*
Quan hệ giữa Washington – Hà Nội sau chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Minh Triết
2008-02-21
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Chuyến viếng thăm Mỹ của ông Chủ Tịch Nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã kết thúc. Giới quan sát đánh giá chuyến đi này như thế nào? Thành bại ra sao? Liệu có đẩy được quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao hơn không? Nếu có, quan hệ mới giữa Washington và Hà Nội có phải là tầm quan hệ chiến lược mà cả hai bên đều mong muốn thấy hay không?
* Bấm vào đây để nghe bài tường trình này
* Download story audio
Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush tiếp Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết tại phòng Bầu Dục, Tòa Bạch Ốc, Washington DC hôm 22-6-2007. AFP PHOTO
Những câu hỏi chúng tôi mới nêu cũng là những câu được đặt ra với vị khách mời trong tuần. Khách mời là Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về quan hệ Việt-Mỹ, và hiện đang giảng dạy môn bang giao quốc tế ở Viện Ðại Học George Mason, bang Virgina, Hoa Kỳ.
Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và chúng tôi xin gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần
Bước đột phá?
Nguyễn Khanh: Câu hỏi đầu tiên chúng tôi xin đặt ra với Giáo Sư ngày hôm nay là liệu có bước đột phá nào trong mối quan hệ hai bên sau chuyến viếng thăm Mỹ của ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết hay không?
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Đột phá thì khó nói là có thể có ngay, nhưng mà tôi nghĩ điều này tùy thuộc vào một số vấn đề.
Thí dụ việc ông Triết sang đây, ông Triết đạt được một số điều ông ấy muốn về vấn đề kinh tế. Trước khi đi, ông Triết có nói là muốn phát triển kinh tế, tăng cường bang giao về kinh tế, và thứ hai là ông ấy nói muốn nhờ Mỹ giúp xây dựng một trường đại học tầm vóc quốc tế. Việc ký công tra kinh tế thì có, về giáo dục thì trong bài tuyên bố của Tổng Thống George W. Bush, ông Bush không nói gì đến vấn đề ông Triết đưa ra. Thành ra 100% ông Triết đặt ra lúc đầu tiên thì đạt được 50%, còn 50% kia thì chưa được.
Trước khi ông Triết sang Mỹ, chúng ta thấy ông Khải sang Hoa Kỳ, ông Bush sang Việt Nam, tạo thành một sức đẩy khiến người ta trông đợi rất nhiều. Ðùng một cái xảy ra những chuyện bắt bớ từ trước ngày ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm sang cho đến chuyến viếng thăm của ông Triết khiến mọi chuyện khựng lại.
Nhưng cái điều quan trọng là trước chuyến đi, những vụ bắt bớ vụng về đã làm người Mỹ bắt buộc phải có phải ứng mạnh, nhưng điều đó lại hay ở chỗ ông Chủ Tịch Triết khi sang Mỹ đã mắt thấy tai nghe sự đồng thuận của lưỡng đảng, đồng thuận giữa hành pháp và lập pháp, giữa đảng Dân Chủ và Cộng Hòa Mỹ, kể cả những người từ trước đến nay có thể gọi là vẫn thân với Việt Nam họ đều đồng ý nhân quyền là vấn đề quan trọng, ít nhất là trong mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, lúc này vân đề nhân quyền rất quan trọng và ngư ờiMỹ rất “phiền” về chuyện đó.
Thành ra bây giờ trở ngại nhất để hai nước tiến gần với nhau là vấn đề nhân quyền. Chính ông Triết đã thấy, không cần ai phải nói nữa. Và ông Triết khi về Hà Nội sẽ phúc trình, sẽ bàn lại với các bạn của ông ta trong Bộ Chính Trị, và họ sẽ hoạch định chính sách.
Nếu chính sách đó được thi hành đến nơi đến chốn thì tôi nghĩ bang giao Việt-Mỹ sẽ bước một bước nhanh hơn và có thể dẫn đến đột phá sau này. Nhưng trong khoảng thời gian mình có thể trông thấy được thì tôi không thấy bước đột phá.
Quan hệ đối tác chiến lược
Nguyễn Khanh: Một điểm nhiều người thắc mắc là quan hệ quốc phòng cũng như quan hệ đối tác chiến lược đã không được hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ thảo luận với nhau. Thưa Giáo Sư, tại sao vậy?
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ rằng bởi vì bầu không khí vẫn đục trước chuyến đi.
Trước khi ông Triết sang Mỹ, chúng ta thấy ông Khải sang Hoa Kỳ, ông Bush sang Việt Nam, tạo thành một sức đẩy khiến người ta trông đợi rất nhiều. Ðùng một cái xảy ra những chuyện bắt bớ từ trước ngày ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm sang cho đến chuyến viếng thăm của ông Triết khiến mọi chuyện khựng lại.
Ngoài ra, tôi nghĩ cả hai bên đều phải để ý đến vấn đề Trung Quốc. Bóng đêm Trung Quốc cứ ở đằng sau quan hệ Mỹ-Việt. Lấy thí dụ khi ông Chủ Tịch Triết sang Hoa Kỳ, chúng ta thấy Phó Thủ Tướng Nguyễn Phú Trọng, người coi cả về nội chính, an ninh tình báo của Chính Phủ Việt Nam lại đi sang Trung Quốc để bàn thảo với Bắc Kinh về vấn đề có tính cách chiến lược.
Ở bên Mỹ thì trong những ngày ông Triết ở đây, thì cũng có cuộc thảo luận về chiến lược lần thứ tư giữa ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ John Negroponte với Thứ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc. Thành ra, chúng ta thấy luôn luôn có hình bóng nào đó. Một mặt phải để ý đến Trung Quốc. Mặt khác quan hệ Mỹ-Việt Nam lại bị vẫn đục về vấn đề nhân quyền.
Trước khi ông Triết sang đây, lần này đặc biệt với cuộc gặp gỡ của Tổng Thống Bush với 4 người đại diện cho những người đối kháng Việt Nam và buổi gặp gỡ của Bà Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi cũng với những người đang hoạt động cho dân chủ Việt Nam, cho chúng ta thấy tập thể người Mỹ gốc Việt là một thành phần của Mỹ, và họ sẽ tác động đến chính sách của Mỹ. Việt Nam cũng nhận thấy như thế và ông Triết đã đưa ra lời kêu gọi.
Quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam thì chúng ta thấy đã có tiến bộ kể từ ngày ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam sang thăm Mỹ hồi 2003, rồi Việt Nam đồng ý cho Hoa Kỳ tìm kiếm quân nhân mất tích ở miền biển, và Việt Nam cũng đồng ý thao diễn chung với Mỹ để cứu vớt người trên biển.
Những điều đó cho thấy đã có tiến bộ rồi, nhưng tiến thêm bước nữa, thì người ta đa nói đến chuyện mở cửa để Việt Nam có thể mua những dụng cụ quân sự không phải là võ khí, dần dần lại nói là Việt Nam có thể mua võ khí. Nhưng những điều này khó có thể xảy ra, cho đến khi sự tương đồng chính trị của hai nước xích lại gần nhau, để người ta có thể tin cậy lẫn nhau, để người ta có thể đi đến quan hệ quốc phòng.
Nguyễn Khanh: Có phải Giáo Sư muốn nói là một mặt quan hệ giữa Washington và Hà Nội bây giờ vẫn chưa được chặt chẽ như hai bên mong đợi, cộng với bóng mờ Trung Quốc vẫn đang dè nặng ở phía Việt Nam, khiến Việt Nam dù có muốn đến gần với Hoa Kỳ cũng không phải là dễ. Có phải như vậy không ạ?
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Ông nói thế là đúng. Trước hết, lời nhắn gửi mà người Mỹ đưa ra với phía Việt Nam là “chúng tôi rất quan tâm đến nhân quyền, những điều các ông làm không đúng, ông nên quản lý lại đi”. Việt Nam thì cũng đã nói là chúng tôi cũng có sửa đổi chính trị và khi Việt Nam tiến về mặt này thì tương đồng chính trị của hai bnê sẽ xích lại gần nhau, và nếu xích lại gần nhau thì có thể đẩy quan hệ lên tầm quan trọng nhất. Quan hệ chiến lược đòi hỏi tương đồng về chính trị, nếu không có điều này thì khó có thể xảy ra quan hệ chiến lược.
Song phương thì đã thế rồi, riêng trong trường hợp Mỹ và Việt Nam thì cả hai bên đều ngó về Trung Quốc, để xem xem lợi hại ra sao. Hai yếu tố đó tác động nhau và ảnh hưởng đến tầm mức bang giao giữa Mỹ và Việt Nam, ít nhất là về phương diện chiến lược.
Vai trò của cộng đồng người Việt ở Mỹ
Nguyễn Khanh: Câu hỏi cuối cùng chúng tôi là phải nói đến vai trò của cộng đồng người Việt ở Mỹ. Ông Triết kêu gọi, nói là cộng đồng người Việt nên bắc nhịp cầu thân thiện giữa hai quốc gia, và người Việt ở Hoa Kỳ là một tập thể không thể trách rời khỏi quê hương. Lời kêu gọi của ông Triết, dường như, không được lắng nghe cho lắm. Nói như vậy có đúng không?
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Trước khi ông Triết sang đây, lần này đặc biệt với cuộc gặp gỡ của Tổng Thống Bush với 4 người đại diện cho những người đối kháng Việt Nam và buổi gặp gỡ của Bà Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi cũng với những người đang hoạt động cho dân chủ Việt Nam, cho chúng ta thấy tập thể người Mỹ gốc Việt là một thành phần của Mỹ, và họ sẽ tác động đến chính sách của Mỹ. Việt Nam cũng nhận thấy như thế và ông Triết đã đưa ra lời kêu gọi.
Trước ông Triết, Chính Phủ Việt Nam đã đưa ra một chính sách coi người Việt ở nước ngoài như là một thành phần không thể tách rời của tổ quốc. Lời nói đó là đúng, nhưng thi hành thì không có. Trong trường hợp chuyến đi Mỹ của ông Triết, chúng ta thấy sự phản đối ở Washington D.C., nhất là ở miền Nam California, tôi không ngờ số người đông đến thế, ít nhất là 2,000 người đã đi biểu tình từ hôm trước cho đến hôm sau, thì chúng ta thấy lời kêu gọi của ông Triết không có vang vọng.
Nhưng ngược lại, ông Triết đã làm một số điểm mà tôi nghĩ là có ảnh hưởng tương đối thuận lợi. Ðiểm thứ nhất là trong số những ngiời gặp ông Triết mà tôi biết, kể cả những người không ủng hộ gì cả, thì tôi biết họ cảm thấy cá nhân ông Triết có vẻ thành thật, họ thích điều đó, tức là ông Triết tạo được ấn tượng cho người khác. Về phía người Mỹ mà tôi biết, họ không thích chính sách mà ông Triết đại diện, nhưng họ lại ấn tượng với cá nhân của ông Triết.
Còn một điểm quan trọng nữa là khi sang đây, ở Orange County ông ấy có tuyên bố rằng là vấn đề Nghĩa Trang Biên Hòa được giải quyết để tạo đoàn kết dân tộc. Từ xưa đến nay, chúng ta thấy ông Võ Văn Kiệt kêu gọi rồi ông Nguyễn Tấn Dũng ra quyết định cải biến Nghĩa Trang Biên Hòa từ quân đội quản trị sang thành quản trị dân sự, thì bên Mỹ này có hai luồng dư luận từ phía người Việt.
Một đằng coi đó là âm mưu để xóa bỏ Nghĩa Trang, tạo cơ sở kinh tế thủ lợi, không chú ý gì đến nhu cầu tâm linh và làm nhục các chiến sĩ tử trận. Một dư luận khác thì lại cho là hy vọng. Thành ra chuyện ông Chủ Tịch Triết công khai tuyên bố, với tư cách một nhân vật cao cấp nhất, ít nhất cũng đánh tan được luồng dư luận bất thuận lợi về chuyện đó.
Nếu vấn đề Nghĩa Trang Biên Hòa được giải quyết một cách tốt đẹp, thỏa đáng, khôn khéo, thì tôi nghĩ nó đặt một căn bản khá lâu dài cho việc cuối cùng sẽ đi đến chuyện đoàn kết dân tộc giữa trong và ngoài. Thành ra đây chỉ là cái đầu của một tảng băng thôi, chúng ta chưa biết người ta sẽ thi hành như thế nào, nhưng ít nhất chúng ta cũng ghi nhận là có chiều hướng tích cực đó.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng.
© 2007 Radio Free Asia
*
No comments:
Post a Comment