Sunday, November 15, 2009

TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ

**

TRUNG QUỐC CHIẾM THUỘC ĐỊA BẰNG KHÍ GIỚI LỢI HẠI NHẤT

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế


Cuộc Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế Thế giới 2007-08 đang đẩy Trung quốc đến việc cấp bách mở rộng thuộc địa để giải quyết những bế tắc nội bộ của mình.

Thực vậy: => Nền sản xuất Kinh tế Trung quốc được khai triển chủ yếu cho xuất cảng những hàng hóa thường dùng phục vụ cho những nước đã kỹ nghệ hóa như Hoa kỳ và Liên Aâu; => Tổ chức sản xuất dựa chính yếu trên khai thác nhân lực rẻ từ khối dân khổng lồ. Vì chủ yếu sản xuất những hàng hóa thường dùng, nên không cần đầu tư vào những máy móc kỹ thuật cao cấp. Lúc đầu, chỉ cần những thiết bị máy móc “second hand” mua lại từ những nước đã kỹ nghệ hóa; => Cuộc Khủng hỏang Tài chánh 2007-08 làm giảm tiêu thụ tại Liên Aâu và Hoa kỳ. Vì vậy việc đặt mua hàng Trung quốc giảm xuống tới 40%.

=> Liên Âu và Hoa kỳ phải mở những Chương trình Kích cầu để cứu Kinh tế của họ. Tất nhiên những Chương trình Kích cầu này đẩy Mậu dịch quốc tế đến những biện pháp Che chở Kinh tế (Economic Protectionism/ Protectionnisme Economique) mà chính Trung quốc luôn luôn sợ hãi và nêu ra trong những cuộc Họp G20. Do đó, cho dù mức tiêu thụ tại Liên Aâu và Hoa kỳ có hồi phục phần nào, thì những Biện pháp Che chở Kinh tế vẫn phải kéo dài khi mà những Chương trình Kích cầu còn tiếp tục. Hậu quả trực tiếp của tổ chức sản xuất Kinh tế Trung quốc ở tình trạng thiếu đặt mua hàng trên đây là:

1) Hàng hóa đã sản xuất bị ứ đọng

2) Hàng lọat Công ty bị đóng cửa 3) Khối nhân công du mục thất nghiệp 4) Kinh tế đang đẩy đến căng thẳng xã hội và rất dễ đến xáo động chính trị Dành USD.25 tỉ cho Bành trướng thuộc địa Kinh tế Á-châu Từ tháng 4, 2009, Trung Quốc xử dụng USD.25 tỉ cho chủ trương xâm lăng Kinh tế các nước nghèo Á châu Bản Tin: Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc đang chuẩn bị thành lập quỹ hợp tác đầu tư 10 tỷ USD với ASEAN và cho các nước khu vực này vay 15 tỷ USD, trong bối cảnh khu vực đang nỗ lực đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 14-4 cho biết, quỹ đầu tư trên sẽ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nối Trung Quốc với 10 nước thành viên ASEAN, trong khi các khoản cho vay sẽ có thời hạn từ 3 đến 5 năm. Tuyên bố cũng cho biết Trung Quốc dự định viện trợ cho Campuchia, Lào và Myanmar 39,5 triệu USD và tặng 300.000 tấn gạo cho quỹ dự trữ gạo khẩn cấp Đông Á để tăng cường an ninh lương thực. Theo ông Dương Khiết Trì, những đề nghị này nhằm phản ánh quyết tâm và trách nhiệm của Chính phủ Trung Quốc trong việc thúc đẩy sự hợp tác với ASEAN. Dành USD.41 tỉ cho Bành trướng thuộc địa Kinh tế Phi châu

Tờ FINANCIAL TIMES thứ Hai 09.11.2009, trang 6, viết: “Wen Jiabao, China’s premier, has pledged $10bn in new low-cost loans to Africaover the next three year and defended Beijing’s engagement on the continent against accusations that is a “plundering” the region’s oil and minerals” “Yesterday’s loan pledge for Africa was double of $5bn made in 2006, and came during talks at which Chinese and African delegates said their ties went beyond China’s acquisition of raw materials” “There have been allegations for a long time that China has come to Africa to plunder its resources and practise neo-colonialism” (Oân Gia Bảo, Thủ tướng Trung quốc, đã hứa $10 tỉ thêm để cho Phi châu vay với giá hạ trong 3 năm tới và biện hộ việc Bắc Kinh quan hệ với Châu này chống lại những cáo buộc rằng đó là việc “cướp bóc” dầu lửa và khóang sản trong vùng.) (Lời hứa hôm qua cho Phi châu gấp đôi số $5 tỉ thực hiện năm 2006, và nói trong cuộc thảo luận mà những phái đòan Trung quốc và Phi châu khẳng định những liên hệ của họ nằm ngòai phạm vi mua những tài nguyên thô của Trung quốc)


(Đã có những dư luận lâu rồi cho rằng Trung quốc đã tới Phi châu đê cướp bóc những tài nguyên và thực hành chủ trương thực dân mới) Tờ THE WALL STREET JOURNAL thứ Hai 09.11.2009, trang 10, còn cho biết thêm: “Chinese investment in Africa reached $26 billion by the end of 2008” (Đầu tư Trung quốc vào Phi châu đã tới USD.26 tỉ tính đến cuối cuối năm 2008) Tiền bạc và Hối lộ: Khí giới lợi hại nhất mà Tầu quen xử dụng Nếu trước đây, Âu châu đi khắp thiên hạ để chiếm thuộc địa, họ xử dụng súng ống, tầu bè để uy hiếp những dân bản xứ, để chiếm đất đai và khai thác tài nguyên đem về mẫu quốc, thì ngày nay Trung quốc xử dụng khí giới tiền bạc không phải là để uy hiếp, mà làm cho dân bản xứ, những chính quyền địa phương mê hoặc khóai tỉ để dâng những tài nguyên cho Trung quốc thực dân. Khí giới chỉ có thể giết được thân xác, làm cho dân thuộc địa khiếp sợ.

Nhưng Tiền bạc Hối lộ có thể giết được tinh thần, làm cho các chính quyền mất luân thường đạo lý, phản bội lại chính quyền lợi quốc gia. Đây là thứ khí giới êm ái dịu dàng mà chính những người trách nhiệm bảo vệ quyền lợi quốc gia phải qùy xuống chịu chết cả tâm hồn để dâng cho kẻ xâm lăng những gì mà đất nước có. Ngòai việc khai thác tài nguyên từ thuộc địa, Trung quốc còn giải quyết những bế tắc của mình như chúng tôi đã nói về hòan cảnh Kinh tế của Trung quốc ở đọan đầu bài này. Dưới hình thức cho vay, Trung quốc xuất cảng sang những nước nghèo hàng hóa tồn đọng của mình tương đương với món tiền cho vay, đồng thời xuất cảng nhân công đang thất nghiệp tại Trung quốc. Tất nhiên, cho vay, nghĩa là con nợ phải hòan trả. Khi không hòan trả nợ được (hầu hết như vậy), thì chủ nợ lại bắt con nợ phải nhượng tài nguyên gấp nhiều lần số đã vay để chủ nợ khai thác mang về.

Giáo sư Kinh tế NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 12.11.2009

*

No comments: