Sunday, November 15, 2009

ĐÀI BBC * TIN TỨC & BÌNH LUẬN

**

DIỄN ĐÀN APEC
APEC khai mạc hội nghị vào lúc Hoa Kỳ bị chỉ trích bảo hộ mậu dịch

Thanh Phương, Trọng Nghĩa

Bài đăng ngày 14/11/2009 Cập nhật lần cuối ngày 14/11/2009 17:16 TU

Diễn Đàn APEC Singapore 2009(Ảnh : Reuters)

Diễn Đàn APEC Singapore 2009
(Ảnh : Reuters)

Các chủ đề chính của hội nghị thượng đỉnh lần này là phục hồi kinh tế, tự do hóa mậu dịch và biến đổi khí hậu. Tổng thống Obama vắng mặt trong buổi lễ khai mạc Hội nghị. Các lãnh đạo khác của APEC đang rất chờ đợi tổng thống Hoa Kỳ.

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương gọi tắt là APEC đã khai mạc hôm nay (14/11) tại Singapore. Các chủ đề chính của hội nghị thượng đỉnh lần này chính là phục hồi kinh tế, tự do hóa mậu dịch và biến đổi khí hậu.

Đây cũng là dịp để các nhà lãnh đạo có những cuộc gặp gỡ song phương. Nhưng cuộc họp đã khai mạc mà không không có mặt tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông chỉ đến dự hội nghị vào buổi tối và đã được đại diện bởi Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Trước khi đến Singapore, tổng thống Obama đã đọc một diễn văn về chính sách ngoại giao của Mỹ và về vai trò của Hoa Kỳ ở châu Á Thái Bình Dương. Nhưng tại Singapore các lãnh đạo khác của APEC đang rất chờ đợi tổng thống Obama, như tường trình của thông tín viên Carrie Nooten từ Singapore :

"Tại hội nghị APEC, các nước tham gia sốt ruột chờ đợi sự có mặt của tổng thống Obama vào buổi tối hôm nay. Hoa Kỳ phải chứng minh là vẫn còn giữ được vai trò người đứng đầu thực sự trong hợp tác khu vực Châu Á Thái Bình dương, bất chấp tính bấp bênh hiện nay của kinh tế Mỹ và trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc ngày càng quan trọng hơn.

Năm 1989, trong cuộc họp đầu tiên của khối APEC, tình hình hoàn toàn khác. Lúc đó ưu thế tuyệt đối của Hoa Kỳ là không gì có thể bác bỏ được, trong khi Trung Quốc vừa mới ra khỏi vụ Thiên An Môn, và bị cô lập trên trường quốc tế.

Tốc độ phát triển nhanh chóng của Trung quốc trong 20 năm gần đây, sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến cuộc tranh giành vị trí lãnh đạo nền kinh tế, nhưng chính cuộc khủng hoảng hiện nay đã thúc đẩy sự thay ngôi đổi chỗ. Các nước đang phát triển trong APEC nói rõ rằng họ không còn tín nhiệm mô hình Mỹ, họ muốn một trật tự kinh tế thế giới mới cân bằng hơn.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn còn có một số lợi thế trong tay. Một mặt, các nước châu Á vẫn còn hơi nghi ngại về ý đồ của Trung Quốc muốn chiếm lĩnh vị trí quan trọng hơn, mặt khác, cách đây hai hôm, một lần nữa các nước này đã đòi Bắc Kinh phải thả nổi đồng nhân dân tệ, theo yêu cầu của Hoa Kỳ".

Đến Singapore, tổng thống Obama sẽ phải tìm cách giải tỏa những lời chỉ trích từ các đối tác trong diễn đàn APEC vì Hoa Kỳ bị coi là đang gây cản trở tự do mậu dịch. Từ Singapore, đặc phái viên Trọng Nghĩa gởi về bài tường trình :

Đặc phái viên Trọng Nghĩa-Singapore

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/119/article_5689.asp

**

Apec tìm kiếm sự cân bằng quyền lực
BBC


Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói cần có sự tái cân bằng quyền lực giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

Hội nghị thượng đỉnh Apec bắt đầu diễn ra tại Singapore, là nơi gặp gỡ của lãnh tụ hàng chục quốc gia và các cường quốc thế giới.

Nếu nhìn vào số lượng, diễn đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) có lẽ là một trong những sự kiện nhóm họp có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch trình toàn cầu.

Kỳ họp đem 21 nền kinh tế lớn nhất thế giới lại với nhau, chiếm tới 44% thương mại toàn cầu và 40% dân số thế giới.

Kỳ họp thường niên năm nay có sự tham dự của lãnh tụ Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và mười thành viên khối ASEAN.

Nghị trình kỳ họp tương đối phong phú, từ tình trạng kinh tế nhen nhóm phục hồi, các kế hoạch tạo dựng một khu vực tự do thương mại trong vùng Thái Bình Dương đến năm 2020, tới chủ đề thay đổi khí hậu và an ninh khu vực.

Vị thế khu vực

Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn giữa BBC với thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trước kỳ họp thượng đỉnh, có hai từ dường như bao trùm câu chuyện. Đó là tái cân bằng (rebalancing) và tái gắn bó (re-engagement).

Hoa Kỳ cần bớt vay mượn, tăng tiết kiệm. Mà như thế có nghĩa là người khác trên thế giới lại phải bớt tiết kiệm đi, mà tăng thêm khoản chi

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

Vấn đề tái cân bằng một phần liên quan tới kinh tế. Khi thế giới mới vượt qua thời suy thoái thì các câu hỏi đang được đặt ra là người ta có thể học được những bài học gì từ đó.

Ông Lý nói: "Hoa Kỳ cần bớt vay mượn, tăng tiết kiệm. Mà như thế có nghĩa là người khác trên thế giới lại phải bớt tiết kiệm đi, mà tăng thêm khoản chi."

"Nếu quý vị nhìn vào những nơi bị mất cân bằng như Trung Quốc chẳng hạn, nơi mức tiết kiệm là cao, thì đó là những nơi cần có sự điều chỉnh phù hợp."

Mà điều đó có nghĩa là cần có sự tái cân bằng một cách tinh tế trong khu vực - sự chuyển giao mức cân bằng quyền lực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Hội chứng Trung Quốc

Trung Quốc đã đều đặn thiết lập các mối quan hệ kinh doanh và các quan hệ chính trị, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á.

Ông Lý nói: "Trung Quốc rất năng động trong khu vực, nuôi dưỡng quan hệ với các nước, kết bạn và gây ảnh hưởng tới con người ở các nước đó."

Trung lúc Mỹ bận rộn với các cuộc chiến thì Trung Quốc âm thầm vươn rộng ảnh hưởng ra khắp thế giới.

Trong lúc Trung Quốc âm thầm vươn rộng tầm ảnh hưởng của mình thì Hoa Kỳ bị vướng vào Iraq, Afghanistan và cái gọi là Cuộc Chiến Chống Khủng Bố.

Cho nên, theo nhận định của thủ tướng Singapore thì người Mỹ đã lơ là vùng châu Á.

Nay Hoa Kỳ nói họ đang quay trở lại, muốn tái gắn bó với Á châu.

Tổng thống Barack Obama đang có chuyến công du đầu tiên tới khu vực, thăm viếng Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn bên lề kỳ họp thượng đỉnh Apec.

Người ta đang dự đoán tới một tân kỷ nguyên đầy cạnh tranh Trung - Mỹ, với các nước nhỏ ở Á châu rơi vào thế cần cân nhắc lựa chọn hoặc bị buộc phải chọn đi theo một bên.

Tuy nhiên, ông thủ tướng Singapore cảnh báo về cách tiếp cận đối đầu.

Ông nói: "Chúng tôi muốn có một cuộc cạnh tranh hòa bình, mang tính xây dựng. Nếu như có sự rạn nứt ngay giữa vùng Thái Bình Dương thì điều đó sẽ gây khó khăn, rắc rối cho tất cả chúng ta... kể cả Mỹ và Trung Quốc."

Mà đó dường như cũng là quan điểm của Washington.

Bên lề hội nghị thượng đỉnh Apec, Tổng Thống Obama có kế hoạch gặp gỡ lãnh đạo các nước thuộc khối ASEAN, qua đó có thể tạo cơ hội để vị tổng thống Mỹ và thành viên nào đó trong chính quyền quân nhân Miến Điện (mà hầu như chắc chắn đó sẽ là Thủ Tướng Thein Sein) có mặt trong cùng một phòng, cùng lúc.



**

No comments: