**
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ Quyết Nghị về Việt Nam
Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 75 thông qua tại thủ đô Văn Hóa Âu Châu, thành phố Linz, nước Áo
Như chúng tôi đã đưa tin, Quyết Nghị về Việt Nam đã được Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 75 tại thủ đô Văn Hóa Âu Châu, thành phố Linz, nước Áo, đồng thanh biểu quyết chấp thuận. Quyết Nghị đã nhận được sự ủng hộ của 85 Trung Tâm Văn Bút (80 hiện diện và 5 ủy quyền). Đại Hội Văn Bút Quốc Tế Linz 2009 là diễn đàn và tiếng nói của 200 người đại diện cho 15 ngàn nhà văn sinh hoạt trong 145 Trung Tâm Văn Bút có trụ sở trên hơn 100 nước và lãnh thổ.
Qua Quyết Nghị về Việt Nam, Hiệp Hội các Nhà Văn thế giới một lần nữa cực lực tố cáo, lên án và phản kháng chế độ cộng sản độc tài ở Việt Nam tiếp tục đàn áp những người cầm bút, nhà văn, nhà báo, những người tranh đấu để đòi hỏi Tự do, Dân chủ, bênh vực Nhân Quyền, gồm có quyền căn bản hàng đầu là quyền tự do phát biểu quan điểm. Nạn nhân là những người không chịu khuất phục bạo quyền.
Họ không muốn bị lừa dối hay mua chuộc để làm kẻ đồng lõa với tội ác áp chế bất công, tham ô nhũng lạm trên quê hương thân yêu của họ. Vì sao phải có Quyết Nghị về Việt Nam ? Nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã trả lời chúng tôi: <<>năm 2008, nhà cầm quyền CS Việt Nam gia tăng đàn áp quyền tự do phát biểu quan điểm và tự do bày tỏ chính kiến bất đồng bằng cách áp dụng các điều khoản của Bộ luật Hình sự, trong đó đặc biệt là Điều 88 “Tuyên truyền chống Nhà nước” và Điều 258 “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm hại lợi ích nhà nước”. Nhiều nhà tranh đấu cho Nhân Quyền và Công Bằng Xã Hội bị sách nhiễu, đánh đập, bắt giữ, phạt tù nặng nề hoặc câu lưu kéo dài không xét xử, như trường hợp nhà báo độc lập Phạm Thanh Nghiên.
Những hành vi phạm tội ác nghiêm trọng đó thuộc vào một chiến dịch trấn áp qui mô rộng lớn nhứt từ hơn hai mươi năm qua, đưa đến 9 bản án tù vô nhân đạo và phi pháp. Ba phiên tòa ở Hà Nội và Hải Phòng đã được tổ chức xét xử lấy lệ vì đảng CS Việt Nam đã lên án trước các nạn nhân. Thẩm phán của chế độ độc tài chỉ còn áp dụng quyết định của đảng mà thôi. Để trừng phạt các nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà dân chủ đối kháng bênh vực nhân quyền Nguyễn Xuân Nghĩa, Vũ Văn Hùng, Ngô Quỳnh, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Túc, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Kim Nhàn và Nguyễn Mạnh Sơn. Chưa hết, không thể quên trong tháng 5 và tháng 6 có một số người tranh đấu mới bị bắt, như các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, v.v.
Ngoài ra, nhiều tác giả nhựt ký điện tử bị bắt giam ngắn hạn, dưới áp lực, đe dọa của công an, vì gia đình hoặc sự sống, phải tạm thời và miễn cưỡng không sử dụng quyền tự do phát biểu quan điểm của mình. Là một nhà thơ lưu vong, hội viên Văn Bút Quốc Tế, tôi ý thức rằng mình đang sống một thời kỳ mà ngôn ngữ và tác giả đang bị hiểm nguy lớn. Ngay tại Linz, Văn Bút Quốc Tế đã kết hợp chương trình làm việc của Đại Hội với một Lễ Hội Văn Chương mang tên ‘’Hãy Giải Thoát Ngôn Ngữ !’’ mà buổi khai mạc có sự hiện diện của Tổng thống Cộng Hòa Áo quốc cùng nhiều nhân vật tên tuổi cả trong lãnh vực văn hóa lẫn chính trị. Tôi hiểu rằng Văn Bút Quốc Tế không phải là một Hội Nhà Văn ‘’thuần túy’’ mà hội viên chỉ cần biết và chỉ chuyên chú viết văn làm thơ để ngâm vịnh thù tạc lẫn nhau (hoặc tôn vinh thần tượng lãnh tụ, ca tụng thành tích chế độ xã hội chủ nghĩa...theo kiểu báo ANTG/CAND muốn áp đặt). Vai trò chủ yếu và sự hiện hữu gần nửa thế kỷ qua của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn Bị Đàn Áp và Cầm Tù (International PEN CODEP/WIPC) xác định điều ấy. Lý tưởng của Văn Bút Quốc Tế bao hàm sự yêu mến văn chương và quý trọng tác giả, đồng thời sự dấn thân, cam kết bảo vệ quyền tự do phát biểu quan điểm, sáng tạo và thông tin. Văn Bút Quốc Tế không những cổ võ, thúc đẩy và phát huy văn chương, mà còn bênh vực những người bị đàn áp vì hành sử quyền tự do vừa kể, nhứt là những người cầm bút, bất kỳ chế độ nào. Văn Bút Quốc Tế cũng góp phần xây dựng cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa khác biệt, nơi nào có tranh chấp và bạo động. Văn Bút Quốc Tế còn bênh vực Quyền Ngôn Ngữ cho các dân tộc thiểu số. Trở lại Việt Nam, tôi hằng nhớ đến thân phận và cuộc tranh đấu gian lao, nhiều lúc rất cô đơn, trong bóng đêm lao hầm, ngục tù dầy đặc, của văn thi hữu, nhà báo, tu sĩ, luật sư, đồng nghiệp cùng đồng bào ở quê nhà. Họ chỉ có tấm lòng, ngòi bút và tiếng nói. Mà muốn có những quyền tự do phát biểu quan điểm, sáng tác, lập hội, tín ngưỡng, v.v, họ biết không thể chỉ van xin thì được ! Động viên sự ủng hộ tinh thần và sự giúp đỡ cụ thể, thiết thực của văn hữu ngoại quốc, nhứt là Văn Bút Quốc Tế, hết sức cần thiết và khẩn cấp.>>.
Như vậy, Bảo vệ quyền tự do phát biểu quan điểm là mục đích và trọng tâm hoạt động đối với Văn Bút Quốc Tế, song hành với sự Cổ võ, thúc đẩy và phát huy văn chương. Vì lẽ ấy, mối quan tâm hàng đầu của Hiệp Hội Thế Giới các Nhà Văn đã được thể hiện qua 11 Dự án Quyết Nghị được Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn Bị Đàn Áp và Cầm Tù duyệt xét và chuẩn y trong hai phiên họp kéo dài suốt hai ngày 19 và 20 tháng 10 năm 2009 tại Đại Hội. Được biết nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã thay mặt Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại tham gia các phiên họp vừa kể trên. Thi hữu làm việc trong Nhóm Công Tác II ‘’Trung Hoa, Việt Nam và Ba Tư’’, bên cạnh hai Nhóm Công Tác I ‘’Mỹ Châu, Cuba và Erythrée’’ và Nhóm Công Tác III ‘’Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Géorgie’’.
Sau đó, tất cả 11 Dự án Quyết Nghị đã được Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế đồng thanh công nhận và chính thức hóa trong một phiên họp khoáng đại. Các Quyết Nghị tố cáo và lên án những vụ giam cầm độc đoán nhà văn, nhà báo, nhà bênh vực nhân quyền và dân chủ đối kháng, vì sử dụng quyền tự do phát biểu quan điểm và thông tin, nhứt là tại Trung Hoa, Cuba, Việt Nam, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Erythrée, Géorgie, Nga và Guinée. Riêng Quyết Nghị về Thụy Điển thì kêu gọi chính phủ Thụy Điển thu hồi quyết định từ chối quyền tị nạn cho nhà thơ và nhà phê bình văn học Anisur Rahman vì nếu văn hữu bị buộc trở về nước Bangladesh, tính mạng sẽ bị hiểm nguy. Trong Quyết Nghị về Guinée, Văn Bút Quốc Tế lên án vụ quân đội đã dùng súng và lưỡi lê thảm sát hơn 150 người dân tham dự một cuộc biểu tình chính trị tại một sân vận động ở thủ đô Conakry và hành hung, dọa giết và bắt giữ các nhà báo muốn tường thuật biến cố đẩm máu đó. Trong Thông cáo báo chí sau Đại Hội, Văn Bút Quốc Tế nhấn mạnh rằng : ‘’Rất nhiều nhà văn và nhà báo bị giam cầm ở Việt Nam vì bị cáo buộc bởi những đạo luật được ban hành cốt để ‘’tội phạm hóa’’ những người có can đảm phê bình, chỉ trích nhà cầm quyền.
Những đạo luật đó còn qui định những bản án phạt lên đến 20 năm tù giam áp đặt bởi những phiên tòa xét xử thấy rõ ràng bất công. Các điều kiện giam cầm trong các trại tập trung lao công cưỡng bách thật tồi tệ. Tù nhân bị từ chối quyền được chăm sóc y tế cần thiết’’. Và Văn Bút Quốc Tế thúc giục nhà cầm quyền Hà Nội bãi bỏ chế độ tổng kiểm duyệt độc đoán ở Việt Nam. 11 Quyết Nghị được thông qua tại Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 75 gồm có:
1. Quyết Nghị Bênh vực Quyền Tự Do Viết hoặc Sáng tác tại các nước Mỹ Châu, do các Trung Tâm Văn Bút Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Colombie, Đan Mạch, San Miguel de Allende và Vénézuéla, và Viện Mỹ Châu nói tiếng Tây Ban Nha đồng đệ trình. Trích Phần Mở Đầu Quyết Nghị: ‘’Chiếu theo Tuyên Ngôn Thế Giới Nhân Quyền và Công Ước Mỹ Châu về Nhân Quyền, mọi công dân được hưởng quyền tự do phát biểu quan điểm, quyền này bao gồm sự tự do sử dụng quyền được nói và viết, quyền tìm kiếm, tiếp nhận tin tức và trao đổi ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.
Tất cả những tác phẩm văn chương lớn, từ truyện giả tưởng, thi ca, kịch bản cho tới tiểu luận, biên khảo, hồi ký hoặc báo chí đều do kết quả của sự sử dụng toàn quyền tự do phát biểu quan điểm (...)’’.
2. Quyết Nghị về Trung Hoa (CHNDTH) do Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập đệ trình với sự tán trợ của hai Trung Tâm Văn Bút Thụy Điển và Văn Bút Hoa Kỳ và Ủy Ban Nhà Văn vì Hòa Bình.
3. Quyết Nghị về Cuba do Trung Tâm Văn Bút Cuba Lưu Vong đệ trình.
4. Quyết Nghị về Erythrée do Trung Tâm Văn Bút Thụy Điển đệ trình với sự tán trợ của hai Trung Tâm Văn Bút Phần Lan và Văn Bút Kenya.
5. Quyết Nghị về Géorgie, do Trung Tâm Văn Bút Géorgie đệ trình.
6. Quyết Nghị về Guinée do Tổng Thư Ký Văn Bút Quốc Tế đệ trình.
7. Quyết Nghị về Ba Tư do hai Trung Tâm Văn Bút Thụy Điển và Văn Bút Ba Tư lưu vong đệ trình, với sự tán trợ của hai Trung Tâm Văn Bút Đức và Văn Bút Basque (Euskal).
8. Quyết Nghị về Nga, do Trung Tâm Văn Bút Đức đệ trình với sự tán trợ của Ủy Ban Nhà Văn vì Hòa Bình.
9. Quyết Nghị về Thụy Điển, do Tổng Thư Ký Văn Bút Quốc Tế đệ trình. 10. Quyết Nghị về Thổ Nhĩ Kỳ, do Trung Tâm Văn Bút Đức đệ trình. 11. Quyết Nghị về Việt Nam (CHXHCNVN), do Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đệ trình với sự tán trợ của hai Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại và Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Réto-romanche*. (Nguồn tin và tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên Ủy Ban Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù, hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc - Genève).
Genève ngày 19 tháng 11 năm 2009 Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse Vietnamese League for Human Rights in Switzerland Những Trung Tâm Văn Bút Quốc Tế đã đồng thanh chấp thuận Quyết Nghị về Việt Nam Les Centres du PEN International ont unanimement approuvé la Résolution sur le Viêt Nam Centre Algérien, Centre Egyptien, Centre Éthiopien, Centre Guinéen, Centre Marocain, Centre Sierra Leone, Centre Sud Africain, Centre Zambien. Centre Chinois de Taipei, Centre Chinois Indépendant, Centre Coréen, Centre de Melbourne. Centre de Sydney, Centre des Ecrivains Tibétains à l'Etranger, Centre Indien, Centre Japonais, Centre Néo-Zélandais, Centre Népalais, Centre Pakistanais, Centre Bengalais, Centre Mongol. Centre Albanais, Centre Allemand, Centre Anglais, Centre Autrichien, Centre Basque, Centre Belge (d'expression française), Centre Catalan, Centre Chypriote, Centre Danois, Centre des Ecrivains de l'ancienne Yougoslavie, Centre des Ecrivains d'expression allemande à l'Etranger, Centre des Ecrivains Iraniens en Exil, Centre des Pays-Bas, Centre de Trieste, Centre Ecossais, Centre Espagnol, Centre Finnois, Centre Français, Centre Galicien, Centre Grec, Centre Hongrois, Centre Irlandais, Centre Islandais, Centre Italien, Centre Kurde, Centre Letton, Centre Norvégien, Centre Polonais, Centre Palestinien, Centre Portugais, Centre Sarde, Centre Suédois, Centre Suisse Allemand, Centre Suisse Italien et Réto-romanche, Centre Suisse Romand, Centre Tchèque, Centre des Ecrivains en Exil de Londres. Centre Afghan, Centre Arménien, Centre Bosniaque, Centre Bulgare, Centre Croate, Centre des Ecrivains Hongrois en Roumanie, Centre Esperanto, Centre Kazakh, Centre Macédonien, Centre Roumain, Centre Russe, Centre Serbe, Centre Slovaque, Centre Slovène, Centre Turc, Centre Ouïghour. Centre Américain, Centre Canadien, Centre des Etats-Unis, Centre des Ecrivains Cubains en Exil, Centre Québecois, Centre des Ecrivains Vietnamiens à l'Etranger. Centre Colombien, Centre de Guadalajara, Centre de San Miguel de Allende, Centre Haiti. International PEN Centres have unanimously approved the Resolution on Viêt Nam Algerian Centre, Egyptian Centre, Ethiopian Centre, Guinean Centre, Moroccan Centre, Sierra Leone Centre, South African Centre, Zambien Centre. All-India Centre, Bangladeshi Centre, Independent Chinese Centre, Japanese Centre, Korean Centre, Melbourne Centre, Mongolian Centre, Nepalese Centre, New Zealand Centre, Pakistani Centre, Sydney Centre, Taipei Chinese Centre, Tibetan Writers Abroad Centre. Albanese Centre, Austrian Centre, Basque Centre, Belgian (Dutch-Speaking) Centre, Belgian (French-speaking) Centre, Catalan Centre, Cypriot Centre, Czech Centre, Danish Centre, English Centre, Finnish Centre, French Centre, Galician Centre, German Centre, Greek Centre, Hungarian Centre, Icelandic Centre, Iranian Writers in Exile Centre, Irish Centre, Italian Centre, Kurdish Centre, Latvian Centre, Netherlands Centre, Norwegian Centre, Palestinian Centre, Polish Centre, Portuguese Centre, Sardinian Centre, Scottish Centre, Spanish Centre, Suisse Romand Centre, Swedish Centre, Swiss German Centre, Swiss Italian and Reto-Romansh Centre, Trieste Centre, Writers from former Yugoslavia Centre, Writers in Exile German Centre, Writers in Exile London Centre. Afghan Centre, Armenian Centre, Bosnian-Herzegovina Centre, Bulgarian Centre, Croatian Centre, Esperanto Centre, Hungarian Writers in Romania Centre, Kazak Centre, Macedonian Centre, Romanian Centre, Russian Centre, Serbian Centre, Slovakian Centre, Slovene Centre, Turkish Centre, Uyghur Centre. American Centre, Canadian Centre, Cuban Writers in Exile Centre, USA Centre, Vietnamese Writers Abroad Centre, Quebecois Centre. Colombian Centre, Guadalajara Centre, Haiti Centre, San Miguel de Allende Centre. Sau đây là toàn văn Quyết Nghị về Việt Nam.
Bản tiếng Pháp và tiếng Anh do Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại soạn thảo còn bản tiếng Tây Ban Nha đang được Văn Bút Quốc Tế phiên dịch. -----------------------------------------------
Quyết Nghị về Việt Nam do Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đệ trình với sự tán trợ của Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại và Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Réto-romanche*. Hội Đồng Đại Biểu của Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 75 tại Linz, Cộng hòa Áo, từ ngày 19 đến 25 tháng Mười năm 2009 Quan ngại rằng, trong khi vi phạm Điều 19 Công ước Quốc tế của Liên Hợp Quốc về các Quyền Dân sự và Chính trị (PIDCP/ICCPR), Việt Nam (CHXHCN) tiếp tục đàn áp quyền tự do phát biểu quan điểm và tự do bày tỏ chính kiến bằng cách sử dụng các điều khoản của Bộ luật Hình sự, trong đó đặc biệt là Điều 88 “Tuyên truyền chống Nhà nước” với những án phạt lên tới 20 năm tù giam và Điều 258 “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm hại lợi ích nhà nước” có án phạt lên tới 7 năm tù giam; Bất bình khi các tù nhân ngôn luận và lương tâm phải thụ án tại các trại lao công cưỡng bách có các điều kiện tồi tệ.
Những tù nhân này thường bị biệt giam hoặc nhốt cùng với các tội phạm hình sự trong những phòng giam chật chội và kém vệ sinh. Một số người còn bị xâm hại về thể xác, bị hành hạ, bị mắc bệnh mãn tính và không có sự chăm sóc y tế thỏa đáng. Sau khi ra tù, những tù nhân này thường phải tiếp tục bị quản chế tại gia từ 1 đến 5 năm theo Điều 38 của Bộ luật Hình sự; Phiền trách rằng, trong dịp trình bày bản báo cáo Khảo sát Định kỳ Toàn cầu (EPU/UPR) tại Hội Đồng Nhân Quyền vào tháng Năm 2009, Việt Nam (CHXHCN) đã từ chối nhiều Khuyến cáo từ các quốc gia khác, trong đó có việc kêu gọi bãi bỏ các điều luật mơ hồ về “an ninh quốc gia” trong Bộ luật Hình sự (Điều 38, 88 và 258) và Nghị định 44 cho phép việc giam người tại gia (quản chế hành chính) mà không cần xét xử và đưa những người bất đồng chính kiến vào bệnh viện tâm thần; có khuyến cáo thúc giục Việt Nam (CHXHCN) đảm bảo sự độc lập cho ngành truyền thông và mời các Đặc phái viên tới Việt Nam thường xuyên, đặc biệt các Đặc phái viên chuyên thị sát tình trạng tự do phát biểu quan điểm, tự do tôn giáo và nạn tra tấn;
Sửng sốt và công phẫn về việc chính quyền đã thực hiện một chiến dịch đàn áp mở rộng vào tháng Tám-tháng Chín năm 2008 và không ngừng sách nhiễu, hành hạ tàn nhẫn những nhà văn, nhà báo, luật sư, những người bảo vệ nhân quyền chỉ vì những người này đã thực hiện quyền được tự do phát biểu quan điểm; Lên án các thủ đoạn như quản chế tại gia, giam giữ kéo dài trước khi xử án, tuyên án tù nặng nề, xét xử không công bằng và thiếu các luật sư độc lập bào chữa cho bị cáo, cũng như không có mặt các quan sát viên độc lập. Những người có tên sau đây chỉ là một số điển hình trong những người bị bức hại:
- Hòa thượng Thích Quảng Độ (thế danh Đặng Phúc Tuệ), 81 tuổi, tu sĩ Phật giáo, nhà thơ, bị quản chế từ năm 2003. - Linh mục Nguyễn Văn Lý, biên tập viên tờ báo Tự do Ngôn luận (không được thừa nhận hợp pháp), bị án 8 năm tù; ông Nguyễn Phong và ông Nguyễn Bình Thành, hai cộng tác viên, 6 và 5 năm tù. - Luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân và luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, hai nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, 3 và 4 năm tù. Tình trạng sức khỏe rất yếu. - Phóng viên độc lập Lê Thị Kim Thu, nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, 18 tháng tù.
- Bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển và luật sư nhân quyền Trần Quốc Hiền, ba nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, 4, 3 và 5 năm tù. - Ông Trương Quốc Huy và ông Phạm Bá Hải, hai nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, 6 và 5 năm tù. - Nhà báo độc lập Trương Minh Đức và nhà báo độc lập Nguyễn Văn Hải (bút hiệu nhựt ký Internet Điếu Cày), 5 năm và 2 năm 6 tháng tù. Tình trạng sức khỏe rất yếu. - Nhà báo độc lập Phạm Thanh Nghiên, nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, bị giam từ 17 tháng chín năm 2008.
Tình trạng sức khỏe rất yếu. - Nhà thơ Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, 6 năm tù. Sức khỏe rất yếu. - Nhà giáo Vũ Văn Hùng, nhà bảo vệ nhân quyền, 3 năm tù, bị tra tấn trong trại giam trước khi ra tòa. Sức khỏe rất yếu. - Sinh viên Ngô Quỳnh, nhà văn Phạm Văn Trội, nhà thơ Nguyễn Văn Túc và nhà thơ Trần Đức Thạch, bốn nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, 3, 4, 4 và 3 năm tù. - Nhà giáo Nguyễn Văn Tính, cộng tác viên của tờ báo Tổ Quốc (không được thừa nhận hợp pháp), 3 năm tù. - Ông Nguyễn Kim Nhàn, nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh và bảo vệ nhân quyền, 2 năm tù.
- Nhà thơ Nguyễn Mạnh Sơn, nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, 3 năm tù. - Ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Lê Thăng Long, bà Trần Thị Thu và bà Lê Thị Thu Thu, bốn nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh và bảo vệ nhân quyền, bị bắt giữ vào ngày 24 tháng năm và 4 tháng sáu năm 2009. - Luật sư nhân quyền Lê Công Định, nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, bị bắt vào ngày 13 tháng sáu năm 2009. - Ông Nguyễn Tiến Trung và ông Trần Anh Kim, hai nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, bị bắt vào ngày 7 tháng bảy năm 2009.
Được báo động rằng một số luật sư nhân quyền đã bị gây áp lực (sách nhiễu, đe dọa) để buộc họ phải từ bỏ việc bào chữa cho những người bị ghép tội do đã phát biểu quan điểm bất đồng, trong khi nhiều luật sư nhân quyền đồng nghiệp khác vẫn còn trong tù hoặc đang bị giam giữ để điều tra. Kinh ngạc về sự kiểm duyệt nghiêm ngặt hệ thống truyền thông và Internet - biện pháp độc đoán đó đang ngăn cản xã hội hướng về sự phát huy các giá trị của một nền văn hóa vì hòa bình và nhân quyền, cản trở việc phát hiện tham nhũng và các bất công và gây khó khăn cho các cuộc tranh luận, phản biện về chính sách của nhà nước.
Thúc giục và yêu cầu Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 1. Trả tự do, ngay lập tức và vô điều kiện, tất cả những người, đặc biệt những nhà văn, nhà báo, luật sư, nhà bảo vệ nhân quyền có tên trên đây, hiện đang bị giam giữ hoặc quản chế tại gia chỉ vì đã sử dụng quyền tự do phát biểu quan điểm một cách ôn hòa;
2. Chấm dứt ngay tất cả các tấn công, sách nhiễu, đe dọa quản chế hay bắt giữ những người có các quan điểm bất đồng hoặc những người đòi hỏi tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền; 3. Bãi bỏ mọi hạn chế đối với các cựu tù nhân ngôn luận và lương tâm, kể cả những người đã phải chịu án tù chỉ vì đã thực hiện quyền tự do phát biểu quan điểm một cách ôn hòa;
4. Cải thiện điều kiện nhà tù và các trại lao công cưỡng bách, kể cả việc chấm dứt các hành động xâm hại do các tội phạm hình sự gây ra và cho phép các tù nhân bị bệnh được điều trị tại bệnh viện, được hưởng sự chăm sóc y tế thỏa đáng và tạo thuận lợi cho thân nhân của họ tới thăm;
5. Dừng ngay việc tổ chức các cuộc ‘’đấu tố’’(kiểm điểm trước dân), loại tòa án không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế đã được định rõ trong Điều 14 của PIDCP/ICCPR; 6. Bãi bỏ mọi kiểm duyệt và đình chỉ mọi hạn chế đối với quyền tự do phát biểu quan điểm và ngôn luận, tự do báo chí, tự do sáng tạo và xuất bản, quyền được thông tin bằng mọi phương tiện, kể cả Internet và quyền tự do lập hội, tất cả những điều này đều phù hợp với các Điều 19, 21, 22 của PIDCP/ICCPR. (Hà Tản Viên chuyển dịch từ bản tiếng Anh và tiếng Pháp) -------------------------------------------------------------
*
Ghi chú : Lúc bản Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam sắp được đưa ra biểu quyết, đại biểu VBVNHN ngỏ lời cảm ơn Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, tác giả bản Dự thảo Quyết Nghị cùng hai Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại và Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Réto-romanche. Đồng thời, xin được ghi tên VBVNHN tán trợ Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam. ---------------------------------------
Résolution sur le Viet Nam soumise par le Centre PEN Suisse Romand et appuyée par le Centre PEN Suisse Alémanique et le Centre PEN Suisse Italien et Réto-romanche L'Assemblée des Délégués de PEN International, réunie à son 75e Congrès International à Linz, en Autriche, du 19 au 25 octobre 2009 Préoccupée qu’en violation de l’Article 19 du Pacte International relatif aux Droits Civils et Politiques des Nations Unies (PIDCP), le Viet Nam (RSV) continue à réprimer le droit à la liberté d‘expression et d’opinion, en appliquant des articles discutables de son Code Pénal, en particulier l’Article 88 «Propagande contre l’état » prévoyant des peines maximales de 20 ans de prison et l’Article 258 «Abus des libertés démocratiques pour porter atteinte aux intérêts de l’état» prévoyant des peines maximales de sept ans de prison;
Profondément troublée que des prisonniers d’opinion et de conscience purgent leurs peines dans des camps de travaux forcés dans des conditions déplorables. Ils sont souvent tenus au secret ou partagent des cellules insalubres ou surpeuplées avec des criminels. Certains sont victimes d’agressions physiques et de mauvais traitements, et souffrent de maladies chroniques et de la privation des soins médicaux nécessités par leur état de santé. A leur libération, les anciens prisonniers sont placés pendant un à cinq ans en détention probatoire en vertu de l'Article 38 du Code Pénal; Déplorant que durant l’Examen Périodique Universel du
Conseil des Droits de l’Homme en mai 2009, le Viet Nam (RSV) a refusé plusieurs Recommandations émises par les autres états, notamment celles réclamant l’abolition des dispositions de « sécurité nationale » du Code Pénal (Articles 38, 88 et 258) et l’Ordonnance 44 autorisant la détention administrative sans procès, et l’internement des dissidents dans des hôpitaux psychiatriques; ainsi que celles qui exhortaient le Viet Nam à garantir l’indépendance des médias et à émettre une invitation à tous les Rapporteurs Spéciaux, en particulier ceux qui s’intéressent surtout à la liberté d’expression, la liberté de religion et à la torture; Choquée et indignée par la vague de répression en août-septembre 2008 et la persécution incessante et persistante des écrivains, journalistes, juristes et défenseurs des droits de l'homme uniquement pour avoir exercé leur droit à la liberté d'expression ; Condamne la pratique de la résidence surveillée, des détentions préventives prolongées, des lourdes peines de prison, des procès injustes et de l’absence d’avocats de la défense et d'observateurs indépendants. Entre autres :
- Dang Phuc Tuê (nom religieux Vén. Thich Quang Dô), 81 ans, moine bouddhiste, poète et intellectuel en résidence surveillée depuis 2003; - Nguyên Van Ly, prêtre et rédacteur de la revue clandestine Liberté d’Opinion, huit ans de prison; Nguyên Phong et Nguyên Binh Thanh, corédacteurs, six et cinq ans de prison; - Lê Thi Công Nhân (f) et Nguyên Van Dài, avocats des droits de l'homme et cyberdissidents, trois et quatre ans de prison, en très mauvaise santé;
- Lê Thi Kim Thu (f), reporter indépendant et cyberdissidente, dix-huit mois de prison; - Lê Nguyên Sang, médecin, Nguyên Bac Truyên et Trân Quôc Hiên, avocats des droits de l'homme, cyberdissidents, quatre, trois et cinq ans de prison; - Truong Quôc Huy et Pham Ba Hai, cyberdissidents, six et cinq ans de prison; - Truong Minh Duc et Nguyên Van Hai (blogueur Diêu Cày), journalistes indépendants, cinq et deux ans et six mois de prison, en très mauvaise santé; - Pham Thanh Nghiên (f), journaliste indépendante et cyberdissidente, détenue depuis le 17 septembre 2008, en très mauvaise santé; - Nguyên Xuân Nghia, poète, écrivain et cyberdissident, six ans de prison, en très mauvaise santé;
- Vu Van Hung, enseignant et défenseur des droits de l’homme, trois ans de prison, torturé en détention, en très mauvaise santé; - Ngô Quynh et Pham Van Trôi, Nguyên Van Tuc et Trân Duc Thach, écrivains et poètes, cyberdissidents, respectivement trois, quatre, quatre et trois ans de prison; - Nguyên Van Tinh, enseignant, collaborateur à la revue clandestine la Nation, trois ans de prison; - Nguyên Kim Nhan, cyberdissident et défenseur des droits de l’homme, deux ans de prison;
- Nguyên Manh Son, poète et cyberdissident, trois ans de prison; - Trân Huynh Duy Thuc et Lê Thang Long, Trân Thi Thu (f) et Lê Thi Thu Thu (f), cyberdissidents et défenseurs des droits de l’homme, arrêtés le 24 et 4 juin 2009; - Lê Công Dinh, avocat des droits de l'homme et cyberdissident, arrêté le 13 juin 2009; - Nguyên Tiên Trung et Trân Anh Kim, cyberdissidents, arrêtés le 7 juillet 2009; Alarmée par le fait que plusieurs avocats des droits de l'homme ont fait l’objet de pressions insupportables (harcèlements, menaces) afin de renoncer à défendre des personnes accusées du délit d’opinion tandis que leurs collègues purgeaient leurs peines de prison ou se trouvaient en détention préventive; Consternée par la censure sévère des médias et de l’Internet, notamment le blocage de l’accès aux espaces publics promouvant une culture de paix et les droits de l'homme, révélant la corruption des fonctionnaires et l’injustice sociale ou débattant des politiques gouvernementales; Exhorte la République socialiste du Viet Nam à :
1. Relâcher, sans délai et sans conditions toutes les personnes, notamment les écrivains, journalistes, avocats et défenseurs des droits de l'homme susmentionnés, actuellement en prison ou en résidence surveillée pour avoir exercé de manière pacifique leur droit à la liberté d'expression; 2. cesser toute attaque, harcèlement, menaces de résidence surveillée ou de détention préventive à l’encontre de tous ceux qui professent des vues dissidentes ou qui demande la liberté de religion et le respect des droits de l'homme; 3. lever toutes les restrictions imposées sur d’anciens prisonniers d’opinion et de conscience, y compris ceux qui ont purgé leurs peines de prison pour avoir exercé leur droit à la liberté d'expression; 4. améliorer les conditions carcérales dans les prisons et les camps de travail, notamment de stopper les agressions perpétrées par des détenus de droit commun et d'autoriser les prisonniers malades à être hospitalisés, à recevoir les soins médicaux nécessités par leur état de santé et faciliter les visites de leur famille;
5. Discontinuer la pratique des tribunaux populaires qui ne sont pas en conformité avec les normes internationales sur les procès équitables stipulées dans l’Article 14 du PIDCP; 6. abolir toute la censure et de lever toutes les restrictions sur la liberté d'expression et d’opinion, la liberté de la presse, la liberté de créer et de publier, le droit à être informé par n'importe quel moyen, notamment l'Internet, et la liberté d’association, conformément aux Articles 19, 21 et 22 du PIDCP. ------------------------------------------------------------------------------------------
Resolution on Viet Nam submitted by Suisse Romand PEN Centre and seconded by Swiss German PEN Centre and Swiss Italian and Reto-Romansh PEN Centre The Assembly of Delegates of International PEN, meeting at its 75th International Congress in Linz , Austria , 19-25 October 2009 Concerned that, in violation of Article 19 of the United Nations International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), Viet Nam (SRV) continues to suppress the right to freedom of expression and opinion, through application of problematic articles of its Penal Code, in particular, Article 88 ‘’Propaganda against the State’’ providing sentences of up to 20 years in prison and Article 258 ‘‘Abusing democratic freedoms to infringe upon the State interests’’, up to seven years in prison; Deeply disturbed that prisoners of opinion and conscience serve their sentences in forced labour camps under deplorable conditions.
They are often held in solitary confinement or in crowded and insanitary cells with criminals. Some of them are victims of physical aggression and ill-treatment, suffering of chronic diseases and absence of adequate medical care. Upon release, former prisoners serve one to five more years in probationary detention, under Article 38 of Penal Code; Deploring that, during the Universal Periodic Review at the Human Rights Council in May 2009, Viet Nam (SRV) refused several Recommendations from other States including those calling for the abolition of the vague ‘‘national security’’ provisions of the Penal Code (Articles 38, 88 and 258) and Ordinance 44 authorizing administrative detention without trial and placing dissidents in psychiatric hospitals; as well as those urging Viet Nam to ensure the media’s independence and to issue a standing invitation to all Special Procedures, in particular, those scrutinising freedom of expression, freedom of religion and torture;
Shocked and indignant at the widespread crackdown in August-September 2008 and the relentless and persistent persecution of writers, journalists, lawyers and human rights defenders solely for exercising their right to freedom of expression; Condemns the on-going practice of house arrest, lengthy preventive detention, heavy prison sentences, unfair trials and lack of independent defence lawyers and observers. Among others: - Dang Phuc Tuê (religious name Ven Thich Quang Dô), 81-year-old, Buddhist monk, poet and intellectual, house arrest since 2003; - Nguyên Van Ly, priest and editor of the clandestine review Freedom of Opinion, eight years in prison; Nguyên Phong and Nguyên Binh Thanh, co-editors, six and five years in prison; - Lê Thi Công Nhân (f) and Nguyên Van Dài, human rights lawyers and cyberdissidents, three and four years in prison, in very poor health; - Lê Thi Kim Thu (f), independent reporter and cyberdissident, eighteen months in prison; - Lê Nguyên Sang, physician, Nguyên Bac Truyên and Trân Quôc Hiên, human rights lawyers, cyberdissidents, four, three and five years in prison;
- Truong Quôc Huy and Pham Ba Hai , cyberdissidents, six and five years in prison; - Truong Minh Duc and Nguyên Van Hai (blogger Diêu Cày), independent journalists, five and two years and six months in prison, in very poor health; - Pham Thanh Nghiên (f), independent journalist and cyberdissident, detained since 17 September 2008, in very poor health; - Nguyên Xuân Nghia, poet, writer and cyberdissident, six years in prison, in very poor health; - Vu Van Hung, teacher and human rights defender, three years in prison, tortured in detention, in very poor health; - Ngô Quynh and Pham Van Trôi, Nguyên Van Tuc and Trân Duc Thach, writers and poets, cyberdissidents, respectively three, four, four and three years in prison; - Nguyên Van Tinh, teacher, co-editor of the clandestine review the Nation, three years in prison; - Nguyên Kim Nhan, cyberdissident and human rights defender, two years in prison; - Nguyên Manh Son, poet and cyberdissident, three years in prison; - Trân Huynh Duy Thuc and Lê Thang Long, Trân Thi Thu (f) and Lê Thi Thu Thu (f), cyberdissidents and human rights defenders, arrested on 24 May and 4 June 2009;
- Lê Công Dinh, human rights lawyer and cyberdissident, arrested on 13 June 2009; - Nguyên Tiên Trung and Trân Anh Kim, cyberdissidents, arrested on 7 July 2009; Alarmed by the fact that some human rights lawyers have been subjected to unbearable pressures (harassment, threat) to give up the cases of persons accused of opinion offence while their fellow lawyers are serving their prison sentences or under preventive detention; Dismayed by severe censorship of media and on Internet, blocking access to public spaces that promote a culture of peace and human rights, identify administrative corruption and social injustice or debate State policies; Urges the Socialist Republic of Viet Nam to:
1. release, immediately and unconditionally, all persons, notably the above-mentioned writers, journalists, lawyers and human rights defenders, currently in prison or under house arrest for the peaceful exercise of their right to freedom of expression; 2. cease all attacks, harassment, threat of house arrest or preventive detention against all persons who hold dissenting views or who call for freedom of religion and respect of human rights; 3. lift all restrictions imposed on former prisoners of opinion and conscience, including those who have served prison terms for exercising their right of freedom of expression; 4. improve conditions in prisons and in labour camps, including an end to acts of aggression perpetrated by common criminal detainees, and allow sick prisoners to be hospitalized, to receive adequate medical care and to facilitate their family visits; 5. discontinue the practice of people’s tribunals which do not comply with international standards of fair trial set forth in Article 14 of ICCPR; 6. abolish all censorship and lift all restrictions on freedom of expression and opinion, freedom of the press, freedom to create and to publish, the right to be informed by all means including the Internet, and freedom of association, in compliance with the Articles 19, 21 and 22 of the ICCPR. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 75 thông qua tại thủ đô Văn Hóa Âu Châu, thành phố Linz, nước Áo
Như chúng tôi đã đưa tin, Quyết Nghị về Việt Nam đã được Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 75 tại thủ đô Văn Hóa Âu Châu, thành phố Linz, nước Áo, đồng thanh biểu quyết chấp thuận. Quyết Nghị đã nhận được sự ủng hộ của 85 Trung Tâm Văn Bút (80 hiện diện và 5 ủy quyền). Đại Hội Văn Bút Quốc Tế Linz 2009 là diễn đàn và tiếng nói của 200 người đại diện cho 15 ngàn nhà văn sinh hoạt trong 145 Trung Tâm Văn Bút có trụ sở trên hơn 100 nước và lãnh thổ.
Qua Quyết Nghị về Việt Nam, Hiệp Hội các Nhà Văn thế giới một lần nữa cực lực tố cáo, lên án và phản kháng chế độ cộng sản độc tài ở Việt Nam tiếp tục đàn áp những người cầm bút, nhà văn, nhà báo, những người tranh đấu để đòi hỏi Tự do, Dân chủ, bênh vực Nhân Quyền, gồm có quyền căn bản hàng đầu là quyền tự do phát biểu quan điểm. Nạn nhân là những người không chịu khuất phục bạo quyền.
Họ không muốn bị lừa dối hay mua chuộc để làm kẻ đồng lõa với tội ác áp chế bất công, tham ô nhũng lạm trên quê hương thân yêu của họ. Vì sao phải có Quyết Nghị về Việt Nam ? Nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã trả lời chúng tôi: <<>năm 2008, nhà cầm quyền CS Việt Nam gia tăng đàn áp quyền tự do phát biểu quan điểm và tự do bày tỏ chính kiến bất đồng bằng cách áp dụng các điều khoản của Bộ luật Hình sự, trong đó đặc biệt là Điều 88 “Tuyên truyền chống Nhà nước” và Điều 258 “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm hại lợi ích nhà nước”. Nhiều nhà tranh đấu cho Nhân Quyền và Công Bằng Xã Hội bị sách nhiễu, đánh đập, bắt giữ, phạt tù nặng nề hoặc câu lưu kéo dài không xét xử, như trường hợp nhà báo độc lập Phạm Thanh Nghiên.
Những hành vi phạm tội ác nghiêm trọng đó thuộc vào một chiến dịch trấn áp qui mô rộng lớn nhứt từ hơn hai mươi năm qua, đưa đến 9 bản án tù vô nhân đạo và phi pháp. Ba phiên tòa ở Hà Nội và Hải Phòng đã được tổ chức xét xử lấy lệ vì đảng CS Việt Nam đã lên án trước các nạn nhân. Thẩm phán của chế độ độc tài chỉ còn áp dụng quyết định của đảng mà thôi. Để trừng phạt các nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà dân chủ đối kháng bênh vực nhân quyền Nguyễn Xuân Nghĩa, Vũ Văn Hùng, Ngô Quỳnh, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Túc, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Kim Nhàn và Nguyễn Mạnh Sơn. Chưa hết, không thể quên trong tháng 5 và tháng 6 có một số người tranh đấu mới bị bắt, như các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, v.v.
Ngoài ra, nhiều tác giả nhựt ký điện tử bị bắt giam ngắn hạn, dưới áp lực, đe dọa của công an, vì gia đình hoặc sự sống, phải tạm thời và miễn cưỡng không sử dụng quyền tự do phát biểu quan điểm của mình. Là một nhà thơ lưu vong, hội viên Văn Bút Quốc Tế, tôi ý thức rằng mình đang sống một thời kỳ mà ngôn ngữ và tác giả đang bị hiểm nguy lớn. Ngay tại Linz, Văn Bút Quốc Tế đã kết hợp chương trình làm việc của Đại Hội với một Lễ Hội Văn Chương mang tên ‘’Hãy Giải Thoát Ngôn Ngữ !’’ mà buổi khai mạc có sự hiện diện của Tổng thống Cộng Hòa Áo quốc cùng nhiều nhân vật tên tuổi cả trong lãnh vực văn hóa lẫn chính trị. Tôi hiểu rằng Văn Bút Quốc Tế không phải là một Hội Nhà Văn ‘’thuần túy’’ mà hội viên chỉ cần biết và chỉ chuyên chú viết văn làm thơ để ngâm vịnh thù tạc lẫn nhau (hoặc tôn vinh thần tượng lãnh tụ, ca tụng thành tích chế độ xã hội chủ nghĩa...theo kiểu báo ANTG/CAND muốn áp đặt). Vai trò chủ yếu và sự hiện hữu gần nửa thế kỷ qua của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn Bị Đàn Áp và Cầm Tù (International PEN CODEP/WIPC) xác định điều ấy. Lý tưởng của Văn Bút Quốc Tế bao hàm sự yêu mến văn chương và quý trọng tác giả, đồng thời sự dấn thân, cam kết bảo vệ quyền tự do phát biểu quan điểm, sáng tạo và thông tin. Văn Bút Quốc Tế không những cổ võ, thúc đẩy và phát huy văn chương, mà còn bênh vực những người bị đàn áp vì hành sử quyền tự do vừa kể, nhứt là những người cầm bút, bất kỳ chế độ nào. Văn Bút Quốc Tế cũng góp phần xây dựng cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa khác biệt, nơi nào có tranh chấp và bạo động. Văn Bút Quốc Tế còn bênh vực Quyền Ngôn Ngữ cho các dân tộc thiểu số. Trở lại Việt Nam, tôi hằng nhớ đến thân phận và cuộc tranh đấu gian lao, nhiều lúc rất cô đơn, trong bóng đêm lao hầm, ngục tù dầy đặc, của văn thi hữu, nhà báo, tu sĩ, luật sư, đồng nghiệp cùng đồng bào ở quê nhà. Họ chỉ có tấm lòng, ngòi bút và tiếng nói. Mà muốn có những quyền tự do phát biểu quan điểm, sáng tác, lập hội, tín ngưỡng, v.v, họ biết không thể chỉ van xin thì được ! Động viên sự ủng hộ tinh thần và sự giúp đỡ cụ thể, thiết thực của văn hữu ngoại quốc, nhứt là Văn Bút Quốc Tế, hết sức cần thiết và khẩn cấp.>>.
Như vậy, Bảo vệ quyền tự do phát biểu quan điểm là mục đích và trọng tâm hoạt động đối với Văn Bút Quốc Tế, song hành với sự Cổ võ, thúc đẩy và phát huy văn chương. Vì lẽ ấy, mối quan tâm hàng đầu của Hiệp Hội Thế Giới các Nhà Văn đã được thể hiện qua 11 Dự án Quyết Nghị được Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn Bị Đàn Áp và Cầm Tù duyệt xét và chuẩn y trong hai phiên họp kéo dài suốt hai ngày 19 và 20 tháng 10 năm 2009 tại Đại Hội. Được biết nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã thay mặt Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại tham gia các phiên họp vừa kể trên. Thi hữu làm việc trong Nhóm Công Tác II ‘’Trung Hoa, Việt Nam và Ba Tư’’, bên cạnh hai Nhóm Công Tác I ‘’Mỹ Châu, Cuba và Erythrée’’ và Nhóm Công Tác III ‘’Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Géorgie’’.
Sau đó, tất cả 11 Dự án Quyết Nghị đã được Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế đồng thanh công nhận và chính thức hóa trong một phiên họp khoáng đại. Các Quyết Nghị tố cáo và lên án những vụ giam cầm độc đoán nhà văn, nhà báo, nhà bênh vực nhân quyền và dân chủ đối kháng, vì sử dụng quyền tự do phát biểu quan điểm và thông tin, nhứt là tại Trung Hoa, Cuba, Việt Nam, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Erythrée, Géorgie, Nga và Guinée. Riêng Quyết Nghị về Thụy Điển thì kêu gọi chính phủ Thụy Điển thu hồi quyết định từ chối quyền tị nạn cho nhà thơ và nhà phê bình văn học Anisur Rahman vì nếu văn hữu bị buộc trở về nước Bangladesh, tính mạng sẽ bị hiểm nguy. Trong Quyết Nghị về Guinée, Văn Bút Quốc Tế lên án vụ quân đội đã dùng súng và lưỡi lê thảm sát hơn 150 người dân tham dự một cuộc biểu tình chính trị tại một sân vận động ở thủ đô Conakry và hành hung, dọa giết và bắt giữ các nhà báo muốn tường thuật biến cố đẩm máu đó. Trong Thông cáo báo chí sau Đại Hội, Văn Bút Quốc Tế nhấn mạnh rằng : ‘’Rất nhiều nhà văn và nhà báo bị giam cầm ở Việt Nam vì bị cáo buộc bởi những đạo luật được ban hành cốt để ‘’tội phạm hóa’’ những người có can đảm phê bình, chỉ trích nhà cầm quyền.
Những đạo luật đó còn qui định những bản án phạt lên đến 20 năm tù giam áp đặt bởi những phiên tòa xét xử thấy rõ ràng bất công. Các điều kiện giam cầm trong các trại tập trung lao công cưỡng bách thật tồi tệ. Tù nhân bị từ chối quyền được chăm sóc y tế cần thiết’’. Và Văn Bút Quốc Tế thúc giục nhà cầm quyền Hà Nội bãi bỏ chế độ tổng kiểm duyệt độc đoán ở Việt Nam. 11 Quyết Nghị được thông qua tại Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 75 gồm có:
1. Quyết Nghị Bênh vực Quyền Tự Do Viết hoặc Sáng tác tại các nước Mỹ Châu, do các Trung Tâm Văn Bút Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Colombie, Đan Mạch, San Miguel de Allende và Vénézuéla, và Viện Mỹ Châu nói tiếng Tây Ban Nha đồng đệ trình. Trích Phần Mở Đầu Quyết Nghị: ‘’Chiếu theo Tuyên Ngôn Thế Giới Nhân Quyền và Công Ước Mỹ Châu về Nhân Quyền, mọi công dân được hưởng quyền tự do phát biểu quan điểm, quyền này bao gồm sự tự do sử dụng quyền được nói và viết, quyền tìm kiếm, tiếp nhận tin tức và trao đổi ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.
Tất cả những tác phẩm văn chương lớn, từ truyện giả tưởng, thi ca, kịch bản cho tới tiểu luận, biên khảo, hồi ký hoặc báo chí đều do kết quả của sự sử dụng toàn quyền tự do phát biểu quan điểm (...)’’.
2. Quyết Nghị về Trung Hoa (CHNDTH) do Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập đệ trình với sự tán trợ của hai Trung Tâm Văn Bút Thụy Điển và Văn Bút Hoa Kỳ và Ủy Ban Nhà Văn vì Hòa Bình.
3. Quyết Nghị về Cuba do Trung Tâm Văn Bút Cuba Lưu Vong đệ trình.
4. Quyết Nghị về Erythrée do Trung Tâm Văn Bút Thụy Điển đệ trình với sự tán trợ của hai Trung Tâm Văn Bút Phần Lan và Văn Bút Kenya.
5. Quyết Nghị về Géorgie, do Trung Tâm Văn Bút Géorgie đệ trình.
6. Quyết Nghị về Guinée do Tổng Thư Ký Văn Bút Quốc Tế đệ trình.
7. Quyết Nghị về Ba Tư do hai Trung Tâm Văn Bút Thụy Điển và Văn Bút Ba Tư lưu vong đệ trình, với sự tán trợ của hai Trung Tâm Văn Bút Đức và Văn Bút Basque (Euskal).
8. Quyết Nghị về Nga, do Trung Tâm Văn Bút Đức đệ trình với sự tán trợ của Ủy Ban Nhà Văn vì Hòa Bình.
9. Quyết Nghị về Thụy Điển, do Tổng Thư Ký Văn Bút Quốc Tế đệ trình. 10. Quyết Nghị về Thổ Nhĩ Kỳ, do Trung Tâm Văn Bút Đức đệ trình. 11. Quyết Nghị về Việt Nam (CHXHCNVN), do Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đệ trình với sự tán trợ của hai Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại và Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Réto-romanche*. (Nguồn tin và tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên Ủy Ban Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù, hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc - Genève).
Genève ngày 19 tháng 11 năm 2009 Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse Vietnamese League for Human Rights in Switzerland Những Trung Tâm Văn Bút Quốc Tế đã đồng thanh chấp thuận Quyết Nghị về Việt Nam Les Centres du PEN International ont unanimement approuvé la Résolution sur le Viêt Nam Centre Algérien, Centre Egyptien, Centre Éthiopien, Centre Guinéen, Centre Marocain, Centre Sierra Leone, Centre Sud Africain, Centre Zambien. Centre Chinois de Taipei, Centre Chinois Indépendant, Centre Coréen, Centre de Melbourne. Centre de Sydney, Centre des Ecrivains Tibétains à l'Etranger, Centre Indien, Centre Japonais, Centre Néo-Zélandais, Centre Népalais, Centre Pakistanais, Centre Bengalais, Centre Mongol. Centre Albanais, Centre Allemand, Centre Anglais, Centre Autrichien, Centre Basque, Centre Belge (d'expression française), Centre Catalan, Centre Chypriote, Centre Danois, Centre des Ecrivains de l'ancienne Yougoslavie, Centre des Ecrivains d'expression allemande à l'Etranger, Centre des Ecrivains Iraniens en Exil, Centre des Pays-Bas, Centre de Trieste, Centre Ecossais, Centre Espagnol, Centre Finnois, Centre Français, Centre Galicien, Centre Grec, Centre Hongrois, Centre Irlandais, Centre Islandais, Centre Italien, Centre Kurde, Centre Letton, Centre Norvégien, Centre Polonais, Centre Palestinien, Centre Portugais, Centre Sarde, Centre Suédois, Centre Suisse Allemand, Centre Suisse Italien et Réto-romanche, Centre Suisse Romand, Centre Tchèque, Centre des Ecrivains en Exil de Londres. Centre Afghan, Centre Arménien, Centre Bosniaque, Centre Bulgare, Centre Croate, Centre des Ecrivains Hongrois en Roumanie, Centre Esperanto, Centre Kazakh, Centre Macédonien, Centre Roumain, Centre Russe, Centre Serbe, Centre Slovaque, Centre Slovène, Centre Turc, Centre Ouïghour. Centre Américain, Centre Canadien, Centre des Etats-Unis, Centre des Ecrivains Cubains en Exil, Centre Québecois, Centre des Ecrivains Vietnamiens à l'Etranger. Centre Colombien, Centre de Guadalajara, Centre de San Miguel de Allende, Centre Haiti. International PEN Centres have unanimously approved the Resolution on Viêt Nam Algerian Centre, Egyptian Centre, Ethiopian Centre, Guinean Centre, Moroccan Centre, Sierra Leone Centre, South African Centre, Zambien Centre. All-India Centre, Bangladeshi Centre, Independent Chinese Centre, Japanese Centre, Korean Centre, Melbourne Centre, Mongolian Centre, Nepalese Centre, New Zealand Centre, Pakistani Centre, Sydney Centre, Taipei Chinese Centre, Tibetan Writers Abroad Centre. Albanese Centre, Austrian Centre, Basque Centre, Belgian (Dutch-Speaking) Centre, Belgian (French-speaking) Centre, Catalan Centre, Cypriot Centre, Czech Centre, Danish Centre, English Centre, Finnish Centre, French Centre, Galician Centre, German Centre, Greek Centre, Hungarian Centre, Icelandic Centre, Iranian Writers in Exile Centre, Irish Centre, Italian Centre, Kurdish Centre, Latvian Centre, Netherlands Centre, Norwegian Centre, Palestinian Centre, Polish Centre, Portuguese Centre, Sardinian Centre, Scottish Centre, Spanish Centre, Suisse Romand Centre, Swedish Centre, Swiss German Centre, Swiss Italian and Reto-Romansh Centre, Trieste Centre, Writers from former Yugoslavia Centre, Writers in Exile German Centre, Writers in Exile London Centre. Afghan Centre, Armenian Centre, Bosnian-Herzegovina Centre, Bulgarian Centre, Croatian Centre, Esperanto Centre, Hungarian Writers in Romania Centre, Kazak Centre, Macedonian Centre, Romanian Centre, Russian Centre, Serbian Centre, Slovakian Centre, Slovene Centre, Turkish Centre, Uyghur Centre. American Centre, Canadian Centre, Cuban Writers in Exile Centre, USA Centre, Vietnamese Writers Abroad Centre, Quebecois Centre. Colombian Centre, Guadalajara Centre, Haiti Centre, San Miguel de Allende Centre. Sau đây là toàn văn Quyết Nghị về Việt Nam.
Bản tiếng Pháp và tiếng Anh do Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại soạn thảo còn bản tiếng Tây Ban Nha đang được Văn Bút Quốc Tế phiên dịch. -----------------------------------------------
Quyết Nghị về Việt Nam do Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đệ trình với sự tán trợ của Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại và Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Réto-romanche*. Hội Đồng Đại Biểu của Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 75 tại Linz, Cộng hòa Áo, từ ngày 19 đến 25 tháng Mười năm 2009 Quan ngại rằng, trong khi vi phạm Điều 19 Công ước Quốc tế của Liên Hợp Quốc về các Quyền Dân sự và Chính trị (PIDCP/ICCPR), Việt Nam (CHXHCN) tiếp tục đàn áp quyền tự do phát biểu quan điểm và tự do bày tỏ chính kiến bằng cách sử dụng các điều khoản của Bộ luật Hình sự, trong đó đặc biệt là Điều 88 “Tuyên truyền chống Nhà nước” với những án phạt lên tới 20 năm tù giam và Điều 258 “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm hại lợi ích nhà nước” có án phạt lên tới 7 năm tù giam; Bất bình khi các tù nhân ngôn luận và lương tâm phải thụ án tại các trại lao công cưỡng bách có các điều kiện tồi tệ.
Những tù nhân này thường bị biệt giam hoặc nhốt cùng với các tội phạm hình sự trong những phòng giam chật chội và kém vệ sinh. Một số người còn bị xâm hại về thể xác, bị hành hạ, bị mắc bệnh mãn tính và không có sự chăm sóc y tế thỏa đáng. Sau khi ra tù, những tù nhân này thường phải tiếp tục bị quản chế tại gia từ 1 đến 5 năm theo Điều 38 của Bộ luật Hình sự; Phiền trách rằng, trong dịp trình bày bản báo cáo Khảo sát Định kỳ Toàn cầu (EPU/UPR) tại Hội Đồng Nhân Quyền vào tháng Năm 2009, Việt Nam (CHXHCN) đã từ chối nhiều Khuyến cáo từ các quốc gia khác, trong đó có việc kêu gọi bãi bỏ các điều luật mơ hồ về “an ninh quốc gia” trong Bộ luật Hình sự (Điều 38, 88 và 258) và Nghị định 44 cho phép việc giam người tại gia (quản chế hành chính) mà không cần xét xử và đưa những người bất đồng chính kiến vào bệnh viện tâm thần; có khuyến cáo thúc giục Việt Nam (CHXHCN) đảm bảo sự độc lập cho ngành truyền thông và mời các Đặc phái viên tới Việt Nam thường xuyên, đặc biệt các Đặc phái viên chuyên thị sát tình trạng tự do phát biểu quan điểm, tự do tôn giáo và nạn tra tấn;
Sửng sốt và công phẫn về việc chính quyền đã thực hiện một chiến dịch đàn áp mở rộng vào tháng Tám-tháng Chín năm 2008 và không ngừng sách nhiễu, hành hạ tàn nhẫn những nhà văn, nhà báo, luật sư, những người bảo vệ nhân quyền chỉ vì những người này đã thực hiện quyền được tự do phát biểu quan điểm; Lên án các thủ đoạn như quản chế tại gia, giam giữ kéo dài trước khi xử án, tuyên án tù nặng nề, xét xử không công bằng và thiếu các luật sư độc lập bào chữa cho bị cáo, cũng như không có mặt các quan sát viên độc lập. Những người có tên sau đây chỉ là một số điển hình trong những người bị bức hại:
- Hòa thượng Thích Quảng Độ (thế danh Đặng Phúc Tuệ), 81 tuổi, tu sĩ Phật giáo, nhà thơ, bị quản chế từ năm 2003. - Linh mục Nguyễn Văn Lý, biên tập viên tờ báo Tự do Ngôn luận (không được thừa nhận hợp pháp), bị án 8 năm tù; ông Nguyễn Phong và ông Nguyễn Bình Thành, hai cộng tác viên, 6 và 5 năm tù. - Luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân và luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, hai nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, 3 và 4 năm tù. Tình trạng sức khỏe rất yếu. - Phóng viên độc lập Lê Thị Kim Thu, nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, 18 tháng tù.
- Bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển và luật sư nhân quyền Trần Quốc Hiền, ba nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, 4, 3 và 5 năm tù. - Ông Trương Quốc Huy và ông Phạm Bá Hải, hai nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, 6 và 5 năm tù. - Nhà báo độc lập Trương Minh Đức và nhà báo độc lập Nguyễn Văn Hải (bút hiệu nhựt ký Internet Điếu Cày), 5 năm và 2 năm 6 tháng tù. Tình trạng sức khỏe rất yếu. - Nhà báo độc lập Phạm Thanh Nghiên, nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, bị giam từ 17 tháng chín năm 2008.
Tình trạng sức khỏe rất yếu. - Nhà thơ Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, 6 năm tù. Sức khỏe rất yếu. - Nhà giáo Vũ Văn Hùng, nhà bảo vệ nhân quyền, 3 năm tù, bị tra tấn trong trại giam trước khi ra tòa. Sức khỏe rất yếu. - Sinh viên Ngô Quỳnh, nhà văn Phạm Văn Trội, nhà thơ Nguyễn Văn Túc và nhà thơ Trần Đức Thạch, bốn nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, 3, 4, 4 và 3 năm tù. - Nhà giáo Nguyễn Văn Tính, cộng tác viên của tờ báo Tổ Quốc (không được thừa nhận hợp pháp), 3 năm tù. - Ông Nguyễn Kim Nhàn, nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh và bảo vệ nhân quyền, 2 năm tù.
- Nhà thơ Nguyễn Mạnh Sơn, nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, 3 năm tù. - Ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Lê Thăng Long, bà Trần Thị Thu và bà Lê Thị Thu Thu, bốn nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh và bảo vệ nhân quyền, bị bắt giữ vào ngày 24 tháng năm và 4 tháng sáu năm 2009. - Luật sư nhân quyền Lê Công Định, nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, bị bắt vào ngày 13 tháng sáu năm 2009. - Ông Nguyễn Tiến Trung và ông Trần Anh Kim, hai nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để đấu tranh, bị bắt vào ngày 7 tháng bảy năm 2009.
Được báo động rằng một số luật sư nhân quyền đã bị gây áp lực (sách nhiễu, đe dọa) để buộc họ phải từ bỏ việc bào chữa cho những người bị ghép tội do đã phát biểu quan điểm bất đồng, trong khi nhiều luật sư nhân quyền đồng nghiệp khác vẫn còn trong tù hoặc đang bị giam giữ để điều tra. Kinh ngạc về sự kiểm duyệt nghiêm ngặt hệ thống truyền thông và Internet - biện pháp độc đoán đó đang ngăn cản xã hội hướng về sự phát huy các giá trị của một nền văn hóa vì hòa bình và nhân quyền, cản trở việc phát hiện tham nhũng và các bất công và gây khó khăn cho các cuộc tranh luận, phản biện về chính sách của nhà nước.
Thúc giục và yêu cầu Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 1. Trả tự do, ngay lập tức và vô điều kiện, tất cả những người, đặc biệt những nhà văn, nhà báo, luật sư, nhà bảo vệ nhân quyền có tên trên đây, hiện đang bị giam giữ hoặc quản chế tại gia chỉ vì đã sử dụng quyền tự do phát biểu quan điểm một cách ôn hòa;
2. Chấm dứt ngay tất cả các tấn công, sách nhiễu, đe dọa quản chế hay bắt giữ những người có các quan điểm bất đồng hoặc những người đòi hỏi tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền; 3. Bãi bỏ mọi hạn chế đối với các cựu tù nhân ngôn luận và lương tâm, kể cả những người đã phải chịu án tù chỉ vì đã thực hiện quyền tự do phát biểu quan điểm một cách ôn hòa;
4. Cải thiện điều kiện nhà tù và các trại lao công cưỡng bách, kể cả việc chấm dứt các hành động xâm hại do các tội phạm hình sự gây ra và cho phép các tù nhân bị bệnh được điều trị tại bệnh viện, được hưởng sự chăm sóc y tế thỏa đáng và tạo thuận lợi cho thân nhân của họ tới thăm;
5. Dừng ngay việc tổ chức các cuộc ‘’đấu tố’’(kiểm điểm trước dân), loại tòa án không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế đã được định rõ trong Điều 14 của PIDCP/ICCPR; 6. Bãi bỏ mọi kiểm duyệt và đình chỉ mọi hạn chế đối với quyền tự do phát biểu quan điểm và ngôn luận, tự do báo chí, tự do sáng tạo và xuất bản, quyền được thông tin bằng mọi phương tiện, kể cả Internet và quyền tự do lập hội, tất cả những điều này đều phù hợp với các Điều 19, 21, 22 của PIDCP/ICCPR. (Hà Tản Viên chuyển dịch từ bản tiếng Anh và tiếng Pháp) -------------------------------------------------------------
*
Ghi chú : Lúc bản Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam sắp được đưa ra biểu quyết, đại biểu VBVNHN ngỏ lời cảm ơn Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, tác giả bản Dự thảo Quyết Nghị cùng hai Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại và Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Réto-romanche. Đồng thời, xin được ghi tên VBVNHN tán trợ Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam. ---------------------------------------
Résolution sur le Viet Nam soumise par le Centre PEN Suisse Romand et appuyée par le Centre PEN Suisse Alémanique et le Centre PEN Suisse Italien et Réto-romanche L'Assemblée des Délégués de PEN International, réunie à son 75e Congrès International à Linz, en Autriche, du 19 au 25 octobre 2009 Préoccupée qu’en violation de l’Article 19 du Pacte International relatif aux Droits Civils et Politiques des Nations Unies (PIDCP), le Viet Nam (RSV) continue à réprimer le droit à la liberté d‘expression et d’opinion, en appliquant des articles discutables de son Code Pénal, en particulier l’Article 88 «Propagande contre l’état » prévoyant des peines maximales de 20 ans de prison et l’Article 258 «Abus des libertés démocratiques pour porter atteinte aux intérêts de l’état» prévoyant des peines maximales de sept ans de prison;
Profondément troublée que des prisonniers d’opinion et de conscience purgent leurs peines dans des camps de travaux forcés dans des conditions déplorables. Ils sont souvent tenus au secret ou partagent des cellules insalubres ou surpeuplées avec des criminels. Certains sont victimes d’agressions physiques et de mauvais traitements, et souffrent de maladies chroniques et de la privation des soins médicaux nécessités par leur état de santé. A leur libération, les anciens prisonniers sont placés pendant un à cinq ans en détention probatoire en vertu de l'Article 38 du Code Pénal; Déplorant que durant l’Examen Périodique Universel du
Conseil des Droits de l’Homme en mai 2009, le Viet Nam (RSV) a refusé plusieurs Recommandations émises par les autres états, notamment celles réclamant l’abolition des dispositions de « sécurité nationale » du Code Pénal (Articles 38, 88 et 258) et l’Ordonnance 44 autorisant la détention administrative sans procès, et l’internement des dissidents dans des hôpitaux psychiatriques; ainsi que celles qui exhortaient le Viet Nam à garantir l’indépendance des médias et à émettre une invitation à tous les Rapporteurs Spéciaux, en particulier ceux qui s’intéressent surtout à la liberté d’expression, la liberté de religion et à la torture; Choquée et indignée par la vague de répression en août-septembre 2008 et la persécution incessante et persistante des écrivains, journalistes, juristes et défenseurs des droits de l'homme uniquement pour avoir exercé leur droit à la liberté d'expression ; Condamne la pratique de la résidence surveillée, des détentions préventives prolongées, des lourdes peines de prison, des procès injustes et de l’absence d’avocats de la défense et d'observateurs indépendants. Entre autres :
- Dang Phuc Tuê (nom religieux Vén. Thich Quang Dô), 81 ans, moine bouddhiste, poète et intellectuel en résidence surveillée depuis 2003; - Nguyên Van Ly, prêtre et rédacteur de la revue clandestine Liberté d’Opinion, huit ans de prison; Nguyên Phong et Nguyên Binh Thanh, corédacteurs, six et cinq ans de prison; - Lê Thi Công Nhân (f) et Nguyên Van Dài, avocats des droits de l'homme et cyberdissidents, trois et quatre ans de prison, en très mauvaise santé;
- Lê Thi Kim Thu (f), reporter indépendant et cyberdissidente, dix-huit mois de prison; - Lê Nguyên Sang, médecin, Nguyên Bac Truyên et Trân Quôc Hiên, avocats des droits de l'homme, cyberdissidents, quatre, trois et cinq ans de prison; - Truong Quôc Huy et Pham Ba Hai, cyberdissidents, six et cinq ans de prison; - Truong Minh Duc et Nguyên Van Hai (blogueur Diêu Cày), journalistes indépendants, cinq et deux ans et six mois de prison, en très mauvaise santé; - Pham Thanh Nghiên (f), journaliste indépendante et cyberdissidente, détenue depuis le 17 septembre 2008, en très mauvaise santé; - Nguyên Xuân Nghia, poète, écrivain et cyberdissident, six ans de prison, en très mauvaise santé;
- Vu Van Hung, enseignant et défenseur des droits de l’homme, trois ans de prison, torturé en détention, en très mauvaise santé; - Ngô Quynh et Pham Van Trôi, Nguyên Van Tuc et Trân Duc Thach, écrivains et poètes, cyberdissidents, respectivement trois, quatre, quatre et trois ans de prison; - Nguyên Van Tinh, enseignant, collaborateur à la revue clandestine la Nation, trois ans de prison; - Nguyên Kim Nhan, cyberdissident et défenseur des droits de l’homme, deux ans de prison;
- Nguyên Manh Son, poète et cyberdissident, trois ans de prison; - Trân Huynh Duy Thuc et Lê Thang Long, Trân Thi Thu (f) et Lê Thi Thu Thu (f), cyberdissidents et défenseurs des droits de l’homme, arrêtés le 24 et 4 juin 2009; - Lê Công Dinh, avocat des droits de l'homme et cyberdissident, arrêté le 13 juin 2009; - Nguyên Tiên Trung et Trân Anh Kim, cyberdissidents, arrêtés le 7 juillet 2009; Alarmée par le fait que plusieurs avocats des droits de l'homme ont fait l’objet de pressions insupportables (harcèlements, menaces) afin de renoncer à défendre des personnes accusées du délit d’opinion tandis que leurs collègues purgeaient leurs peines de prison ou se trouvaient en détention préventive; Consternée par la censure sévère des médias et de l’Internet, notamment le blocage de l’accès aux espaces publics promouvant une culture de paix et les droits de l'homme, révélant la corruption des fonctionnaires et l’injustice sociale ou débattant des politiques gouvernementales; Exhorte la République socialiste du Viet Nam à :
1. Relâcher, sans délai et sans conditions toutes les personnes, notamment les écrivains, journalistes, avocats et défenseurs des droits de l'homme susmentionnés, actuellement en prison ou en résidence surveillée pour avoir exercé de manière pacifique leur droit à la liberté d'expression; 2. cesser toute attaque, harcèlement, menaces de résidence surveillée ou de détention préventive à l’encontre de tous ceux qui professent des vues dissidentes ou qui demande la liberté de religion et le respect des droits de l'homme; 3. lever toutes les restrictions imposées sur d’anciens prisonniers d’opinion et de conscience, y compris ceux qui ont purgé leurs peines de prison pour avoir exercé leur droit à la liberté d'expression; 4. améliorer les conditions carcérales dans les prisons et les camps de travail, notamment de stopper les agressions perpétrées par des détenus de droit commun et d'autoriser les prisonniers malades à être hospitalisés, à recevoir les soins médicaux nécessités par leur état de santé et faciliter les visites de leur famille;
5. Discontinuer la pratique des tribunaux populaires qui ne sont pas en conformité avec les normes internationales sur les procès équitables stipulées dans l’Article 14 du PIDCP; 6. abolir toute la censure et de lever toutes les restrictions sur la liberté d'expression et d’opinion, la liberté de la presse, la liberté de créer et de publier, le droit à être informé par n'importe quel moyen, notamment l'Internet, et la liberté d’association, conformément aux Articles 19, 21 et 22 du PIDCP. ------------------------------------------------------------------------------------------
Resolution on Viet Nam submitted by Suisse Romand PEN Centre and seconded by Swiss German PEN Centre and Swiss Italian and Reto-Romansh PEN Centre The Assembly of Delegates of International PEN, meeting at its 75th International Congress in Linz , Austria , 19-25 October 2009 Concerned that, in violation of Article 19 of the United Nations International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), Viet Nam (SRV) continues to suppress the right to freedom of expression and opinion, through application of problematic articles of its Penal Code, in particular, Article 88 ‘’Propaganda against the State’’ providing sentences of up to 20 years in prison and Article 258 ‘‘Abusing democratic freedoms to infringe upon the State interests’’, up to seven years in prison; Deeply disturbed that prisoners of opinion and conscience serve their sentences in forced labour camps under deplorable conditions.
They are often held in solitary confinement or in crowded and insanitary cells with criminals. Some of them are victims of physical aggression and ill-treatment, suffering of chronic diseases and absence of adequate medical care. Upon release, former prisoners serve one to five more years in probationary detention, under Article 38 of Penal Code; Deploring that, during the Universal Periodic Review at the Human Rights Council in May 2009, Viet Nam (SRV) refused several Recommendations from other States including those calling for the abolition of the vague ‘‘national security’’ provisions of the Penal Code (Articles 38, 88 and 258) and Ordinance 44 authorizing administrative detention without trial and placing dissidents in psychiatric hospitals; as well as those urging Viet Nam to ensure the media’s independence and to issue a standing invitation to all Special Procedures, in particular, those scrutinising freedom of expression, freedom of religion and torture;
Shocked and indignant at the widespread crackdown in August-September 2008 and the relentless and persistent persecution of writers, journalists, lawyers and human rights defenders solely for exercising their right to freedom of expression; Condemns the on-going practice of house arrest, lengthy preventive detention, heavy prison sentences, unfair trials and lack of independent defence lawyers and observers. Among others: - Dang Phuc Tuê (religious name Ven Thich Quang Dô), 81-year-old, Buddhist monk, poet and intellectual, house arrest since 2003; - Nguyên Van Ly, priest and editor of the clandestine review Freedom of Opinion, eight years in prison; Nguyên Phong and Nguyên Binh Thanh, co-editors, six and five years in prison; - Lê Thi Công Nhân (f) and Nguyên Van Dài, human rights lawyers and cyberdissidents, three and four years in prison, in very poor health; - Lê Thi Kim Thu (f), independent reporter and cyberdissident, eighteen months in prison; - Lê Nguyên Sang, physician, Nguyên Bac Truyên and Trân Quôc Hiên, human rights lawyers, cyberdissidents, four, three and five years in prison;
- Truong Quôc Huy and Pham Ba Hai , cyberdissidents, six and five years in prison; - Truong Minh Duc and Nguyên Van Hai (blogger Diêu Cày), independent journalists, five and two years and six months in prison, in very poor health; - Pham Thanh Nghiên (f), independent journalist and cyberdissident, detained since 17 September 2008, in very poor health; - Nguyên Xuân Nghia, poet, writer and cyberdissident, six years in prison, in very poor health; - Vu Van Hung, teacher and human rights defender, three years in prison, tortured in detention, in very poor health; - Ngô Quynh and Pham Van Trôi, Nguyên Van Tuc and Trân Duc Thach, writers and poets, cyberdissidents, respectively three, four, four and three years in prison; - Nguyên Van Tinh, teacher, co-editor of the clandestine review the Nation, three years in prison; - Nguyên Kim Nhan, cyberdissident and human rights defender, two years in prison; - Nguyên Manh Son, poet and cyberdissident, three years in prison; - Trân Huynh Duy Thuc and Lê Thang Long, Trân Thi Thu (f) and Lê Thi Thu Thu (f), cyberdissidents and human rights defenders, arrested on 24 May and 4 June 2009;
- Lê Công Dinh, human rights lawyer and cyberdissident, arrested on 13 June 2009; - Nguyên Tiên Trung and Trân Anh Kim, cyberdissidents, arrested on 7 July 2009; Alarmed by the fact that some human rights lawyers have been subjected to unbearable pressures (harassment, threat) to give up the cases of persons accused of opinion offence while their fellow lawyers are serving their prison sentences or under preventive detention; Dismayed by severe censorship of media and on Internet, blocking access to public spaces that promote a culture of peace and human rights, identify administrative corruption and social injustice or debate State policies; Urges the Socialist Republic of Viet Nam to:
1. release, immediately and unconditionally, all persons, notably the above-mentioned writers, journalists, lawyers and human rights defenders, currently in prison or under house arrest for the peaceful exercise of their right to freedom of expression; 2. cease all attacks, harassment, threat of house arrest or preventive detention against all persons who hold dissenting views or who call for freedom of religion and respect of human rights; 3. lift all restrictions imposed on former prisoners of opinion and conscience, including those who have served prison terms for exercising their right of freedom of expression; 4. improve conditions in prisons and in labour camps, including an end to acts of aggression perpetrated by common criminal detainees, and allow sick prisoners to be hospitalized, to receive adequate medical care and to facilitate their family visits; 5. discontinue the practice of people’s tribunals which do not comply with international standards of fair trial set forth in Article 14 of ICCPR; 6. abolish all censorship and lift all restrictions on freedom of expression and opinion, freedom of the press, freedom to create and to publish, the right to be informed by all means including the Internet, and freedom of association, in compliance with the Articles 19, 21 and 22 of the ICCPR. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
No comments:
Post a Comment