Tăng cường vũ trang Guam,
làm nhụt ý đồ áp chế.
Việt-Long, RFA
Những nhà kế hoạch của Ngũ Giác Đài sẽ cân nhắc việc phối trí thêm tàu ngầm tấn công và pháo đài bay ném bom sang châu Á, thể hiện sự chú trọng ngày càng tăng của Hoa Kỳ đến những mối thách thức về an ninh ở châu Á Thái Bình Dương.
Một viên chức cao cấp của bộ quốc phòng Hoa Kỳ tuyên bố như
trên, cho biết thêm bộ quốc phòng sẽ xem xét việc đưa thêm những vũ khí
mạnh như vậy sang căn cứ chiến lược Guam ở tây Thái Bình Dương.
Ý kiến này do một tổ chức nghiên cứu độc lập tại Washington đề nghị, được Phó Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Scher trình bày trong buổi điểu trần trước Tiểu ban Chỉnh bị thuộc Uỷ ban Quân vụ Hạ viện Hoa Kỳ.
Ông Robert Scher nói tiếp: tuy nhiên bộ quốc phòng cũng phải cân nhắc vấn đề phối trí đó dưới nhãn quan toàn cầu rộng lớn, và xem xét cả những nhu cầu của nhiều nơi cùng lúc.
Lãnh thổ Guam thuộc Mỹ nằm ở ba phần tư quãng đường từ Hawaii đến Philippines, từng giữ vai trò rất năng động trong chiến tranh Việt Nam khi làm một căn cứ tạm dừng cánh bay cho các pháo đài bay B-52. Ngày nay quân lực Hoa Kỳ vẫn duy trì một phi đội B-52 luân phiên có mặt tại Guam cùng với ba tàu ngầm tấn công.
Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, gọi tắt là CSIS, đã tiến hành công trình thẩm định mới về tình trạng của lực lượng quân sự Hoa Kỳ trong khu vực. Đây là một cơ sở nghiên cứu chính sách không thuộc đảng nào, thi hành những nhiệm vụ do Quốc hội giao phó.
Tuần trước CSIS đã đề nghị Ngũ Giác Đài bố trí thêm ít nhất một tàu ngầm tấn công như một công cụ sắc bén thiết yếu để chống lại những “kỹ thuật” của Trung Quốc nhằm ngăn cản mọi hoạt động tiếp cận và giao thông trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, để Hoa Kỳ phải tránh xa nơi này.
Một chi tiết khác nữa được CSIS đề nghị theo chiều hướng đó là việc phối trí thường trực một phi đội 12 chiếc pháo đài bay B-52 tại Guam, thay vì ba phi đội từ lục địa Bắc Mỹ luân phiên trực chiến ở nơi này.
Nhóm chuyên gia của đề án này cho rằng lực lượng quân sự Mỹ có thể giúp hình thành môi trường “thời bình” bằng cách giữ vững những điều cam kết về an ninh, và hành động như vậy sẽ “làm cùn nhụt ý chí của Trung Quốc trong những hành động áp chế, đồng thời ngăn chặn ý đồ xâm lăng của Bắc Hàn”
Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã công bố kế hoạch gọi là “tái cân bằng” lực lượng hải quân Mỹ. Từ tỉ lệ một nửa lực lượng chia đều cho Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, nay 60% sẽ được dành cho vùng đại dương phía đông, và 40% cho vùng biển phía Tây. Chi tiết chưa được tiết lộ, nhưng các giới chức quân sự cho biết phần lớn lực lượng được tăng cường sẽ liên quan đến những chiến hạm mới.
Phó phụ tá bộ trưởng Scher, trong văn bản cùng ký tên với Quyền phó phụ tá bộ trưởng quốc phòng đặc trách châu Á Thái Bình Dương David Helvey, cho thấy Ngũ Giác Đài đồng ý với sự thẩm định của CSIS, rằng “có cơ hội tiến hành kế hoạch ở Guam, đồng thời gửi môt tín hiệu quan trọng đến cho khu vực này”.
Sau buổi điều trần tại Hạ viện, phụ tá quốc phòng Robert Scher nói với hãng thông tấn Reuters rằng kế hoạch hiện tại chưa có việc phối trí thêm pháo đài bay hay tàu ngầm ở Guam, nhưng vấn đề sẽ được nghiên cứu thêm, dựa trên “công việc tốt đẹp” mà CSIS đã thành tựu.
Giám đốc trung tâm CSIS và là đồng giám đốc công trình nghiên cứu nói trên, ông David Berteau, nói căn cứ Guam có thể tiếp thêm những tàu ngầm tấn công hiện đại, mà không phải tốn kém ngất trời vì những phí tổn kiến thiết cơ sở, như những cầu tàu và cơ sở trên bờ.
Các viên chức cao cấp của bộ quốc phòng Hoa Kỳ điều trần với tiểu ban chỉnh bị thuộc Uỷ ban quân vụ Hạ viện cũng báo cáo rằng bộ quốc phòng sẽ khảo sát những cơ hội bố trí thêm lực lượng quân sự ở những vị trí ưu tiên tại Philippines, một quốc gia đồng minh theo hiệp ước, để tăng cường an ninh hàng hải.
Ý kiến này do một tổ chức nghiên cứu độc lập tại Washington đề nghị, được Phó Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Scher trình bày trong buổi điểu trần trước Tiểu ban Chỉnh bị thuộc Uỷ ban Quân vụ Hạ viện Hoa Kỳ.
Tăng cường vũ trang cửa ngõ Đông Á
Chiến lược của Hoa Kỳ nhằm chuyển thêm những tài nguyên quân sự, ngoại giao và kinh tế sang châu Á - Thái Bình Dương vào một thập niên sau khi chiến tranh diện địa bùng nổ ở Iraq và Afghanistan, từ lúc cuộc khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 nhắm trúng New York và Ngũ Giác Đài.Ông Robert Scher nói tiếp: tuy nhiên bộ quốc phòng cũng phải cân nhắc vấn đề phối trí đó dưới nhãn quan toàn cầu rộng lớn, và xem xét cả những nhu cầu của nhiều nơi cùng lúc.
Lãnh thổ Guam thuộc Mỹ nằm ở ba phần tư quãng đường từ Hawaii đến Philippines, từng giữ vai trò rất năng động trong chiến tranh Việt Nam khi làm một căn cứ tạm dừng cánh bay cho các pháo đài bay B-52. Ngày nay quân lực Hoa Kỳ vẫn duy trì một phi đội B-52 luân phiên có mặt tại Guam cùng với ba tàu ngầm tấn công.
Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, gọi tắt là CSIS, đã tiến hành công trình thẩm định mới về tình trạng của lực lượng quân sự Hoa Kỳ trong khu vực. Đây là một cơ sở nghiên cứu chính sách không thuộc đảng nào, thi hành những nhiệm vụ do Quốc hội giao phó.
Tuần trước CSIS đã đề nghị Ngũ Giác Đài bố trí thêm ít nhất một tàu ngầm tấn công như một công cụ sắc bén thiết yếu để chống lại những “kỹ thuật” của Trung Quốc nhằm ngăn cản mọi hoạt động tiếp cận và giao thông trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, để Hoa Kỳ phải tránh xa nơi này.
Một chi tiết khác nữa được CSIS đề nghị theo chiều hướng đó là việc phối trí thường trực một phi đội 12 chiếc pháo đài bay B-52 tại Guam, thay vì ba phi đội từ lục địa Bắc Mỹ luân phiên trực chiến ở nơi này.
Mục tiêu: ý đồ áp chế của Trung Quốc
Bản thẩm định của CSIS viết: sự bấp bênh về chiến lược địa lý-chính trị của châu Á- Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ và đồng minh cùng những đối tác phải đối diện, là câu hỏi “sự lớn mạnh về sức mạnh quân sự và ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ tác động ra sao đến nền móng trật tự và ổn định của khu vực trong những năm tới”Nhóm chuyên gia của đề án này cho rằng lực lượng quân sự Mỹ có thể giúp hình thành môi trường “thời bình” bằng cách giữ vững những điều cam kết về an ninh, và hành động như vậy sẽ “làm cùn nhụt ý chí của Trung Quốc trong những hành động áp chế, đồng thời ngăn chặn ý đồ xâm lăng của Bắc Hàn”
Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã công bố kế hoạch gọi là “tái cân bằng” lực lượng hải quân Mỹ. Từ tỉ lệ một nửa lực lượng chia đều cho Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, nay 60% sẽ được dành cho vùng đại dương phía đông, và 40% cho vùng biển phía Tây. Chi tiết chưa được tiết lộ, nhưng các giới chức quân sự cho biết phần lớn lực lượng được tăng cường sẽ liên quan đến những chiến hạm mới.
Phó phụ tá bộ trưởng Scher, trong văn bản cùng ký tên với Quyền phó phụ tá bộ trưởng quốc phòng đặc trách châu Á Thái Bình Dương David Helvey, cho thấy Ngũ Giác Đài đồng ý với sự thẩm định của CSIS, rằng “có cơ hội tiến hành kế hoạch ở Guam, đồng thời gửi môt tín hiệu quan trọng đến cho khu vực này”.
Sau buổi điều trần tại Hạ viện, phụ tá quốc phòng Robert Scher nói với hãng thông tấn Reuters rằng kế hoạch hiện tại chưa có việc phối trí thêm pháo đài bay hay tàu ngầm ở Guam, nhưng vấn đề sẽ được nghiên cứu thêm, dựa trên “công việc tốt đẹp” mà CSIS đã thành tựu.
Giám đốc trung tâm CSIS và là đồng giám đốc công trình nghiên cứu nói trên, ông David Berteau, nói căn cứ Guam có thể tiếp thêm những tàu ngầm tấn công hiện đại, mà không phải tốn kém ngất trời vì những phí tổn kiến thiết cơ sở, như những cầu tàu và cơ sở trên bờ.
Các viên chức cao cấp của bộ quốc phòng Hoa Kỳ điều trần với tiểu ban chỉnh bị thuộc Uỷ ban quân vụ Hạ viện cũng báo cáo rằng bộ quốc phòng sẽ khảo sát những cơ hội bố trí thêm lực lượng quân sự ở những vị trí ưu tiên tại Philippines, một quốc gia đồng minh theo hiệp ước, để tăng cường an ninh hàng hải.
Mỹ chỉ trích Trung Quốc đồn trú quân trên quần đảo Hoàng Sa, gây căng thẳng ở Biển Đông
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ảnh chụp từ vệ tinh.
hoangsa.org
Vẫn theo đại diện bộ Ngoại giao Hoa Kỳ : "Đặc biệt, việc Trung Quốc nâng cấp đơn vị hành chính ở thành phố Tam Sa và thiết lập một đơn vị quân sự đồn trú mới ở nơi này, bao trùm các vùng tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), đi ngược lại các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết các bất đồng, và có nguy cơ làm tăng căng thẳng trong vùng".
Trước các phát biểu hung hăng về sự đối đầu tại Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Ventrell chỉ rõ : " Hoa Kỳ yêu cầu tất cả các bên hãy hành động nhằm làm dịu căng thẳng".
Hôm thứ Hai, 30/07/2012, Bắc Kinh thông báo là binh sĩ Trung Quốc sẽ đóng quân ở thành phố Tam Sa, trên quần đảo Hoàng Sa, nhưng không đưa ra lịch trình cụ thể. Quyết định này của Trung Quốc đã làm dấy lên sự phẫn nộ từ phía Việt Nam và Philippines. Cả hai nước tố cáo Trung Quốc có ý đồ đe dọa quân sự.
Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn đơn phương khẳng định có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Một số nơi trong vùng biển này vẫn là nơi đang có tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố rằng lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ là phải bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ đã nhắc lại quan điểm này và tái khẳng định là Washington không muốn đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Toàn văn tuyên bố báo chí của ông Patrick Ventrell, quyền phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Washington ngày 03/08/2012
« Là quốc gia Thái Bình Dương và cường quốc thường trú trong khu vực, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do lưu thông hàng hải và thương mại hợp pháp, không bị cản trở, ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Chúng tôi không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ này và không có tham vọng lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các quốc gia trong vùng cần phải phối hợp với nhau làm việc qua con đuờng ngoại giao để giải quyết các tranh chấp, không ép buộc, không hù dọa, không đe dọa và không sử dụng vũ lực.
Chúng tôi quan ngại về sự gia tăng căng thẳng ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và theo dõi chặt chẽ tình hình. Những diễn biến gần đây bao gồm việc ngày càng có nhiều lời lẽ đối đầu nhau, các bất đồng về việc khai thác tài nguyên, các hành động ép buộc về kinh tế và những sự cố xung quanh bãi đá Scarborough, kể cả lập hàng rào ngăn cản việc tiếp cận. Đặc biệt, việc Trung Quốc nâng cấp đơn vị hành chính ở thành phố Tam Sa và thiết lập một đơn vị quân sự đồn trú ở nơi này, bao trùm các vùng tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), đi ngược lại các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết các bất đồng và có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong vùng.
Hoa Kỳ kêu gọi tất cả các bên hãy hành động để làm giảm căng thẳng, phù hợp với tinh thần của Tuyên bố ASEAN năm 1992 về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và Tuyên bố ASEAN- Trung Quốc năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của ASEAN nhằm xây dựng đồng thuận về một cơ chế các nguyên tắc nhằm quản lý và ngăn ngừa tranh chấp. Chúng tôi khuyến khích ASEAN và Trung Quốc đạt được những tiến bộ đáng kể hướng tới việc hoàn tất một Bộ Luật Ứng xử toàn diện để thiết lập các luật lệ và các thủ tục rõ ràng nhằm giải quyết các bất đồng một cách hòa bình. Trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ ủng hộ bản Nguyên tắc 6 điểm về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) vừa được đưa ra.
Chúng tôi tiếp tục kêu gọi các bên làm rõ và theo đuổi các đòi hỏi lãnh thổ và vùng biển của mình phù hợp với luật lệ quốc tế trong đó có Công ước về Luật Biển. Chúng tôi tin tưởng rằng các bên tranh chấp đều tìm kiếm cách giải quyết bằng con đường ngoại giao hoặc phương thức hòa bình khác, kể cả việc sử dụng trọng tài hoặc các cơ chế luật pháp quốc tế khác. Chúng tôi cũng khuyến khích các bên liên quan tìm kiếm những thỏa thuận hợp tác mới để quản lý việc khai thác một cách có trách nhiệm các tài nguyên ờ Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Như tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton từng nói rõ, tất cả các nước châu Á – Thái Bình Dương đều có chung trách vụ trong việc bảo đảm ổn định khu vực thông qua hợp tác và đối thoại. Để đạt được điều đó, Hoa Kỳ tích cực ủng hộ sự thống nhất và vai trò lãnh đạo của ASEAN tại các diễn đàn khu vực và đang tiến hành một loạt các cuộc tham khảo với các thành viên ASEAN và các quốc gia khác trong vùng để phát huy các giải pháp ngoại giao và góp phần củng cố hệ thống quy tắc, trách nhiệm và chuẩn mực vốn là nền tảng của sự ổn định, an ninh và sự năng động kinh tế của vùng châu Á-Thái Bình Dương ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120803-my-chi-trich-trung-quoc-don-tru-quan-tren-quan-dao-hoang-sa
Washington ngày 03/08/2012
« Là quốc gia Thái Bình Dương và cường quốc thường trú trong khu vực, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do lưu thông hàng hải và thương mại hợp pháp, không bị cản trở, ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Chúng tôi không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ này và không có tham vọng lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các quốc gia trong vùng cần phải phối hợp với nhau làm việc qua con đuờng ngoại giao để giải quyết các tranh chấp, không ép buộc, không hù dọa, không đe dọa và không sử dụng vũ lực.
Chúng tôi quan ngại về sự gia tăng căng thẳng ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và theo dõi chặt chẽ tình hình. Những diễn biến gần đây bao gồm việc ngày càng có nhiều lời lẽ đối đầu nhau, các bất đồng về việc khai thác tài nguyên, các hành động ép buộc về kinh tế và những sự cố xung quanh bãi đá Scarborough, kể cả lập hàng rào ngăn cản việc tiếp cận. Đặc biệt, việc Trung Quốc nâng cấp đơn vị hành chính ở thành phố Tam Sa và thiết lập một đơn vị quân sự đồn trú ở nơi này, bao trùm các vùng tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), đi ngược lại các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết các bất đồng và có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong vùng.
Hoa Kỳ kêu gọi tất cả các bên hãy hành động để làm giảm căng thẳng, phù hợp với tinh thần của Tuyên bố ASEAN năm 1992 về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và Tuyên bố ASEAN- Trung Quốc năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của ASEAN nhằm xây dựng đồng thuận về một cơ chế các nguyên tắc nhằm quản lý và ngăn ngừa tranh chấp. Chúng tôi khuyến khích ASEAN và Trung Quốc đạt được những tiến bộ đáng kể hướng tới việc hoàn tất một Bộ Luật Ứng xử toàn diện để thiết lập các luật lệ và các thủ tục rõ ràng nhằm giải quyết các bất đồng một cách hòa bình. Trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ ủng hộ bản Nguyên tắc 6 điểm về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) vừa được đưa ra.
Chúng tôi tiếp tục kêu gọi các bên làm rõ và theo đuổi các đòi hỏi lãnh thổ và vùng biển của mình phù hợp với luật lệ quốc tế trong đó có Công ước về Luật Biển. Chúng tôi tin tưởng rằng các bên tranh chấp đều tìm kiếm cách giải quyết bằng con đường ngoại giao hoặc phương thức hòa bình khác, kể cả việc sử dụng trọng tài hoặc các cơ chế luật pháp quốc tế khác. Chúng tôi cũng khuyến khích các bên liên quan tìm kiếm những thỏa thuận hợp tác mới để quản lý việc khai thác một cách có trách nhiệm các tài nguyên ờ Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Như tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton từng nói rõ, tất cả các nước châu Á – Thái Bình Dương đều có chung trách vụ trong việc bảo đảm ổn định khu vực thông qua hợp tác và đối thoại. Để đạt được điều đó, Hoa Kỳ tích cực ủng hộ sự thống nhất và vai trò lãnh đạo của ASEAN tại các diễn đàn khu vực và đang tiến hành một loạt các cuộc tham khảo với các thành viên ASEAN và các quốc gia khác trong vùng để phát huy các giải pháp ngoại giao và góp phần củng cố hệ thống quy tắc, trách nhiệm và chuẩn mực vốn là nền tảng của sự ổn định, an ninh và sự năng động kinh tế của vùng châu Á-Thái Bình Dương ».
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120803-my-chi-trich-trung-quoc-don-tru-quan-tren-quan-dao-hoang-sa
Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông
CỠ CHỮ
03.08.2012
Trong thông cáo báo chí cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ lưu ý Trung Quốc về chuyện có thêm khu cảnh bị và đưa thêm giới chức dân sự đến bãi cạn Scarborough, và sử dụng các rào cản ngăn không cho tàu của nước ngoài đến.
Trong thông cáo, quyền phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Patrick Ventrell nhấn mạnh việc Bắc Kinh nâng cấp mức quản lý hành chính tại thành phố Tam Sa và lập khu cảnh bị tại đây đi ngược lại với các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết những cách biệt và rủi ro làm leo thang căng thẳng trong khu vực.
Thông cáo dường như là dấu hiệu cho các nước Đông Nam Á thấy Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi các diễn biến trong khu vực.
Tuy nhiên, theo lời ông Kenneth Lieberthal, chuyên viên về Trung Quốc tại viện nghiên cứu Brookings và là một giới chức dưới thời cựu Tổng thống Clinton, việc chính phủ Mỹ nêu đích danh Trung Quốc trong lúc có mấy nước Đông Nam Á đòi chủ quyền tại vùng này, có thể làm Bắc Kinh nghĩ rằng Washington đang siết chặt an ninh tại đây để hạn chế sự bành trướng của Trung Quốc. Ông nói tiếp:
“Rất có thể Trung Quốc sẽ xem cảnh báo này không cần thiết, và xác nhận các quan tâm của họ rằng Hoa Kỳ đang năng nổ tìm cách đứng về phe các nước Đông nam Á để chống lại họ.”
Tại Washington, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết:
“Lập trường Hoa Kỳ tôi cho là cũng không có gì mới mẻ so với từ trước đến giờ là không tìm cách can thiệp vào những tranh chấp nếu đó là giữa hai quốc gia, giữa Trung Quốc và một quốc gia đặc biệt nào. Họ chỉ quan tâm đến quyền lợi của họ như hàng hải tự do trong vùng và không muốn thấy có chiến tranh nên nếu có tranh chấp thì giải quyết bằng con đường hòa bình. Nói cách khác Hoa Kỳ làm áp lực để ASEAN bây giờ ngồi lại với nhau để thành hình một giải pháp tập thể của toàn vùng ASEAN. Hoa Kỳ cho rằng nếu ASEAN không bảo được nhau như trường hợp tại Kampuchia vừa rồi thì Trung Quốc cứ lấn tới thôi.”
(Nguồn: Los Angeles Times, Bộ Ngoại giao Mỹ)
http://www.voatiengviet.com/content/hoa-ky-canh-bao-trung-quoc-ve-bien-dong/1454918.html
No comments:
Post a Comment