Saturday, August 11, 2012

VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG


 Việt Nam, có Washington đây!

2012-08-09
Trung Quốc và Hoa Kỳ đấu khẩu dữ dội vì vấn đề biển Đông. Hoa Kỳ lên án bên kia hành động quá đáng, Trung Quốc phản bác rằng Hoa Kỳ lẫn lộn phải trái, can thiệp vào cuộc tranh chấp một cách không công bằng. Việt Nam được gì hay mất gì trong cuộc đụng đầu ấy?

parsons.com photo
Guam: căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ ở Đông Á

“Lẽ phải”: Trung Quốc bị ức hiếp!

Bộ ngoại giao Trung Quốc triệu phó đại sứ Hoa Kỳ Robert Wang tại Bắc Kinh đến bộ hôm thứ hai để gọi là có những điều trình bày nghiêm trọng.
Lý do là hôm thứ năm Thượng Viện Mỹ thông qua nghị quyết về biển Đông, trong đó có đề cập đến việc thành lập thành phố Tam Sa. Thứ sáu, bộ ngoại giao Mỹ ra thông cáo gần như để thi hành nghị quyết đó, nói đại ý rằng việc Trung Quốc thiết lập đơn vị quân sự đồn trú ở Hoàng Sa đã đi ngược lại những nỗ lực ngoại giao để giải quyết mâu thuẫn, và gây nguy cơ gia tăng mối căng thẳng trong khu vực.
Tại bộ ngoại giao ở Bắc Kinh, phụ tá bộ trưởng ngoại giao Trương Côn Sanh nặng lời tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã bất chấp thực tế, lẫn lộn phải trái, và đã gửi đi một tín hiệu sai lạc mà không giúp gì cho những nỗ lực của các bên liên quan để duy trì hoà bình và ổn định ở biển Nam Trung hoa cũng như châu Á Thái Bình Dương.

Nguyên do sự “nhạy cảm”

Lời lẽ tỏ ra Trung Quốc phẫn nộ và nhạy cảm trước vấn đề biển Đông, nhưng có ý kiến cho đó cũng chỉ là một phản ứng ngoại giao thông thường, khi mà Bắc Kinh đã nhất quyết chiếm hữu biển Đông, gần nhất là quần đảo Hoàng Sa, bằng những hành động cho cái gọi là thành phố địa khu Tam Sa.
Phụ tá họ Trương còn nói Trung Quốc rất bất mãn và phản đối mạnh mẽ ý kiến của Hoa Kỳ, kêu gọi phía Mỹ lập tức sửa sai và thực tâm tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc vân vân và vân vân … Đó cũng chỉ là những lời lẽ tuyên truyền thông thường để cường điệu hoá cái gọi là chủ quyền trên toàn bộ biển Đông. 
tam-sa
Trự sở HĐND thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa- Screen capture
Tiếp diễn thêm nữa, thái độ của Trung Quốc tỏ ra gay gắt hơn là những phản ứng ngoại giao thông thường, khi phát ngôn viên Tần Cương của bộ ngoại giao Trung Quốc ngày hôm sau phụ hoạ bằng một thông cáo khác, nhắc lại rằng Trung Quốc có chủ quyền tuyệt đối ở biển Đông cùng những hải đảo trong đó, hoàn toàn có quyền chính thức thiết lập một thành phố để quản lý khu vực ấy. Họ Tần phát biểu là tại sao Hoa Kỳ “tự bịt mắt” trước thực tế là một số quốc gia đã mở những lô dầu khí trong lãnh hải Trung Quốc và ban hành “những đạo luật bất hợp pháp” về lãnh hải đó, trong khi người Mỹ tránh nói tới những sự “đe doạ của các tàu chiến” đối với ngư dân Trung Quốc cùng những sự “xác định chủ quyền sai trái” trên các hải đảo của Bắc Kinh.
Đó là chưa kể sự phụ hoạ của báo Nhân dân ấn bản tiếng ngoại quốc, tỏ ra thô bạo chưa từng thấy trong bối cảnh quan hệ ngoại giao Mỹ-Hoa hiện nay. Tờ báo đã viết là Hoa Kỳ nên “câm miệng” đi thì hơn… Chưa hết, tờ China Daily còn lặp lại từng chữ những lời lẽ của phát ngôn viên Tần Cương.

Bản lĩnh ngoại giao

Một cách khách quan, sự gay gắt đó cũng là những phản ứng tất yếu của Trung Quốc, kể cả lời lẽ của báo Nhân dân, vì đó chỉ là cái loa của Bắc Kinh.
Khi Bắc Kinh đã đòi chủ quyền sai trái trên 80% lãnh hải biển Đông thì tất yếu phải mạnh mẽ khẳng định sự ngang ngược sai trái đó là lẽ phải, Nhìn trên bình diện ngoại giao quốc tế, gọi đó là phản ứng thông thường cũng là điều thuận lý.
Tuy nhiên người ta lưu ý tới sự im lặng của bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Phải chăng đó cũng là phản ứng thông thường của một quốc gia có bản lãnh già dặn về ngoại giao như nước Mỹ?
Trên trường ngoại giao, người ta thấy Hoa Kỳ không bao giờ tỏ hành động giống như “đôi co” với các nước có lập trường đối nghịch, mà chưa gọi là “thù địch”. Đó là sự già dặn về bản lĩnh. Hơn nữa, Hoa Kỳ đã bày tỏ lập trường qua nghị quyết của Thượng Viện cũng như thông cáo của bộ ngoại giao ở Washington, nên không cần thiết phải”đôi co” với miệng lưỡi hàm hồ của Bắc Kinh.
Washington có thể sẽ có thái độ hay hành động đối với cách hành xử đó khi có dịp, hoặc khi Mỹ tạo ra dịp để có hành động, trong khi tỏ ra giữ vững lập trường đã tuyên bố.

Mục tiêu đương đầu: Trung Quốc

Thêm vào đó, sau bản nghị quyết của Thượng Viện, Hạ viện Hoa Kỳ đã tổ chức điều trần về quân sự liên quan đến châu Á Thái Bình Dương. Những chi tiết của 
blue-ridge-flagship
Soái hạm Blue Ridge của hạm đội 7, đến Việt Nam huấn luyện- navymil photo
cuộc điều trần này cũng có thể là nguyên do thái độ bực tức ra mặt của Trung Quốc, vì sự kiện đã đổ thêm dầu vào lửa sau khi Việt Nam ban hành luật biển.
Trong cuộc điều trần trước Tiểu ban Chỉnh Bị thuộc Uỷ ban quân vụ Hạ viện Hoa Kỳ, đại diện bộ quốc phòng Mỹ nói là sẽ xem xét đề nghị “rất hay” của một Viện nghiên cứu của Mỹ, Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược CISS. Viện CISS thực hiện đơn đặt hàng của bộ quốc phòng, thảo hoạch một kế hoạch quân sự cho Hoa Kỳ để thực hiện chiến lược xoay trục chiến lược sang châu Á Thái Bình Dương. Kế hoạch đề nghị Hoa Kỳ tăng cường võ trang cho căn cứ chiến lược Guam ở cửa ngõ vào Đông Á, tức là cửa ngõ vào biển Nhật Bản và biển Đông, mà gần nhất là hải phận Philippines rồi đến Việt Nam.
Trung tâm CISS muốn Hoa Kỳ tăng cường cho Guam ít nhất là một tàu ngầm tấn công, tất nhiên là loại tối tân nhất của Mỹ, hoặc là phối trí hẳn một phi đội pháo đài bay B-52 đóng thường trực ở đó, thay vì ba phi đội từ Bắc Mỹ thay phiên nhau bay tới Guam để trực chiến như hiện nay. Đó là cả một sự phối trí lực lượng không kém hình thái chuẩn bị một cuộc chiến tranh hạn chế.
Ý kiến này được nêu ra sau khi diễn ra những vụ tranh chấp lãnh hải gay gắt giữa Nhật, Việt Nam, và Philippines với Trung Quốc, gay gắt đến mức Thủ tướng Nhật tuyên bố không loại trừ giải pháp quân sự để giành chủ quyền những quần đảo tranh chấp với Trung Quốc.
Nghị quyết S.Res.524 của Thượng Viện, thông cáo của bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng như cuộc điều trần tại Hạ viện rõ ràng là để nhấn mạnh lập trường cương quyết của Hoa Kỳ về chủ quyền biển Đông cũng như nhắc lại chiến lược xoay trục quân sự-kinh tế-chính trị sang châu Á Thái Bình Dương để nhắm vào Trung Quốc. Sau đó Việt Nam đã phổ biến thêm một số tài liệu và lập trường về chủ quyền biển Đông.
Giữa lúc Trung Quốc hung hăng phản ứng với việc Việt Nam ra luật biển đồng thời có những hành động gần như hăm doạ nước láng giềng "16 chữ vàng", thì Hoa Kỳ đã phản ứng nhanh chóng bằng một loạt hành động chính trị. Đó là lý do xảy ra trận đấu khẩu vừa rồi như một điều tất yếu khi hai nước có quan điểm và quyền lợi xung khắc về biển Đông.

viet-us-defense-mins
Hai bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và Việt Nam, tháng 6, 2012- Screen capture

Việt Nam? - Chưa hiểu được

Trong việc này rõ ràng Việt Nam được Hoa Kỳ tỏ thái độ bênh vực rõ rệt, không khác nào hành động đưa tàu ngầm nguyên tử đến Manila giữa lúc hải quân Philippines đối đầu với tàu hải giám Trung Quốc ở Scarborough.
Chẳng phải đến nay, mà trước đây trong năm giới lãnh đạo nước Mỹ đã có nhiều hành động liên tiếp, cho thấy sẵn lòng ủng hộ Việt Nam trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở biển Đông, nhưng với một số điều kiện ràng buộc về nhân quyền và thái độ chính trị đối với người dân Việt.
Và hành động đáp ứng của Hà Nội là tiếp tục khống chế biểu tình chống Trung Quốc, tiếp tục đàn áp sự tụ họp tôn giáo có mục đích nhân đạo và sự phát biểu ý kiến trên mạng, tiếp tục kết án nặng những người nói lên lời chỉ trích chế độ, yêu cầu dân chủ.
Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn lưỡng lự giữa hai con đường: vì quyền lợi quốc gia dân tộc hay vì quyền lợi thống trị độc tôn của đảng.

Mỹ bênh vực Đông Nam Á đang bị Trung Quốc chèn ép


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhân chuyến đi Bắc Kinh 5/2012 (REUTERS)

Trọng Nghĩa
Trong một động thái không ai chờ đợi, vào hôm qua 03/08/2012, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chính thức ra tuyên bố về Biển Đông, gián tiếp bênh vực cho Philippines và Việt Nam đang bị Trung Quốc uy hiếp. Được đưa ra ít lâu sau Nghị quyết của Thượng viện Mỹ cũng về Biển Đông, bản tuyên bố cho thấy là cả hành pháp lẫn lập pháp Hoa Kỳ đều quan tâm đến Biển Đông dù nước Mỹ đang vận động tranh cử.

Phải nói là sau một loạt những hành động của Trung Quốc thản nhiên tuyên bố lấn chiếm các khu vực đang tranh chấp với các láng giềng, mọi người đều chú ý theo dõi phản ứng của Hoa Kỳ, vì lẽ các động thái của Bắc Kinh mang tính chất đe dọa rất rõ, khi đụng chạm đến vùng đặc quyền kinh tế “hợp pháp của các láng giềng.
Philippines là nước bị bắt nạt đầu tiên, với vụ Trung Quốc cho tàu trú đóng tại vùng bãi cạn Scarbrough, bên trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của quốc gia Đông Nam Á. Chẳng những thế, dù Manila nhẫn nhịn, Trung Quốc vẫn gây sức ép trên mặt kinh tế, và mới đây, trước khi cho tàu rút khỏi bãi Scarborough thì đã cho chăng giây chặn ngõ vào.
Đối với Việt Nam, hành động khiêu khích còn rõ rệt hơn nữa khi một tập đoàn dầu khí Trung Quốc tự tiện phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam rồi mời quốc tế đấu thầu thăm dò các lô đó.
Một quyết định khác liên can đến tất cả các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại Biển Đông là việc Trung Quốc củng cố đơn vị hành chánh gọi là “thành phố Tam Sa” được họ giao quyền cai quản toàn bộ vùng Biển Đông mà Bắc Kinh cho là từ thuở xa xưa đã thuộc về họ. Trụ sở đơn vị hành chánh này được đặt trên quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974.
Điều đáng quan ngại là ý hướng quân sự hóa quyền kiểm soát vùng Biển Đông của Trung Quốc, với quyết định cắm thêm một đơn vị quân đội đồn trú tại Tam Sa, sau khi đã tuyên bố là đă cho tiến hành các cuộc tuần tra võ trang để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc trong vùng.
Bản tuyên bố về Biển Đông của bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ trích đích danh Trung Quốc và quyết định thành lập “thành phố Tam Sa” cũng như đóng quân tại nơi này, xem đấy là những hành vi “đi ngược lại các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết các bất đồng và có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong vùng”.

Bộ ngoại giao Mỹ còn nêu bật thái độ quan ngại trước nhiều diễn biến không hay mà tác giả được hiểu là Trung Quốc, từ việc có những lập luận hung hăng, gây hấn, - ám chỉ những lời đe dọa của truyền thông Trung Quốc đòi dậy cho Việt Nam và Philippines một bài học, hay là các hành động ép buộc về kinh tế - gợi đến việc Bắc Kinh gây khó dễ cho ngành du lịch và xuất khẩu của Philippines, hoặc là việc Trung Quốc phân lô thềm lục địa của Việt Nam hay bắt chẹt các đối tác dầu khí của Hà Nội …
Bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ không một lần nêu tên Việt Nam, hay Philippines, nhưng theo giới quan sát, đó rõ ràng là một động thái ngoại giao nhằm bênh vực hai quốc gia Đông Nam Á đang bị Trung Quốc liên tục thúc ép.
Thái độ bênh vực Đông Nam Á cũng đã được Thượng viện Mỹ thể hiện hôm 02/08, với bản nghị quyết được nhất trí thông qua kêu gọi các nước tự kềm chế để không làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Văn kiện do Thượng nghị sĩ Jim Webb đề xướng đã xác định rằng Mỹ “cam kết hỗ trợ các nước Đông Nam Á trong việc duy trì sức mạnh và sự độc lập của mình”.
tags: Biển Đông - Châu Á - Hoa Kỳ - Phân tích - Trung Quốc
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120804-my-benh-vuc-cac-nuoc-dong-nam-a-dang-bi-trung-quoc-chen-ep
2012-08-08
71 nhân sĩ trí thức hàng đầu vừa gởi Thư ngỏ lên Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam cảnh báo tình trạng nguy ngập của đất nước trước hiểm họa phương Bắc và kiến nghị cải cách toàn diện về chính trị.

AFP photo
Các nhân sĩ trí thức trong một lần biểu tình chống Trung Quốc năm 2011

Nhiều vấn đề cấp bách

Thư ngỏ ngày 6/8/2012 được mô tả là bổ sung ý kiến trước tình hình mới, tiếp theo kiến nghị ngày 10/7/2011 về “Bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay” và bản ý kiến về “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” ngày 8/9/2011.
GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ từ Hà Nội phát biểu về những động lực thúc đẩy cầnkiến nghị ngày 6/8. Ông nói:
“Chúng tôi thấy tình hình càng ngày càngnhững vấn đề bức xúc cấp bách thành ra chúng tôi gởi thêm kiến nghị nữa.”


Bản kiến nghị 6/8 hoan nghênh và đánh giá cao Luật Biển vừa được ban hành. Các nhân sĩ trí thức cảnh báo nguy cơ từ phương bắc theo đó “Nhiều khả năng những hành động gây hấn của Trung Quốc sẽ còn tăng mức độ quyết liệt đi đôi với việc chuẩn bị dư luận và điều kiện cho bước leo thang nguy hiểm hơn, kể cả gây chiến.” Bản kiến nghị nhấn mạnh rằng Việt Namchính nghĩa nhưng cần tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, sáng suốt lựa chọn các đối tác chiến lược vì lợi ích của dân tộc và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Về vấn đề sáng suốt lựa chọn các đối tác chiến lược, nhất là vai trò của Hoa Kỳ hiện nay. GS Chu Hảo phát biểu:
“Chúng tôi nghĩ là đã cân nhắc viết câu đó một cách rõ ràng đầy đủ ý, không aithể hiểu lầm được. Chúng tôi nhận xét thấy về phía Hoa Kỳ đãnhững động thái, những phát biểu cũng như hành động tương đối rõ ràng quan điểm của chính quyền Obama và của nước Mỹ đối với vấn đề Biển Đông. Chúng tôi hoan nghênh những tuyên bố và hành động đó. Chúng tôi nghĩ chính quyền Việt Nam cũng phải xem xét đến vấn đề đó một cách nghiêm túc.” 
Thư ngỏ ngày 6/8/2012 gởi Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ và Bộ Chính Trị Trung ương Đảng, đã mạnh mẽ kêu gọi tiến hành cải cách sâu sắc toàn diện về chính trị, tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh cải cách các lĩnh vực khác, trước hết là cải cách kinh tế và giáo dục. Nội dung cải cách chính trị nhằm trước hết đổi mới căn bản thể chế lãnh đạo và quản lý của bộ máy công quyền, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ của dân đã được hiến pháp qui định. Bản kiến nghị nhấn mạnh tới nguyện vọng của người dân sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ sở cải cách thể chế chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền. Bản kiến nghị kêu gọi Nhà nước bảo đảm các quyền hiến định về tự do, dân chủ như tự do kinh doanh, tự do ngôn luận, tư do báo chí, quyền được thông tin, quyền lập hội, quyền được tự do bày tỏ thái độ chính trị thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa.
Đáp câu hỏi của chúng tôi là những yêu cầu mang tính toàn diện như thế dễ được hiểu là thay đổi cả chế độ chính trị. GS Chu Hảo phát biểu:
“Sự thay đổi thể chế chính trị thì đấy cũng là một trong những mục tiêu của chính Đảng Cộng sản đề ra từ những Đại hội 8,9,10. Điều đó chúng tôi chỉnhắc nhở để thực hiện một cách ráo riết hơn và nghiêm túc hơn. Mục tiêu của chính Đảng Cộng sản đề ra là thay đổi thể chế chính trị đồng thời thay đổi thể chế kinh tế...thế nhưng chắc cũng phảinhững bước đi, chứ không phải là thay đổi một cách đột ngột và chắc là Đảng Cộng sản chủ trương nếuthay đổi thì thay đổi từng bước dần dần. Nhưng chúng tôi thấy cái từng bước dần dân đấy chưa thật là thỏa đáng cho nên chúng tôi mong muốn thúc đấy quá trình đó tiến nhanh hơn.”
Theo lời GS Chu Hảo, Quốc hội Nhà nước và Đảng Cộng sản đã không trả lời hai bản kiến nghị năm 2011. Nhưng ông theo dõi thì thấy cũngmột số chuyển biến nhất định.

Nguyện vọng người dân

054_vietnam1806-250.jpg
Đại lộ Hùng Vương - Sài Gòn. AFP photo
Một nhân sĩ ở miền Nam, Luật gia Lê Hiếu Đằng nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM, một người ký tên trong hai kiến nghị trước cũng như thư ngỏ ngày 6/8/2012 phát biểu với Đài ACTD:
“Chúng tôi làm nghĩa vụ của người trí thức, nói tiếng nói của lương tâm, đứng trước tình hình đất nước không thể im lặng được thì chúng tôinhững ý kiến như vậy. Còn nhà nướcnghe hay không là chuyện của nhà nước, nhưng chúng tôi cũng nói với đồng bào là chúng tôi ở Việt Nam cũng như anh em trí thức ở hải ngoạinhững ý kiến như thế này… để đồng bào trong nước và hải ngoại biết những chuyện đó.
Riêng cá nhân tôi không tin lắm về việc trả lời của nhà nước, nhưng nghĩa vụ của mình thì mình phải làm vì không thể yên trí với tình hình hiện nay và đó là trách nhiệm công dân, chứ cũng không nghĩ là sau thư ngỏ đó thì sẽđược những chuyển biến tích cực. Nhưng chúng tôi tiếp tục đấu tranh để xây dựng một nước Việt Nam thực sự dân chủ và tiến bộ xã hội, trong đó các quyền của người dân được đảm bảo.” 
thể nói 71 người ký tên trong thư ngỏ là thành phần nhân sĩ trí thứclòng ưu tư tới vận mệnh đất nước, chưa kể họ cũng là thành phần ưu tú nhất của xã hội. Những tên tuổi lớn như TS Lê Đăng Doanh, TS Nguyễn Quang A, GS Tương Lai, GS Chu Hảo, GS Hoàng Tụy nhà văn Nguyên Ngọc, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu…Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và nhiều vị khác đã tích cực tham gia. Ngoài ra cònmột số trí thức hải ngoại trong đó phải kể đến GS Hà Dương Tường, GS Nguyễn Văn Tuấn, GS Phạm Xuân Yêm, chuyên gia Vũ Quang Việt
Theo lời GS Chu Hảo, nhóm chủ trương đã soạn thảo thư ngỏ và chọn mời được 71 nhân sĩ trí thức trong ngoài nước, rồi gởi văn bản qua mạng để những vị này tham khảo trước và nếu đồng ý thì ký tên. GS Chu Hảo nhấn mạnh hiện nay khôngchủ trương mở rộng vận động ký tên vào kiến nghị như các lần trước, nhưngmong muốn là được càng nhiều người ủng hộ càng tốt, bằng phương thức thích hợp cho mỗi người, như phát biểu, tuyên truyền rộng rãi cho mọi người cùng biết.
 
 AI kêu gọi chính quyền VN tôn trọng nhân quyền
Hôm 7/8, Tổ chức Ân xá Quốc Tế kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy ngưng ngay hành những động đàn áp nhắm vào những người chỉ lên tiếng bày tỏ chính kiến của họ.

AFP photo
Người dân Hà Nội trong một lần biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc.
Ân xá Quốc tế đưa ra lời kêu gọi này sau khi công an Hà Nội câu lưu khoảng 30 người tham gia biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc lấn chiếm biển đảo Việt Nam. Cuộc biểu tình diễn ra ờ Hà Nội sáng Chủ nhật 5-8 vừa qua đã ngay lập tức bị công an ngăn chận.
Ông Rupert Abbott, chuyên viên đặc trách về Việt Nam của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế nói rằng đây là bằng chứng mới nhất cho thấy không có tự do ngôn luận ở Việt Nam. Dù là chính quyền chỉ dùng biện pháp câu lưu đối với người biểu tình nhưng đây là cách hăm dọa đối với ai muốn lên tiếng bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa.
Ông Abbott cho rằng các chiến dịch đàn áp tại Việt Nam đang diễn ra đã đẩy các blogger, luật sư, doanh nhân, các nhà bất đồng chính kiến và nhiều người khác vào cảnh tù tội.
Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho 3 blogger Tạ Phong Tần, Điếu Cày và Anhbasaigon.

Được biết, phiên tòa xử 3 bolggers này về tội “tuyên truyền chống nhà nước” dự trù mở ra tại Thành phố HCM vào ngày thứ Ba 7 tháng 8 này, nhưng sau đó được bị đình hoãn, tiếp theo sau sự việc bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của blogger Tạ Phong Tần tự thiêu.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/crackdown-freedom-vn-must-end-08082012160120.html

Chiến lược bành trướng năng lượng của Trung Quốc: Ván cờ đầy bất trắc

Giàn khoan của Tập đoàn Dầu hỏa Trung Quốc CNOOC.
REUTERS
Thanh Hà
Trung Quốc gọi thầu quốc tế thăm dò dầu khí ở 9 lô trên Biển Đông. Tập đoàn CNOOC của Trung Quốc thông báo mua lại Nexen của Canada để làm chủ nhiều giếng dầu trên thế giới. Ấn Độ, Nga và Hoa Kỳ theo dõi sát chiến lược bành trướng về năng lượng của Bắc Kinh.
Ngày 19/07/2012, tập đoàn dầu khí nhà nước của Ấn Độ, ONGC Videsh thông báo duy trì hợp tác với Petro Vietnam, đặc biệt là sẽ cùng với đối tác Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí ở lô 128 tại vùng Biển Đông. Phía Việt Nam đã yêu cầu Ấn Độ duy trì đầu tư tại lô 128 sau khi tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC gọi thầu quốc tế tại 9 lô, trong đó có lô 128 nằm trong vùng lãnh hải Việt Nam.
Trước đó hai ngày, trong chuyến công du nước Nga, vào trung tuần tháng chủ tịch nước, Trương Tấn Sang và tổng thống Vladimir Putin tuyên bố : Nga và Việt Nam tăng cường hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam.
Về phía Trung Quốc, cũng lại CNOOC, vào hôm 23/07/2012 tập đoàn này thông báo kế hoạch chi hơn 15 tỷ đô la Mỹ để mua lại một phần tập đoàn dầu khí Canada. Nexen đang làm chủ và khai thác nhiều giếng dầu trên thế giới, từ Bắc Hải của Anh Quốc đến Vịnh Mexico của Hoa Kỳ.
Phải chăng vì muốn tăng cường vị thế của CNOOC tại Canada, Nigeria, trong vùng Vịnh Mêhicô sát bờ biển Hoa Kỳ, ở khu vực Bắc Hải mà tập đoàn Trung Quốc đã chấp nhận mua lại Nexen của Canada với giá cao hơn giá thị trường đến 61 % ?
Sau một thời gian sao nhãng, Hoa Kỳ đã giật mình trước khả năng Trung Quốc một khi mua lại Nexen sẽ với tới những giếng dầu của Mỹ trong vùng Vịnh Mêhicô. Quốc hội Mỹ đòi cứu xét hồ sơ CNOOC mua lại Nexen. Trước mắt chính quyền Canada chưa lấy quyết định sau cùng về đề nghị rất hời của phía Trung Quốc còn Bắc Kinh thì đang ráo riết mở chiến dịch vận động hành lang để lập pháp Hoa Kỳ không gây trở ngại trên đà « vươn ra thế giới » của tập đoàn dầu khí nhà nước CNOOC.
Chính sách của CNOOC phải chăng là nhằm phục vụ mục đích của Trung Quốc mở rộng tầm kiểm soát tài nguyên năng lượng của thế giới mà trong đó có cả những khu vực tiềm năng trên thềm lục địa Việt Nam ? Trữ lượng dầu khí tại khu vực Biển Đông đang thu hút chú ý của tất cả các siêu cường thế giới, từ Nga, đến Mỹ, từ Ấn Độ đến Trung Quốc. Hồ sơ năng lượng, không chỉ đơn thuần là một vấn đề kinh tế mà còn liên quan cả đến vấn đề an ninh và chiến lược.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, lần lượt phân tích về những ý đồ của tập đoàn dầu khí Trung Quốc nói chung và đối với khu vực dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam nói riêng. Theo quan điểm của ông đây là một « ván cờ đầy bất trắc » khi có ngần ấy nước lớn trên thế giới quan tâm.
Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng đây là một cuộc chơi đầy bất trắc cho ngần ấy tác nhân trong cuộc và nếu nhìn thấy những rủi ro bất trắc ấy, may ra ta sẽ hiểu ra nước cờ của thiên hạ.
Trước hết, người ta thường nghĩ rằng vùng biển Đông Nam Á, tức là Đông hải của Việt Nam hay biển Hoa Nam của Trung Quốc, có một trữ lượng dầu thô và khí đốt rất lớn ở bên dưới. Thật ra, tất cả chỉ là dự đoán và trung bình thì phải mất vài chục triệu đô la thăm dò ở ngoài khơi thì mới biết được là dưới đáy biển có bao nhiêu triệu thùng dầu thô hay bao nhiêu tỷ thước khối khí đốt. Trung Quốc có ưu thế tài chính hơn các nước đang cùng tranh chấp về chủ quyền nên có thể dám chi tiền để thăm dò. Nhưng không nhất thiết là họ sẽ có lời trong chuyện khai thác này.
Thứ hai, và đây mới là vấn đề đáng chú ý, Trung Quốc không chỉ cho tập đoàn CNOOC tìm dầu dưới biển mà còn muốn mời doanh nghiệp quốc tế cùng liên doanh với CNOOC trong nghiệp vụ đầu tư có rủi ro này để qua đó khẳng định chủ quyền của họ trên các vùng biển đang tranh chấp với các nước Đông Nam Á, trước tiên là với Việt Nam và Philippines.

RFI: Anh nhắc đến tập đoàn CNOOC, hiện CNOOC cũng đang thương lượng để mua lại tập đoàn dầu khí của Canada là Nexen với giá hơn 15 tỷ đô la Mỹ, cao hơn đến 60 % so với trị giá của tập đoàn này trên thị trường. Kế hoạch mua lại Nexen đó của CNOOC có liên hệ gì đến tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng có nhưng lại kết luận ngược là vì "già quá mà hóa dại"! Tôi xin được giải thích như sau:
Canada có tài nguyên năng lượng dồi dào và đã tính bán cho Mỹ. Tai họa của Mỹ trong mùa bầu cử là Chính quyền Barack Obama lại bác bỏ dự án lập ra hệ thống ống dẫn dầu khí Keystone từ tỉnh Alberta của Canada qua tám tiểu bang của Mỹ vì lý do bảo vệ môi sinh là điều tôi cho là lố bịch và nông cạn. Hậu quả là chính quyền và doanh nghiệp Canada thất vọng và đấy là cơ hội cho CNOOC nhảy vào đề nghị mua tổ hợp Nexen của Canada với giá còn cao hơn giá trị trường.
Qua nước cờ của CNOOC, Trung Quốc muốn thụ đắc công nghệ thăm dò và khai thác năng lượng dưới đáy biển để có thể nhờ đó tìm thêm năng lượng của họ ở bên trong. Nhưng mục tiêu quan trọng hơn vậy là nhờ làm chủ kỹ thuật mới, Trung Quốc trở thành đối tác có lợi thế hơn các doanh nghiệp Việt Nam hay Philippines hầu có thể cùng doanh nghiệp quốc tế chia chác quyền lợi trên chín lồ dầu họ đòi rao bán.
Thứ ba là nhờ kiến năng hiện đại, Trung Quốc còn muốn là qua tổ hợp Nexen sẽ làm chủ các giếng dầu của Anh ở Bắc Hải, của Mỹ trong Vịnh Mexico và các giếng dầu khác của Nexen trên thế giới, kể cả ngoài khơi Canada. Lợi thế thứ tư là nếu kiểm soát được nguồn cung cấp năng lượng, họ cũng có thể chi phối giá dầu quốc tế, kể cả giá dầu tại Hoa Kỳ.
Nhưng tham vọng lớn lao ấy lại khiến các nước giật mình và nghĩ lại. Hoa Kỳ là một nước đang nghĩ lại vì năm 2005 đã từng bác bỏ đề nghị của CNOOC đòi mua tổ hợp Unocal của Mỹ.
RFI: Bây giờ chúng ta chuyển qua chuyện Ấn Độ và dự án liên doanh với Việt Nam để thăm dò lô dầu 128. Anh giải thích thế nào về quyết định mới đây của New Delhi ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Doanh nghiệp ONGC Videsh của Ấn có hai dự án liên doanh với Việt Nam trên hai lô dầu 127 và 128. Khi thăm dò như vậy thì tốn kém và họ đã mất 45 triệu đô la mà chưa thấy triển vọng. Vì vậy, hai tháng trước đây, Ấn Độ tính rút khỏi lô 127 và cân nhắc về lô 128 trong khi Việt Nam cố thuyết phục họ ở lại. Thế rồi quyết định của Trung Quốc là đem chín lô trên thềm lục địa của Việt Nam ra gọi thầu lại làm Ấn Độ bị kẹt.
Vì lý do kinh doanh không có lời mà triệt thoái thì ai cũng thông cảm. Nhưng khi Trung Quốc nhảy vào một nơi mà Ấn Độ đang liên doanh với Việt Nam thì việc triệt thoái của Ấn lại có ý nghĩa ngoại giao, như phải bỏ chạy vì sợ đụng độ với Trung Quốc.
Chính là thái độ của Trung Quốc mới khiến Ấn Độ nêu vấn đề với khối ASEAN và mới đây nhất là với Ngoại trưởng Indonesia là thứ nhất, các nước phải đảm bảo quyền tự do lưu thông ngoài biển, thứ hai là phải tôn trọng quyền khai thác kinh doanh theo đúng luật lệ quốc tế.
Đâm ra Trung Quốc có thể mua chuộc được xứ Cam Bốt để cho chìm xuồng hồ sơ ứng xử ngoài biển Đông trong thượng đỉnh vừa qua của Hiệp hội ASEAN tại thủ đô Cam Bốt. Nhưng cũng vì thế mà gây phản ứng dội ngược từ các thành viên ASEAN khác và từ Ấn Độ. Nghĩa là Bắc Kinh vừa góp phần xây dựng thế liên kết của các nước ASEAN với nhau và với Ấn Độ.
RFI: Qua phần trình bày của anh thì người ta có thể mường tượng ra một thế liên hoàn hay các vòng xoáy đan kết với nhau mà trung tâm hay trọng tâm lại là Trung Quốc. Tất nhiên là ở bên kia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ cũng theo dõi kỹ động thái của Bắc Kinh.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết là một tin mà đài RFI đã loan tải khi Hội đồng Kiểm soát Chứng phiếu SEC của Mỹ lập tức tiến hành thủ tục truy tố một doanh nghiệp Trung Quốc có hội sở tại Hong Kong về tội giao dịch qua nội tuyến. Cụ thể là doanh nghiệp Well Advantage Limited này đã có thể biết trước về việc CNOOC mua tổ hợp Nexen của Canada với giá cao nên mới gom trước cổ phiếu của Nexen. Hội đồng SEC của Mỹ còn phong tỏa tài sản của các tay giao dịch cổ phiếu đã dùng tài khoản ở Hồng Kông và Singapore để kiếm ra 13 triệu đô là tiền lời nhờ cổ phiếu Nexen trước khi có tin CNOOC đòi mua Nexen. Thật ra, đấy chỉ là chuyện nhỏ của giới đầu tư có quan hệ với CNOOC nên đã nhân cơ hội kiếm lời lặt vặt.
Chuyện lớn là phía Hoa Kỷ cũng biết CNOOC tức là Trung Quốc đã thuê hai công ty vận động hành lang chính trị Mỹ để tác động vào Quốc hội Hoa Kỳ hầu khỏi gặp trở ngại trong việc mua tổ hợp Nexen. Tổ hợp này có tài sản là những giếng dầu của Mỹ trong Vịnh Mexico. Khi CNOOC mua Nexen và làm chủ các giếng dầu này thì Chính quyền Mỹ, cụ thể là Hội đồng SEC và Ủy ban Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ, phải cứu xét và đề nghị biện pháp ứng phó nếu mà việc thụ đắc ấy xâm phạm vào quyền lợi Hoa Kỳ. Khi ấy, Bắc Kinh sẽ phải đàm phán và có khi chấp nhận những nhượng bộ kinh tế khác, như Nghị sĩ Dân chủ tại New York là ông Charles Schumer đã gợi ý cho Tổng trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner.
Cho nên vấn đề không chỉ là CNOOC kéo dàn khoan và mời chào quốc tế vào khai thác năng lượng trên thềm lục địa của Việt Nam. Vấn đề cũng chẳng là nâng cấp bộ hành chính của thành phố Tam Sa chơ vơ ngoài Đông hải mà cũng chẳng là kéo tầu hải giám hay chiến hạm vào uy hiếp các nước. Vấn đề ở đây là sự ngang ngược của Trung Quốc đã gây phản ứng ngược của thế giới và đấy là một sự bất trắc cho Bắc Kinh.

RFI: Những bất trắc đó là gì ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lãnh đạo Bắc Kinh đã rất già đòn khi mở ra thế cờ năng lượng ngoài Đông hải đề vừa kiếm dầu khí ở dưới vừa khiến cho các nước ham làm ăn kiếm lời mà mặc nhiên công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các khu vực quần đảo đang có tranh chấp. Thế cờ ấy khiến các nước Đông Nam Á có tranh chấp sẽ phải chọn một trong ba ngả.
Hoặc là hợp tác với CNOOC để chia chác một chút lời thay vì đứng ngoài mà phản đối xuông. Hai là mời một nước thứ ba vào liên doanh với mình để có lực đối trọng với Trung Quốc, như trường hợp liên doanh của Việt Nam với Ấn Độ hay với các doanh nghiệp Âu, Mỹ, Nga sau này. Ngả thứ ba là thắt lưng buộc bụng và ráo riết đầu tư vào công nghệ cao về dầu khí để thu ngắn khoảng cách với Trung Quốc. Cả ba loại giải pháp này đều có lợi hại riêng và không dễ thi hành.
Nhưng giữa thế cờ phức tạp ấy, Trung Quốc lại già néo và khiến cho khu vực Đông Nam Á trở thành bất ổn làm cả thế giới đều quan tâm và báo động. Trong hoàn cảnh đó, chưa chắc là các tập đoàn dầu khí quốc tế lại mau mắn nhảy vào để đứng giữa hai ba lằn đạn. Rốt cuộc thì chính Trung Quốc lại gây ra sự bất trắc khiến các nước đều ngần ngại và đều muốn Hoa Kỳ xác định sự hiện diện quân sự ở trong vùng.
Chưa thấy tổ hợp dầu khí của Mỹ đâu thì đã thấy chiến hạm Hoa Kỳ lảng vảng ở ngoài, với sự cổ võ của các nước từ Nhật Bản, Ấn Độ đến Úc. Trong mùa bầu cử tại Mỹ, cả hai phe đều sẵn sàng nhắm vào mối nguy kinh tế hay an ninh từ Trung Quốc để huy động cử tri và Bắc Kinh đang cho chính trường Hoa Kỳ một đề mục tranh luận rất hấp dẫn. Chúng ta sẽ còn cơ hội theo dõi những chuyện bất trắc này ở Đông hải.

No comments: