Việt Nam ra tối hậu thư
cho người biểu tình chống Trung Quốc
Hình: REUTERS
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 14/8/2011
Giới hữu trách Hà Nội yêu cầu dân chúng chấm dứt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc với lập luận cho rằng những người mà họ gọi là “lực lượng thù địch” đang lợi dụng tình hình để tiến hành các hoạt động chống lại Đảng Cộng Sản Việt Nam và gây phương hại cho các mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Các hãng tin quốc tế trích thuật thông báo hôm thứ Năm của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội nói rằng nhà chức trách “yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn thành phố.” Yêu cầu vừa kể đi kèm với lời cảnh cáo là chính quyền sẽ áp dụng “mọi biện pháp cần thiết” đối với những người không chấp hành".
Các cuộc biểu tình hàng tuần đã diễn ra ở Hà Nội trong 10 ngày chủ nhật liên tiếp kể từ đầu tháng 6 để phản đối những hành động của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Chính phủ ở Hà Nội cho biết các tàu bè của Trung Quốc đã cố tình gây cản trở cho các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam trong vùng biển của mình. Trong phần lớn các cuộc biểu tình này, công an cảnh sát đã không can thiệp.
Tuy nhiên, có vài lần nhà chức trách đã ra tay đàn áp biểu tình trong lúc chính phủ tiến hành những cuộc thương lượng có tính chất tế nhị với Trung Quốc về vụ tranh chấp biển đảo. Mặc dù vậy, tại một cuộc họp báo hồi đầu tháng này, người đứng đầu ngành công an Hà Nội, Trung ướng Nguyễn Đức Nhanh, tuyên bố rằng “chủ trương của Công an Thành phố là tuyên truyền, giải thích, vận động để giải tán người biểu tình; không có việc đàn áp hay bắt bớ”.
Thông báo hôm thứ Năm của chính quyền Hà Nội mô tả các cuộc biểu tình là có tính chất tự phát và thừa nhận là phát xuất từ tình cảm yêu nước của người dân.
Tuy nhiên, văn kiện này cho rằng các cuộc biểu tình “gây ảnh hưởng xấu đến điều mà họ gọi là “trật tự an toàn xã hội” và “hình ảnh” của thành phố và tác động tiêu cực tới việc thực hiện các hoạt động ngoại giao của đảng đương quyền và nhà nước.
Thông báo này tố cáo rằng trong thời gian gần đây “các thế lực chống phá nhà nước Việt Nam trong và ngoài nước” đã và đang kích động và hướng dẫn các cuộc biểu tình.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-ultimatum-anti-china-08-18-2011-128000248.html
Toàn Quốc biểu-tình chống Trung-Cộng lần thứ 12 :
Chủ-nhật 21.08.2011
Xin kính chuyển và vui lòng phổ-biến rộng-rãi về Việt-Nam
1. Hà Nội : Sau lời …yêu cầu... "chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát của người dân" của UBND Hà Nội, chiều nay, 18.08.2011, đang có diễn tập trấn áp: CSGT, CSCĐ, Hình sự (mặc thường phục), Dân phòng, An ninh, Trật tự đang cho dân chúng biết thế nào là trấn áp. Dọc đường Thụy Khuê có 2 chốt chặn. Họ bắt người ko đội mũ bảo hiểm, dàn quân khắp các ngã ở 2 ngã tư đó, dùng bộ đàm liên lạc. Không cần biết luật là gì, thường phục không cần xuất trình thẻ - ra lệnh dừng xe, hỏi giấy tờ, ai chống đối đánh luôn, rồi quặt tay, dùng còng số 8, áp tải như tội phạm nguy hiểm quẳng lên thùng xe...
Nhưng Đồng-bào yêu nước vẫn hẹn nhau Chủ Nhật 21.08.2011, lúc 08g30 tại khu-vực Hồ Gươm !!!
2. Sài Gòn : tiếp-tục “biểu-tình ngồi” (Xin đọc bài ở phần dưới : "Ẩn số im lặng của Sài Gòn")
3. Tất cả hình ảnh các cuộc biểu-tình những tuần qua tại Việt-Nam và tại hải-ngoại, đăc-biệt những hình ảnh mới nhất của tuần vừa qua : www.dao-liege.org :
3.1. Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cầu nguyện cho các thanh niên Công giáo gốc giáo phận Vinh – Thanh Hóa, bị bắt giữ cách trái phép.
3.2. Thắp nến, thả thuyền hoa tưởng niệm các liệt sỹ Hoàng Sa - Trường Sa tại Kênh Nhiêu Lộc, Sài Gòn
3.3. Biểu-Tình chống Trung-Cộng tại Sài Gòn
3.4. Biểu-Tình chống Trung-Cộng tại Hà Nội
4. Sinh-hoạt sắp tới :
4.1. Đại Lễ Vu Lan tại Chùa Tuệ Giác LIEGE : Chủ Nhật 28.08.2011, rue de l'Espoir, 2, B-4030 Liège-Grivegnée
4.2. Tết Trung Thu tại Montréal (Cộng-Đồng Người Việt Quốc-Gia tại Montréal) : Chủ Nhật 04.09.2011, từ 13g đến 17g, 6767 Côte des Neiges (Đại sảnh)
4.3. Đón Phật Ngọc từ 17.09.2011 đến 09.10.2011 tại GRANDE PAGODE DE VINCENNES, Tịnh Xá Ngọc Điểm Torcy, Route de la Ceinture du Lac Daumesnil, F-75012 Paris
4.4. Tết Trung Thu tại Liège (Cộng-Đồng Việt-Nam tại Liège) : Chủ Nhật 18.09.2011, từ 16g đến 21g, Château de Péralta, rue de l'Hôtel de Ville, 6, B-4031 Angleur-Liège
4.5. Đêm Văn-Nghệ « Lạc Hồng », Thứ Bảy 22.10.2011, Château de Péralta, rue de l'Hôtel de Ville, 6, B-4031 Angleur-Liège
Ẩn số im lặng của Sài Gòn
Phan Nguyễn Việt Đăng
Viết riêng cho RFA từ Sài Gòn
Hà Nội ngày càng sôi động và đa dạng hơn qua các cuộc biểu tình yêu nước. Đến lần biểu tình thứ 10, người ta nhìn các nhân tố mới, cũng như nhiều tư duy đáng ngưỡng mộ của người xuống đường như phản đối sự xâm nhập trái phép của lao động Trung Quốc, vinh danh những tử sĩ ở Hoàng sa 1974 và 1988… Nhưng Sài Gòn, thì vẫn im lặng.
Mỗi buổi sáng chủ nhật, giới an ninh mật vụ vẫn kiên trì giăng bẫy, vẫn hậm hực rà soát quanh Nhà thờ Đức Bà, công viên 23-9.., nhưng gần như không có kết quả gì từ nhiều tuần. Người Sài Gòn đã mệt mỏi với lòng yêu nước bị chà đạp hay sự im lặng đó là một ẩn số đáng chờ đợi?
Đối phó với an ninh
Có thể nói rằng, im lặng và chờ đợi là một trong những phương thức đấu tranh quan trọng mà chính các cán bộ “lão thành” của giới sinh viên xuống đường trước năm 1975 cũng nhìn nhận khi quan sát tình hình. “Sài Gòn như trái bom hẹn giờ, rất khó đoán, đó là lý do vì sao công an luôn thấp thỏm và chưa bao giờ an tâm vì sự yên ắng tạm thời này”, một cựu cán bộ dân vận trước năm 1975, giấu tên, bình luận như vậy.
Im lặng và nhẫn nại không lộ diện lúc này, được coi là một trrong những đối sách của người yêu nước ở Sài Gòn để tránh các phương thức bắt nóng, bắt nguội và chụp mũ của công an. Cảm nhận được sức nóng của những đợt trấn áp mới, từ trước và sau khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái nhận chức, người Sài Gòn như lùi lại quan sát để nghe ngóng thêm tình hình. Sài Gòn được coi là điểm nóng quan trọng, chứa đựng nhiều thành phần hết sức có kinh nghiệm dân vận, đấu tranh, biểu tình, tổ chức…v.v từ những năm 50-60. Do đó, để yên tâm triệt tiêu mọi tiếng nói và làn sóng tư tưởng khác biệt, Sài Gòn sẽ là nơi dễ bị ngành an ninh dày xéo nhất.
“Lịch sử xuống đường của Sài Gòn luôn là sự chọn đúng thời điểm và là điểm nhấn lớn, kéo theo mọi nơi khác tham gia”, người cựu cán bộ dân vận nói trên bình luận. Mượn một câu nói của Hồ Chí Minh, nhân vật này nói một cách hóm hỉnh “Sài Gòn đi trước, về sau”.
Phương thức trấn áp người yêu nước của giới an ninh mật vụ tại Sài Gòn như lôi kéo, bắt cóc mang đi công khai giữa đường phố… để làm hài lòng các bản báo cáo từ Tòa Tổng Lãnh Sự Trung Quốc, đã chựng lại trước sự phản ứng mạnh mẽ từ Hà Nội sau vụ công an Minh đạp vào mặt anh Nguyễn Trí Đức. Đổi vào đó, theo các cuộc họp phổ biến nghiệp vụ của công an ở Sài Gòn, 3 phương pháp chủ yếu sẽ là bắt nóng, bắt nguội và chụp mũ.
Bắt nóng, tức là công an mật vụ quan sát tìm những hạt nhân trong đoàn biểu tình, hoặc khiêu khích, hoặc chờ thời cơ đứng xa đám đông sẽ bắt đi, thẩm vấn và kết tội lãnh đạo biểu tình, sách động.
Bắt nguội, là tìm đến từng gia đình, từng nơi cư trú của người biểu tình bị nhận diện. Sách nhiễu, hành hạ bằng cách mời, triệu tập liên tục, tìm cớ để họ không sống yên ổn để từ đó mệt mỏi không tham gia biểu tình.
Chụp mũ, là kết tội đi biểu tình do nhận tiền nước ngoài. Hoặc do là thành viên Đảng Việt Tân hoặc phản động nói chung. Bất kỳ ai khi bị bắt, nếu có liên lạc với người thân hay bạn bè ở nước ngoài đều bị chụp mũ nhận tiền để biểu tình phá hoại. Nếu có liên lạc hay trò chuyện với ai trên mạng, cũng sẽ bị kết tội là Việt Tân hoặc là cảm tình viên của Việt Tân. Ngay trong khi có biểu tình, công an cũng cài người luôn hô to hoặc chụp mũ những người bị bắt là “phản động” khi có ai lên tiếng bênh vực hay hỏi han.
Công an sợ gì ?
Điều làm giới an ninh luôn lo âu, là sự xuất hiện của những nhân tố có uy tín có thể dẫn đầu đoàn biểu tình hay hướng dẫn hành động. Trong cuộc biểu tình ngày 5-6-2011 ở Sài Gòn, sự có mặt của những nhân vật quan trọng như các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, Cao Lập… đã mở ra một không khí hoàn toàn khác mà chính giới an ninh cũng bối rối.
Giới trẻ luôn cần những nhân tố như vậy dẫn đường cho tinh thần của họ. Và cũng vì vậy mà hầu hết những nhân tố có thể tạo được sinh khí cho các cuộc xuống đường yêu nước, chống Trung Quốc đều bị công an chiếu cố hết sức tận tình.
Những nhân vật gần đây xuống đường như các ông Đỗ Trung Quân, Nguyễn Đình Đầu, Đinh Kim Phúc, Nguyễn Viện… đều bị mời lên, hăm dọa, sách nhiễu theo những kiểu khác nhau. Có thể nói phía Hà Nội, khi các giới nhân sĩ chọn cách phản ứng quyết liệt với các sự theo dõi, đàn áp, bắt bớ… thì Sài Gòn chọn cách mềm dẻo để bảo đảm một khoảng tự do, dành lại cho cơ hội chín muồi cần thiết.
Nhưng còn một điều mà giới công an sợ hơn nữa. Họ luôn luôn tìm kiếm sục sạo xem giới nhân sĩ, trí thức, người yêu nước… có một đường dây liên kết bí mật nào với nhau hay không? Có hay không, quả thật không ai biết, nhưng rất lạ là khi giờ G đến, đột nhiên giới nhân sĩ, trí thức, đấu tranh của Sài Gòn xuất hiện, và khi thì truy xét không ra một ai.
Hơn nữa, phương thức đấu tranh của Sài Gòn cũng đa dạng, không nhất thiết là chỉ biểu tình. Buổi tưởng niệm chiến sĩ trận vong ở đảo Hoàng Sa ngày 27-7 tại số 43 Nguyễn Thông, Sài Gòn vừa qua, cũng là một ví dụ. Hoặc việc hợp thức hóa khẩu hiệu chống đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc qua việc in lên áo công khai lên áo phông cũng từ Sài Gòn lan đi khắp nơi.
Công an sợ những cuộc xuống đường sôi sục của Sài Gòn nên trấn áp tàn bạo. Nhưng họ cũng sợ hãi sự im lặng của Sài Gòn. Mọi thứ như một sức ép lặng lẽ tăng dần theo thời gian và các sự kiện của tổ quốc. Những ngày này, giới công an đang kiệt sức tìm kiếm xem ai liên kết với ai, ai có thể cùng ai xuống đường, và ai là người có thể là hạt nhân của các cuộc biểu tình sắp tới.
Có ý kiến cho rằng Sài Gòn đã sợ hãi dừng bước trong cuộc bày tỏ lòng yêu nước, chống Trung Quốc xâm lược. Nhưng thật sự thì không, chính công an mới đang lo sợ vì sự im lặng đáng ngờ này. Sài Gòn im lặng cám ơn Hà Nội giữ lửa nhưng Sài Gòn chắc chắn cũng sẽ không bao giờ để Hà Nội một mình với ngọn cờ yêu nước, khi đến lúc.
Phan Nguyễn Việt Đăng (Sài Gòn)
Nhân sĩ Việt Nam phản đối lệnh cấm biểu tình của thành phố Hà Nội
Kể từ 5/6 đến nay, mỗi chủ nhật đều có biểu tình phản đối Trung Quốc (Reuters)
Ngay sau khi Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ra thông báo yêu cầu chấm dứt các cuộc biểu tình bày tỏ lòng yêu nước và phản đối thái độ gây hấn của Trung Quốc, ngày hôm qua, 25 công dân Việt Nam, trong đó có các nhà trí thức, kinh tế gia, một cựu thứ trưởng, một vị tướng lão thành cách mạng, nhiều blogger nổi tiếng đã ký tên vào bản kiến nghị phản đối
Bản kiến nghị này được gửi tới chủ tịch thành phố, bộ trưởng bộ Công an, bộ Tư pháp nhằm phản đối thông báo nói trên của chính quyền và nhấn mạnh, đây là một văn bản vi phạm Hiến pháp, trái với pháp luật, có những nhận định sai lệch về các cuộc biểu tình đã diễn ra trong thời gian qua tại thủ đô Hà Nội. Nội dung bản kiến nghị này được đăng trên website anhbasam, blog nguyenxuandien.
Sau khi « kịch liệt phản đối thông báo », những người ký tên bản kiến nghị nhấn mạnh rằng bản thông báo này « trái pháp luật, không có căn cứ pháp luật, không được ban hành theo những thủ tục hành chính thông thường và đặc biệt không có người ký để xác định cá nhân chịu trách nhiệm ». Do vậy, văn bản này không có hiệu lực pháp lý.
Kiến nghị cũng nhận định là bản thông báo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã cản trở một quyền của công dân được quy định và bảo đảm trong Hiến pháp : đó là quyền biểu tình ghi tại điều 69 Hiến pháp 1992.
Những người ký kiến nghị nhấn mạnh rằng thông báo này đi ngược lại tuyên bố của giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh. Trong cuộc họp báo ngày 02/08, lãnh đạo Công an Hà Nội đã khẳng định không có chủ trương đàn áp người biểu tình. Mặt khác, các cuộc biểu tình từ đầu tháng Sáu đến nay ở thủ đô đã diễn ra « ôn hòa, trật tự, là hình ảnh đẹp về lòng yêu nước của công dân Việt Nam giữa thủ đô Hà Nội ».
Sau khi khẳng định rằng không một thế lực thù địch nào có thể lợi dụng lòng yêu nước, những người ký kiến nghị tố cáo bản thông báo của thành phố Hà Nội là « mập mờ, có tính chất chụp mũ nguy hiểm, coi những cuộc biểu tình yêu nước có liên quan tới các thế lực chống đối Nhà nước ».
Do vậy, các công dân Việt Nam « yêu cầu làm rõ ai, bộ phận nào trong Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội quyết định ra thông báo này ».
Ngày hôm qua, 18/08/2011, báo Hà Nội mới, cơ quan ngôn luận của Thành Ủy Hà Nội đã đăng bản thông báo với những lời lẽ răn đe như chính quyền sẽ áp dụng các « biện pháp cần thiết » chống lại những ai tiếp tục biểu tình.
Kể từ ngày mồng 5 tháng Sáu tới nay, hầu như tất cả các chủ nhật đều có các cuộc biểu tình của hàng trăm người, phản đối thái độ hung hăn, gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo giới quan sát, được AFP trích dẫn, thì các cuộc biểu tình bày tỏ lòng yêu nước phục vụ lợi ích của Việt Nam, thế nhưng, về sau, chính quyền lại lo ngại là các cuộc biểu tình này có nguy cơ chịu ảnh hưởng của phong trào nổi dậy trong thế giới Ả Rập.
Sau đây là ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, một trong những người đã ký bản kiến nghị.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện - Hà Nội - 19/08/2011
19/08/2011
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110819-nhieu-nhan-si-tri-thuc-viet-nam-ky-kien-nghi-phan-doi-thong-bao-cam-bieu-tinh-cua-ch
Bóng rổ Trung-Mỹ 'phá tình hữu nghị'
Cập nhật: 11:58 GMT - thứ sáu, 19 tháng 8, 2011
Một trận đấu bóng rổ tại Bắc Kinh giữa đội Mỹ và đội Trung Quốc đã kết thúc bằng màn đấm đá, làm ảnh hưởng tới chuyến thăm Trung Quốc của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Giới chức đã hủy bỏ trận đấu giữa Đội bóng rổ Đại học Georgetown Hoyas và đội Rockets Bayi sau khi Bấm cú phạm lỗi dẫn đến ẩu đả.
Đội bóng rổ Đại học Georgetown Hoyas tới Trung Quốc trong chuyến đi 10 ngày trùng với chuyến thăm của Phó Tổng thống Hoa Kỳ, với mục đích dùng môn thể thao có 400 triệu người hâm mộ ở Trung Quốc nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước.
"Đội bóng rổ Bayi chơi quá kém, nhưng ít nhất họ đã phát huy hết nội lực khi đánh nhau"
Bình luận trên Sina Weibo
Bayi Rockets, đội bóng rổ nam trực thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc lấy cầu thủ từ lực lượng quân đội và tin cho hay đội này có tiền sử "chơi xấu” đối phương và từng dính líu vào các vụ ẩu đả trong quá khứ.
Vụ đánh lộn diễn ra trên sân đấu tại Sân vận động Olympic Bắc Kinh ngay trong khi ông Biden chỉ ở cách đó vài dặm để dự các cuộc họp tinh tế nhằm giảm mối quan ngại của Trung Quốc về tương lai của trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ mà Trung Quốc mua với tổng giá trị 1,16 nghìn tỷ đôla.
'Mất mặt ngoại giao'
Hình ảnh và video vụ đánh lộn được đưa lên Internet.
Tin và hình ảnh từ trận đấu bóng rổ cho thấy một cầu thủ của đội Bayi của Trung Quốc không rõ danh tánh đè cầu thủ Aaron Bowen của Georgetown xuống đất, ngồi trên ngực cầu thủ này và thụi liên tục.
Người ta cũng ném cả ghế và chai nước vào các cầu thủ Georgetown khi họ rời sân khoảng 9 phút rưỡi trước khi kết thúc hiệp cuối.
Trong chỉ dấu mất mặt về ngoại giao, nhà chức trách Trung Quốc đã làm hết sức để loại bỏ hình ảnh và video trên mạng internet về sự cố này.
Tuy nhiên thời đại của blog khiến họ khó có thể đuổi kịp người trên mạng bình luận và đưa hình ảnh lên.
"Đội bóng rổ Bayi chơi quá kém, nhưng ít nhất họ đã phát huy hết nội lực khi đánh nhau”, một bình luận đưa lên Sina Weibo, trang mạng xã hội dạng Twitter ở Trung Quốc,
Người bình luận nói thêm "Tất cả thiện chí giữa Mỹ và Trung Quốc đã tan thành mây khói!"
Huấn luyện viên của đội tuyển Mỹ, John Thompson, cho biết trong một tuyên bố trên trang web của Đại học Georgetown rằng ông "thực sự hối tiếc" về sự cố, nhưng 10 ngày đấu bóng rổ hữu nghị Trung-Mỹ trận sẽ vẫn tiếp diễn.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2011/08/110819_china_us_basketball_unfriendly.shtml
Mỹ có còn giữ vị trí Số 1?
Liệu vị trí cường quốc số một thế giới của Hoa Kỳ đang lung lay? Nhiều người nói có, nhiều người nói chưa. Cuộc tranh luận vẫn chưa dứt.
Từ mấy chục năm qua, Hoa Kỳ vẫn là nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới. Nhưng vài năm qua, kinh tế chậm chạp, tỷ lệ thất nghiệp cao, thâm hụt ngân sách, không khí chính trị phân cực; tất các những yếu tố đó làm các chuyên viên tranh luận về chuyện liệu Hoa Kỳ có đang xuống dốc hay không.
Ông John Bolton, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc phát biểu:
“Hãy còn quá sớm để cho là xuống dốc. Nếu bây giờ thử nghĩ có nước nào trên thế giới đứng lên thách thức nước Mỹ về quân sự thì chúng ta chẳng nghĩ ra ai. Có thể chúng ta nhận thấy nhiều nước có phần nhiều hơn trong tổng sản lượng của thế giới, nhưng kết quả thực ra là mọi người trên thế giới đều được sung túc hơn.”
Các chuyên viên nói kinh tế tăng trưởng của Trung Quốc có thể biến nước này thành một nước có nhiều quyền lực trong những năm tới, và trở thành đối thủ của Hoa Kỳ. Trong số này có ông Joseph Nye, chuyên viên của trường Harvard:
“Trung Quốc có tiến bộ ấn tượng. Họ đã đưa mấy trăm triệu người thoát cảnh nghèo nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ tiến gần đến Hoa Kỳ, cạnh tranh mạnh với Hoa Kỳ, nhưng tôi không tin sẽ qua mặt Hoa Kỳ.”
Ông Alan Meltzer, giáo sư kinh tế tại trường đại học Carnegie Mellon, tin chắc Hoa Kỳ là một cường quốc đang xuống dốc:
“Lý do thứ nhất, kể từ khi dứt Chiến tranh Lạnh, các nước châu Âu ngày càng bớt chiều theo các lợi ích của Hoa Kỳ, bởi vì họ không cần Washington nhiều giống như khi còn mối nguy Xô-viết.
Lý do thứ hai, Hoa Kỳ không giải quyết được vấn đề ngân sách, và một khi anh không giải quyết được vấn đề ngân sách thì anh sẽ không ở vào tư thế tốt để bảo người khác nên làm gì.”
Ông Joseph Nye của trường Harvard nói không khí chính trị phân cực ở Washington không phải là chuyện mới:
“Thế giới bên ngoài xem sự phân cực này là bát nháo, và nhiều người nói điều đó cho thấy người Mỹ đang xuống dốc. Nếu nhìn lại lịch sử, người Mỹ đã từng có những tình huống chính trị bát nháo như vậy. Các nhà lập quốc cũng từng cãi nhau om sòm dựa trên đảng phái. Đồng ý là chính trị Mỹ đang phân cực, nhưng chuyện này trước đây đã có.”
Ông Nye còn có những ví dụ khác:
“Người Mỹ chúng ta trải qua những chu kỳ giống vậy mỗi 10 hoặc 20 năm. Sau khi có vệ tinh Sputnik, chúng ta nghĩ rằng người Nga cao 3 mét. Trong thập niên 1980, chúng ta nghĩ rằng người Nhật cao 3 mét. Bây giờ có người nói rằng người Trung Quốc cao 3 mét. Nhưng tôi nghĩ người Mỹ chúng ta sẽ vượt lên trên tất cả chuyện này.”
Nhiều chuyên viên đồng ý rằng vai trò mà nước Mỹ sẽ đóng trong những năm sắp tới sẽ do chính người Mỹ quyết định, mà đó mới chính là thực chất, tinh túy của một chế độ dân chủ.
No comments:
Post a Comment