Lý Đông A
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lý Đông A
(1921-1946(?)), tên thật là Nguyễn Hữu Thanh, quê ở Hà Nam, là một nhà
triết học, học giả và nhà cách mạng Việt Nam. Ông quê ở Hà Nam. Ông được
cho là tác giả Việt sử thông luận và là một nhân vật có tiểu sử mơ hồ, còn nhiều tranh cãi.
Trong giai đoạn 1936, Nguyễn Hữu Thanh, khi đó 15 tuổi, là người phục vụ cho Phan Bội Châu khi ông bị chính quyền thực dân Pháp quản thúc ở Huế. Sau này, ông vào tu ở chùa Yên Tử, bắt đầu xây dựng học thuyết duy dân và lấy tên hiệu là Lý Đông A, với ý nghĩa biểu tượng thời đại phụ hưng dân tộc như thời triều Lý, triều Trần (Đông A ghép lại là Trần). Ông tiếp xúc thường xuyên với các nhà cách mạng trong tổ chức Việt Nam Quang phục hội của Phan Bội Châu.
Năm 1940, Lý Đông A làm ủy viên chính trị cho Phục quốc quân, cánh quân sự của Việt Nam Quang phục hội. Ông cùng với Ðoàn Kiểm Ðiểm và Trần Trung Lập chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở Lạng Sơn. Khởi nghĩa thất bại, Lý Đông A chạy thoát sang Trung Quốc. Ở Trung Quốc, Lý Ðông A tiếp tục liên lạc với nhà cách mạng Việt Nam thuộc nhiều phe phái, nhiều quan điểm chính trị khác nhau, bao gồm Nguyễn Hải Thần, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Tường Tam, Hồ Chí Minh...
Trong thời gian này, Lý Đông A cũng thường lui tới các thư viện ở Liễu Châu, Trung Quốc. Ông được cho là đã viết hơn 30 tác phẩm. Ngày 1 tháng 1 năm 1943, Lý Ðông A thành lập và làm tổng thư ký Đảng Đại Việt duy dân đấu tranh chống Pháp và chống chính quyền Việt Minh tại Việt Nam. Sau hai trận Nga My (1945) và Hòa Bình (1946) thất bại, Lý Ðông A tuyên bố giải tán Đảng Đại Việt duy dân và biệt tích. Có tài liệu nói ông đã chết, nhưng cũng không có bằng chứng xác thực nào về Lý Đông A sau năm 1946.
Tác phẩm Việt sử thông luận được cho là của ông, giải thích lịch sử Việt Nam theo cái nhìn dịch học, nặng về dị đoan.
Tiểu sử
Nguyễn Hữu Thanh sinh năm 1920 hoặc 1921 tại làng Yên Ðổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông tốt nghiệp sơ học yếu lược Pháp và học chữ Nho với các thầy đồ, nhà sư có học trong vùng. Cha ông là ông Nguyễn Chi Phương. Một số tài liệu trên internet nói từ nhỏ ông đã là một thần đồng, biết chữ vào năm ba tuổi.Trong giai đoạn 1936, Nguyễn Hữu Thanh, khi đó 15 tuổi, là người phục vụ cho Phan Bội Châu khi ông bị chính quyền thực dân Pháp quản thúc ở Huế. Sau này, ông vào tu ở chùa Yên Tử, bắt đầu xây dựng học thuyết duy dân và lấy tên hiệu là Lý Đông A, với ý nghĩa biểu tượng thời đại phụ hưng dân tộc như thời triều Lý, triều Trần (Đông A ghép lại là Trần). Ông tiếp xúc thường xuyên với các nhà cách mạng trong tổ chức Việt Nam Quang phục hội của Phan Bội Châu.
Năm 1940, Lý Đông A làm ủy viên chính trị cho Phục quốc quân, cánh quân sự của Việt Nam Quang phục hội. Ông cùng với Ðoàn Kiểm Ðiểm và Trần Trung Lập chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở Lạng Sơn. Khởi nghĩa thất bại, Lý Đông A chạy thoát sang Trung Quốc. Ở Trung Quốc, Lý Ðông A tiếp tục liên lạc với nhà cách mạng Việt Nam thuộc nhiều phe phái, nhiều quan điểm chính trị khác nhau, bao gồm Nguyễn Hải Thần, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Tường Tam, Hồ Chí Minh...
Trong thời gian này, Lý Đông A cũng thường lui tới các thư viện ở Liễu Châu, Trung Quốc. Ông được cho là đã viết hơn 30 tác phẩm. Ngày 1 tháng 1 năm 1943, Lý Ðông A thành lập và làm tổng thư ký Đảng Đại Việt duy dân đấu tranh chống Pháp và chống chính quyền Việt Minh tại Việt Nam. Sau hai trận Nga My (1945) và Hòa Bình (1946) thất bại, Lý Ðông A tuyên bố giải tán Đảng Đại Việt duy dân và biệt tích. Có tài liệu nói ông đã chết, nhưng cũng không có bằng chứng xác thực nào về Lý Đông A sau năm 1946.
Quan điểm triết học
Lý Ðông A coi con người là căn bản trong triết lý chủ nghĩa duy dân của ông. Theo đó, ba thành phần biện chứng tạo nên quan điểm thống nhất, đại đồng, chân xác về con người là vũ trụ (duy nhiên, vô nguyên), nhân loại (duy nhân, nhất nguyên) và dân tộc (duy dân, đa nguyên tương đối).Tác phẩm Việt sử thông luận được cho là của ông, giải thích lịch sử Việt Nam theo cái nhìn dịch học, nặng về dị đoan.
Tác phẩm
Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, các tác phẩm của Lý Ðông A bị cấm lưu hành tại cả hai miền nam bắc. Riêng tại miền nam, một số tác phẩm của ông được phép của bộ thông tin cho in lại dưới thời đệ nhị cộng hòa.- Huyết hoa
- Ðạo trường ngâm
- Chu tri lục
- Duy nhân cương thường
- Thiết giáo phương pháp
- Chìa khóa thắng nghĩa
- Việt sử thông luận
- WIKIPEDIA
VÀ VẤN ĐỀ NÒI HÁN
Hồi ký của Vương Tân
LTS
Bỉ nhân tìm trong đống sách cũ, thấy có bài hồi ký này xin phép tác
giả đăng vào tạp chí này để đọc giả có tài liệu về lịch sử Việt Nam hiện
đại.
Sơn Trung
Trần Thái Hồ[bí danh Lê Vinh] em trai Trần Quốc Phiên [nhà
thơ Trần Việt Hoài bạn thơ của vt ,con trai trưởng của thi sĩ Á Nam Trần Tuấn
Khải,vt có một chương trong hồi ký viêt về nhà thơ Trần Việt Hoài người từng là
thư ký trưởng của Lý Đông A lãnh tụ tối cao Đảng Đai Việt Duy Dân]con trai thứ
nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải nói với tôi rằng anh phải gặp Lý Đông A nhân vật vừa thuyết phục được
nhà văn Hồ Hữu Tường lãnh tụ Đệ Tứ Quốc Tế ở VN bỏ chủ nghĩa Mác trở về với dân
tộc.
Lý Đông A tuy chỉ là một chàng trai quê
sinh năm 1920 ở làng Yên Đổ [cùng
quê với nhà thơ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn
Khuyến] huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam vùng
chiêm trũng , ba tuổi đã thuộc lầu lầuTam Tự Kinh sáu tuổi học hết chữ Nho của
ông đồ Đạo ở làng Yên Đổ [người nổi tiếng
ở vùng Hà Nam là hay chữ không thua gì Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến] học
trường làng dù chỉ qua chương trình tiểu học nhưng từng ở chùa trên núi Yên Tử và ở chủng viên tại Phát Diệm đang học chương
trình La tinh thì năm mười sáu tuổi vào
Huế làm tiểu đồng cho chí sĩ Phan Bội Châu[ trong dịp này Lý Đông Aluôn đươc cụ
Phan Bội Châu nhắc nhở là Dân Tộc VN không duy vật cũng như duy tâm chỉ duy dân
mà thôi và sau đó hai năm cụ Phan gửi Lý Đông A lên Lạng Sơn giúp Đoàn Kiểm Điểm
và Trần Trung Lập thành lập Phục Quốc Quân Lý Đông A nhận phụ trách chánh trị
cho Phục Quốc Quân
-Mình có nghe Nghiêm Xuân Hồng nói về nhân vật này,nhưng lúc
này mình chưa muốn gặp
-Anh biết Hồng thông minh cỡ nào chứ, nguyên cái xứ Bắc Kỳ
này đọc sách và thông minh ít có người qua mặt nổi tay Hồng thế mà gặp Lý Đông
A phải phục đấy.Anh biết không, bao nhiêu kinh Phật ở chùa Yên Tử Lý Đông A đã
đọc hết sạch.Mấy tay cộng sản loại từng
học ở Nga về tranh luận về chủ nghĩa Mác với Lý ĐôngAbị Lý ĐôngA mang Tư bản Luận
của Mác ra bẻ không người nào cãi lại được Lý Đông A nói cái cốt lõi của chủ nghĩa Mác là thuyết
Thặng Dư Gia Trị ,cái thuyết cho rằng tư bản có tiền mua máy móc mướn công nhân sản xuất ra hàng hóa không phải lao
động gì cả rồi đem hàng hóa công nhân sản
xuất ra bán trừ tiền vốn tiền trả lương công nhân tiền khấu hao máy móc lời bộn và trở nên giầu có trong khi công nhân bị bóc
lột mãi nghèo mạt.
Cái thuyết này đánh đồng trí tuệ công nhân đầu óc công nhân ngang với trí tuệ đầu óc giới chủ và quên rằng tư bản là người tổ chức quản lý sản xuất và luôn thay đổi công nghệ chính cái trí tuệ tổ chức quản lý và luôn thay công nghệ đã làm cho hàng hóa thêm giá trị và thu nhiều lợi nhuận chứ đâu phải nhờ sức lao động của công nhân vì sức lao động công nhân còn thua những người máy Người VN mình có một câu tục ngữ rất hay,""một người lo bằng kho người làm"
Cái thuyết này đánh đồng trí tuệ công nhân đầu óc công nhân ngang với trí tuệ đầu óc giới chủ và quên rằng tư bản là người tổ chức quản lý sản xuất và luôn thay đổi công nghệ chính cái trí tuệ tổ chức quản lý và luôn thay công nghệ đã làm cho hàng hóa thêm giá trị và thu nhiều lợi nhuận chứ đâu phải nhờ sức lao động của công nhân vì sức lao động công nhân còn thua những người máy Người VN mình có một câu tục ngữ rất hay,""một người lo bằng kho người làm"
" Chính cái thuyết thặng dư giá trị đẻ ra thuyết đấu tranh giai cấp
mà sau này Lê nin và Stalin triệt để xử dụng gây ra biết bao là những cuộc bạo
động máu chẩy thành sông xương chất thành núi mà chẳng giúp ích gì cho người
công nhân vì công nhân nghèo đói sác sơ vẫn cứ nghèo đói sác sơ dù sống dưới chế
độ công sản ở Liên Xô mà chỉ béo bở cho đám cán bộ cộng sản lơi dụng chủ nghĩa
Mác kiếm chác hưởng thụ.Dương Thái Ban nổi tiếng giỏi về kinh Dịch nói về kinh
Dich bị Lý Đông A vặn một hồi bí liền .Theo Lý Đông A kinh Dich xuất phát từ Hà
Đồ Lạc Thư mà Hà Đô Lạc Thư là của nòi Việt chứ không phải của nòi Hán .
Theo Lý
Đông A nước Việt hơn bốn ngàn năm trước ở Hoa Bắc, bằng chứng Việt Vương Câu Tiễn
là một ông vua của nước Việt thời Chiến Quốc.Nòi Hán người như Tư Mã Thiên đã sửa
chữ Việt từ với các chữ nhật , long, nhân,qua và lông chim trên đầu chữ nhân
thành chữ Việt có bộ tẩu hình con chó chạy cong đuôi rõ ràng là có ý đồ xấu hiện nay chữ Việt có bốn
chữ nhật long nhân qua và lông chim trên đầu chữ nhân còn trên trống đồng Đông
Sơn.Nòi Hán không chỉ gọi ngươi Việt với hình tượng con chó chạy cong đuôi còn
gọi người Nhật là người Oa[bọn lùn] tính cách nòi Hán là như vậy chúng ta phải
phục hoạt lại nước Việt phát triển nòi Việt
triển khai văn minh Việt chúng ta
có chữ Việt cổ đó là chữ Mường nhưng chúng ta phải hội nhập thời đai bằng cách
dùng rộng rãi chữ quốc ngữ.
Lý Đông A và Phục Quốc Quân năm 1940 chủ trương cuộc khởi
nghĩa Lạng Sơn với cánh quân sư gồmTrần
Trung Lập và Đoàn Kiểm Điểm và Lý Đông A phụ trách chánh trị ,cuộc khởi nghĩa này thất bại vì quân khởi nghĩa vừa chiềm được Lạng Sơn
thì đồng minh người Nhật phản bội bắt
tay với người Pháp làm ngơ cho người Pháp đàn áp khởi nghĩa Lạng Sơn nên sau đó
Lý Đông A phải thoát thân chạy sang Tầu
tới Liễu Châu gặp nhà cách mạng Nguyễn Hải Thần đươc nhà cách mạng Nguyễn Hải
Thần giới thiệu với thượng tướng Quốc
Dân Đảng Trung Quốc Trương Phát Khuê, thương tương Khuê lúc đó
là tư lệnh Đệ Tứ Quân Khu ông nói chuyện với Lý Đông A thấy Lý Đông A không những thông kim bác cổ mà còn quán
triệt văn hóa Đông Tây nên đã mời Lý
Đông A làm quản thủ thư viện của quân khu và giáo sư thỉnh giảng môn chánh trị
Đông Tây của trường võ bị Đệ tứ . quân khu .
Chính trong dịp này Lý Đông A đã viết sách về chủ nghĩa Duy Dân và năm 1943 Lý Đông A chính thức thành lập Đảng Đai Việt Duy Dân theo gợi ý của chí sĩ Phan Bội Châu trong thời kỳ Lý Đông A còn là tiểu Đồng của chí sĩ bởi vì theo chí sĩ Phan Bội Châu dân tộc Viêt Nam không Duy Vật Duy Tâm mà chỉ Duy DânLý Đông A đã hoàn thành bộ sách Đai Việt Duy Dân Đại Cương Thảo Quôc Sách Toàn Pho[gồm ba mươi cuốn]
Chính trong dịp này Lý Đông A đã viết sách về chủ nghĩa Duy Dân và năm 1943 Lý Đông A chính thức thành lập Đảng Đai Việt Duy Dân theo gợi ý của chí sĩ Phan Bội Châu trong thời kỳ Lý Đông A còn là tiểu Đồng của chí sĩ bởi vì theo chí sĩ Phan Bội Châu dân tộc Viêt Nam không Duy Vật Duy Tâm mà chỉ Duy DânLý Đông A đã hoàn thành bộ sách Đai Việt Duy Dân Đại Cương Thảo Quôc Sách Toàn Pho[gồm ba mươi cuốn]
Trong thời kỳ ở Liễu Châu mỗi lần Hồ Chí Minh gặp Lý Đông A
đều gọi là tiên sinh còn nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tương Tam thì gọi Lý Đông A
là thi sĩ và thường hay ngâm hai câu thơ sau đây của Lý Đông A một cách thích
thú
Lòng đã quyết đi trên đường gió bụi
San bằng nguồn nhục tủi Thái Binh Dương
-Găp thì gặp nhưng dưt khoát mình mãi là dân không đảng phái
-Đồng ý
Lê Vinh dẫn vt tới một
căn nhà ở gần chợ Đồng Xuân ,một căn nhà hai tầng kiểu cổ ,cầu thang lên lầu bằng
gỗ và nói với vt hôm nay Thái Dịch XY Lý
Đông A đang nói về triết học Duy Dân với một số anh em vt gặp may đấy vì đề tài
này rất phức tạp rất ít khi Thái Dịch XY Lý Đông A đề cập tới vt chỉ nên nghe
và có thể những chữ nghĩa Thái Dịch XYLý Đông A nói vt không hiểu như chữ mới
đai loại chữ ''""thể hệ "" chẳng hạn chữ này là viết tắt của
bốn chữ thể hiện thành hệ thống
Căn gác thuộc loại khá xưa sàn gỗ đánh xi bóng loáng,chứng tỏ
chủ nhà là người thuộc loại có tiền.Qua
phòng để áo khoác Lê Vinh đẩy của vào phòng chính của căn gác gât đầu chào người
gác cửa
Trên chiếc bàn kê 12 cái ghế,Lê Vinh kéo ghế bảo vt ngồi xuống.,vt
nhìn phía trước mặt thấy Vũ Khắc Khoan,Nghiêm xuân Hồng, Nguyễn Quôc Sủng,Thái
Linh,Nguyễn đăng Thục,Hồ Hữu Từơng,Đoàn Văn Cừu, Lê Quang Luật hai nhà sư là
đai đức Thích Đưc Nhuận và Thích Quảng Độ võ sĩ Nguyễn Lộc[sáng tổ Vo vi nam
]Phạm văn Tâm[Thái Lăng Nghiêm]toàn người quen và quay sang nhìn ngươi đang nói
thì thấy mặt cũng quen quen chợt nhớ ra người này khuôn mặt hao hao giống Nguyễn
Hoàng Tâm một ngươi bạn thân của vt một khuôn mặt hơi dài và xương xương với
đôi mặt cưc kỳ sáng sáng hơn mắt Nguyễn Hoàng Tâm rât nhiều[sau này Nguyễn
HoiàngTâm là họa sĩ và nhà thơ thiên tài Vị Ý vt có một chương hồi ký về Vị Ý]
Người có khuôn mặt hao hao Nguyễn Hoàng Tâm đang thao thao về
triết học Duy Dân nào triết học này lấy
con người là căn bản của biện chứng triết học, nói chung đó là triết học nhân chủ gồm ba thành phần biện chứng
tạo nên một quan điểm thống nhất ,đại đồng chân xác về về con ngươi là vũ trụ
duy nhiên[vô nguyên]nhân loại duy nhân[nhât nguyên]và dân tộc duy dân[đa nguyên
tương đối]
Tiếp theo Lý Đông A nói về con ngứơi lãnh đạo cách mạng Duy
Dân sau này phải là những người mới.Theo Lý Đông A ngừơi làm cách mạng sau này
phải là những người có ba đức tính vừa
là nhà lý luận vừa là nhà hành động
nhà tổ chức không có những người như thế thì không làm được cách mạng
Duy Dân vì
Nuôi tâm sinh thiên tài
Nuôi óc sinh nhân tài
Nuôi thân sinh nô tài
Lý Đông A nói rằng Đạo Cao Đài mà những nhà sáng lập gọi là
Đai Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tức là tôn giáo của thiên niên kỷ thứ ba sau Thiên chùa
giáng sinh thì học thuyêt Duy Dân cũng là học thuyết của thiên niên kỷ thư ba
nhưng không thực hiện ngay từ hôm nay thì chậm đấy
Lý Đông A nói Duy Dân phải tranh đấu cho một nướcViêt Nam Độc
Lập về chủ quyền quôc gia, một dân tôc Viêt Nam Tự Do về tư tương, tự do về
chánh trị và quan trong hơn cả là người Viêt phải đươc bảo đảm một đời sống khá
giả con cái phải được học hành đến nơi đến chốn.Theo Lý Đông A thì chín muơi phần
trăm người Việt Nam hiện nay sống dưới mức nghèo đói là một điều không thể chấp
nhận đuợc trong khi nước ta rừng vàng biển bạc lại có những vựa lúa lớn nữa.Nói
dứt lời Lý Đông A ngâm bài thơ
Chính khí Việt
Một ngày nước người không tri kỷ
Ta vỗ án hét thành ca chính khí
Đông thê thê như gió thổi u hồn
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy
Lòng sống chết buồn vui bừng nổi dậy
Thoắt lăm le như dục
người chọn lấy
Năm nghìn năm làn máu nóng rạt rào
Sóng lớp lớp rượu ba tuần thủa ấy
Tiếng vang vang như thần kêu quỉ hét
Trời ngập ngập như quân khiển tướng thét
Gọi quá khứ vị lai những u hồn
Muôn nghìn đới linh thiêng không sống chết
Nước Mê linh trăng thu còn vằng vặc
Sông Bạch Đằng sóng vỗ thuyền cắc cắc
Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao
Đồng Đống Đa xương người phơi man mác
Buổi Sát Thát chạm vai thề đấu mặt
Ngày Bình Ngô nổi cờ
không khuất tất
Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng
Lúc cứu nước vòng bôn lao uất uất
[thà làm ma Nam
không vua Bắc]
Dẫu chẳng còn quyết không
đường cắt tóc
Lửa đốt mình không phụ nợ non sông
Giây thắt cổ cho tròn trung xã tắc
Muôn nghìn đời linh
thiêng không sống chết
Những trung hồn xưa nay mai oanh liệt
Mở nguồn sống xưa nay mai nước nòi
Muôn ngàn đời dạt dào chính khí Việt
Chính khí Việt xuốt đất trời bàng bạc
Chính khí Việt trong máu ngươi Hồng Lạc
Gió thê thê quét dậy hồn phục hưng
Gươm Vạn Thắng cứu nước nòi giết giặc
Chính khí Việt là hồn gươm Vạn Thắng
Sắt tôi với máu đào hun nóng
Và Đai Việt muôn năm!Cả toàn dân
Vượt đại nhục lên sống còn
hùng tráng.
Tiếng ngâm thơ của Lý Đông Ahừng hưc khí thế làm ngươi nghe máu như muốn sôi lên.Sau lần gặp
này vt còn gặp Lý Đông A vài lần nữa và lần nào cũng nghe ông nhắc nhở phe quốc
gia dân tộc ở VN cần phải cảnh giác với người Tầu họ có thể bán đứng lúc nào
không biết.,lúc đó trắng mắt ra
Tháng 10 năm 1946 vt
nghe tin Lý Đông A rời Hà nội đi chiến khu Nga Mi của Duy Dân ở Hòa Bình rồi
sau đó tin chiến khu Nga Mi vỡ và Lý Đông A mất tích nhưng vtgắp Thái Linh em vợ
Lý Đông A được Thái Linh cho biết Lý Đông A hiện đang ở nhà Trần Văn Từ một
trong những thư ký riêng của Lý ĐôngAvà mới đi ăn với Lý Đông A ở một tiệm cơm
nơi phố hàng Buồm có thể Lý Đông A sẽ chấp
nhận đề nghị của Lê Quang Luật về khu tự trị Phát Diệm làm cố vấn cho giám mục
Lê Hữu Từ người đứng đầu khu tự trị Phát Diệm.Tuy nhiên năm 1947 vt gặp lại Trần
Việt Hoài thì Hoài cho biết Lý Đông Ađã thay đổi ý kiến vào phút chót thay vì về
Phát Diệm lại tới nhà lang họ Qúach ở Hòa Bình và mât tích tại đây khi nhà lang
họ Qúach bị cộng sản bao vây tấn công
Năm 2007 vt gặp nhà văn Phạm Hữu Khánh[tác giả cuốn hồi ký
trại giam số 5 trại giam Lý Bá Sơ do Nguyễn Thạch Kiên xuất bản năm 1956 ở
Saigon] chú nhà thơ Thái Thủy ngươi cùng quê với Lý Đông A và ở tù chung với Lý
ĐôngA.Theo nhà văn Phạm Hữu Khánh thì Lý Đông A bị cộng sản bắt ở nhà lang họ
Qúach tại Hòa Bình nhưng chúng không biết ông là Lý Đông A cuối năm 1947 Lý
Đông A tổ chưc vượt ngục cùng Phạm Hữu Khánh và thoát tới biên giới Lào thì
trúng một viên đạn lạc và qua đời ở đây
VT
No comments:
Post a Comment