Một phiên toà quốc tế
Trong home page http://globalnation.inquirer.net,
một diễn đàn Anh ngữ của người Phi Luật Tân ( Inquirer Global Nation: The Home of Filippinos Worldwide) Luật sư Ted Laguatan thuộc Luật sư đoàn California và là một trong 29 luật sư ưu tú nhất về luật Di trú tại Hoa Kỳ đặt câu hỏi: “Tại sao Trung quốc không chịu mang vụ tranh tụng quần đảo Trường Sa ra trước Liên hiệp quốc” (Why China will not bring the Spratleys issue to the United Nations) . http://globalnation.inquirer.net/7319/why-china-will-not-bring-the-spratlys-issue-to-the-united-nations Để trả lời ông mường tượng một phiên tòa qua bài báo nói trên. ** Trần Bình Nam ** lược dịch và bình luận.
Dựa vào luật hàng hải quốc tế hiện hành, Trung quốc biết nếu họ mang vụ Trường Sa ra kiện trước Tòa án Công lý Quốc Tế (United Nations International Court of Justice) hay Tòa án Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea) để đòi chủ quyền trọn vẹn Biển Đông (TBN: trong bài báo, trên quan điểm một người Phi Luật Tân ông gọi Biển Đông là biển Tây Phi Luật Tân – West Philippine Sea) thì sự thắng kiện mong manh như ta thấy tuyết giữa sa mạc Sahara.
Trước tòa là một Chánh án của Liên hiệp quốc (Ông Chánh Án) và luật sư Liu đại diện chính phủ Trung quốc (Luật sư Liu).
Phiên tòa bắt đầu: Ông Chánh án: Xin luật sư xác nhận trước tòa án quốc tế này luật sư đại diện cho Cộng hòa Nhân dân Trung quốc kiện giành chủ quyền trọn vẹn Biển Đông. Luật sư Liu: Cám ơn ngài chánh án. Đòi hỏi của chúng tôi dựa vào bằng chứng lịch sử không thể chối cãi rằng Biển Đông là của chúng tôi từ đời nhà Hán.
Ông Chánh án: Xin luật sư chứng minh điều đó. Luật sư Liu: Tôi trình tòa bản đồ của Trung quốc 2000 năm trước cho thấy giới hạn của vương triều nhà Hán bao gồm cả Biển Đông. Ông Chánh án: Bản đồ luật sư trình tòa là một bản đồ ghi đường hải hành của thuyền bè Trung quốc từ đời Hán không liên quan đến ranh giới của triều nhà Hán. Tuy nhiên cứ giả sử rằng lúc đó Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai Á, Brunei và các nước khác chung quanh Biển Đông đều thuộc triều đại Hán thì vấn đề vẫn chưa giải quyết xong.
Theo sử, triều đại nhà Hán kéo dài từ năm 206 trước Công nguyên cho đến năm 220 sau Công nguyên phải không ?
Luật sư Liu: Trình tòa , đúng vậy . Ông Chánh án: Ông luật sư biết Hoàng đế Alexander, một ông vua trẻ tuổi người Macedoan là người đã chinh phục hầu hết đất của thế giới chử ? Luật sư Liu: Thưa ông chánh án, tôi biết.
Ông Chánh án: Khi Hoàng đế Alexander qua đời năm 323 trước Công nguyên, đế quốc của ông ấy bao gồm Hy Lạp, Syria, Ba Tư – nay là Iran – Ai Cập và một phần của Ấn độ. Và luật sư có biết quê hương của Alexander bây giờ là Cộng Hòa Macedonia không ?
Luật sư Liu: Vâng, tôi không có gì để tranh biện những gì ông chánh án vừa nói. Ông Chánh án: Tốt lắm. Ông luật sư là người rất am tường lịch sử. Vậy luật sư cũng biết đế quốc La Mã tồn tại hơn 1000 năm không ?
Luật sư Liu: Cám ơn ông chánh án. Tôi có học sử thế giới. Ông Chánh án: Vậy luật sư biết vào thời cực thịnh, đế quốc La Mã bao gồm hầu hết Âu châu, và một phần Phi châu và Á châu?
Luật sư Liu: Vâng, thưa Ông Chánh án, tôi biết Ông Chánh án: Từ thời Hoàng đế Alexander và đế quốc La Mã đến nay đã có nhiều biến chuyển lịch sử và nhiều quốc gia độc lập, có đất đai riêng biệt thành hình. Đây là một thực tế ai trong chúng ta cũng chấp nhận. Ông luật sư cũng đồng ý chứ?
Luật sư Liu: Tôi không thể không công nhận thực tế đó. Ông Chánh án: Trở lại vụ kiện của Trung quốc. Có phải hiện nay đế quốc của Hoàng đế Alexander, đế quốc La Mã và đế quốc của triều đại nhà Hán không còn tồn tại nữa?
Luật sư Liu: Đúng vậy thưa ông chánh án. Ông Chánh án: Nếu bây giờ Cộng Hòa Macedonia, và chính phủ Ý đưa đơn trước tòa án quốc tế này đòi ra án lệnh phán rằng các đất đai trước kia thuộc đế quốc của Alexander và của La Mã thì bây giờ là đất đai của nước Macedonia và của nước Ý thì tòa này có thể chấp nhận không?
Luật sư Liu: Tôi hiểu ông chánh án muốn nói gì. Nhưng những gì Trung quốc chúng tôi đang đòi là biển chứ không phải là đất.
Ông Chánh án: Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không phải là đất sao? Còn về biển. Không phải Trung quốc đã ký bản Thỏa ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (TBN: United Nations Convention on the Law of the Sea 1982 – UNCLOS) và quốc hội quý quốc phê chuẩn ngày 7 háng 6 năm 1996 sao? Thỏa ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 minh thị rằng vùng biển chung quanh một quốc gia dày 200 hải lý thuộc chủ quyền kinh tế của quốc gia đó phải không?
Luật sư Liu: Thưa ông chánh án, Trung quốc phê chuẩn Thỏa ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 vào một thời điểm chúng tôi chưa nắm được những thiệt thòi cho nước chúng tôi bởi Luật đó.
Ông Chánh án: Tôi muốn thẳng thắn hỏi ông luật sư rằng, có phải luật sư muốn nói ngày ấy Trung quốc chưa biết có rất nhiều dầu khí nơi lòng đất dưới đáy biển trong vòng 200 hải lý cách bờ của các nước trong vùng. Và lúc này Trung quốc biết, Trung quốc không ngần ngại vi phạm luật quốc tế dùng sức mạnh quân sự và kinh tế áp lực các nước nhỏ hơn, yếu hơn trong vùng – dù biết rằng các nước này cũng cần tài nguyên thiên nhiên đó để phát triển đất nước – để chiếm đoạt kho tàng dầu khí đó cho riêng mình **
Đến đây phiên tòa tưởng tượng kết thúc.
Luật sư Ted Laguatan kết luận: Ai cũng có thể đoán tòa quốc tế phán quyết như thế nào. Và đó là lý do tại sao Trung quốc không thuận đưa vấn đề ra tòa án quốc tế (TBN: Tòa quốc tế không thể thụ lý một vụ kiện nếu một trong các nước liên hệ không chịu đứng đơn), mặc dù Hoa Kỳ, Phi Luật Tân và các nước trong vùng. (TBN: trừ Việt Nam do một lý do khó hiểu) đều yều cầu đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông ra trước tòa án quốc tế.
Trái lại Trung quốc luôn dùng miếng mồi kinh tế và áp lực quân sự đe dọa buộc các nước nhỏ trong vùng thương thuyết tay đôi với Trung quốc không có sự can thiệp của Liên hiệp quốc hay Hoa Kỳ để họ dễ bắt nạt.
Luật sư Ted Laguatan khuyến cáo Phi Luật, Việt Nam và các nước khác không nên nghe lời dụ dỗ của Trung quốc, và cần chuẩn bị sức mạnh quân sự, đòan kết nhau thành một khối với sự hỗ trợ quốc tế chống lại tham vọng của Trung quốc. Tổng thống Benigno Simeon Aquino của Phi Luật Tân trong một bài diễn văn đọc trước quốc dân khẳng định rằng cái gì của Phi Luật Tân là của Phi Luật Tân. Lời cam kết này có nghĩa Phi Luật Tân sẽ dùng bất cứ gì để chống lại áp lực tinh thần và quân sự của Trung quốc.
Luật sư Ted Laguatan nói rằng người dân chỉ yên tâm khi có người lãnh đạo quốc gia biết đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi của phe đảng mình (TBN: ám chỉ Việt Nam?)
TBN: Việt Nam cần bày tỏ thái độ bằng cách đưa vấn đề Hòang Sa, Trường Sa ra trước Tòa án Công lý Quốc Tế hay Tòa án Quốc tế về Luật Biển dù biết làm mất lòng Trung quốc. Về phía Hoa Kỳ, Thượng nghị viện Hoa Kỳ cần phê chuẩn Luật Biển UNCLOS.
Hoa Kỳ là một trong những nước tích cực trong khi thảo luận hình thành Luật Biển từ 1973 đến 1982, và sau đó trong các cuộc thảo luận tu chỉnh cho hoàn hão từ năm 1990 đến năm 1994 khi Luật Biển trở thành có hiệu lực quốc tế. Hoa Kỳ công nhận Luật Biển như một “luật quốc tế thông thường” (Customary International Law). Nhưng Thượng nghị viện Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn Luật Biển cho rằng Luật Biển ban cho các nước nhỏ quá nhiều quyền trên biển có thể ảnh hưởng bất lợi cho quyền lợi của Hoa Kỳ.
Một lý do khác Thượng nghị viện thường viện ra là chính phủ Hoa Kỳ công nhận trên nguyên tắc giá trị của Luật Biển là đủ chưa cần phải chính thức phê chuẩn. Thái độ “nước đôi” của Hoa Kỳ không giúp cho tư thế của Hoa Kỳ trong các vụ kiện liên quan đến Luật Biển trường hợp Hoa Kỳ được tòa án mời ra làm nhân chứng.
Thấy nhược điểm này, trong cuộc họp báo ngày 23/7/2010 tại Hà Nội khi đến tham dự Hội nghị thường niên của Diễn Đàn An Ninh Á châu (Asean Regional Forum – ARF) có thảo luận về Biển Đông bà Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton nói với báo chí rằng Thượng nghị viện Hoa Kỳ sẽ phê chuẩn Luật Biển trong năm tới.
Bà nói: “…Let me add one more point with respect to the Law of the Sea Convention. It has strong bipartisan support in the United States, and one of our diplomatic priorities over the course of the next year is to secure its ratification in the Senate.” (Tôi xin nói thêm về Luật Biển. Luật này được sự ủng hộ của lưỡng đảng, và một trong những ưu tiên ngoại giao của Hoa Kỳ trong năm tới là vận động Thượng nghị viện phê chuẩn.) Tuy nhiên từ đó đến nay chưa thấy Thượng nghị viện Hoa Kỳ rục rịch, và bà Hillary Clinton cũng im luôn./.
Trần Bình Nam August 1, 2011
--:o0o:--
Dựa vào luật hàng hải quốc tế hiện hành, Trung quốc biết nếu họ mang vụ Trường Sa ra kiện trước Tòa án Công lý Quốc Tế (United Nations International Court of Justice) hay Tòa án Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea) để đòi chủ quyền trọn vẹn Biển Đông (TBN: trong bài báo, trên quan điểm một người Phi Luật Tân ông gọi Biển Đông là biển Tây Phi Luật Tân – West Philippine Sea) thì sự thắng kiện mong manh như ta thấy tuyết giữa sa mạc Sahara.
Trước tòa là một Chánh án của Liên hiệp quốc (Ông Chánh Án) và luật sư Liu đại diện chính phủ Trung quốc (Luật sư Liu).
Phiên tòa bắt đầu: Ông Chánh án: Xin luật sư xác nhận trước tòa án quốc tế này luật sư đại diện cho Cộng hòa Nhân dân Trung quốc kiện giành chủ quyền trọn vẹn Biển Đông. Luật sư Liu: Cám ơn ngài chánh án. Đòi hỏi của chúng tôi dựa vào bằng chứng lịch sử không thể chối cãi rằng Biển Đông là của chúng tôi từ đời nhà Hán.
Ông Chánh án: Xin luật sư chứng minh điều đó. Luật sư Liu: Tôi trình tòa bản đồ của Trung quốc 2000 năm trước cho thấy giới hạn của vương triều nhà Hán bao gồm cả Biển Đông. Ông Chánh án: Bản đồ luật sư trình tòa là một bản đồ ghi đường hải hành của thuyền bè Trung quốc từ đời Hán không liên quan đến ranh giới của triều nhà Hán. Tuy nhiên cứ giả sử rằng lúc đó Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai Á, Brunei và các nước khác chung quanh Biển Đông đều thuộc triều đại Hán thì vấn đề vẫn chưa giải quyết xong.
Theo sử, triều đại nhà Hán kéo dài từ năm 206 trước Công nguyên cho đến năm 220 sau Công nguyên phải không ?
Luật sư Liu: Trình tòa , đúng vậy . Ông Chánh án: Ông luật sư biết Hoàng đế Alexander, một ông vua trẻ tuổi người Macedoan là người đã chinh phục hầu hết đất của thế giới chử ? Luật sư Liu: Thưa ông chánh án, tôi biết.
Ông Chánh án: Khi Hoàng đế Alexander qua đời năm 323 trước Công nguyên, đế quốc của ông ấy bao gồm Hy Lạp, Syria, Ba Tư – nay là Iran – Ai Cập và một phần của Ấn độ. Và luật sư có biết quê hương của Alexander bây giờ là Cộng Hòa Macedonia không ?
Luật sư Liu: Vâng, tôi không có gì để tranh biện những gì ông chánh án vừa nói. Ông Chánh án: Tốt lắm. Ông luật sư là người rất am tường lịch sử. Vậy luật sư cũng biết đế quốc La Mã tồn tại hơn 1000 năm không ?
Luật sư Liu: Cám ơn ông chánh án. Tôi có học sử thế giới. Ông Chánh án: Vậy luật sư biết vào thời cực thịnh, đế quốc La Mã bao gồm hầu hết Âu châu, và một phần Phi châu và Á châu?
Luật sư Liu: Vâng, thưa Ông Chánh án, tôi biết Ông Chánh án: Từ thời Hoàng đế Alexander và đế quốc La Mã đến nay đã có nhiều biến chuyển lịch sử và nhiều quốc gia độc lập, có đất đai riêng biệt thành hình. Đây là một thực tế ai trong chúng ta cũng chấp nhận. Ông luật sư cũng đồng ý chứ?
Luật sư Liu: Tôi không thể không công nhận thực tế đó. Ông Chánh án: Trở lại vụ kiện của Trung quốc. Có phải hiện nay đế quốc của Hoàng đế Alexander, đế quốc La Mã và đế quốc của triều đại nhà Hán không còn tồn tại nữa?
Luật sư Liu: Đúng vậy thưa ông chánh án. Ông Chánh án: Nếu bây giờ Cộng Hòa Macedonia, và chính phủ Ý đưa đơn trước tòa án quốc tế này đòi ra án lệnh phán rằng các đất đai trước kia thuộc đế quốc của Alexander và của La Mã thì bây giờ là đất đai của nước Macedonia và của nước Ý thì tòa này có thể chấp nhận không?
Luật sư Liu: Tôi hiểu ông chánh án muốn nói gì. Nhưng những gì Trung quốc chúng tôi đang đòi là biển chứ không phải là đất.
Ông Chánh án: Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không phải là đất sao? Còn về biển. Không phải Trung quốc đã ký bản Thỏa ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (TBN: United Nations Convention on the Law of the Sea 1982 – UNCLOS) và quốc hội quý quốc phê chuẩn ngày 7 háng 6 năm 1996 sao? Thỏa ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 minh thị rằng vùng biển chung quanh một quốc gia dày 200 hải lý thuộc chủ quyền kinh tế của quốc gia đó phải không?
Luật sư Liu: Thưa ông chánh án, Trung quốc phê chuẩn Thỏa ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 vào một thời điểm chúng tôi chưa nắm được những thiệt thòi cho nước chúng tôi bởi Luật đó.
Ông Chánh án: Tôi muốn thẳng thắn hỏi ông luật sư rằng, có phải luật sư muốn nói ngày ấy Trung quốc chưa biết có rất nhiều dầu khí nơi lòng đất dưới đáy biển trong vòng 200 hải lý cách bờ của các nước trong vùng. Và lúc này Trung quốc biết, Trung quốc không ngần ngại vi phạm luật quốc tế dùng sức mạnh quân sự và kinh tế áp lực các nước nhỏ hơn, yếu hơn trong vùng – dù biết rằng các nước này cũng cần tài nguyên thiên nhiên đó để phát triển đất nước – để chiếm đoạt kho tàng dầu khí đó cho riêng mình **
Đến đây phiên tòa tưởng tượng kết thúc.
Luật sư Ted Laguatan kết luận: Ai cũng có thể đoán tòa quốc tế phán quyết như thế nào. Và đó là lý do tại sao Trung quốc không thuận đưa vấn đề ra tòa án quốc tế (TBN: Tòa quốc tế không thể thụ lý một vụ kiện nếu một trong các nước liên hệ không chịu đứng đơn), mặc dù Hoa Kỳ, Phi Luật Tân và các nước trong vùng. (TBN: trừ Việt Nam do một lý do khó hiểu) đều yều cầu đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông ra trước tòa án quốc tế.
Trái lại Trung quốc luôn dùng miếng mồi kinh tế và áp lực quân sự đe dọa buộc các nước nhỏ trong vùng thương thuyết tay đôi với Trung quốc không có sự can thiệp của Liên hiệp quốc hay Hoa Kỳ để họ dễ bắt nạt.
Luật sư Ted Laguatan khuyến cáo Phi Luật, Việt Nam và các nước khác không nên nghe lời dụ dỗ của Trung quốc, và cần chuẩn bị sức mạnh quân sự, đòan kết nhau thành một khối với sự hỗ trợ quốc tế chống lại tham vọng của Trung quốc. Tổng thống Benigno Simeon Aquino của Phi Luật Tân trong một bài diễn văn đọc trước quốc dân khẳng định rằng cái gì của Phi Luật Tân là của Phi Luật Tân. Lời cam kết này có nghĩa Phi Luật Tân sẽ dùng bất cứ gì để chống lại áp lực tinh thần và quân sự của Trung quốc.
Luật sư Ted Laguatan nói rằng người dân chỉ yên tâm khi có người lãnh đạo quốc gia biết đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi của phe đảng mình (TBN: ám chỉ Việt Nam?)
TBN: Việt Nam cần bày tỏ thái độ bằng cách đưa vấn đề Hòang Sa, Trường Sa ra trước Tòa án Công lý Quốc Tế hay Tòa án Quốc tế về Luật Biển dù biết làm mất lòng Trung quốc. Về phía Hoa Kỳ, Thượng nghị viện Hoa Kỳ cần phê chuẩn Luật Biển UNCLOS.
Hoa Kỳ là một trong những nước tích cực trong khi thảo luận hình thành Luật Biển từ 1973 đến 1982, và sau đó trong các cuộc thảo luận tu chỉnh cho hoàn hão từ năm 1990 đến năm 1994 khi Luật Biển trở thành có hiệu lực quốc tế. Hoa Kỳ công nhận Luật Biển như một “luật quốc tế thông thường” (Customary International Law). Nhưng Thượng nghị viện Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn Luật Biển cho rằng Luật Biển ban cho các nước nhỏ quá nhiều quyền trên biển có thể ảnh hưởng bất lợi cho quyền lợi của Hoa Kỳ.
Một lý do khác Thượng nghị viện thường viện ra là chính phủ Hoa Kỳ công nhận trên nguyên tắc giá trị của Luật Biển là đủ chưa cần phải chính thức phê chuẩn. Thái độ “nước đôi” của Hoa Kỳ không giúp cho tư thế của Hoa Kỳ trong các vụ kiện liên quan đến Luật Biển trường hợp Hoa Kỳ được tòa án mời ra làm nhân chứng.
Thấy nhược điểm này, trong cuộc họp báo ngày 23/7/2010 tại Hà Nội khi đến tham dự Hội nghị thường niên của Diễn Đàn An Ninh Á châu (Asean Regional Forum – ARF) có thảo luận về Biển Đông bà Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton nói với báo chí rằng Thượng nghị viện Hoa Kỳ sẽ phê chuẩn Luật Biển trong năm tới.
Bà nói: “…Let me add one more point with respect to the Law of the Sea Convention. It has strong bipartisan support in the United States, and one of our diplomatic priorities over the course of the next year is to secure its ratification in the Senate.” (Tôi xin nói thêm về Luật Biển. Luật này được sự ủng hộ của lưỡng đảng, và một trong những ưu tiên ngoại giao của Hoa Kỳ trong năm tới là vận động Thượng nghị viện phê chuẩn.) Tuy nhiên từ đó đến nay chưa thấy Thượng nghị viện Hoa Kỳ rục rịch, và bà Hillary Clinton cũng im luôn./.
Trần Bình Nam August 1, 2011
No comments:
Post a Comment