***
http://www.danlentieng.net/spip.php?article5178
Bài học vĩ đại: Khiêu vũ với Trịnh Phương
David Feith
LGT: Ông Trịnh Phương, đảng viên Đảng CSTQ, là một tr ong trăm ngàn sinh viên có mặt tr ong cuộc biểu tình ôn hòa nhiều ngày đêm tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ngày 4 tháng Sáu năm ấy, ông cùng chiến hữu bị xe tăng quân đội TQ tiến vào đè bẹp theo lệnh Đặng Tiểu Bình, khi đang cùng với các sinh viên khác cố thoát khỏi quảng trường. Ông sống sót nhưng hai chân bị nghiến nát. Chân trái bị cưa dưới đầu gối, còn chân phải bị cưa ở giữa bắp đùi. Nhà nước TQ cố tình bưng bít thông tin về nguyên nhân què cụt của ông khi ông nỗ lực vượt lên khỏi số phận của mình để trở thành một vận động viên tàn tật xuất sắc.
Trước nguy cơ bị lộ thông tin, họ cấm ông thi đấu và bỏ mặc số phận của ông. Nhưng ông kiên nhẫn chờ đợi. Và đến khi có dịp thoát khỏi bàn tay độc tài, tị nạn sang Mỹ, bè bạn bốn phương, những con người biết quý trọng nhân phẩm, đã xúm nhau lại, tìm cách để ông có lại một "đôi chân" mới. Trịnh Phương vụt trở thành một biểu tượng thách thức với bóng tối, ông lại bay lượn khiêu vũ trên đôi chân của tự do.
Tr ong hàng nghìn năm lịch sử, nước "An Nam" láng giềng nhỏ bé sát nách Trung Hoa luôn luôn bị "thiên triều" xấc xược lấn áp, lăm le nghiền nát không biết bao nhiêu lần; nhưng tr ong mọi trường hợp gay go nghìn cân treo sợi tóc, bằng chính mối đoàn kết "Diên Hồng" bắt rễ sâu tr ong tình cảm của toàn dân tộc, người Việt Nam chứ không có ai khác, đều đã tìm được đôi chân thần kỳ của Trịnh Phương - đó cũng chính là biểu tượng "ngựa sắt Phù Đổng" tr ong tâm thức dân tộc chúng ta.
Vậy ngày nay đôi chân ấy ở đâu? Đầu óc ngu xuẩn nào và lợi ích của tập đoàn nào đang cố tình làm tê liệt nó, thậm chí muốn tiếp tay cho kẻ thù nghiền nát nó? Một dân tộc tr ong vòng tối tăm, quờ quạng không lần ra ánh sáng của tự do dân chủ là một dân tộc hai chân bị đem lên thớt. Chắc chắn dân tộc Việt Nam sẽ sớm tìm thấy đôi chân của Trịnh Phương chứ không bao giờ chấp nhận một sự hành hình như vậy. Nguyễn Huệ Chi
---o0o---
Bài học vĩ đại: Khiêu vũ với Trịnh Phương
David Feith, Wall Street Journal 25/9/2009
Tr ong kỷ nguyên tài chính toàn cầu này, Mỹ và Trung Quốc có nhiều quyền lợi c hung về thương mại và nợ nần. Tuy nhiên tính cách cốt lõi của một quốc gia được thể hiện không phải qua hoàn cảnh kinh tế, mà qua sự tôn trọng nhân quyền. Tr ong lĩnh vực này Mỹ và Trung Quốc ít có điểm gì c hung , như câu chuyện bi hùng của Trịnh Phương (Zheng Fang) cho thấy. Năm 1989 ông Phương là một tr ong cả trăm ngàn người Trung Quốc tràn ngập Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để biểu tình đòi quyền dân chủ. Lúc đó ông là đảng viên và là sinh viên trường Đại học Thể thao Bắc Kinh, đồng thời cũng là vận động viên chạy nước rút loại giỏi. Nhưng vì tham gia biểu tình ôn hòa, ông đã trở thành kẻ thù của nhà nước.
Khi chính quyền ra lệnh cho quân đội trấn áp, Giải phóng quân Nhân dân đã sát hại và gây tàn phế cho hàng ngàn sinh viên tay không. Ông Phương là một tr ong những sinh viên này. Ngày 4 tháng Sáu năm 1989 ông bị xe tăng cán khi cùng với các sinh viên khác cố thoát khỏi quảng trường. Ông sống sót nhưng hai chân bị nghiến nát. Chân trái bị cưa dưới đầu gối, còn chân phải bị cưa ở giữa bắp đùi. Đôi chân của ông Trịnh Phương bị xe tăng nghiền nát. Những sinh viên bị chiến xa cán chết, xác nằm la liệt bên đường. Ngay sau đó, các viên chức Trung Quốc bắt đầu gây áp lực buộc ông Phương phải “thừa nhận” rằng ông bị tàn phế là do một tai nạn giao thông đơn thuần. Ông từ chối, ngay cả khi chính quyền không cấp bằng đại học cho ông khiến ông khó tìm việc. Thay vì nản lòng, ông quyết tâm phải giỏi trở lại tr ong thể thao. Từ một kẻ tàn phế phải ngồi trên xe lăn, ông trở thành vận động viên vô địch về ném đĩa và phóng lao, phá hai kỷ lục châu Á tr ong cuộc tranh tài thể thao dành cho người khuyết tật toàn Trung Quốc năm 1992.
Ông lọt vào cuộc tranh tài thể thao dành cho người khuyết tật Nam Thái Bình Dương và Viễn Đông và chấp nhận điều yêu cầu của chính quyền là ông không được hé lộ với phóng viên về đôi chân của ông. Nhưng vào trước cuộc tranh tài này, rõ ràng do sợ rằng thế giới phát giác ra nguyên nhân sự tàn phế của ông, các viên chức Trung Quốc đã cấm ông thi đấu. Rồi từ đó ông không bao giờ được mời tham gia vào một cuộc tranh tài thể thao nào nữa. Trở về tỉnh Hải Nam, ban đầu ông Phương làm việc cho văn phòng địa ốc nhưng rồi phải xoay sang ngồi bán thuốc lá và nước giải khát bên đường.
Tr ong thời gian này ông cũng liên lạc với các cơ quan truyền thông nước ngoài để phát biểu về vụ thảm sát Thiên An Môn và về mưu toan của chính quyền nhằm che đậy vụ tai tiếng này. Chẳng bao lâu sau ông thường xuyên bị quấy rầy. Người yêu của ông, rõ ràng bị Cục An ninh Trung Quốc gây áp lực, đã bỏ ông. Điện thoại nhà ông bị cắt thường xuyên, đôi lúc bị cắt ngang khi ông đang trả lời phỏng vấn của các cơ quan truyền thông nước ngoài như đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Năm 1999, đang trên đường lên Bắc Kinh tìm việc làm, ông bị công an chặn lại ở một nhà ga, bắt giữ cả tuần lễ, rồi cảnh cáo không được rời nơi cư trú nếu không được phép. Nhưng ông Phương vẫn tiếp tục bày tỏ ý kiến của mình không dè dặt.
Năm 2001 ông nói với tờ New York Times: “Tr ong tương lai gần, rất có thể chính quyền sẽ không đảo ngược quan điểm của họ về vụ ngày 4 tháng Sáu. Có thể họ bắt đầu từ từ, như nói rằng sử dụng xe tăng là sai lầm.” Với lý lịch như vậy, thật là kinh ngạc khi chính quyền Trung Quốc cấp hộ chiếu cho ông Phương vào tháng Tám năm 2008. Có lẽ họ nghĩ rằng cho ông ra định cư ở nuớc ngoài sẽ chẳng quan trọng gì đối với bất kỳ ai ngoài ông. Họ đã lầm. Ông Phương đến Mỹ nhập cư vào tháng Hai vừa qua, và chờ đón ông là các nhà hoạt động nhân quyền, đứng đầu là ông Chu Ph ong Tỏa (Zhou Fengsuo), người đã từng là sinh viên Thiên An Môn hiện sống ở San Francisco; bà Sài Linh (Chai Ling), từng là một lãnh đạo của các cuộc biểu tình sinh viên Thiên An Môn sống ở Boston; và ông Michael Horowitz, thành viên của Viện Nghiên cứu Hudson của Washington.
Giờ đây họ công bố câu chuyện của ông và giúp ông giành lại những gì chính quyền Trung Quốc đã cướp đi của ông cách đây 20 năm, đó là khả năng đi lại. Nhờ các bác sĩ và các chuyên gia làm việc miễn phí, ông Phương đang điều trị vật lý trị liệu ở bệnh viện phục hồi chức năng Adventist ở Maryland. Ông đang tập đi lại bằng đôi chân giả kỹ thuật cao do công ty Ossur thân tặng (công ty này cũng chế tạo chân tay giả cho thương binh Mỹ). Ngày 7 tháng 10 tới, ông Phương dự kiến sẽ khiêu vũ lần đầu tiên tr ong đời với vợ ở thủ đô Washington. Dịp này sẽ có sự tham dự của các vị dân cử tr ong Quốc hội Mỹ và sẽ được đưa lên YouTube. Khi ông khiêu vũ, người xem trên khắp toàn cầu “sẽ so sánh giữa hai hệ thống, giữa số phận của ông ở Trung Quốc và số phận của ông ở thể chế dân chủ,” ông Dương Kiến Lợi (Yang Jianli), người từng là sinh viên Thiên An Môn, và đã bị tù từ năm 2002 đến 2007, nói với tôi. Bà Linh nhận xét với tôi là dịp khiêu vũ này của ông Phương “sẽ phát đi một thông điệp rất hùng hồn cho bao người đang đấu tranh tại Trung Quốc rằng họ không bị lãng quên.”
Một thông điệp như thế hiện nay đang rất cần, khi mà chính phủ Mỹ đang hạ thấp tầm quan trọng của nhân quyền. Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton tuyên bố vào tháng Hai rằng vấn đề nhân quyền “không thể ảnh hưởng” đến sự hợp tác Mỹ – Trung Quốc về kinh tế và về thay đổi khí hậu. Các viên chức cấp cao Mỹ cũng từ chối công khai gặp Đức Dalai Lama, người đại diện cho dân tộc thiểu số Tây Tạng bị đau khổ triền miên tại Trung Quốc. Bây giờ bà Clinton có một cơ hội để chứng tỏ rằng bà không hoàn toàn quên về nhân quyền: bà hãy mời ông Phương khiêu vũ lần thứ hai tr ong đời ông cùng với bà. David Feith là trợ lý biên tập tạp chí Foreign Affairs. Trần Quốc Việt dịch
http://bauxitevietnam.info/c/11579.html ---o0o--- Dancing With Fang Zheng
The sprinter’s legs were crushed by a tank at Tiananmen. By DAVID FEITH In this era of global finance the United States and China have common interests regarding trade and debt. However, the essential character of a state is revealed not in its economic circumstances, but in its respect for human rights. In this field the U.S. and China have little in common—as illustrated by the harrowing and heroic story of Fang Zheng. In 1989, Mr. Fang was am ong the 100,000 Chinese who flooded into Beijing ’s Tiananmen Square to demonstrate for democratic rights. He was then a Communist Party member, a student studying at Beijing College of Physical Science, and an accomplished sprinter. But by joining the peaceful protests, he became an enemy of the state. When the government ordered a military crackdown, the People’s Liberation Army killed or mai med thousands of unarmed students. Mr. Fang was one of them. On June 4, 1989, he was run over by a tank as he and other students retreated from the square. He survived, but both of his legs were crushed. His left leg was amputated below the knee, and his right leg at mid-thigh. Immediately, Chinese officials began pressuring Mr. Fang to "admit" that his injuries were caused by a mere road accident. He refused, even when the government denied him his college degree, which made it difficult to find work. Instead, he resolved to excel again athletically. From a wheelchair, he became a champion in discus and javelin, breaking two Asian records at the 1992 All-China Disabled Athletic Games. He qualified for the 1994 Far East and South Pacific Disabled Games and accepted the government’s demand that he not speak with journalists about his legs. But on the eve of the Games, evidently fearing that the origin of his injuries would become known, Chinese officials banned Mr. Fang from competing. He was never invited to participate in athletics again. Back in Hainan Province Mr. Fang worked first in a real estate office and then selling cigarettes and soda at a roadside stand. He also reached out to foreign media to speak about the Tiananmen massacre and the government’s efforts to cover it up. Soon he found himself regularly harassed. His girlfriend—apparently under pressure from China ’s National Security Bureau—left him. His phone line was often cut, sometimes while he was on the phone with media outlets, such as Voice of America.
In 1999, while traveling to Beijing to seek work, he was stopped at a train station by police, detained for a week, and told he could not leave his town without permission. Yet Mr. Fang continued to speak out. In 2001, he told the New York Times, "It isn’t very likely that the government will reverse its position on June 4 anytime soon. Maybe they will start in some gradual way, like by saying that using tanks was a mistake." Given this record, it is amazing that in August 2008 the Chinese government issued Mr. Fang a passport. Perhaps Chinese officials thought that his emigration would be of little consequence to anyone other than Mr. Fang. They were wr ong .
Mr. Fang immigrated in February to the U.S., where human rights activists—led by Fengsuo Zhou, a Tiananmen veteran living in San Francisco; Ling Chai, who was a leader of the Tiananmen student demonstrations and lives in Boston; and Michael Horowitz, a fellow at Washington’s Hudson Institute—were waiting for him. They are now publicizing his story and helping him get back what the Chinese government took from him 20 years ago—his ability to walk. Aided by doctors and specialists working pro bono, this month Mr. Fang is undergoing physical therapy at Adventist Rehabilitation Hospital in Maryland .
He is learning to walk with high-tech prosthetics legs donated by the Ossur Corporation (which also engineers prosthetics for injured American soldiers). On Oct. 7, Mr. Fang plans to dance with his wife for the first time, at a Washington , D.C. , event to be attended by members of C ong ress and broadcast on YouTube.
When he does, viewers across the globe "will make a comparison between two systems—between his fortune in China and his fortune in democracy," Yang Jianli, a Tiananmen veteran who was imprisoned in China from 2002 to 2007, told me. Mr. Fang’s dance, Ms. Ling told me, "will send such a powerful message to struggling people in China —that they have not been forgotten." Such a message is especially needed today, when the U.S. government is downplaying the importance of human rights. Secretary of State Hillary Clinton said in February that human rights issues "can’t interfere" with U.S.-China cooperation on economics and climate change.
Senior U.S. officials are also refusing to meet publicly with the Dalai Lama, who represents China ’s l ong -suffering Tibetan minority. Now Mrs. Clinton has an opportunity to show that she hasn’t completely forgotten about human rights—by requesting to have Mr. Fang’s second dance. Mr. Feith is assistant editor of Foreign Affairs.
***
Bài học vĩ đại: Khiêu vũ với Trịnh Phương
David Feith
LGT: Ông Trịnh Phương, đảng viên Đảng CSTQ, là một tr ong trăm ngàn sinh viên có mặt tr ong cuộc biểu tình ôn hòa nhiều ngày đêm tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ngày 4 tháng Sáu năm ấy, ông cùng chiến hữu bị xe tăng quân đội TQ tiến vào đè bẹp theo lệnh Đặng Tiểu Bình, khi đang cùng với các sinh viên khác cố thoát khỏi quảng trường. Ông sống sót nhưng hai chân bị nghiến nát. Chân trái bị cưa dưới đầu gối, còn chân phải bị cưa ở giữa bắp đùi. Nhà nước TQ cố tình bưng bít thông tin về nguyên nhân què cụt của ông khi ông nỗ lực vượt lên khỏi số phận của mình để trở thành một vận động viên tàn tật xuất sắc.
Trước nguy cơ bị lộ thông tin, họ cấm ông thi đấu và bỏ mặc số phận của ông. Nhưng ông kiên nhẫn chờ đợi. Và đến khi có dịp thoát khỏi bàn tay độc tài, tị nạn sang Mỹ, bè bạn bốn phương, những con người biết quý trọng nhân phẩm, đã xúm nhau lại, tìm cách để ông có lại một "đôi chân" mới. Trịnh Phương vụt trở thành một biểu tượng thách thức với bóng tối, ông lại bay lượn khiêu vũ trên đôi chân của tự do.
Tr ong hàng nghìn năm lịch sử, nước "An Nam" láng giềng nhỏ bé sát nách Trung Hoa luôn luôn bị "thiên triều" xấc xược lấn áp, lăm le nghiền nát không biết bao nhiêu lần; nhưng tr ong mọi trường hợp gay go nghìn cân treo sợi tóc, bằng chính mối đoàn kết "Diên Hồng" bắt rễ sâu tr ong tình cảm của toàn dân tộc, người Việt Nam chứ không có ai khác, đều đã tìm được đôi chân thần kỳ của Trịnh Phương - đó cũng chính là biểu tượng "ngựa sắt Phù Đổng" tr ong tâm thức dân tộc chúng ta.
Vậy ngày nay đôi chân ấy ở đâu? Đầu óc ngu xuẩn nào và lợi ích của tập đoàn nào đang cố tình làm tê liệt nó, thậm chí muốn tiếp tay cho kẻ thù nghiền nát nó? Một dân tộc tr ong vòng tối tăm, quờ quạng không lần ra ánh sáng của tự do dân chủ là một dân tộc hai chân bị đem lên thớt. Chắc chắn dân tộc Việt Nam sẽ sớm tìm thấy đôi chân của Trịnh Phương chứ không bao giờ chấp nhận một sự hành hình như vậy. Nguyễn Huệ Chi
---o0o---
Bài học vĩ đại: Khiêu vũ với Trịnh Phương
David Feith, Wall Street Journal 25/9/2009
Tr ong kỷ nguyên tài chính toàn cầu này, Mỹ và Trung Quốc có nhiều quyền lợi c hung về thương mại và nợ nần. Tuy nhiên tính cách cốt lõi của một quốc gia được thể hiện không phải qua hoàn cảnh kinh tế, mà qua sự tôn trọng nhân quyền. Tr ong lĩnh vực này Mỹ và Trung Quốc ít có điểm gì c hung , như câu chuyện bi hùng của Trịnh Phương (Zheng Fang) cho thấy. Năm 1989 ông Phương là một tr ong cả trăm ngàn người Trung Quốc tràn ngập Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để biểu tình đòi quyền dân chủ. Lúc đó ông là đảng viên và là sinh viên trường Đại học Thể thao Bắc Kinh, đồng thời cũng là vận động viên chạy nước rút loại giỏi. Nhưng vì tham gia biểu tình ôn hòa, ông đã trở thành kẻ thù của nhà nước.
Khi chính quyền ra lệnh cho quân đội trấn áp, Giải phóng quân Nhân dân đã sát hại và gây tàn phế cho hàng ngàn sinh viên tay không. Ông Phương là một tr ong những sinh viên này. Ngày 4 tháng Sáu năm 1989 ông bị xe tăng cán khi cùng với các sinh viên khác cố thoát khỏi quảng trường. Ông sống sót nhưng hai chân bị nghiến nát. Chân trái bị cưa dưới đầu gối, còn chân phải bị cưa ở giữa bắp đùi. Đôi chân của ông Trịnh Phương bị xe tăng nghiền nát. Những sinh viên bị chiến xa cán chết, xác nằm la liệt bên đường. Ngay sau đó, các viên chức Trung Quốc bắt đầu gây áp lực buộc ông Phương phải “thừa nhận” rằng ông bị tàn phế là do một tai nạn giao thông đơn thuần. Ông từ chối, ngay cả khi chính quyền không cấp bằng đại học cho ông khiến ông khó tìm việc. Thay vì nản lòng, ông quyết tâm phải giỏi trở lại tr ong thể thao. Từ một kẻ tàn phế phải ngồi trên xe lăn, ông trở thành vận động viên vô địch về ném đĩa và phóng lao, phá hai kỷ lục châu Á tr ong cuộc tranh tài thể thao dành cho người khuyết tật toàn Trung Quốc năm 1992.
Ông lọt vào cuộc tranh tài thể thao dành cho người khuyết tật Nam Thái Bình Dương và Viễn Đông và chấp nhận điều yêu cầu của chính quyền là ông không được hé lộ với phóng viên về đôi chân của ông. Nhưng vào trước cuộc tranh tài này, rõ ràng do sợ rằng thế giới phát giác ra nguyên nhân sự tàn phế của ông, các viên chức Trung Quốc đã cấm ông thi đấu. Rồi từ đó ông không bao giờ được mời tham gia vào một cuộc tranh tài thể thao nào nữa. Trở về tỉnh Hải Nam, ban đầu ông Phương làm việc cho văn phòng địa ốc nhưng rồi phải xoay sang ngồi bán thuốc lá và nước giải khát bên đường.
Tr ong thời gian này ông cũng liên lạc với các cơ quan truyền thông nước ngoài để phát biểu về vụ thảm sát Thiên An Môn và về mưu toan của chính quyền nhằm che đậy vụ tai tiếng này. Chẳng bao lâu sau ông thường xuyên bị quấy rầy. Người yêu của ông, rõ ràng bị Cục An ninh Trung Quốc gây áp lực, đã bỏ ông. Điện thoại nhà ông bị cắt thường xuyên, đôi lúc bị cắt ngang khi ông đang trả lời phỏng vấn của các cơ quan truyền thông nước ngoài như đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Năm 1999, đang trên đường lên Bắc Kinh tìm việc làm, ông bị công an chặn lại ở một nhà ga, bắt giữ cả tuần lễ, rồi cảnh cáo không được rời nơi cư trú nếu không được phép. Nhưng ông Phương vẫn tiếp tục bày tỏ ý kiến của mình không dè dặt.
Năm 2001 ông nói với tờ New York Times: “Tr ong tương lai gần, rất có thể chính quyền sẽ không đảo ngược quan điểm của họ về vụ ngày 4 tháng Sáu. Có thể họ bắt đầu từ từ, như nói rằng sử dụng xe tăng là sai lầm.” Với lý lịch như vậy, thật là kinh ngạc khi chính quyền Trung Quốc cấp hộ chiếu cho ông Phương vào tháng Tám năm 2008. Có lẽ họ nghĩ rằng cho ông ra định cư ở nuớc ngoài sẽ chẳng quan trọng gì đối với bất kỳ ai ngoài ông. Họ đã lầm. Ông Phương đến Mỹ nhập cư vào tháng Hai vừa qua, và chờ đón ông là các nhà hoạt động nhân quyền, đứng đầu là ông Chu Ph ong Tỏa (Zhou Fengsuo), người đã từng là sinh viên Thiên An Môn hiện sống ở San Francisco; bà Sài Linh (Chai Ling), từng là một lãnh đạo của các cuộc biểu tình sinh viên Thiên An Môn sống ở Boston; và ông Michael Horowitz, thành viên của Viện Nghiên cứu Hudson của Washington.
Giờ đây họ công bố câu chuyện của ông và giúp ông giành lại những gì chính quyền Trung Quốc đã cướp đi của ông cách đây 20 năm, đó là khả năng đi lại. Nhờ các bác sĩ và các chuyên gia làm việc miễn phí, ông Phương đang điều trị vật lý trị liệu ở bệnh viện phục hồi chức năng Adventist ở Maryland. Ông đang tập đi lại bằng đôi chân giả kỹ thuật cao do công ty Ossur thân tặng (công ty này cũng chế tạo chân tay giả cho thương binh Mỹ). Ngày 7 tháng 10 tới, ông Phương dự kiến sẽ khiêu vũ lần đầu tiên tr ong đời với vợ ở thủ đô Washington. Dịp này sẽ có sự tham dự của các vị dân cử tr ong Quốc hội Mỹ và sẽ được đưa lên YouTube. Khi ông khiêu vũ, người xem trên khắp toàn cầu “sẽ so sánh giữa hai hệ thống, giữa số phận của ông ở Trung Quốc và số phận của ông ở thể chế dân chủ,” ông Dương Kiến Lợi (Yang Jianli), người từng là sinh viên Thiên An Môn, và đã bị tù từ năm 2002 đến 2007, nói với tôi. Bà Linh nhận xét với tôi là dịp khiêu vũ này của ông Phương “sẽ phát đi một thông điệp rất hùng hồn cho bao người đang đấu tranh tại Trung Quốc rằng họ không bị lãng quên.”
Một thông điệp như thế hiện nay đang rất cần, khi mà chính phủ Mỹ đang hạ thấp tầm quan trọng của nhân quyền. Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton tuyên bố vào tháng Hai rằng vấn đề nhân quyền “không thể ảnh hưởng” đến sự hợp tác Mỹ – Trung Quốc về kinh tế và về thay đổi khí hậu. Các viên chức cấp cao Mỹ cũng từ chối công khai gặp Đức Dalai Lama, người đại diện cho dân tộc thiểu số Tây Tạng bị đau khổ triền miên tại Trung Quốc. Bây giờ bà Clinton có một cơ hội để chứng tỏ rằng bà không hoàn toàn quên về nhân quyền: bà hãy mời ông Phương khiêu vũ lần thứ hai tr ong đời ông cùng với bà. David Feith là trợ lý biên tập tạp chí Foreign Affairs. Trần Quốc Việt dịch
http://bauxitevietnam.info/c/11579.html ---o0o--- Dancing With Fang Zheng
The sprinter’s legs were crushed by a tank at Tiananmen. By DAVID FEITH In this era of global finance the United States and China have common interests regarding trade and debt. However, the essential character of a state is revealed not in its economic circumstances, but in its respect for human rights. In this field the U.S. and China have little in common—as illustrated by the harrowing and heroic story of Fang Zheng. In 1989, Mr. Fang was am ong the 100,000 Chinese who flooded into Beijing ’s Tiananmen Square to demonstrate for democratic rights. He was then a Communist Party member, a student studying at Beijing College of Physical Science, and an accomplished sprinter. But by joining the peaceful protests, he became an enemy of the state. When the government ordered a military crackdown, the People’s Liberation Army killed or mai med thousands of unarmed students. Mr. Fang was one of them. On June 4, 1989, he was run over by a tank as he and other students retreated from the square. He survived, but both of his legs were crushed. His left leg was amputated below the knee, and his right leg at mid-thigh. Immediately, Chinese officials began pressuring Mr. Fang to "admit" that his injuries were caused by a mere road accident. He refused, even when the government denied him his college degree, which made it difficult to find work. Instead, he resolved to excel again athletically. From a wheelchair, he became a champion in discus and javelin, breaking two Asian records at the 1992 All-China Disabled Athletic Games. He qualified for the 1994 Far East and South Pacific Disabled Games and accepted the government’s demand that he not speak with journalists about his legs. But on the eve of the Games, evidently fearing that the origin of his injuries would become known, Chinese officials banned Mr. Fang from competing. He was never invited to participate in athletics again. Back in Hainan Province Mr. Fang worked first in a real estate office and then selling cigarettes and soda at a roadside stand. He also reached out to foreign media to speak about the Tiananmen massacre and the government’s efforts to cover it up. Soon he found himself regularly harassed. His girlfriend—apparently under pressure from China ’s National Security Bureau—left him. His phone line was often cut, sometimes while he was on the phone with media outlets, such as Voice of America.
In 1999, while traveling to Beijing to seek work, he was stopped at a train station by police, detained for a week, and told he could not leave his town without permission. Yet Mr. Fang continued to speak out. In 2001, he told the New York Times, "It isn’t very likely that the government will reverse its position on June 4 anytime soon. Maybe they will start in some gradual way, like by saying that using tanks was a mistake." Given this record, it is amazing that in August 2008 the Chinese government issued Mr. Fang a passport. Perhaps Chinese officials thought that his emigration would be of little consequence to anyone other than Mr. Fang. They were wr ong .
Mr. Fang immigrated in February to the U.S., where human rights activists—led by Fengsuo Zhou, a Tiananmen veteran living in San Francisco; Ling Chai, who was a leader of the Tiananmen student demonstrations and lives in Boston; and Michael Horowitz, a fellow at Washington’s Hudson Institute—were waiting for him. They are now publicizing his story and helping him get back what the Chinese government took from him 20 years ago—his ability to walk. Aided by doctors and specialists working pro bono, this month Mr. Fang is undergoing physical therapy at Adventist Rehabilitation Hospital in Maryland .
He is learning to walk with high-tech prosthetics legs donated by the Ossur Corporation (which also engineers prosthetics for injured American soldiers). On Oct. 7, Mr. Fang plans to dance with his wife for the first time, at a Washington , D.C. , event to be attended by members of C ong ress and broadcast on YouTube.
When he does, viewers across the globe "will make a comparison between two systems—between his fortune in China and his fortune in democracy," Yang Jianli, a Tiananmen veteran who was imprisoned in China from 2002 to 2007, told me. Mr. Fang’s dance, Ms. Ling told me, "will send such a powerful message to struggling people in China —that they have not been forgotten." Such a message is especially needed today, when the U.S. government is downplaying the importance of human rights. Secretary of State Hillary Clinton said in February that human rights issues "can’t interfere" with U.S.-China cooperation on economics and climate change.
Senior U.S. officials are also refusing to meet publicly with the Dalai Lama, who represents China ’s l ong -suffering Tibetan minority. Now Mrs. Clinton has an opportunity to show that she hasn’t completely forgotten about human rights—by requesting to have Mr. Fang’s second dance. Mr. Feith is assistant editor of Foreign Affairs.
***
No comments:
Post a Comment