Wednesday, September 29, 2010

BÀ NĂM SA ĐÉC





Chuyen tinh cu Vuong Hong Sen Ky 3 Gap nu nghe si tai danh Nam Sa Dec
Chàng Vương cầu hôn (năm 22 tuổi) - Ảnh: T.L
Người đàn bà thứ ba xuất hiện trong đời sống tình cảm của cụ Vương và trở thành người vợ chung sống mặn nồng, lâu nhất với cụ suốt 41 năm là nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc mà NSND Đinh Bằng Phi đã tóm lược cuộc đời hoạt động nghệ thuật vang bóng của bà bằng mấy câu: "Trong giới hát bội, ít ai quên được một nữ nghệ sĩ tài danh mà tiếng tăm vang lừng từ Nam ra Bắc, từ lúc thanh xuân đến tuổi lão thành, đó là nghệ sĩ Năm Sa Đéc. Bà có một cuộc đời nghệ thuật khá vinh quang và cuộc đời thường của bà không kém phần sóng gió".

Nói sóng gió là do việc đổi dời của bà theo nhiều bước thăng trầm của các gánh hát trứ danh thời đó và ngay cái tên Năm Sa Đéc cũng xuất phát từ việc "đụng hàng" với một cô đào khác. Nguyên tên thật của bà là Nguyễn Kim Chung, sinh năm 1907, là con của ông bầu gánh hát bội Nguyễn Duy Tam. Lúc đầu ông Tam đặt cho bà tên gọi ở nhà là Năm Nhỏ. Nhưng về sau để tránh trùng tên với cô đào Năm Nhỏ gốc người Cần Thơ lúc bấy giờ đã nổi tiếng, ông Tam đã đổi tên gọi bà thành Năm Sa Đéc với ý là "Cô Năm (Nguyễn Kim Chung) gốc người Sa Đéc".

Trước khi gặp cụ Vương, Năm Sa Đéc đã là một trong những nghệ sĩ tiền phong trên sân khấu hát bội được đánh giá thanh sắc lưỡng toàn thu hút đông đảo khán giả ái mộ. Và cụ Vương là một "khán giả" đặc biệt đã ghi sâu hình ảnh "em Năm Sa Đéc" vào mộng chiều xuân, như bài văn tế sau này ghi lại:

"Gió lá vai mang nhè nhẹ", em xuống giọng "thoàn"
Người hùng lòng thấy lâng lâng, hồn theo mộng bướm.
Đôi chân bước khoan thai dìu dặt, êm đềm như gió trúc lay cành.
Muôn mắt nhìn đắm đuối say sưa, miên man tưởng "chiều thu đổ lá". (...)
Rạp Quảng Lạc Hà Thành nô nức, lễ tiếp nghinh, tiệc mở cờ treo;
Danh "Cô Năm Sa Đéc" lẫy lừng, đến biểu diễn hoa dâng quạt thưởng.

Cụ Vương để tâm tìm hiểu "cô Năm Sa Đéc" và biết sau ngày gánh hát nhà của cha tan rã, Năm Sa Đéc dạt sang Cần Thơ đi hát cho gánh của Bầu Bòn. Ở đó, mặc dầu xuất thân từ sân khấu hát bội, song Năm Sa Đéc cũng phải chiều ý của Bầu Bòn để hát pha cải lương theo nhu cầu của khán giả thời ấy. Nhưng rồi, cũng không bền, Năm Sa Đéc lại xuất hiện ở các đoàn hát của Trần Đắt, Huỳnh Kỳ sắm các vai kiếm khách, văn thần, võ tướng qua các vở cải lương. Tiếp đó cô đến với đoàn Song Phụng, rồi lại về Sài Gòn với đoàn Phước Xương (của cô Ba Ngoạn) và tài năng lại rực sáng, lôi cuốn khán giả với các vai kép, vai văn, hoặc vai võ như Lữ Bố, Triệu Tử, Địch Thanh...

Bấy giờ, tuy Năm Sa Đéc sống giữa chốn đô hội nhưng không mấy vui, vì mang trong lòng mối tình đổ vỡ giữa cô và nghệ sĩ Hai Th. Chính lúc đó cụ Vương cũng lên Sài Gòn, cũng mang trong lòng mối ngổn ngang sau ngày chia tay với Tuyết. Hai người gặp nhau và có lẽ mối đồng cảm trong "trường tương tư" đã nhanh chóng kết nối cụ Vương với nữ nghệ sĩ tài danh này như lời nhận xét của người trong giới, rằng: "Cuộc đời của nghệ sĩ Năm Sa Đéc bước vào một khúc quanh mới, khi cô gặp gỡ và kết nghĩa với học giả, nhà khảo cổ Vương Hồng Sển, khi hai người vừa "gãy gánh giữa đường". Ông thì làm công chức, viết sách, nghiên cứu các thú chơi đồ cổ, đá gà, hát bội, bà thì hát bội, diễn cải lương...

Ban đầu lúc kết nghĩa vợ chồng, vào cuối năm 1947, cụ Vương và Năm Sa Đéc sống trong một ngôi nhà nhỏ ở xóm Cù Lao nằm trên đường Võ Di Nguy cũ. Đó là ngôi nhà lợp lá ọp ẹp nhưng cũng không phải là nhà riêng mà phải thuê lại của một người chủ quen gọi là thầy Sáu. Tuy vậy cuộc sống chung ấm áp dưới mái lá đó đã để lại những kỷ niệm không quên mà sau này cụ Vương nhắc lại:

Anh hồi tưởng: Chòi lá năm xưa, Cù lao xóm cũ
Ngồi nghe em hát, giọng du dương trưa sớm chẳng nhàm tai,
Bàng hoàng giấc mộng trầm tư, đành chết điếng khúc quanh chiều rẽ lối.
Long lanh ngấn lệ trào dâng,
Lặng lẽ trang tình xếp lại (...).
Đôi vợ chồng ra vào khắng khít, mắm muối mà vui,
Một chòi tranh sau trước đìu hiu, ghế bàn chẳng có.

Chuyen tinh cu Vuong Hong Sen Ky 3 Gap nu nghe si tai danh Nam Sa Dec
Cụ Vương thời sống với nghệ sĩ Năm Sa Đéc ở "vuông nhà cổ tích" - Ảnh: T.L

Những câu trên nằm trong bài "văn tế Năm Sa Đéc" khá thảm thiết. Bài này do một người khác ký tên Tế Nhị chấp bút "viết thay lời chồng là Vương Hồng Sển". Mà lại viết trước khi nghệ sĩ Năm Sa Đéc qua đời để nhằm "dọn sẵn bài khóc vợ" cho cụ Vương với sự đồng ý của cụ.

Thật vậy, nguyên vào cuối tháng 7.1981 (tức 7 năm trước khi bà Năm Sa Đéc mất), cụ Vương đến nhà của Tế Nhị ở đường Hai Bà Trưng rồi thuật hết tâm tình của mình trong đời sống vợ chồng với bà Năm Sa Đéc cho Tế Nhị nghe. Tế Nhị ngồi trên chiếc ghế mây, vừa nghe vừa ngẫm nghĩ và theo lời cụ Vương sau đó Tế Nhị đã "xuất thần đọc cho tôi chép (bài văn tế), chép tới đâu nước mắt tôi chảy tới đó". Là vì trước hết bài văn nhắc đến quãng đời "rất nghệ sĩ" của hai người trong cảnh khó khăn: Bút rè ngòi, tiền cạn túi, anh khoe đồ cổ, chúng chẳng thèm mua. Nhà dột nóc, gạo lưng nồi, em bán bánh bao, lời không đủ sống (...). Tôi la cà quán sách giải buồn. Bà cắp củm, túi tiền nhỏ giọt.

Về sau này, cuộc sống khá hơn khi họ dời về "vuông nhà cổ tích" rộng rãi hơn nhiều, khang trang hơn nhiều ở đường Nguyễn Thiện Thuật gần chợ Bà Chiểu năm xưa... Chính ở ngôi nhà này bà đã qua đời đột ngột vào trưa ngày 26.1.1988 sau khi đã đi một vòng thăm những nghệ sĩ lão thành như Ba Út và Năm Đồ về. Cụ Vương than: "Em sao vội phủi tay đứng dậy? Tắt đèn đời, tìm giấc ngủ thiên thu. Anh chỉ còn trơ mắt nhìn theo: qua giòng lệ viết trang tình nửa đoạn"...

Hồng Hạc

Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

Hủ tiếu Sa Đéc - xưa và nay

Đi khắp các tỉnh Nam Bộ, ở đâu cũng có thể ăn được hủ tiếu nhưng để tìm đúng cáu hương vị đặc sắc , độc đáo thì người ta chỉ thấy có ba loại hủ tiếu “đường hoàng” trương bổn hiệu ở Sài Gòn và các tỉnh lỵ khác, đó là hủ tiếu Sa Đéc, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang.

Trước năm 1975, người sành điệu Sài Gòn đều biết quán hủ tiếu, bánh bao Ông Cả Cần của Bà Năm Sa Đéc ở góc đường Nguyễn Tri Phương – Hùng Vương. Quán đặc biệt này, chủ nhân của nó là một nghệ sĩ sân khấu – điện ảnh của miền Nam, là người bạn đời của học giả Vương Hồng Sến. Bà xuất thân trong một gia đình nặng nợ với “ nghiệp Tổ” mà thân phụ là ông bầu Tam, người lập gánh hát bội sớm nhứt ở Sa Đéc samj quán làng Tân Khánh ( nay thuộc xã Tân Khánh Đông – Thị xã Sa Đéc Đồng Tháp). Hơn 40 năm sống với nghề, qua nhiều vai diễn, chiếm được cảm tình nồng hậu của công chúng. Khoảng đầu năm 1973, bà mở quán hủ tiếu với cái hương vị đậm đà bản sắc Sa Đéc mà tử thưở ấu thơ, thiếu thời cho đến lúc thành danh nghệ sĩ Năm Sa Đéc đã thưởng thức.

Quán được bài trí tre lá theo phong cách “ văn minh miệt vườn” giữa “ Hòn nhọc Viễn Đông”. Ngồi trong quán có thể phóng tầm mắt nhìn ta nhiều hướng thuộc nhũng con đường huyết mạch của vùng Quận 10 – Sài Gòn. Hủ tiếu ở đây hoàn toàn khác với hù tiếu của mấy “ chú Ba” trong chợ Lớn. Cọng bánh mềm mà không bở, cũng không dai, vị bánh không chua, hương bánh thơm mùi gạo mới, trắng tươi màu sữa.

Có người kháo nhau rằng: bánh hủ tiếu được bà Năm lấy từ làng bột Tân Phú Đông ( Sa Đéc) mỗi người, do cánh xe đò Sa Đéc – Sài Gòn chuyển tới. Người ăn có thể hủ tiếu thịt hoặc hủ tiếu xương tùy thích, mà xương hay thịt thì cũng mềm và có mùi thơm đặc biệt không như những nơi khác. Cái mùi thơm ấy là do “ tay nghề” của bà Năm khi chế biến, đun nấu ở nhiệt độ thích hợp cho nồi “xíu quách” ( hay còn gọi là nước “lèo”, nước dùng). Khi tô hủ tiếu được bưng ra, mùi thơm xông lên ngào ngạt, thực khách có thể gia giảm nào là nước mắm, nước tương, dấm đỏ, chanh ớt, giá trộn nước sôi hay giá sống thì tùy mà vẫn ko đánh mất hương vị độc đáo của tô hủ tiếu Sa Đéc chính hiệu này.


Photobucket


Quán hủ tiếu ấy sau 1975 tồn tại được một thời gian …Bây giờ, quán vẫn còn đó nhưng đã đổi chủ thay tên, còn bà Năm Sa Đéc thì thanh thản về quê hương Tân Khánh Đong –Sa Đéc an nghỉ nghìn thu tử ngày 12-9-1988. Ông Năm một mình lẻ bóng rồi khăn gói lên đường về lòng đất mẹ Sóc Trăng để gặp lại ông bà vào ngày 12-9-1996. Tiệc thay, con cháu hai cụ không ai nối nghiệp để duy trì, phát triển cái “thương hiệu” độc đáo giữa một thành phố sôi động văn hóa ẩm thực.


Photobucket

Trở lại Sa Đéc, quê hương của nhiều món ăn, thức uống được cả Nam Bộ biết tiếng, khen ngợi, trong đó hủ tiếu đã vang danh khắp xứ, cả Bắc- Trung – Nam, tù những năm đầu của thế kỷ XX… Nhiều người xa quê, ở tận Âu – Mỹ vẫn nhớ về tô hủ tiếu quê nhà, nhớ những buổi sáng rộn rịp ở quán Chú cá, Chí Ký ( quán này có mấy anh em đều mở tiệm ăn riêng như Dầu Ký, Á Đông ở Cao Lãnh ), Chí Thành, Lãnh Nam … Còn ăn theo kiểu bình dân vỉa hè thì nhiều lắm, nhưng lâu đời nhất là hủ tiếu Bà Xẩm ( ở xéo cửa đình Vĩnh Phước) tồn tại cho đến tận bây giờ mà giả cả phủ hợp với người lao động.

Nhiều nơi bán hủ tiếu cũng là “hậu duệ” kế nghiệp “tiền nhân” để lại. Có người cũng đào tạo “đội ngũ kế thừa” như Chí Ký cho con mở Quán hủ tiếu Minh Ký. Sa Đéc còn có một “tập đoàn hủ tiếu gõ”, họ có một đội ngũ gần 20 người với 5-6 xe đẩy, bán chủ yếu về đêm và có phân chia khu vực hẳn hoi, liên minh chặt chẽ. Nhở hợp tác trong việc mua thịt, bánh gia vị… nên giá thành hạ, tô hủ tiếu thường có giá rẻ đến bất ngờ.

Giữa khuya, ngồi tại nhà nghe tiếng lóc cóc, muốn ăn tô hủ tiếu sẽ được mang đến ngay, nóng hổi, nghi ngút khói, Sáng sáng, hàng ăn tấp nập nhưng bao giờ hủ tiếu Chị Dậu, Bà Ta2im Bà Được, Chị Năm, Trại hòm sáu Lâu( chỗ này trước kia là nơi đ1ong hòm nên gọi quen miệng), Cầu Đốt, Cầu Đình và nhiều nơi khác nữa vẫn luôn đông đúc, trong khi các tiệm phở lâu đời cũng không kém nhộn nhịp như Bắc Hà, Hiền, Duyệt hay bình dân như Hai Hiển...


Photobucket

Người Sài Gòn ngày nay vẫn đến những quán hủ tiếu Sa Đéc để tìm hương vị vượtt thời gian. Sẽ là một thiếu sót nếu du khách về miền Tây – Nam Bộ mà không ghé qua Sa Đéc, thưởng thức tô hủ tiếu của một miền que sông nước từng mệnh danh “ văn minh miệt vườn”.


Theo Hương quê thương nhớ -

Nhất Thống



mua.gif



Bà NĂM SA ĐÉC
và giai thoại về bánh bao Cả Cần

Số là sau biến cố Tết Mậu Thân nghệ thuật cải lương khốn đốn, nghỉ hát dài dài, nghệ sĩ ai cũng phải tìm thêm một nghề khác để sống tạm chờ thời. Và riêng Bà Năm Sa Ðéc thì làm thêm nghề bán bánh bao tại đường Nguyễn Tri Phương ở gần Ngã Sáu Chợ Lớn. Lúc đầu bà chỉ gởi nhờ một nồi hấp bánh bao trong tiệm ăn, và chỉ dùng phấn viết chữ “bánh bao Cả Cần” trên tấm bảng nhỏ dựng trước nồi hấp bánh.

Là một nghệ sĩ được nhiều người biết tên, biết mặt nên được bà con mua bánh ủng hộ khá nhiều, và dần dần thì chiếc nồi hấp bánh lớn hơn, tấm bảng vẽ bằng sơn cũng lớn hơn.

Theo như một số người thì bánh bao Cả Cần là đặc sản của một tiệm nào đó ở miền Tây từ lâu đời và cũng có tiếng. Không biết do ai điềm chỉ mà Bà Năm Sa Ðéc đã tự mang nó lên Sài Gòn, để sống đắp đổi trong lúc nghề nghiệp chính là sân khấu của bà đang gặp cơn khủng hoảng.

Trong khi đó thì một người khác có lẽ quê hương ở miền Tây, biết rành rẽ hơn về bánh bao Cả Cần, và người này đã thương lượng với người sản xuất mua lại nhãn hiệu nói trên, mang lên khai thác ở Sài Gòn. Có điều là người này đã làm đủ mọi thủ tục mua bán món hàng đặc sản ấy, bằng cách đem nhãn hiệu “bánh bao Cả Cần” cầu chứng ở tòa thương mãi, xin giấy phép ở sở vệ sinh, đồng thời đem đi viện Pasteur phân chất kiểm nghiệm đàng hoàng, có nghĩa là chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc làm hợp pháp.

Khi vấn đề pháp lý đã xong, thì người này một mặt trương bảng “Bánh Bao Cả Cần” thật lớn ở vùng Phú Nhuận, và mặt khác đưa Bà Năm Sa Ðéc ra tòa về tội mạo nhận nhãn hiệu và xin lệnh dẹp bảng của bà.

Cảnh sát Quận 5 thi hành án lệnh tòa, khiến Bà Năm Sa Ðéc kêu trời như bộng. Báo chí loan tin, nhiều cuộc phỏng vấn được lên báo đã khiến cho bánh bao Cả Cần nổi tiếng, và dĩ nhiên người có nhãn hiệu hợp pháp kia mỗi ngày bỏ tiền đầy túi, đếm mệt nghỉ! Lúc bấy giờ người đi xe Honda dừng lại mua bánh bao từ sáng đến chiều, từ ngày đến đêm bán không kịp.

Riêng Bà Năm Sa Ðéc vì không có giấy phép phải dẹp bảng, mang nồi hấp bánh đem về nhà bán lén lút. Thế nhưng, người kia đâu để cho yên, mướn thám tử theo dõi và một lần nữa bà Năm bị lôi thôi, rắc rối.

Lúc bấy giờ có người hướng dẫn cho bà nhờ luật sư thưa ngược trở lại rằng bà là người “đi trước”. Nhờ báo chí bênh vực và tòa án cũng “thông cảm” nên cho Bà Năm Sa Ðéc được bán bánh bao Cả Cần trở lại song song với tiệm kia, và cũng phải xin giấy phép đóng thuế đàng hoàng. Thế là thời gian sau người ta thấy ở Sài Gòn có đến hai tiệm bánh bao Cả Cần là vậy.

Lúc bấy giờ có dư luận nói rằng nếu như không phải là Bà Năm Sa Ðéc bán bánh bao, mà là một người nào đó thì chẳng có chuyện gì hết, bởi bánh bao Cả Cần chẳng ngon gì hơn bánh bao của tiệm nước Chú Ba ở Chợ Lớn. Người kia đã nhắm vào cái nghệ danh “Bà Năm Sa Ðéc”để làm lớn chuyện, coi như một cách quảng cáo tinh vi, dùng tên tuổi của bà để mà hốt bạc vậy!

Tiện đây cũng nói thêm về tiểu sử, sự nghiệp của Bà Năm Sa Ðéc một nghệ sĩ nổi danh hằng mấy chục năm. Bà sinh năm Mậu Thân (1908). Có lẽ năm 1968 là năm tuổi đáo tuế của bà nên bị xui xẻo chăng? Thập niên 1930 bà theo gánh hát bội, rồi chuyển sang cải lương nổi tiếng với những vai trò diễn xuất tự nhiên mà người xem tuồng tưởng như thật: Vai bà mẹ chồng của cô Diệu trong tuồng Lá Sầu Riêng, và vai mẹ chồng cô Loan trong vở Ðoạn Tuyệt, cả hai vai đều là bà mẹ chồng sang trọng, trưởng giả, phong kiến....

Bà Năm Sa Ðéc là vợ của nhà khảo cổ Vương Hồng Sển, sống với ông từ 1947 đến 1988 thì qua đời tại Sài Gòn ở tuổi 81. Trong nghệ thuật sân khấu người ta rất hiếm khi tìm được một đào mụ nào xuất sắc như bà. Cái hay của Bà Năm Sa Ðéc là khi đến tuổi tứ tuần, bà từ chối các vai trẻ, mà rèn luyện vai già cho thích hợp, do đó mà bà nổi tiếng rất lâu. Chớ không như những đào già khác đã ngoài 60 mà vẫn còn đòi đóng vai gái 17, 18 gây khó chịu chướng mắt cho khán giả.

Theo Triều Giang - NV

No comments: