Wednesday, November 25, 2009

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ

*

KINH TẾ MỸ CÓ THỂ TÁI KHỦNG HỎANG ?

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN,

Kinh tế Geneva, 07.10.2009, cập nhật 19.11.2009



Chúng tôi đã theo rõi cuộc Khủng Hỏang Tài chánh/Kinh tế tại Hoa kỳ từ năm 2007, bắt đầu bằng sự ung thối của những Tín dụng Địa ốc Suprime (Mortgage Subprime Credits). Những Ngân Hàng mất tiền bạc, Thị trường Chứng khóan tụt dốc. Từ Tài chánh, cuộc Khủng hỏang lan sang Lãnh vực Kinh tế thực. Những Chương trình Bailouts, rồi những Chương trình Stimulus được quyết định. Chúng tôi đã xuất bản những bài viết liên tục theo rõi này thành cuốn sách tựa đề là TÀI CHÁNH/ KINH TẾ THẾ GIỚI: KHỦNG HỎANG 2007/2008 VÀ HẬU QUẢ CHO VIỆT NAM, dầy 425 trang, do Nhà Xuất Bản DAY & NGIHT, Ventura, CA., năm 2009.

Tất nhiên chúng tôi theo rõi tiếp xem bao giờ cuộc Khủng Hỏang chấm dứt mà mọi tác nhân Kinh tế có thể vững tin được. Ngày 07.10.2007, chúng tôi viết một bài hòai nghi về lời tuyên bố của Thống đốc Ben BERNANKE rằng cuộc Khủng hỏang coi như chấm dứt, trong khi đó tình trạng Thất nghiệp vẫn tăng đều. Chúng tôi lại bổ túc cho sự hòai nghi khi Cựu Thống đốc GREENSPAN tuyên bố về sự nguy hiểm cho nền Kinh tế khi chỉ số Thất nghiệp tăng mạnh. Hôm nay, chúng tôi cập nhật bài viết lần thứ ba khi chính Tổng Thống OBAMA, sau chuyến Á du, nhất la sang Tầu, tuyên bố rằng Oâng lo sợ cho việc tái Khủng hỏang Kinh tế. Xin qúy độc giả đọc ở đọan cuối cập nhật hôm nay 19.11.2009.

Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế Theo nhận định của Oâng Ben BERNANKE Tuyên bố của Ông BERNANKE: Chấm dứt Khủng hỏang tại Hoa kỳ Tôi luôn luôn phân biệt hai lãnh vực: Lãnh vực Ngân Hàng/Tài chánh và Lãnh vực Kinh tế thực. Trong thập niên qua, Lãnh vực Ngân Hàng/Tài chánh trở thành một kỹ nghệ tạo ra những sản phẩm vốn để ăn lời quá đáng. Mà vốn này hầu hết thuộc về tương lai chưa làm ra hiện thực (Virtual Capital). Họ xả láng cho những Credits để cổ võ tiêu thụ cá nhân, để những Công ty sản xuất hàng hóa bừa bãi không không quan tâm đến khả năng tiêu thụ thực của quần chúng. Đó là cái nguyên cớ đưa đến Khủng hỏang Tài chánh. Khủng hỏang Tài chánh lan sang Lãnh vực Kinh tế thực khiến Thất nghiệp tăng. Những Chương trình BAILOUTS cứu vãn Lãnh vực Ngân Hàng/Tài chánh làm cho Lãnh vực này tạm yên. Rồi Chỉ số của Thị trường Chứng khóan lên. Điều này chưa hẳn là Kinh tế thực đã lấy lại sức mạnh.


Thường sau những cuộc Khủng hỏang Thị trường Chứng khóan, có những cuộc Buy-Back của những nhà đầu tư. Có thể lúc này, Chỉ số Thị trường Chứng khóan lên, một phần là vì những nhà tài phiệt bỏ vốn ra mua những Giá trị chứng khóan với giá đang hạ để sau này bán lại kiếm lời. Đó là vấn đề thương mại ở Thị trường chứng khóan và chưa hẳn là việc phục hồi Kinh tế thực. Chính vì nghĩ như vậy, nên một số người nói rằng lời tuyên bố của Ông BERNANKE là hơi vội, và có phần phiến diện nếu chỉ căn cứ ở sự tăng lên của Chỉ số Chứng khóan. Có thể việc tuyên bố của Ông BERNANKE mang yếu tố tâm lý cổ võ cho việc Chi tiêu để làm tăng phía CẦU của Lãnh vực Kinh tế thực.

Tôi cũng đồng ý với ý kiến này, nghĩa là lời tuyên bố lạc quan của Ông BERNANKE mang yếu tố tâm lý làm phấn khởi cho Tiêu thụ, tăng phía CẦU. Cùng ngày 16.09.2009, hai Ký giả Peter A.McKay & Geoffrey Rogow viết trong THE WALL STREET JOURNAL, trang 20, rằng: “Stocks pushed higher Tuesday, helped by Federal Reserve Chairman Ben Bernanke’s declaration the U.S. recession had lkely ended. Mr.Bernanke said that from a technical point.” (Giá trị chứng khóan tăng cao hơn hôm thứ Ba, được cổ võ bởi lời tuyên bố của Chủ tịch FED Bernanke rằng cuộc Khủng hỏang Mỹ dường như đã chấm dứt.

Ông Bernanke đã nói điều đó từ một khía cạnh kỹ thuật). Oâng GREENSPAN nhấn mạnh đến THẤT NGHIỆP của Khủng hỏang Kinh tế Ông Greenspan tuyên bố thất nghiệp sẽ vượt qua mức 10%, và không cần đến kế hoạch kích thích kinh tế lần thứ hai (Cali Today News, Trần Thị Sông Dinh, Oct 04, 2009) Cali Today News – Ông Greenspan – Cựu chủ tịch Qũy Dự Trữ Liên Bang (DTLB) Hoa Kỳ, nay đã nghỉ hưu, vừa tuyên bố hôm chủ nhật là mức thất nghiệp sẽ vượt qua 10%, rồi sẽ dừng ở đó một thời gian, và chương trình kích thích kinh tế hiện nay chưa cần đến.


Ngoài ra, ông ta cũng phát biểu thuận lợi cho việc gia hạn trợ cấp thất nghiệp, khấu trừ thuế cho tiền bảo hiểm y tế – đó chính là chương trình mà chính quyền của ông Obama đang xem xét để giúp đỡ những người bị thất nghiệp trong đợt suy thoái lần này. Hiện nay, có tới 15 triệu người Mỹ thất nghiệp, và mức thất nghiệp hiện nay đang ở mức 9.8%, mức cao nhất trong vòng 26 năm qua. Ông cũng cho rằng đây là một giai đoạn thật đặc biệt và một số hành động tạm thời cần được áp dụng. Phát biểu trên ABC’s trong mục “This Week”, ông nói: “Tôi thật sự không xem xét các loại chương trình kích thích kinh tế, tôi nghĩ một cách căn bản đó là những chương trình giúp đỡ cho người dân, nhất là một phần đối với tiêu chuẩn sống của họ. Tôi cho rằng nó sẽ có hiệu quả kích thích, nhưng đó là điểm chính của tôi.”

Ông ta gọi bản tường trình công việc được công bố vào thứ sáu rồi là “khá tệ”, và ông Greenspan đặc biệt quan tâm về những con số thống kê cho thấy số người mất việc làm trong 6 tháng qua hoặc hơn đã đến con số 5 triệu người, sau khi đã gia tăng đáng kể trong tháng qua. Ông nói thêm: “Những người bị mất việc cho một thời gian dài sẽ thật sự mất đi tay nghề của họ. Những điều tạo ra một nền kinh tế vĩ đại là sự kết hợp giữa tài sản vốn của nền kinh tế và nhân sự điều hành tài sản này. Và nếu bạn mất đi những năng khiếu con người, thì thật sự có một sự mất mát thật sự và không tìm lại được.”


Nhìn về trước trong bức tranh toàn cảnh của tình trạng thất nghiệp, ông ta nói rằng nó sẽ vượt qua mức 10%, và ở đó một thời gian, trước khi rơi xuống trở lại. Ông Greenspan nói rằng ông đề nghị TT Obama tập trung đưa nền kinh tế đi lên, nhưng đừng thúc đẩy nhiều quá đến nỗi mà nó sẽ tạo ra phản tác dụng. Với mức phát triển của qúy 3 là 3% hay cao hơn, Greenspan cho biết là ông ta đề nghị không cần kế hoạch kích thích kinh tế lần thứ hai. Ông ta nói rằng cần chờ đợi và quan sát xem cái động lực đang thúc đẩy nền kinh tế đi lên sẽ tiến triển ra sao. Ông Greenspan cũng tỏ ra quan tâm về sự gia tăng mức thâm thủng ngân sách và nợ của quốc gia.


NHÂN LỰC là một trong hai Yếu tố chính Của Sản Xuất Kinh tế thực Phương trình Lượng Sản Xuất cho mọi nước như sau: Q = f(K, L, t) Q là Lượng sản xuất. Trong Phương trình này, K (Vốn) và L (Nhân Lực) là hai yếu tố sản xuất chính yếu. “t“ đứng trong Phương trình để chỉ Technology. Technology không đứng độc lập với Vốn (K) và Nhân Lực (L). Người ta gọi “t” là Incorporated Technology, nghĩa là phải có hai yếu tố K và L trước đã thì Technology mới Incorporated vào được.

Có Vốn, thì mới mua được Technology. Và Technology được incorporated vào Nhân Lực để làm tăng hiệu lực cho Nhân lực. Trong Lãnh vực Kinh tế thực hiện đại, giữa Nhân lực và Technology đang có sự đố kỵ. Tăng Kỹ thuật để thải nhân lực ! Ở những nước chưa mở mang, chưa có Kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân, nhưng nông dân vẫn sản xuất nhờ Vốn mua ruộng, hạt giống, phân đạm và nhờ bắp thị cứng rắn (Nhân lực). Điều đó có nghĩa là việc sản xuất của nông dân ở những nước nghèo này chưa có Technology can thiệp vào, mà chỉ nhờ VỐN (K) và NHÂN LỰC (L) là những yếu tố chính yếu của sản xuất.


Với Công thứ tồng quát Q=f(K,L,t), tôi có thể áp dụng cho mọi nước, từ những nước nghèo nhất chưa có tiền mua Technology. Technology phải từ từ incorporated vào K và L khi người ta có VỐN để mua Technology và khi NHÂN LỰC được huấn luyện kiến thức nghề nghiệp về Technology. Khi NHÂN LỰC là một trong hai Yếu tố chính sản xuất cho Lãnh vực Kinh tế thực, thì THẤT NGHIỆP là một Chỉ số quan trọng để những Nhà Kinh tế nói về Khủng Hỏang. Đối với những người nắm quyền Chính trị, thì Chỉ số THẤT NGHIỆP thực sự trở thành quan trọng vì từ khối người Thất nghiệp, tình trạng căng thẳng Xã hội nẩy sinh và có thể đưa đến xáo trộn Xã hội và ĐỘT BIẾN Chính trị.

Ông GREENSPAN chú trọng đến Chỉ số Thất nghiệp. Sau khi Ông BERNANKE tuyên bố lạc quan dựa trên Chỉ số Chứng khóan, thì OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) đưa ra ngay Chỉ số Thất nghiệp để cho thấy tình trạng Khủng hỏang. Ký giả Gabriele PARUSSINI viết ra quan điểm của Ông Angel CURRIA, Tổng Thư ký của OECD gồm 30 quốc gia, viết Bài báo, với tựa đề là OECD SAYS JOBS CRISIS HAS REPLACED CREDIT CRISIS, được đăng trên THE WALL STREET JOURNAL ngày thứ Năm, 17.09.2009, trang 2. Ký giả Gabriele PARUSSINI và OECD đứng theo quan điểm THẤT NGHIỆP để nói về Khủng hỏang Kinh tế thực, chứ không riêng Lãnh vực Ngân Hàng/Tài chánh như Ông Bernanke. Chưa có thể nói đơn giản là Cuộc Khủng Hỏang Tài chánh/Kinh tế đã chấm dứt Cuộc Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế Thế giới bắt đầu từ những Tín Dụng Địa Oác (Mortgage Credit).


Những Subprime Mortgage Credits bị ung thối rồi lan sang các Tin dụng khác làm cho giới Ngân Hàng/ Tài chánh co rúm lại, mất giá. Thị trường Subprime Mortgage Credits không phải chỉ tác dụng riêng cho giới Ngân Hàng/ Tài chánh Hoa-kỳ, mà cho các Ngân Hàng lớn khắp Thế giới. Đây không phải chỉ lỗi riêng của Hoa kỳ, mà còn là việc tham dự Tín dụng của các Ngân Hàng/ Tài chánh lớn Thế giới vào Thị trường Hoa kỳ để chia phần lợi nhuận.

Cùng chia phần lợi nhuận để sau đó các Ngân Hàng/ Tài chánh lớn của các nước khác cùng bị hậu quả của sự ung thối Subprime Mortgage Credits, thì bây giờ không thể óan trách riêng Hoa kỳ. Chính quyền Hoa kỳ, ngay cuối thời TT.BUSH đã chỉ chú tâm vào việc cứu vãn giới Ngân Hàng và các Tổ chức Bảo Hiểm/ Tài chánh bằng những Chương trình BAILOUTS. Chính quyền TT.OBAMA tiếp tục những Chương trình BAILOUTS cho giới Ngân Hàng và những Tổ chức Bảo Hiểm/ Tài chánh. Nhưng lãnh vực Ngân Hàng/ Tài chánh bắt đầu lan sang lãnh vực KINH THẾ thực làm đình trệ sản xuất và do đó nạn THẤT NGHIỆP bán phần (chomage au temps partiel) rồi tòan phần (chomage à plein temps) tăng lên. Ngành nghiệp KINH TẾ bị khủng hỏang trầm trọng là Kỹ nghệ Xe Hơi. Kỹ nghệ Thiết bị, Kỹ nghệ những Sản phẩm xa hoa.


Không những chỉ Chính quyền Hoa kỳ, mà các Chính quyền của các nước đã Kỹ nghệ hóa đưa ra những Chương trình Kích cầu (STIMULUS plans) để nâng cao phía CẦU của Dân chúng đang bị co rúm lại và từ đó làm cho các Kỹ nghệ có thể sản xuất mà tăng phía CUNG. Cuộc Khủng hỏang bắt đầu từ năm 2007, qua suốt 2008, rồi hiện nay là tháng 9/2009. Đọc Tờ THE WALL STREET JOURNAL ngày 16.09.2009, trang 3, tôi thấy bài của hai Ký giả Sara MURRAY và Ann ZIMMERMAN viết chiếm trọn 5 cột với đầu đề “BERNANKE DECLARES END TO RESESSION IN THE U.S.” (BERNANKE TUYÊN BỐ CHẤM DỨT KHỦNG HỎANG TẠI HOA KỲ). Tôi mừng cho nước Mỹ, mừng cho những đồng hương của tôi sẽ bắt đầu sống sung sướng sung túc như trước đây. Những thành phần tham dự vào Thị trường Chứng khóan là những Tỉ phú, Triệu phú, là những Ngân Hàng, những Tổ chức Bảo Hiểm,


Tài chánh. Khi Chỉ số Thị trường Chứng khóan xuống, họ mất, nhưng tài sản của họ vẫn còn mức độ căn bản làm họ tiếp tục sống vương giả. Những nhân viên làm việc cho các Triệu phú, Tỉ phú, các Ngân Hàng, các Tổ chức Bảo Hiểm/ Tài chánh, dù bị thất nghiệp, nhưng trước đó họ đã thu vào những khả năng Tiền bạc để bảo đảm tình trạng thất nghiệp lúc này. Nếu những Chương trình BAILOUTS khổng lồ cứu vãn giới Tài chánh (Giới có Tiền bạc kho đụn), thì những Chương trình STIMULUS cho Kinh tế với những chi tiêu khổng lồ xả láng mà hiệu quả còn mù mờ chưa cho phép nói là Khủng hỏang đã chấm dứt. Thậm chí chúng ta có thể nói Khủng hỏang Kinh tế còn đang tăng nếu nhìn Chỉ số THẤT NGHIỆP là mối quan tâm chính yếu cho Lãnh vực Khủng hỏang Kinh tế thực. Cứu đổ vỡ cho Ngân Hàng, Triệu phú ở Thị trường Chứng khóan hay cứu Dân nghèo THẤT NGHIỆP ?


Khi các Chính quyền cứu vớt các Ngân Hàng, các Tổ chứ Bảo Hiểm/Tài chánh là nhằm hai mục đích: (i) Để họ không chết; (ii) Để họ có vốn tăng lên mà cho Lãnh vực Kinh tế thực vay. Khi các Ngân Hàng Trung Ương hạ lãi suất chỉ đạo xuống gần số không, đó là hạ giá vốn để các Xí nghiệp có thể vay được vốn với giá hạ trong lúc túng quẫn. Mục đích tối hậu của những Chương trình BAILOUTS cứu vớt giới Ngân Hàng/ Tài chánh là để giới này cùng với các Xí nghiệp tạo công ăn việc làm cho Dân chúng. Cũng vậy mục đích hạ lãi suất chỉ đạo cũng nhằm tạo công ăn việc làm qua các Xí nghiệp. Mục đích tạo công ăn việc làm là hòan tòan chính đáng và là công bằng xã hội bởi lẽ những số tiền khổng lồ cho những Chương trình BAILOUTS và những


Chương trình STIMULUS là do sự dóng thuế của tòan Dân, chứ không phải đến từ giới Triệu phú, Tỉ phú hoặc Ngân Hàng. Nhưng tại sao những số tiền khổng lồ BAILOUTS và STIMULUS đi vào đâu mà không tạo hiệu quả làm giảm thất nghiệp theo mục đích của các Chính quyền? Nếu những Chương trình BAILOUTS chỉ giúp các Tỉ phú, Triệu phú, các Ngân Hàng, các Tổ chức Bảo Hiểm/ Tài chánh đổ số tiền giúp đỡ ấy vào việc chơi ở Thị trường Chứng khóan để làm cho Chỉ số Chứng khóan tăng lên, đó là việc những người giầu này làm tăng sự giầu có của họ do thuế Dân đóng vào, chứ không phải là tạo công ăn việc làm cho chính người Dân nghèo đóng thuế. Đối với những Xí nghiệp sản xuất, Ngân Hàng Trung ương hạ lãi suất, rồi Dân đóng thuế cho những Chi tiêu khổng lồ trong những Chương trình STIMULUS, cố ý tăng Sản xuất của những Xí nghiệp và do đó tạo công ăn việc làm. Nhưng tại sao THẤT NGHIỆP càng tăng? Có ba cách cắt nghĩa: =>

Các Xí nghiệp đang trong thời kỳ thế thủ với cuộc khủng hỏang hiện nay. Họ xử dụng vốn rẻ để củng cố sự vững chắc cho Xí nghiệp họ hơn là tăng sản xuất để có thể đi vào phiêu lưu trong thời gian bấp bênh tới chưa lường được.

=> Việc sản xuất tùy thuộc hai yếu tố Q = f (K, L,t). Q là lượng sản xuất, K là xử dụng Vốn, L là xử dụng Nhân lực. K tượng trưng cho những phương tiện sản xuất Kỹ thuật, Máy móc. Các Xí nghiệp nếu có tăng lượng sản xuất Q, thì họ thiên về việc xử dụng Vốn cho những phương tiện Kỹ thuật, Máy móc hơn là thu nhập thêm Nhân công vốn dĩ mang nhiều phức tạp. Trong thời gian qua, các Xí nghiệp phải chịu tình trạng Kỹ thuật, Máy móc ngưng chạy (thất nghiệp máy móc), nên lúc này họ cho Máy móc chạy lại đúng mức độ để sản xuất hơn là thu nhận thêm Nhân công.

=> Những Xí nghiệp Sản xuất luôn luôn gặp những phức tạp khi phải sa thải nhân công vì các Nghiệp Đòan Thợ thuyền đứng đó để sẵn sàng tranh đấu. Trong hai Yếu tố Sản xuất chính K (Vốn), L (Nhân lực), những Nhà Quản trị Xí nghiệp dễ điều khiển Vốn hơn là Nhân công. Tại những nước tiền tiến, những Nhà Quản trị dễ tìm dịp thay thế Vốn vào chỗ Nhân công. Mỗi mức Tiến triển Khoa học Kỹ thuật là mỗi bước sa thải Nhân lực. “La Technologie chasse les Ouvriers“ (Kỹ thuật đuổi Thợ thuyền). Sa thải Nhân công thì dễ, mà nhận lại mới khó. Vì vậy, cuộc Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế này có lẽ là dịp may cho một số Xí nghiệp để có cớ sa thải Nhân công. Tình trạng Thất nghiệp sẽ kéo dài vậy.

Các Chương trình BAILOUTS và STIMULUS là do thuế của Dân đóng vào, trong đó có cả những người THẤT NGHIỆP, chứ không phải chỉ nguyên những Ngân hàng gia hay những Tỉ phú chơi Chứng khóan. Người Dân đóng thuế là mong những Chương trình BAILOUTS và STIMULUS lo cho Dân có công ăn việc làm. Khi THẤT NGHIỆP vẫn tăng, thì đó có nghĩa là các Chương trình BAILOUTS và STIMULUS chưa đạt được mục đích mà chính Dân đóng thuế mong ước. Không thể chỉ lấy nguyên Chỉ số Chứng khóan để nói rằng Khủng hỏang chấm dứt.


Phải theo Chỉ số THẤT NGHIỆP mà nói rằng Khủng hỏang đã chấm dứt hay chưa. TT. OBAMA tuyên bố lo sợ cho Cuộc Tái Khủng Hỏang Kinh tế
Nhật báo Pháp LE FIGARO, Thứ Năm ngày 19.11.2009, viết như sau: “L’économie américaine n’est pas à l’abri d’une rechute dans la récession. Sur le chemin de retour de son voyage de huit jours en Asie, Barack Obama a confíé à la chaine de télévision Fox News que “si l’on continue d’alourdir la dette (publique), les gens pourraient perdre confiance dans l’économie américaine, conduisant à la rechute dans la récession“ (double dip, soit une double récession figurée par un W). (Kinh tế Mỹ khó tránh khỏi việc tái khủng hỏang.


Trên đường về sau khi Á du 8 ngày, Barack Obama đã nói với hệ thống Truyền hình Fox News rằng “nếu tiếp tục làm trầm trọng thêm nợ nần ngân sách, người ta có thể mất tin tưởng vào kinh tế Mỹ, dẫn đến tái khủng hỏang (hai lần khủng hỏang theo chữ W). Trên đường từ Á du về, nhất là sau khi gặp thượng đỉnh với Hồ Cẩm Đào mà không có kết quả nào cụ thể như việc chính yếu là yêu cầu Trung quốc nâng Tỷ số Hối đóai mà không những Mỹ mà và những Quốc gia Á châu khác muốn chính Obama làm áp lực với Hồ Cẩm Đào để tu chỉnh. Không đạt được kết quả, Mỹ còn bị chính Trung quốc công kích mạnh về những Biện pháp Che Chở Mậu dịch (Protectionism).


Tại chính nước Mỹ, dân chúng càng ngày càng mất tin tưởng vào chính những biện pháp cứu nguy Kinh tế của Obama. Dân chúng lo sợ tình trạng nợ nần ngân sách đã đạt tới USD.1'200 tỉ. Chính Thống đốc Ben BERNANKE cũng bắt đầu hòai nghi cho sự phục hồi Kinh tế và đã quyết định chậm lại việc tăng lãi suất chỉ đạo. Â châu cũng bắt đầu thấy Barack Obama nói lý thuyết trôi chảy, nhưng chưa có thực hiện cụ thể nào. Những điều làm cho Âu châu bất bình là:

=> Barack Obama chần chừ không dứt khóat quyết định đối với Afghanistan
=> Barack Obama nói hăng hái về vụ CO2, nhưng bây giờ như thối lui. Lula (Brésil) và Sarkozy (Pháp) tỏ ra rất bất bình về vụ này.
=> Barack Obama đã quá nịnh Trung quốc và tuyên bố như hai nước Mỹ-Trung quốc lập G2 lãnh đạo những vấn đề Thế giới, trong khi ấy coi nhẹ Liên Âu và G8, nhất là G20.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 07.10.2009, cập nhật 19.11.2009

*


No comments: