhiêu vụ người lao động Việt Nam bị bắt vì" trồng cỏ" (193-94).
" Tập tành chữ nghĩa" là thiên hồi ký của Võ Phước Hiếu. Võ Phước Hiếu từ trước đến nay vẫn theo đường lối văn học đồng quê, văn học miền Nam. Ông viết về cuộc sống nơi thôn quê ở xóm Phú Thứ, làng Phước Lợi, miệt Gò Đen, gần Sài Gòn. Ông nói về cuộc sống bình dị nhưng ấm áp tình người ở nơi thôn quê.
Ông đã nói về các trò chơi của trai trẻ nơi thôn quê.
Bất quá chiều chiều, lúc trời êm nắng dịu , mặt trời thoi thóp chưa kịp phụp hẳn xuống cuối chân trời xa, đám thanh niên trang lứa " bẻ gãy sừng trâu" hú gọi nhau, tốp năm, tốp ba lần lượt đổ ra mấy gò đất hoang hay đồi trọc để đánh trống. Chủ yếu của họ là lấy sức lực và mưu mẹo ganh đua, ăn thua nhau. Rồi nhóm nào thua bị phạt chạy tiếp sức băng đồng, vừa chạy vừa u không đượt đứt hơi.
Hoặc họ tụ tập ở sân phơi lúa khang trang rộng rãi của mấy ông đại điền chủ để u mọi, quến mấy cụ già chăm nom theo dõi để nhung nhớ một thời vàng son đã qua. Họ bắt giò, bắt cẳng, vật nhào lăn cù, giúp họ lùa xa những phiền nhiễu vướng bận hàng ngày . ( 203)
Ông đã viết về tục cúng đình thần ở thôn quê.
"Hôm nay, quả là ngày vui thường niên trong làng, ngày cúng kỳ yên mà mọi người nam nữ lớn nhỏ đều mỏi mắt trông ngồi từ nhiều tháng trước. Đồng bào nơi thôn quê nôm na gọi là ngày cúng đình thần. Mỗi năm, ngày này được dân làng chung sức chung lòng, kẻ có công, người có của chung lo tổ chức rất linh đình trọng thể. Vì theo tín ngưỡng lâu đời còn lưu truyền lại không biết từ đời thuở nào, hẳn là từ thuở thất tổ, huyền tổ xa xôi của họ đã tiên phuông dấn thân xuôi miền nam mở đất, khẩn hoang lập ấp..."(209)
Trước đây, một số người chỉ trích và cấm đoán việc cúng thần.. Họ cho đó là mê tín, dị đoan, phong kiến, lạc hậu. Họ không biết rằng các tục lệ về lễ hội là sợi dây liên lạc nối liền quá khứ với hiện tại, nhất là mối thân thiết giữa những người trong thôn xóm. Nó đề cao tinh thần trách nhiệm, nó đề cao mối liên lạc xã hội, đó mới là tinh thần xã hội thực sự:
... "mọi gia đình đều có đóng góp it nhiều phần mình trong ngày lễ, tùy hoàn cảnh và khả năng mình, trước cúng dâng thần linh, sau cùng nhau chung vui hậu hỉ.
Người này một mâm xôi nếp, xây khéo léo, mô tròn vung hẳn lên. Xôi nếp ngon vừa dẻo vừa thơm, màu trắng tinh tuyền đồng nhất..." (210)
Tóm lại, Việt Nam Niềm Thương Nỗi Nhớ là một tác phẩm có thể làm ta nhớ quê hương, nhớ Việt Nam mà hiện nay đang chìm trong quá khứ và trong đau khổ miên viễn của những trái tim thao thức vì độc lập, tự do và dân chủ.
Sơn Trung
No comments:
Post a Comment