Sông Mêkông trong chiến lược tái chinh phục Đông Nam Á của Mỹ
Thuyền trên sông Mêkông
Reuters
Sự can dự cứng rắn của Mỹ vào Biển Đông làm cho Trung Quốc bực bội, bước đầu đẩy mạnh hợp tác giữa Mỹ và 4 nước hạ nguồn sông Mêkông cũng khiến Bắc Kinh quan ngại. Theo nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại John Lee thuộc Trung tâm Nghiên cứu Độc lập (Centre for Independent Studies) trụ sở tại Úc, nhưng đang công tác ở Viện Hudson tại Washington, thì hướng thứ hai này có thể sẽ hiệu quả hơn trong việc giúp Hoa Kỳ khôi phục ảnh hưởng của mình trong vùng Đông Nam Á.
Trong những tuần vừa qua, Hoa Kỳ đã có một số bước đi quyết đoán trong vấn đề biển Hoa Nam (biển Đông) - và Bắc Kinh lo lắng theo dõi. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có một động thái rõ ràng, xa rời hẳn lời lẽ hoà giải thường thấy, khi bà tuyên bố hồi hạ tuần tháng bẩy rằng vì “lợi ích quốc gia”, Hoa Kỳ muốn giúp làm trung gian giải quyết các tranh chấp giữa Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác trên chủ quyền các hòn đảo và quyền lưu thông trên biển.
Rồi ngày 22 tháng bẩy, bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates thông báo rằng Mỹ sẽ nối lại quan hệ với lực lượng đặc biệt của Indonesia sau 12 năm gián đoạn, với mục tiêu là tiến tới tái lập hoàn toàn quan hệ giữa hai quân đội. Ông cũng xác nhận những quan hệ cộng tác khác với các đối thủ cạnh tranh vùng biển với Trung Quốc, trong đó có một loạt diễn tập quân sự đa phương tại Cam Bốt, diễn tập hải quân hỗn hợp Mỹ-Việt, và những cuộc thảo luận nghiêm túc với Hà Nội về chia sẻ nhiên liệu hạt nhân.
Rõ ràng là Mỹ thực sự “quay lại châu Á” như bà Clinton đã hứa hồi tháng giêng. Nhưng có một đòn dấn thân khác vào khu vực, tinh tế hơn, ít được chú ý ở Washington, nhưng lại có khả năng lớn hơn làm cho Bắc Kinh bối rối : đó là sự can dự của Mỹ vào khu vực sông Mêkông. Vừa qua, bà Clinton đã gặp ngoại trưởng Cam Bốt, Lào, Thái Lan và Việt Nam và cam kết tài trợ 187 triệu đô la hỗ trợ cho Sáng kiến Hạ nguồn Mêkông với mục tiêu đề ra là thúc đẩy giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng và môi trường trong vùng. Hoạt động này không có hỏa lực mạnh như các cuộc thao diễn quân sự - nhưng trong các cuộc gặp riêng, nhiều quan chức bộ Quốc phòng Trung Quốc đã nói với tôi là theo họ, cách tiếp cận mới và mềm dẻo đó trong hồ sơ sông Mêkông có thể đạt được một điều gì đó mà tất cả các quan hệ đối tác hàng hải trên thế giới không làm được.
Sông Mêkông dài 2700 dặm bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và chạy từ tỉnh Vân Nam ở Trung Quốc qua Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và xuống Việt Nam. Trung Quốc đã xây 3 đập thủy điện trên đoạn sông chảy qua lãnh thổ của họ (mang tên Trung Quốc là Lan Thương) và sẽ hoàn tất đập thứ tư vào năm 2012. Vào thời điểm hiện tại, mực nước ở hạ nguồn sông Mêkông xuống thấp kỷ lục, đe doạ cuộc sống của khoảng 70 triệu dân tại các nước ở phía nam Trung Quốc, những nơi mà đa số cư dân chủ yếu sống nhờ nông nghiệp. Các quốc gia này chỉ trích Bắc Kinh xây đập ngăn nước chỉ có lợi cho dân Trung Quốc trong lúc đó người dân ở hạ nguồn thì chết đói.
Không có bằng chứng dứt khoát là đập thủy điện và các chính sách về nước của Trung Quốc là nguyên nhân làm cho mực nước sông Mêkông xuống thấp, nhưng việc Bắc Kinh từ chối không cho phép đi thanh tra rộng hơn các hoạt động trên sông Lan Thương – cũng như thái độ coi khinh những nước kiện tụng nhỏ hơn mình - đã không làm cho các quốc gia nhỏ yên tâm là họ được đối xử sòng phẳng. Các nước này lo ngại là trong tương lai việc tiếp cận nguồn nước của họ sẽ bị bộ Thủy Lợi Trung Quốc kiểm soát.
Như các quan sát viên về chính sách đối với sông Mêkông sẽ xác nhận, Bắc Kinh có thể coi khinh và bắt nạt các quốc gia nhỏ bé khi lợi ích riêng tư của Trung Quốc bị đụng chạm. Thế nhưng, sự tiếp cận của Trung Quốc tại nhiều nước châu Á về cơ bản lại là một chính sách chinh phục trái tim và khối óc. Trung Quốc là một nhà tài trợ lớn cung cấp các tín dụng rẻ, không kèm theo điều kiện cho các chính phủ châu Á, đặc biệt là cho những nước như Philippines và Thái Lan, là những quốc gia đôi khi tuột ra khỏi vòng tay của Washington.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc đông đảo và chăm chỉ nhất khắp nơi tại châu Á, luôn quảng bá cho một kiểu “giá trị châu Á” của riêng khu vực, được tạo dựng lên chỉ nhằm mục tiêu loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ. Các chính trị gia và chiến lược gia tại Bắc Kinh ngày càng nói nhiều đến cách tiếp cận từ dưới đi lên để có được sự ưu việt của khu vực, họ sử dụng các luận điểm kinh tế và văn hóa để thuyết phục các thành phần ưu tú tại châu Á rằng chính sự lãnh đạo của Trung Quốc - chứ không phải quan hệ đối tác với Mỹ - là con đường vừa chắc chắn vừa hiền hòa mang lại phồn thịnh cho khu vực trong tương lai.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc đông đảo và chăm chỉ nhất khắp nơi tại châu Á, luôn quảng bá cho một kiểu “giá trị châu Á” của riêng khu vực, được tạo dựng lên chỉ nhằm mục tiêu loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ. Các chính trị gia và chiến lược gia tại Bắc Kinh ngày càng nói nhiều đến cách tiếp cận từ dưới đi lên để có được sự ưu việt của khu vực, họ sử dụng các luận điểm kinh tế và văn hóa để thuyết phục các thành phần ưu tú tại châu Á rằng chính sự lãnh đạo của Trung Quốc - chứ không phải quan hệ đối tác với Mỹ - là con đường vừa chắc chắn vừa hiền hòa mang lại phồn thịnh cho khu vực trong tương lai.
Chính vì lý do đó mà quyết tâm của Mỹ can dự vào cuộc tranh chấp về sông Mêkông có thể tạo ra một sự đối trọng gần như hoàn hảo đối với chiến lược của Trung Quốc trong hàng chục triệu dân sống phụ thuộc vào dòng sông này. Giới tinh hoa chính trị tại hầu hết các nước châu Á (ngoại trừ Bắc Triều Tiên và Miến Điện) đều sẵn sàng chấp nhận quyền lực của Mỹ hơn là của Trung Quốc. Tuy nhiên, vào lúc này, người dân đang ngày càng tự hỏi họ được gì trong cuộc chơi. Trong lúc có hơn 40 hiệp định song phương và đa phương về tự do thương mại đã được ký giữa các nước châu Á, bao gồm cả một hiệp định giữa Trung Quốc-ASEAN vừa có hiệu lực năm nay, thì Mỹ chỉ mới ký và phê chuẩn được một hiệp định với Singapore.
Đó chính là lý do khiến cho khả năng Mỹ kiềm chế được Bắc Kinh trong vấn đề sông Mêkông có thể làm cho hàng triệu người dân châu Á bình thường nhớ lại rằng ưu thế của Mỹ trong khu vực vẫn còn quan trọng, rằng ảnh hưởng ngoại giao và sự hiện diện quân sự của Mỹ đã giúp duy trì hòa bình tại châu Á và giữ cho những tuyến đường biển quan trọng được an toàn và mở rộng cho giao thương trong hàng thập niên.
Đó chính là lý do khiến cho khả năng Mỹ kiềm chế được Bắc Kinh trong vấn đề sông Mêkông có thể làm cho hàng triệu người dân châu Á bình thường nhớ lại rằng ưu thế của Mỹ trong khu vực vẫn còn quan trọng, rằng ảnh hưởng ngoại giao và sự hiện diện quân sự của Mỹ đã giúp duy trì hòa bình tại châu Á và giữ cho những tuyến đường biển quan trọng được an toàn và mở rộng cho giao thương trong hàng thập niên.
Cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ Richard Armitage thường khuyên rằng “muốn Trung Quốc tốt có nghĩa là làm cho châu Á tốt”. Củng cố liên minh với những quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc vẫn là phần quan trọng nhất trong chiến lược này. Thiết lập các quan hệ đối tác an ninh mới với những nước như Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia cũng rất thiết yếu. Nhưng sự phát triển kinh tế và và phồn thịnh trong tương lai là một ưu tiên hàng đầu của khu vực. Đối với hàng chục triệu người dân tại những quốc gia châu Á mà sự tồn tại và kế sinh nhai phụ thuộc vào sông Mêkông, thì không gì quan trọng hơn một chính sách đáp ứng các quyền được sử dụng nguồn nước của họ.
Hiện vẫn còn quá sớm để xem liệu chính quyền Barack Obama có toàn tâm toàn ý theo đuổi những lợi ích mới tìm thấy trong vấn đề sông Mêkông hay không. Nhưng dùng sức của Mỹ để giải quyết những vấn đề sinh nhai của khu vực là cách sáng suốt nhất đối với Washington để chinh phục hàng triệu người bạn mới trong vùng và kiềm giữ ở xa một đối thủ cạnh tranh tham lam.
tags: Chuyên mục trên mạng - Hoa Kỳ (Mỹ) - Mêkông - Trung Quốc
No comments:
Post a Comment