Biển Đông: chuẩn bị chiến tranh?
Việt-Long, RFA
2012-08-02
Hôm nay 9 ngàn tàu cá của Trung Quốc lại tràn xuống biển Đông vào ngày lệnh hoãn đánh cá của Bắc Kinh chấm dứt. Việt Nam lại gánh thêm một đòn nữa của nước láng giềng”16 chữ vàng”, sau một loạt hành động của Trung Quốc trắng trợn và ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh thổ lãnh hải Việt Nam.Bắc Kinh đã thiết lập hệ thống hành chánh, quân sự và tư pháp cho thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam. Hạm đội Nam hải rục rịch tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa. Hôm thứ ba phát ngôn viên bộ quốc phòng, đại tá Cảnh Nhạn Sanh, tuyên bố hệ thống tuần tra sẵn sàng chiến đấu thông thường đã được thiết lập tại vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Bộ quốc phòng Trung Quốc không quên nhắc lại rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi tại khu vực Biển Đông, và phản đối bất cứ sự can thiệp quân sự nào vào vùng này.
Một chuỗi liên hoàn
Cần nhắc lại thêm là trước đó, hôm 23 tháng 6, Trung Quốc đã gọi thầu 9 lô dầu khí ước đoán, nằm hẳn trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 12 tháng 7, 30 tàu cá Trung Quốc gồm cả tàu tiếp vận đã đến tận Đá Chữ Thập ở Trường Sa để đánh cá. Trung Quốc làm rầm rộ cho việc thiết lập các cơ sở của Tam Sa ở đảo Phú Lâm cùng lúc với lời loan báo chuẩn bị tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa, và 26 tháng 7 thì tàu cá của Việt Nam bị “tàu lạ” đâm chìm…Tất cả những hành động đó cùng với cuộc ra quân đánh cá hôm nay đều nằm trong kế hoạch của một chuỗi hoạt động liên hoàn để tỏ phản ứng quyết liệt với bộ luật biển của Việt Nam được ban hành ngày 21 tháng 6.
Trong những hành động đó thì việc thiết lập các cơ sở cai trị từ cái gọi là thành phố Tam Sa là việc nghiêm trọng nhất, không khác nào một “cú đạp lịch sử” như Hà Nội từng làm với dân mình. Thử nghĩ tại sao Bắc Kinh phải rêu rao ngay việc bổ nhiệm tư lệnh quân sự và chính uỷ Tam Sa, nhất là việc xây nhà giam để nhốt ngư dân Việt Nam? Bắc Kinh nhất quyết làm mất mặt Hà Nội là để chà đạp luật biển của Việt Nam, và cương quyết xác định chủ quyền sai trái của họ ở biển Đông.
Thách thức Mỹ
Chẳng những thế, Bắc Kinh còn có mục đích không kém quan trọng là phản ứng đáp trả những hành động của Hoa Kỳ về Việt Nam.Hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ với Việt Nam khởi đầu vào đầu năm, với chuyến thăm của 4 nghị sĩ, trong đó có hai nhân vật nhiều thế lực trong chính trường lưỡng đảng của Hoa Kỳ là ông John McCain và Joseph Lieberman, đến Việt Nam để thảo luận với Hà Nội về quan hệ song phương Mỹ-Việt.
Kế đó đến lượt Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình
Dương, Kurt Campbell, thăm Việt Nam và xác nhận Washington muốn nâng
quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược.
Sau đó, bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta đến Việt Nam hồi tháng sáu,
rồi đến những chuyến thăm viếng công tác của các tàu hải quân Mỹ, và
nổi bật nhất là chuyến công du sang Việt Nam và châu Á của Ngoại trưởng
Hillary Clinton, với những lời tuyên bố ngụ ý bênh vực Việt Nam tuy xác
định không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp biển Đông.
Phản ứng của Việt Nam
Chính quyền Việt Nam đã có phản ứng mạnh về mặt ngoại giao, người dân
cũng sôi sục tinh thần chống Trung Quốc bằng những cuộc biểu tình và
những lời phát biểu trên hệ thống truyền thông giao tế xã hội, gọi là lề
trái.
Trong khi đó thì tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC đã có một hành động rất
ngoạn mục là tuyên bố quay lại tiếp tục thăm dò lô dầu khí ước đoán số
128, là lô bị Trung Quốc mời thầu chồng lấn cho tới lô 132. Chủ tịch
Trương Tấn Sang đi Nga nói chuyện kinh tế, và từ đó có tin đồn về việc
Nga có thể trở lại Cam Ranh.
Sợ mất nước hay sợ mất quyền?
Tuy nhiên những sự kiện vừa nói lại cho thấy thái độ khá lạ lùng của
chính quyền Việt Nam, mà nói là lưng chừng cũng chưa đủ nghĩa.
Hà Nội đã cho biểu tình một cách đầy miễn cưỡng, trong khi Sài Gòn
chỉ được một lần ngắn ngủi rồi sau đó dứt hằn. những người bị giam tù và
bị hành hạ vì chống Trung Quốc cũng vẫn bị giam nhốt không nương tay,
trong khi những người bất đồng chính kiến tiếp tục ra toà lãnh án nặng
nề.
Ách đàn áp vẫn ám ảnh khủng khiếp khiến xảy ra vụ tự thiêu của thân
mẫu blogger Tạ phong Tần. Rõ ràng là ngoài mặt, trên bình diện ngoại
giao, thì tỏ ra chống Trung Quốc mạnh mẽ, nhưng bên trong vẫn nể sợ sự
giận dữ của Bắc Kinh và đề phòng nghiêm ngặt đói với cái gọi là “diễn
biến hoà bình”.
Người ta không hiểu được cách hành xử đó của Hà Nội. Trong khi đang
cần một lòng đoàn kết, ít nhất Việt Nam cũng cần chứng tỏ toàn dân mình
sôi sục chống Trung Quốc xâm lược dưới mọi hình thức và sẵn sàng hy sinh
như giới truyền thông yêu nước “lề trái” ở trong nước vẫn thường đòi
hỏi.
Nếu trước đây nói là phải trấn áp công luận để vuốt ve Trung Quốc và
giải quyết ngoại giao hoà bình, thì người dân nghe đã khó lọt tai nhưng
còn miễn cưỡng tìm hiểu; nay đã ở vào thế không thể lùi bước nhưng Hà
Nội vẫn khống chế người dân thì để làm gì?
Khó lòng giải thích được gì hơn rằng đó là sự bối rối mất phương
hướng về chiến lược, vì dùng dằng giữa lợi ích chủ quyền lãnh thổ của
quốc gia và lợi ích thống trị của đảng cầm quyền.
Nước ngoài còn lưỡng lự
Trong khi đó trên bình diện quốc tế, MátX-Cơ-Va đã cải chính lập tức
những điều mà tướng Tư lệnh hải quân Nga Vikttor Chirkov nói vào hôm Chủ
tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đến thủ đô Nga ngày 26 tháng 7. Tướng
Chirkov nói là “Nga đang tìm cách để hải quân Nga đồn trú ở những căn
cứ tại nước ngoài trong đó có Việt Nam, Cuba và Seychelles”.
Ngay hôm sau bộ quốc phòng vội vã cải chính là ông tướng hải quân
chưa bao giờ nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với phóng viên hãng thông
tấn Ria-Novosti, còn nói rằng phóng viên đã đưa tin giật gân thất thiệt.
Giới quan sát ước đoán là tướng Viktor Chirkov hẳn là đã có nói một
điều nào đó về các căn cứ nước ngoài, nhưng tiết lộ kế hoạch như vậy có
thể khiến Trung Quốc và nước khác có đối sách ngăn chặn, bất lợi cho Nga
về ngoại giao và chính trị, cho nên bộ quốc phòng buộc lòng phải cải
chính.
Dù sao chăng nữa việc Nga có thể trở lại Cam Ranh cũng là một việc có xác suất xảy ra rất thấp.
Về phía Hoa Kỳ, Washington tuy mong muốn đối tác chiến lược nhưng lại
có vẻ chưa quyết định kết hợp liên minh vững chắc với Việt Nam, trong
khi Việt Nam cũng còn phân vân lưỡng lự.
Hoa Kỳ tuồng như còn chờ xem đường lối chính sách của Việt Nam ra
sao, giữa ngã ba đường; một ngã là hy sinh quyền lợi riêng để bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, vì quyền lợi thiêng liêng của tổ quốc, còn ngã đường
kia là quyền lợi của đảng Cộng Sản Việt Nam muốn được “muôn năm trường
trị” trên dải đất Việt Nam.
Việt Nam lúc này khó lòng ngồi yên mà “phân vân” để trông chờ ở nước
ngoài, mà phải siết chặt đoàn kết toàn dân để chuẩn bị một trận chiến ở
biển Đông vào giữa năm tới trở đi, khi mà Bắc Kinh rục rịch dồn quân
xuống trên biên giới phía bắc. Từ giờ phút này lúc nào cũng có thể xảy
ra những hành động vũ lực nhỏ lẻ của Trung Quốc để thăm dò phản ứng của
Việt Nam và thế giới. Không thể tránh khỏi đụng chạm khi Bắc Kinh cố
tình tung ra những hành động ức hiếp bằng vũ lực trên biển Đông, nói là
bảo vệ chủ quyền “không thể bàn cãi” để cho hằng ngàn tàu cá của Trung
Quốc ngang nhiên và hỗn hào xâm phạm lãnh hải 200 hải lý của Việt Nam
như ao nhà của Bắc Kinh.
Vận dụng đồng minh, thu phục nhân tâm
Trong tình cảnh này Việt Nam phải vận động mọi sự trợ giúp của nước
ngoài, từ Hoa Kỳ, từ Ấn Độ, từ Nhật Bản, từ Liên Bang Nga. Những nước đó
đều có quyền lợi thiết yếu ở biển Đông, như Nhật Bản, Hoa Kỳ, hay quyền
lợi thiết thực ở nơi đó, như Ấn Độ, Liên Bang Nga. Ngoài ra còn có
Lịch sử nhiều lần chứng minh rằng khi toàn dân một lòng và quốc gia có đủ lực lượng vũ trang hùng hậu để đương đầu thì Việt Nam thường chiến thắng,
Tuy nhiên lịch sử Việt Nam cũng từng cho thấy nhà Hồ đã làm mất nước váo tay quân Tàu khi lòng dân không quy phục, trăm họ không muốn liều thân bảo vệ ngai vàng cho những quân vương gian xảo bất chính, dù cha con Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng đều là những nhân vật tài ba xuất chúng, cơ trí hơn người.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/it-s-about-time-of-war-08022012135236.html
Trung Quốc mở ‘mặt trận’ dầu khí ở Biển Ðông
CỠ CHỮ
02.08.2012
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc của nhà nước Trung Quốc, gọi tắt là CNOOC, cuối tháng 6 vừa qua đã mời các công ty nước ngoài tranh thầu thăm dò dầu khí tại các lô lấn vào khu vực đang được Việt Nam thăm dò, đưa 160.000 kilômét vuông lãnh hải vốn đang là điểm nóng nhất có thể xảy ra xung đột quân sự ở châu Á ra mời chào các nhà thầu nước ngoài.
Theo một nguồn tin thân cận trong ngành công nghiệp này, các công ty dầu khí có thời gian cho đến tháng 6 năm tới để đưa ra quyết định có tranh thầu thăm dò tại 9 lô được mời chào hay không.
Nguồn tin không muốn cho biết danh tánh này nói rằng CNOOC, chủ quản của CNOOC Ltd được niêm yết trên trị trường Hồng Kông, đã nhận được nhiều yêu cầu cung cấp thêm thông tin từ các công ty dầu khí nước ngoài.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Ðông kéo dài từ Trung Quốc xuống đến Indonesia, và trải rộng từ Việt Nam sang Philippines. Các nước cũng tuyên bố chủ quyền từng phần trong lãnh hải này bao gồm: Việt Nam, Philippines, Ðài Loan, Brunei và Malaysia.
Bất cứ xung đột nào trong vùng biển được xem là một trong những hải lộ nhộn nhịp nhất thế giới này đều gây ra những hậu quả mang tính toàn cầu.
Mỗi năm lượng hàng hóa được chuyên chở qua hải lộ này có trị giá lên đến 5.000 tỉ đôla.
Một nhà điều hành của một công ty dầu khí quốc tế khổng lồ không muốn nêu tên nói rằng “quan điểm của chính phủ Trung Quốc được thể hiện rõ hơn bao giờ hết, đó là họ muốn nắm chủ quyền và phát triển trong khu vực này.”
Hôm thứ Ba, Philippines đã đưa hai lô dầu khí trong vùng biển tranh chấp ra mời thầu, nhưng Manila chỉ nhận được đơn đấu thầu quyền thăm dò của 3 công ty.
Diễn biến này cho thấy đa số không muốn đối đầu với Trung Quốc trong vùng lãnh hải đang tranh chấp ở Biển Ðông.
Ông Ian Storey, một chuyên gia kỳ cựu của Viện Nghiên cứu Ðông Nam Á ở Singapore nói: “Quan điểm của Trung Quốc là các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines đang gia tăng khai thác tài nguyên của Trung Quốc, và Bắc Kinh phải thể hiện rõ tuyên bố chủ quyền của họ.”
Công ty dầu khí Petrovietnam của Hà Nội phản đối việc CNOOC mời thầu; họ nói điều đó “vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế” bởi vì các lô này nằm trong phạm vi 200 hải lý thuộc khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Petrovietnam kêu gọi các công ty không tham gia đấu thầu.
Chủ tịch Vương Nghị Lâm của CNOOC nói với các phóng viên báo chí hồi tháng trước rằng các lô dầu khí đưa ra đấu thầu này thu hút sự quan tâm của các công ty Mỹ, nhưng ông không cho biết là những công ty nào.
Tuy nhiên, các nhà quan sát tin rằng Bắc Kinh muốn tránh xung đột, nhất là nếu điều đó có thể kéo sự can dự của Hoa Kỳ vào.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, Giám đốc bộ phận Ðông-Bắc Á của Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế nhận định: “Các hoạt động thăm dò năng lượng trong vùng lãnh hải đang tranh chấp này có thể dẫn đến nhiều tranh cãi ngoại giao, và thậm chí là và va chạm giữa tàu bè khảo sát và tàu hải giám của các nước đang trong tranh chấp, nhưng có lẽ sẽ không làm bùng lên một cuộc đối đầu quân sự.”
Bà Kleine-Ahlbrandt nói tiếp rằng tuy nhiên “nếu thực sự phát hiện được trữ lượng dầu khí dồi dào trong khu vực này, và nếu Bắc Kinh quyết định tiến vào khai thác thì tình hình sẽ thay đổi nghiêm trọng.”
Cho đến giờ, CNOOC đã khoan hàng chục giếng thăm dò dưới biển sâu trong vùng Biển Ðông, tập trung chủ yếu ở khu vực phía bắc, và tránh những vùng biển nhạy cảm ở phía nam.
Trong khi đó Việt Nam và Philippines hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài để khai thác các lô dầu khí nằm sâu hơn trong vùng lãnh hải tranh chấp, dẫn đến nhiều vụ đối đầu căng thẳng giữa các tàu bè thăm dò và các tàu hải giám của Trung Quốc.
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-mo-mat-tran-dau-khi-o-bien-dong/1453717.html
Tin tức cho hay thay đổi đã diễn
ra với 14 chức vụ tư lệnh và chính ủy các quân khu Lan Châu,
Thẩm Dương, Quảng Châu, Thành Đô, binh đoàn Hong Kong, các hạm
đội Bắc Hải, Nam Hải và cảnh sát vũ trang.
Trong số các tên tuổi được báo chí tiết lộ có ông Phòng Kiện Quốc, 57 tuổi, được thăng chức từ phó chính ủy lên chính ủy Không quân của quân khu Lan Châu, là quân khu kiểm soát vùng Tây Bắc gồm Tân Cương.
'Trung thành tuyệt đối'
Vẫn tại Lan Châu, tướng Miêu Hoa, 56 tuổi, thăng chức từ chủ nhiệm chính trị quân khu lên phó chính ủy quân khu.
Một loạt nhân vật cao cấp phụ trách hậu cần của quân khu này cũng được thăng hàm, từ thiếu tướng lên trung tướng.
Chính ủy của binh đoàn đồn trú tại Hong Kong, Trung tướng Vương Tăng Bát được điều về làm phó chính ủy quân khu Thành Đô, kiểm soát vùng Đông Nam.
Tại quân khu Quảng Châu, chính ủy của hạm
đội Nam Hải, Trung tướng Hoàng Gia Tường, sẽ về nghỉ hưu sau
nhiều năm phục vụ và tại hạm đội Bắc Hải sẽ có ông Bái Kỳ
Văn lên làm chính ủy.
Cũng từ quân khu Quảng Châu, nay thiếu tướng Nhạc Thế Hâm được cử sang nắm vị trí chính ủy của binh đoàn tại Hong Kong.
Các chức vụ mới được cho là nhằm để Đảng Cộng sản tăng cường kiểm soát quân đội qua chế độ chính ủy, theo BBC Tiếng Trung.
Các tướng lĩnh Trung Quốc phải tuân theo nguyên tắc lớn gồm 18 điều (thập bát đại) được đề ra để đảm bảo sự trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản.
Ngoài ra, nguyên tắc 'Đảng nắm quân đội' cũng được truyền thông Trung Quốc đề cao trước lễ kỷ niệm 85 năm, ngày 1/8 (Bát Nhất) năm nay.
Truyền thông Phương Tây cho rằng ngân sách quân sự hàng năm của Trung Quốc đang tăng mạnh, từ khoản tương đương 19 tỷ bảng Anh năm 2000 lên 76 tỷ trong năm 2010.
Báo Anh cũng cho rằng chính phủ tại London đang đánh giá một phúc trình của Nhật Bản cho rằng "đây là dấu hiệu phe quân đội Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng lên chính sách ngoại giao" của Bắc Kinh.
Các tướng lĩnh Trung Quốc gần đây cũng lên tiếng nói giọng cứng rắn về các tranh chấp biển đảo, cụ thể ở Đông Hải với Nhật Bản, và Biển Nam Trung Hoa với Việt Nam và Philippines.
Nhưng ngoài lý do đó, đợt thuyên chuyển và thăng chức trong các lực lượng vũ trang Trung Quốc trong tháng qua cho thấy "chính quyền cộng sản buộc phải tăng nắm đấm nhằm kiểm soát nội bộ" bằng cách dựa vào quân đội", theo một số báo Anh.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/08/120802_chinese_generals_change.shtml
Một tờ báo theo khuynh hướng dân tộc chủ
nghĩa của Trung Quốc đăng xã luận cảnh báo Việt Nam đừng làm thân với
Mỹ, ngay sau khi Ngoại trưởng Hillary Clinton vừa có các cuộc gặp ở Hà
Nội.
Global Times, bản tiếng Anh của Hoàn Cầu Thời báo, nói quan hệ song phương Việt – Mỹ chỉ là “cuộc hôn nhân gượng ép”.
“Việt Nam phải từ bỏ con đường phát triển hiện nay nếu nước này muốn dựa vào ủng hộ của Mỹ,” bài xã luận đăng trên mạng nói.
Bấm Bài xã luận giải thích đường đi hiện nay của Việt Nam.
“Về chính trị, Việt Nam đang theo con đường của Trung Quốc, có được phát triển nhanh chóng nhờ cải cách từ từ.”
“Các giá trị phương Tây chưa thâm nhập sâu vào Việt Nam. Ảnh hưởng của đối lập chính trị còn kém hơn nhiều so với ở Trung Quốc.”
“Một giai cấp tinh hoa đi theo phương Tây chưa hình thành ở Việt Nam. Nhưng xu hướng này đang bắt đầu trước khi nó kịp tác động sâu đến không gian chính trị trong nước tại Hà Nội.”
Xã luận với tựa "Hà Nội sẽ thấy đau đớn vì giúp Mỹ quay lại" nói tiếp: “Hiện nay biểu tình chống chính phủ thật hiếm ở Việt Nam.”
“Vài vụ rải rác dường như đều nhắm vào chính phủ Trung Quốc. Tuy vậy, họ có thể thay đổi mục tiêu trong tương lai,” tờ này dường như cảnh báo giới lãnh đạo Hà Nội.
Theo tờ báo, tình cảm dân tộc chủ nghĩa “đang giúp đoàn kết xã hội Việt Nam, nhưng cũng đang đầu độc liên hệ chính trị của Hà Nội với Trung Quốc”.
“Tình cảm dân tộc gia tăng đang đẩy Việt Nam về phía Mỹ, một quốc gia vừa hỗ trợ nhưng cũng đồng thời thích quở trách Việt Nam về chính trị.”
Bài xã luận nói Việt Nam vừa đi theo Trung Quốc về chính trị, nhưng cũng muốn nhờ Mỹ chống Trung Quốc.
“Tuy vậy, chiến lược này cần duy trì cân bằng giữa Trung Quốc, Mỹ và các thế lực chính trị trong nước.”
“Sẽ thật khó để cứ mãi duy trì điều này,” tờ báo nhắc nhở.
‘Cột trụ chống Mỹ’
Sau phần phân tích cho độc giả Việt Nam, bài xã luận đưa ra “giải pháp”.
“Con đường thực tế duy nhất cho Việt Nam là hợp tác với Trung Quốc để hạn chế sự xoay trục của Mỹ về châu Á.”
“Tranh chấp lãnh thổ không nên biến thành thù nghịch. Thay vì là mắt xích trong dây chuyền của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc, Việt Nam có thể là cột trụ chống sự dính líu sâu sắc của Mỹ tại châu Á,” bài báo đề nghị.
Như để rõ ràng hơn, tờ báo viết thêm Việt Nam “rất có thể sẽ nằm trong số nạn nhân đầu tiên nếu Đông Á bị bất ổn chính trị chôn vùi”.
Vừa răn đe cũng vừa vuốt ve, bài xã luận kết thúc: “Cả Trung Quốc và Việt Nam đang tiến bộ trong việc tạo ra của cải và tự do cho nhân dân.”
“Clinton và các đồng sự nên giữ lại khẩu hiệu và hãy lo chứng minh cho thế giới rằng họ có thể đưa Mỹ và phương Tây ra khỏi cơn hỗn loạn tài chính.”
Hoàn Cầu Thời báo có hai ấn bản tiếng Trung và tiếng Anh, nội dung không khác nhau nhiều lắm và chủ yếu là đưa ra những cảnh báo đại loại như các nước láng giềng nếu không thay đổi lập trường sẽ phải 'sẵn sàng nghe tiếng đại bác'...
Giới ngoại giao và học giả Trung Quốc thường nhấn mạnh tờ báo chỉ phản ánh lập trường của một bộ phận dân chúng, chứ không phải tiếng nói của chính phủ.
Tuần rồi, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải nói nước ông “chưa bao giờ thèm muốn việc khống chế tình hình trong vùng”.
Chưa rõ truyền thông nhà nước tại Việt Nam sẽ đăng các bài phản ứng trước giọng điệu cứng rắn của Global Times hay không.
Mấy tuần gần đây, căng thẳng dấy lên ở Biển Đông đã khiến nhiều tờ báo ở Việt Nam công khai đăng bài chỉ trích Trung Quốc.
Hai ngày Chủ nhật 1/7 và 8/7 cũng chứng kiến cuộc tuần hành ngắn phản đối chính sách của Trung Quốc tại Việt Nam.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/07/120710_globaltimes_viet_us.shtml
TQ đổi vị trí hàng loạt tướng tá
Cập nhật: 15:15 GMT - thứ năm, 2 tháng 8, 2012
Trong tháng 7 vừa qua,
Quân ủy Trung ương của Đảng Cộng sản tại Trung Quốc này đã
thuyên chuyển và bổ nhiệm một loạt vị trí cao cấp tại các
quân khu tại các vùng biên thùy, trong cách binh chủng không quân,
hải quân, hậu cần và quân cảnh.
BBC Tiếng Trung ở London trích truyền thông
Trung Quốc cho rằng đây là đợt thuyên chuyển lớn nhất từ nhiều
năm, diễn ra không lâu trước kỳ Đại hội Đảng cuối năm nay, nhằm
tăng cường sự kiểm soát của Trung ương Đảng với quân đội.Trong số các tên tuổi được báo chí tiết lộ có ông Phòng Kiện Quốc, 57 tuổi, được thăng chức từ phó chính ủy lên chính ủy Không quân của quân khu Lan Châu, là quân khu kiểm soát vùng Tây Bắc gồm Tân Cương.
'Trung thành tuyệt đối'
Vẫn tại Lan Châu, tướng Miêu Hoa, 56 tuổi, thăng chức từ chủ nhiệm chính trị quân khu lên phó chính ủy quân khu.
Một loạt nhân vật cao cấp phụ trách hậu cần của quân khu này cũng được thăng hàm, từ thiếu tướng lên trung tướng.
Chính ủy của binh đoàn đồn trú tại Hong Kong, Trung tướng Vương Tăng Bát được điều về làm phó chính ủy quân khu Thành Đô, kiểm soát vùng Đông Nam.
Cũng từ quân khu Quảng Châu, nay thiếu tướng Nhạc Thế Hâm được cử sang nắm vị trí chính ủy của binh đoàn tại Hong Kong.
Các chức vụ mới được cho là nhằm để Đảng Cộng sản tăng cường kiểm soát quân đội qua chế độ chính ủy, theo BBC Tiếng Trung.
Các tướng lĩnh Trung Quốc phải tuân theo nguyên tắc lớn gồm 18 điều (thập bát đại) được đề ra để đảm bảo sự trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản.
Ngoài ra, nguyên tắc 'Đảng nắm quân đội' cũng được truyền thông Trung Quốc đề cao trước lễ kỷ niệm 85 năm, ngày 1/8 (Bát Nhất) năm nay.
Truyền thông Phương Tây cho rằng ngân sách quân sự hàng năm của Trung Quốc đang tăng mạnh, từ khoản tương đương 19 tỷ bảng Anh năm 2000 lên 76 tỷ trong năm 2010.
Báo Anh cũng cho rằng chính phủ tại London đang đánh giá một phúc trình của Nhật Bản cho rằng "đây là dấu hiệu phe quân đội Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng lên chính sách ngoại giao" của Bắc Kinh.
Các tướng lĩnh Trung Quốc gần đây cũng lên tiếng nói giọng cứng rắn về các tranh chấp biển đảo, cụ thể ở Đông Hải với Nhật Bản, và Biển Nam Trung Hoa với Việt Nam và Philippines.
Nhưng ngoài lý do đó, đợt thuyên chuyển và thăng chức trong các lực lượng vũ trang Trung Quốc trong tháng qua cho thấy "chính quyền cộng sản buộc phải tăng nắm đấm nhằm kiểm soát nội bộ" bằng cách dựa vào quân đội", theo một số báo Anh.
Báo TQ dọa VN 'sẽ đau đớn nếu thân Mỹ'
Cập nhật: 20:21 GMT - thứ ba, 10 tháng 7, 2012
“Việt Nam phải từ bỏ con đường phát triển hiện nay nếu nước này muốn dựa vào ủng hộ của Mỹ,” bài xã luận đăng trên mạng nói.
Bấm Bài xã luận giải thích đường đi hiện nay của Việt Nam.
“Về chính trị, Việt Nam đang theo con đường của Trung Quốc, có được phát triển nhanh chóng nhờ cải cách từ từ.”
“Các giá trị phương Tây chưa thâm nhập sâu vào Việt Nam. Ảnh hưởng của đối lập chính trị còn kém hơn nhiều so với ở Trung Quốc.”
“Một giai cấp tinh hoa đi theo phương Tây chưa hình thành ở Việt Nam. Nhưng xu hướng này đang bắt đầu trước khi nó kịp tác động sâu đến không gian chính trị trong nước tại Hà Nội.”
Xã luận với tựa "Hà Nội sẽ thấy đau đớn vì giúp Mỹ quay lại" nói tiếp: “Hiện nay biểu tình chống chính phủ thật hiếm ở Việt Nam.”
“Vài vụ rải rác dường như đều nhắm vào chính phủ Trung Quốc. Tuy vậy, họ có thể thay đổi mục tiêu trong tương lai,” tờ này dường như cảnh báo giới lãnh đạo Hà Nội.
Theo tờ báo, tình cảm dân tộc chủ nghĩa “đang giúp đoàn kết xã hội Việt Nam, nhưng cũng đang đầu độc liên hệ chính trị của Hà Nội với Trung Quốc”.
“Tình cảm dân tộc gia tăng đang đẩy Việt Nam về phía Mỹ, một quốc gia vừa hỗ trợ nhưng cũng đồng thời thích quở trách Việt Nam về chính trị.”
Bài xã luận nói Việt Nam vừa đi theo Trung Quốc về chính trị, nhưng cũng muốn nhờ Mỹ chống Trung Quốc.
“Tuy vậy, chiến lược này cần duy trì cân bằng giữa Trung Quốc, Mỹ và các thế lực chính trị trong nước.”
“Sẽ thật khó để cứ mãi duy trì điều này,” tờ báo nhắc nhở.
‘Cột trụ chống Mỹ’
Sau phần phân tích cho độc giả Việt Nam, bài xã luận đưa ra “giải pháp”.
"Tình cảm dân tộc gia tăng đang đẩy Việt Nam về phía Mỹ, một quốc gia vừa hỗ trợ nhưng cũng đồng thời thích quở trách Việt Nam về chính trị."
Global Times
“Tranh chấp lãnh thổ không nên biến thành thù nghịch. Thay vì là mắt xích trong dây chuyền của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc, Việt Nam có thể là cột trụ chống sự dính líu sâu sắc của Mỹ tại châu Á,” bài báo đề nghị.
Như để rõ ràng hơn, tờ báo viết thêm Việt Nam “rất có thể sẽ nằm trong số nạn nhân đầu tiên nếu Đông Á bị bất ổn chính trị chôn vùi”.
Vừa răn đe cũng vừa vuốt ve, bài xã luận kết thúc: “Cả Trung Quốc và Việt Nam đang tiến bộ trong việc tạo ra của cải và tự do cho nhân dân.”
“Clinton và các đồng sự nên giữ lại khẩu hiệu và hãy lo chứng minh cho thế giới rằng họ có thể đưa Mỹ và phương Tây ra khỏi cơn hỗn loạn tài chính.”
Hoàn Cầu Thời báo có hai ấn bản tiếng Trung và tiếng Anh, nội dung không khác nhau nhiều lắm và chủ yếu là đưa ra những cảnh báo đại loại như các nước láng giềng nếu không thay đổi lập trường sẽ phải 'sẵn sàng nghe tiếng đại bác'...
Giới ngoại giao và học giả Trung Quốc thường nhấn mạnh tờ báo chỉ phản ánh lập trường của một bộ phận dân chúng, chứ không phải tiếng nói của chính phủ.
Tuần rồi, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải nói nước ông “chưa bao giờ thèm muốn việc khống chế tình hình trong vùng”.
Chưa rõ truyền thông nhà nước tại Việt Nam sẽ đăng các bài phản ứng trước giọng điệu cứng rắn của Global Times hay không.
Mấy tuần gần đây, căng thẳng dấy lên ở Biển Đông đã khiến nhiều tờ báo ở Việt Nam công khai đăng bài chỉ trích Trung Quốc.
Hai ngày Chủ nhật 1/7 và 8/7 cũng chứng kiến cuộc tuần hành ngắn phản đối chính sách của Trung Quốc tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment