NGÀY RẰM THÁNG BẢY
Chúng ta mới tụng kinh Vu Lan trong buổi lễ hôm nay mà chúng ta gọi là lễ Rằm Tháng Bẩy. Kinh này gọi đủ là Kinh Phật Thuyết Vu Lan Bồn, nói về việc ngài Mục Kiền Liên khi đắc đạo thì nhớ ngay đến công ơn của cha mẹ. Ngài là đại đệ tử của đức Phật,là bậc thần thông đệ nhất, ngó xuống cõi âm thấy mẹ mình vô cùng cực khổ. Khi Ngài mang cơm cho mẹ ăn thì cơm biến thành than hồng, không ăn được. Đức Phật dạy rằng phải chờ đến rằm tháng bảy, khi chư tăng họp đông đủ, tới xin nhờ sự chú nguyện của chư tăng mà siêu độ các vong linh, đồng thời làm cho cha mẹ, ông bà còn hiện tiền thêm phúc đức. Ngài Mục Kiền Liên làm theo, cứu được mẹ. Đức Phật khuyên các đệ tử về sau nên giữ lệ cúng rằm tháng bảy.
Đồng bào chúng ta không những cúng cầu siêu độ cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng, và cầu phúc đức cho các vị còn sống, mà còn nhớ đến vong linh những người thiếu may mắn, chết rồi mà
không ai cúng giỗ, gọi là những cô hồn. Ta vẫn nghe nói " rằm tháng bảy xá tội vong nhân", ý nói mọi vong hồn dù có đang chịu khổ nơi âm ty cũng được xá tội vào ngày này nhờ chú nguyện của chư tăng ni. Lúc còn ở Sài gòn, chúng ta thấy đồng bào cúng rât lớn trong dịp tháng bảy,không nhất thiết là ngày rằm.
Chữ " Vu Lan Bồn" được phiên âm từ chữ Phạn Ullambana , có chỗ phiên âm là Ô-lam- bà- noa, có nghĩa là đau khổ cùng cực. Từ điển Phật học Hán Việt ghi ulambana dịch là đảo huyền ( treo ngược).
Theo phép nước Tây Trúc, vào ngày tự tứ,của các tăng, đặt cỗ bàn linh đình dâng cúng Phật tăng để cứu cái khổ treo ngược của người đã mất. Xưa nói là cái chậu đựng thức ăn đó là nói sai. Vì chỗ này mà
có một độc giả của tập san Liên Hoa nói rằng khi ông Đoàn Trung Còn ghi: " bồn là chữ Hán, là cái chậu đựng thức ăn" là ghi sai. Thât ra ngay dưới câu ghi trên, TDPHHV viêt Vu Lan là từ ngữ của Tây Vực, nghĩa là đảo huyền, bồn là âm của Đông Hạ là đồ dùng cứu chữa." và "tiếng Phạn Ô lam bà noa dịch là đảo huyền, nay xét Ô lam là vu lan, bà noa là cái chậu.." đó là từ điển ấy dẫn nhiều sách khác nhau.
Chúng ta không học nhiều, nên chỉ cần nhớ Vu Lan là do Vu Lan bồn nói ngắn, vu lan bồn là do ullambana phiên âm ra là lễ vu lan, hay vu lan bồn hay vu lan bồn hội là để cầu siêu cho các vong linh và cầu phước cho ông bà cha mẹ hiền tiền.
Đối với các vị xuất gia, ngày rằm tháng bảy là ngày vui, gọi là hoan hỉ nhật. Tại sao vậy? Từ thời đức Phật,chư tăng ni an cư kiết hạ trong ba tháng, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy, bởi vì lúc đó tại Ấn Độ là mùa mưa, ngập lụt, đường sá khó đi. Vào mùa mưa, côn trùng sinh sản nhiều., ai đi ra ngoài luôn thì dễ gây sát sinh." Thân tâm an tĩnh goị là an,đến kỳ quy định, phải ở yên một nơi, gọi là cư. Lúc bắt đầu thì gọi là kêt hạ, lúc kết thúc thì gọi là giải hạ. Phải ở yên một chỗ mà nỗ lực tọa thiền tu trì và học hỏi. Trước khi giải hạ, vào ngày cuối cùng của khóa an cư, phải làm lễ tự tứ.
Chữ Phạn pravarata cách dịch cũ là tự tứ, cách dịch mới này là tùy ý.
Các vị tăng ni mỗi người tự ý nêu ra tất cả những tội lỗi sai lầm của mình trước các vị khác và sám
hối., đồng thời chỉ ra những khuyết điểm của người khác để giúp cho người đó tiến bộ.
Sau mỗi khóa hạ, mỗi vị được thêm một tuổi đạo,vì thế đây là dịp vui,là hoan hỉ nhật, là ngày tết của các vị xuất gia. Vị nào tròn 20 tuổi thì gọi là thượng tọa, vị nào tròn 40 tuổi thì gọi là hòa thượng. Tuổi đạo khác với tuổi đời. Tuổi đời là 60 chẳng hạn,có thể tuổi đạo là 30, vì chỉ tham dự có 30 kỳ an cư kết hạ mà thôi. Chúng ta không nên lầm ngày hoan hỉ này với ngày Phật đản dùng để tính Phật lịch, thí dụ năm 2000 Tây lịch sẽ là năm 2544 Phật Lịch và 4879 Việt Lịch.
Tóm lại, ngày rằm tháng bảy có những ý nghĩa sau này.
-Một là ngày cầu siêu cho hương linh những người đã khưất.
-Hai là cầu phước thọ cho ông bà cha mẹ hiện tiền.
-Ba là ngày xá tội vong nhân, cúng cháo cho các cô hồn.
-Bốn là ngày hoàn tất khóa an cư kết hạ của tăng già, có lễ tự tứ, mỗi vị tăng ni thêm một tuổi đạo( pháp lạp, année de religion, année de vie religieuse) Lạp có nghĩa là cuối năm, đối với người thường là tháng 12, đối với tăng ni là giữa tháng bảy. Ngôi thứ sắp xếp các tăng ni căn cứ vào pháp lạp) *
Nguyễn Văn Phú
Đồng bào chúng ta không những cúng cầu siêu độ cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng, và cầu phúc đức cho các vị còn sống, mà còn nhớ đến vong linh những người thiếu may mắn, chết rồi mà
không ai cúng giỗ, gọi là những cô hồn. Ta vẫn nghe nói " rằm tháng bảy xá tội vong nhân", ý nói mọi vong hồn dù có đang chịu khổ nơi âm ty cũng được xá tội vào ngày này nhờ chú nguyện của chư tăng ni. Lúc còn ở Sài gòn, chúng ta thấy đồng bào cúng rât lớn trong dịp tháng bảy,không nhất thiết là ngày rằm.
Chữ " Vu Lan Bồn" được phiên âm từ chữ Phạn Ullambana , có chỗ phiên âm là Ô-lam- bà- noa, có nghĩa là đau khổ cùng cực. Từ điển Phật học Hán Việt ghi ulambana dịch là đảo huyền ( treo ngược).
Theo phép nước Tây Trúc, vào ngày tự tứ,của các tăng, đặt cỗ bàn linh đình dâng cúng Phật tăng để cứu cái khổ treo ngược của người đã mất. Xưa nói là cái chậu đựng thức ăn đó là nói sai. Vì chỗ này mà
có một độc giả của tập san Liên Hoa nói rằng khi ông Đoàn Trung Còn ghi: " bồn là chữ Hán, là cái chậu đựng thức ăn" là ghi sai. Thât ra ngay dưới câu ghi trên, TDPHHV viêt Vu Lan là từ ngữ của Tây Vực, nghĩa là đảo huyền, bồn là âm của Đông Hạ là đồ dùng cứu chữa." và "tiếng Phạn Ô lam bà noa dịch là đảo huyền, nay xét Ô lam là vu lan, bà noa là cái chậu.." đó là từ điển ấy dẫn nhiều sách khác nhau.
Chúng ta không học nhiều, nên chỉ cần nhớ Vu Lan là do Vu Lan bồn nói ngắn, vu lan bồn là do ullambana phiên âm ra là lễ vu lan, hay vu lan bồn hay vu lan bồn hội là để cầu siêu cho các vong linh và cầu phước cho ông bà cha mẹ hiền tiền.
Đối với các vị xuất gia, ngày rằm tháng bảy là ngày vui, gọi là hoan hỉ nhật. Tại sao vậy? Từ thời đức Phật,chư tăng ni an cư kiết hạ trong ba tháng, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy, bởi vì lúc đó tại Ấn Độ là mùa mưa, ngập lụt, đường sá khó đi. Vào mùa mưa, côn trùng sinh sản nhiều., ai đi ra ngoài luôn thì dễ gây sát sinh." Thân tâm an tĩnh goị là an,đến kỳ quy định, phải ở yên một nơi, gọi là cư. Lúc bắt đầu thì gọi là kêt hạ, lúc kết thúc thì gọi là giải hạ. Phải ở yên một chỗ mà nỗ lực tọa thiền tu trì và học hỏi. Trước khi giải hạ, vào ngày cuối cùng của khóa an cư, phải làm lễ tự tứ.
Chữ Phạn pravarata cách dịch cũ là tự tứ, cách dịch mới này là tùy ý.
Các vị tăng ni mỗi người tự ý nêu ra tất cả những tội lỗi sai lầm của mình trước các vị khác và sám
hối., đồng thời chỉ ra những khuyết điểm của người khác để giúp cho người đó tiến bộ.
Sau mỗi khóa hạ, mỗi vị được thêm một tuổi đạo,vì thế đây là dịp vui,là hoan hỉ nhật, là ngày tết của các vị xuất gia. Vị nào tròn 20 tuổi thì gọi là thượng tọa, vị nào tròn 40 tuổi thì gọi là hòa thượng. Tuổi đạo khác với tuổi đời. Tuổi đời là 60 chẳng hạn,có thể tuổi đạo là 30, vì chỉ tham dự có 30 kỳ an cư kết hạ mà thôi. Chúng ta không nên lầm ngày hoan hỉ này với ngày Phật đản dùng để tính Phật lịch, thí dụ năm 2000 Tây lịch sẽ là năm 2544 Phật Lịch và 4879 Việt Lịch.
Tóm lại, ngày rằm tháng bảy có những ý nghĩa sau này.
-Một là ngày cầu siêu cho hương linh những người đã khưất.
-Hai là cầu phước thọ cho ông bà cha mẹ hiện tiền.
-Ba là ngày xá tội vong nhân, cúng cháo cho các cô hồn.
-Bốn là ngày hoàn tất khóa an cư kết hạ của tăng già, có lễ tự tứ, mỗi vị tăng ni thêm một tuổi đạo( pháp lạp, année de religion, année de vie religieuse) Lạp có nghĩa là cuối năm, đối với người thường là tháng 12, đối với tăng ni là giữa tháng bảy. Ngôi thứ sắp xếp các tăng ni căn cứ vào pháp lạp) *
Nguyễn Văn Phú
--------
GHI CHÚ:
- Lấy năm Tây lịch công thêm 544 thì ra năm Phật Lịch, cộng thêm 2879 thì ra Việt
Lịch.
- Tây lịch lấy năm của chúa Giê su làm năm 1, Phật lịch lấy năm Phật diệt tịch làm
năm 1.
- Việt lịch tính từ khi Lộc Tục tức Kinh Dương Vương lên ngôi năm-2879.
CÚNG RẰM TẠI CÁC CHÙA
(MÔNG SƠN THÍ THỰC)
(MÔNG SƠN THÍ THỰC)
1. GIÁO HỘI PHẬT GIÁO THỐNG NHẤT TẠI MỸ
2. CÁC CHÙA TẠI VIỆT NAM
No comments:
Post a Comment