Friday, September 17, 2010

"PHƯƠNG" n SYDNEY * TRUYỆN DÀI CHXHCN VIỆT NAM



>
>
Mất bò mới lo đóng chuồng...
>
> Posted on September 9, 2010 at 11:20 PM
>
> Phương “N”
>
>
Có một dạo giữa những năm 90 tôi ở trọ theo kiểu “share phòng”
> trong nhà của vợ chồng ca sĩ Ái Xuân ở trong cư xá Đô Thành, quận 3,
> Sài Gòn. Anh chồng làm nghề dạy cho các đại gia mới nổi biết chơi
> môn thể thao “quý sờ tộc” là tennis. Ái Xuân là em của Ái Vân, nhưng
> không nổi tiếng bằng chị nên chỉ ca ở những tụ điểm ca nhạc nhỏ
> dạng quán cà phê có sân khấu.

> Thường những ca sĩ ở các “tụ điểm” chỉ là loại có chất lượng
> cỡ hàng C, hàng D trở xuống chứ hạng A hay B thì khá “lemon hỏi”
> (tiếng lóng Sài Gòn lemon là chanh + hỏi = chảnh ) nên chê các nơi
> trình diễn này. Còn hàng sao thì khỏi nói, mấy nàng, mấy chàng sao
> nhún vai biểu môi lắc đầu ngoay ngoáy. Đi ngang qua mấy nơi “tạp
> nhạp” đó thôi cũng đã “mất hình tượng” của sao (nặng sạo ) rồi
> chứ đừng nói gì dám bước chân lên sân khấu hát.

> Dạo đó, tôi có anh bạn là Úc thòi lòi chánh hiệu tên Brian gốc ở
> Cabramatta Sydney. Anh chàng này la cà chơi bời khá thân với người
> Việt tại Úc rồi anh mê luôn Việt Nam, anh quảy túi qua Việt Nam làm
> “tây ba lô” tại Sài Gòn cũng cả mấy năm trời.
> Gặp tôi ở Sài Gòn, Brian mừng húm giống như “ tha hương ngộ cố
> tri vậy”. Tối nào anh ta cũng bám dính tôi kéo tôi theo anh đến mấy
> cái quán ăn nhậu ngoài lề đường. Phải nói Brian là một con “quỷ” ở
> Việt Nam. Thứ gì nó cũng biết, và biết rành tận gốc ngọn. Có thứ
> nó còn rành hơn tôi vốn là một thằng Sài Gòn chính gốc con cóc chằng
> hiu nữa kìa.

> Xin quý bạn đọc thông cảm sở dĩ tôi gọi Brian là “thằng” và kêu “nó”
> bằng “nó” là vì nó cũng cỡ trạc tuổi của tôi, chơi với nhau khá
> thân từ bên Úc và hơn nữa tiếng Anh đâu có phân biệt ai là anh em hay
> chú bác gì.
> Không nói được tiếng Việt, Brian quơ bằng tay. Ngồi xuống quán
> cốc là nó “nghía” một vòng mấy người ngồi cạnh xem họ ăn gì, món
> nào chàng khoái thì kêu người bán hàng đến chỉ đĩa đồ ăn đó rồi
> order gọn lỏn “xem xem”, rồi chỉ luôn chai bia người khác đang uống
> và cũng “xem xem” vậy là xong. Khi tính tiền thì không bao giờ nó hỏi
> giá mà chỉ lẳng lặng móc tiền ra đếm rồi để lại trên bàn hay đưa
> cho người bán. Ngay chóc! Không thiếu một đồng không thừa một xu.
> Thiệt tài, tôi hỏi Brian là “làm cách nào mầy không hỏi giá mà lại
> trả tiền trúng phóc, trong khi cũng là bia nhưng mỗi quán có thể bán
> giá khác nhau.?” Nó cười ha hả giải thích “Đơn giản thôi, tao chờ
> cái thằng mà tao order giống nó “xem xem” đó, nó trả bao nhiêu tao trả
> theo y vậy!”

> Đúng là “teacher run” (thầy chạy ) phải không các bạn. Việt kiều về
> nước lớ ngớ còn bị mánh chứ tây ba lô loại này thì đố ai “vẽ” nó
> được một xu.
> Một hôm tôi rủ Brian đến quán của Ái Xuân hát để uống cà phê và nghe
> “bà chủ nhà trọ” của tôi ca chơi. Khi thấy chúng tôi ngồi bên
> dưới, hát xong Ái Xuân có xuống bàn chúng tôi nói chuyện xã giao, và
> trao cho Brian tấm danh thiếp của nàng. Có một điều đáng nói là ở
> Việt Nam thời đó ai cũng in danh thiếp song ngữ hết, không biết để
> làm gì. Dù nhiều khi chủ nhân của nó chẳng có nhu cầu gì cho việc
> để cái tên của mình tiếp cận với người nước ngoài cả.

Danh thiếp của ca sĩ Ái Xuân cũng vậy, một mặt tiếng Việt ghi là “nghệ
> sĩ ưu tú Ái Xuân”, mặt sau tiếng Anh để là “Ái Xuân, the best artist”
> Thật sự mà nói, nếu cái danh thiếp đó đưa cho tôi xem thì tôi cũng
> chẳng chú ý điều gì. Nó bình thường như bao nhiêu danh thiếp “song
> ngữ” của những người mà tôi đã gặp nhan nhản trong thành phố. Chỉ
> có điều tấm danh thiếp này lại lọt vào mắt của thằng tây chính
> hiệu. Mà như đã nói, thằng này nó là “con quỷ” tây ở Sài Gòn. Chuyện
> gì nó cũng muốn biết và muốn hỏi cho tới bến.


> Rời quán cà phê, nó kéo tôi ra ngã sáu Phù Đổng chỗ gần khách sạn New
> World sà vào hàng nghêu luộc trên lề đường nơi bùng binh (lúc đó còn
> chưa giải tỏa mấy xe bò viên, nghêu luộc, sò huyết nướng, hột
> vịt lộn… và những loại hàng rong ở vòng bùng binh này ). Brian gọi
> một thau canh nghêu bự nấu với bột ớt hai thằng ăn chung, món này
> nó tự chế và chỉ cho cô bán hàng làm theo “order” của nó. Khề khà bên
> mấy chai Heineken nó lôi cái danh thiếp của Ái Xuân ra ngắm nghía rồi
> hỏi tôi:
> “Daniel (nick name của tôi ở Việt Nam khi giao tiếp với tây ), … Tao
> thấy Ái Xuân ca cũng thường thôi mà sao lại là “the best artist”. Bộ
> ở Việt Nam ca như she vậy là “best voice” rồi hả. Mà sao she là “the
> best” mà lại ca ở quán cá phê…” . Nếu she là “the best” thì … “what the
> hell” với Phương Thanh, Hồng Nhung, Mỹ Linh… Tao thấy Phương Thanh
> ca “hot” hơn nhiều, mà đẹp nữa. Tụi nó phải hơn “the best” của Ái
> Xuân chứ….”
> Trời đất! Thằng này nó làm một hơi như công an hỏi cung làm tôi
> sắp bí lù. Cũng may là tấm danh thiếp đó bằng song ngữ nên tôi còn
> đối chiếu được với mặt tiếng Việt nên hiểu “the best artist” bên
> tiếng Anh là… “nghệ sĩ ưu tú” của tiếng Việt, chứ không phải là
> “giọng ca hay nhất” như thằng Brian đang hiểu.
> Tôi không dám cãi là tại chữ đó dịch trật mà chỉ cố giải thích cho
> nó hiểu là ở Việt Nam người ta dùng chữ “the best” nó… nhiều nghĩa.
> “The best artist” của Ái Xuân (nghệ sĩ ưu tú ) để chỉ người nghệ
> sĩ có đóng góp “free” không tính “fee” cho nhà nước (hát chùa không tính
> lệ phí ) nên được (nhà nước ) phong cho là “nghệ sĩ ưu tú” chứ
> không phải “the best voice”. Cao hơn mức “best artist” là “people
> artist” (nghệ sĩ nhân dân )…
> Nghe tôi thao thao nào là “best” (ưu tú ) nào là “people” (nhân dân ) nó
> đực mặt ra có vẽ lộn xộn
> “What? What the hell is “people artist” meaning?”
> (Gì? “Nghệ sĩ nhân dân” là cái mốc xì gì vậy? )
> Dường như nó cố gắng dí tôi vào tận cùng sự hiểu biết ít ỏi của
> tôi về cách dùng chữ của nhà nước và các quan chức mình hay sao đây
> mà!. Tôi ấp úng quơ quào thêm…
> “Thì… ở Việt Nam “của tao” cái (dog ) gì thuộc về phục vụ cho
> “quần chúng” (public ) thì kêu bằng “people” (nhân dân ). Bộ mày không
> nghe “people army” (quân đội nhân dân ), “people police” (công an nhân
> dân ) hay sao. Tụi tao còn một đống “people” nữa như “people teacher”
> (thầy giáo nhân dân ), và “People… Osin” nữa kìa”!
> Như đã trình cùng quý bạn đọc, tiếng Anh của tôi thuộc loại ba
> rọi, nên khi muốn nói “đầy tớ nhân dân” tôi đang bí lù thì bỗng nhớ
> đến truyền hình trong nước lúc đó đang chiếu chuyện dài nhiều tập
> của Nhật về cuộc đời của cô gái làm nghề ở đợ (Osin ) bèn dịch
> đại (mẹ ) nó là “People Osin” để chỉ cái chức “đầy tớ nhân dân”
> của mấy bác cán bộ nhà mình hay (tự ) xưng với… “quần chúng”.
> Tôi nghĩ, nói đến Osin thì người Việt ở trong trong nước ai cũng
> biết là ở đợ, là đầy tớ… chỉ có thằng Brian này chắc nó tưởng
> tôi ăn nghêu luộc dầm ớt cay quá nên bị điên rồi.
> Đang ngon trớn một hơi dài với các ngành nghề có chữ “nhân dân”, tôi
> bỗng thấy cái chi nhánh ngân hàng Vietcombank bên kia đường nên đẩy
> thêm… “Đó là chưa kể… people… (ý lộn ) … state… bank” … nữa kìa.
> Hú hồn! May mà tôi thắng lại và bẻ cua kịp thời vì chợt nhớ ra ở
> Việt Nam mấy quan của chức mình không ai kêu “ngân hàng nhân dân” hết
> nên đã đổi kịp thành… “state bank” (ngân hàng nhà nước ). Tôi không
> biết thằng Brian nó có hiểu hết tôi nói cái gì hay không mà chỉ thấy
> nó trợn mắt nhìn tôi như nhìn… quái vật.
> Mà nghĩ mấy “cha” nhà nước mình khôn bà cố luôn nghen. Hồi còn bao
> cấp thì cái gì cũng của “nhân dân” ráo chỉ có ngân hàng (tiền ) thì là
> của “nhà nước” thôi. Nhân dân đố có rớ được đến thứ này.
> Hôm trước tôi có viết một bài nói về chuyện người ta hay chế
> diễu cách dùng chữ ngô nghê sai trật của các quan chức thời nay của
> mình, một số đông bạn đọc cho là cán bộ (nhà nước ) ta thiếu trình
> độ nên cách dùng chữ hay bị bét nhè sai trật tùm lum.
> Riêng tôi thì tôi nghĩ (có thể là trật lất ) không hẵn họ thiếu
> trình độ, mà trong một ”phạm trù” nào đó sự ngô nghê của chữ nghĩa
> được các ‘quan lớn” của mình sử dụng là một ngô nghê… có chủ
> định.
> Còn nhớ lúc trước khi cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt của “ta” còn
> sống, trong một lần nói chuyện trên TV về chế độ Đệ Nhất Cộng
> Hòa của miền nam và Ấp Chiến Lược của chế độ này, ông Kiệt đã
> dùng chữ “Vệ Binh Cộng Hòa” để chỉ lực lượng “Dân Vệ” trong Ấp
> Chiến Lược. Và cũng cùng thời đó, cái thời còn đệ nhất, đệ nhị
> Cộng Hòa, cũng như ông Kiệt, tất cả báo chí , đài radio, văn bản
> của nhà nước miền Bắc khi nói đến “nhân dân” miền Nam họ không bao
> giờ dùng chữ “dân” cả, mà chỉ gọi là “người trong vùng địch tạm
> chiếm” .
> Tại sao lúc đó “nhà nước mình” chỉ thị cho giới truyền thông khi
> nói về miền Nam phải tránh xa chữ dân ra như vậy? Chữ dân có gì cùi
> hủi xấu xa đâu? Chỉ là bởi vì lúc đó cuộc chiến phân tranh nam bắc
> còn chưa chấm dứt. Về chính trị của phía bắc thì “dân” (là chính
> nghĩa ) phải thuộc về “ta”. Ở phía “địch” không hề có “dân”. Cho nên
> lực lượng “dân vệ” của Ấp Chiến Lược miền Nam được gọi là
> “Vệ Binh Cộng Hòa” và dân miền Nam thì gọi là “người trong vùng
> địch tạm chiếm” là vậy…
> Bây giờ chiến tranh chấm dứt, hai nước Việt Nam lúc xưa đã nhập
> một cũng đã hơn 35 năm qua, nhưng cách dùng chữ (mập mờ ) “có chủ
> định” cũng vẫn còn được “ta” áp dụng.


> Ở trong nước, ngày nay nhà nước mình hay dùng chữ “Việt kiều –
> khúc ruột ngàn xa v.v…” để chỉ người Việt xa xứ mà hôm trước tôi
> đã viết trong bài “Chuyện “đi ra đi vào” của khúc ruột ngàn
> xa”(khoahoc.net số tháng 7 ). Quý vị người Việt bên ngoài khoan mừng
> húm mà nghĩ “mình” cũng ở trong số “khúc ruột” này nhen!.
> Xin thưa là không! Việt kiều đối với nhà nước ta được định nghĩa
> rõ ràng là “những người Việt có quốc tịch Việt Nam, sử dụng hộ
> chiếu Việt Nam, nhưng sinh sống ở nước ngoài” (như ngoại giao
> đoàn, lao động, du học, nghiên cứu sinh v.v… ), còn những người
> Việt đã nhập tịch nước ngoài, sử dụng hộ chiếu (passport ) nước
> ngoài được nhà nước mình trân trọng gọi là “Ngoại kiều có gốc
> Việt Nam” những người này (bị nhà nước mình từ rồi ) không liên
> quan gì đến Việt Nam hết chỉ trừ lúc gửi tiền về thì họ được
> cho “ké” vào nhóm “Việt kiều khúc ruột” cho đỡ… tủi chút thôi.
> Đó mới chỉ là văn bản pháp quy, còn ở “mặt bằng” xã hội, quan chức
> mình “phát huy” “tính sáng tạo” trong cách dùng chữ còn đại tài hơn
> nữa. Ngô nghê hay trật ngữ pháp mà nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ miễn
> sao có lợi cho quan chức và “bẻ” tội được mới là điểm chính.
> Thí dụ đưa hối lộ và nhận hối lộ là phạm tội, nên sếp ta đã vận
> dụng sáng tạo để “đẻ” ra hai chữ “bồi dưỡng”. Biếu tặng chút
> (bao thơ tiền) để “bồi dưỡng” cho sếp, và cấp trên nhận “bồi
> dưỡng” của cấp dưới tặng thì “vô tư” không tội vạ (mẹ ) gì
> hết. Cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu của mình còn thú nhận mỗi lần
> khách đến nhà chơi bao thư “bồi dưỡng” cả chục ngàn đô vứt đầy
> mấy gốc chậu cây cảnh trong nhà đó không thấy sao? Có biết của ai
> đâu mà trả (*)
> Và cán bộ nhận hối lộ của dân thì phạm tội nhưng …’’People Osin”
> (đầy tớ nhân dân) nhận chút “bồi dưỡng” của chủ (là nhân dân) thì
> cũng như Tổng bí thư nhận chút “bồi dưỡng” của đồng chí vậy, có
> tội tình gì chứ? Vậy là cũng… vô tư luôn.
> Người dân đi xin giấp phép mở “bia ôm” có gái ngồi bàn cho khách gác
> tay thì đời nào có ai cấp. Xã hội ta đâu có những “loại hình” kinh
> doanh “phi văn hóa” như vậy. Nhưng nếu biết điều mà “bồi dưỡng”
> cho người có chức quyền cấp giấy phép thì được dạy cho cách viết
> lại đơn khác, đổi chữ “bia ôm” biến thành “nhà hàng có tiếp viên
> phục vụ” thì OK ngay … vô tư tiếp.
> Mở vũ trường làm phòng trà ca nhạc là văn hóa đồi trụy, bị đóng
> cửa ngay, nhưng biết “lót tay” với phong bì dày cộm thì giấy phép
> (làm vũ trường ) sẽ được ghi là “câu lạc bộ văn hóa múa đôi”. Vừa
> rượu bia, vừa thuốc lắc, vừa cặp đôi tha hồ mà múa.
> Gái hành nghề bán dâm, là một trọng tội. Bị bắt là coi như rồi
> đời, bị cải tạo, bị bêu xấu, bị loại nhân phẩm ra ngoài xã hội
> v.v… Nhưng đó là bán dâm cho người thường kìa. Còn các cô gái bay đêm
> với quan chức, thì chỉ là “vui chơi có thưởng” thôi chứ có mua bán
> gì đâu mà bắt…
> Quý vị thấy không, các quan chức của mình sử dụng ngôn từ chính xác
> đến từng phần ngàn mi li mét, nói theo tiếng bắc ngày nay là xài chữ
> “cực chuẩn” (cực kỳ chuẩn đích chính xác ). Họ dùng chữ khéo léo
> một cách tài tình để khai thác hết tính lý tắc (logic ) của chữ. Áp
> dụng nghĩa của chữ một cách thật cẩn thận trên các từ sử dụng,
> hay đến không chê được, hay đến không bắt bẻ vào chỗ nào được.
> Như vậy thì sao dám khẳng định là mấy “Osin” của mình bị dốt không
> có trình độ ngữ pháp…
> Và một trong những chữ được các “Osin” nhà mình phát huy để sử
> dụng tài tình một cách “đáng nể” nhất đó là cụm từ “cố ý làm trái”
> trong bộ luật hình sự Việt Nam thời mở cửa kinh tế thị trường
> theo “định hướng” xã hội chủ nghĩa.
> Nếu bạn đọc nào rảnh rỗi xin gõ vào bản search của Google bốn chữ
> “cố ý làm trái” (nằm trong ngoặc đôi ) sẽ thấy có 6 triệu 500 ngàn
> văn bản, bài viết được tìm thấy có cụm từ “cố ý làm trái”.
> Theo tôi đây có lẽ là một chữ có biến tấu “kinh hoàng” nhất được
> các cao nhân nước mình sử dụng một cách đại tài.
> “Cố ý làm trái” là một “loại hình” thăng hoa cho chữ nghĩa thật
> ngoạn mục để chỉ việc các quan chức mình hốt lấy tiền của dân
> bỏ túi riêng một cách gọn ơ!..
> Theo định nghĩa của bộ luật hình sự Việt Nam thì “Tội cố ý làm
> trái ” có nghĩa là “Người nào lợi dụng “chức vụ, quyền hạn” cố ý
> làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại
> cho công quỹ… ”
> Như vậy thì muốn bị “dính” tội “cố ý làm trái” điều căn bản
> trước hết là phải có “chức vụ, quyền hạn” để mà “lợi dụng” nó,
> chứ người thường đâu có chức vụ quyền hạn gì (ai cho ) mà lợi
> dụng thì làm sao “làm trái” được?
> Như vậy 6 triệu 500 ngàn lần Google nói đến chuyện “cố ý làm trái”
> toàn là nói đến quan chức một cách chắc cú chứ không nói ai khác.
> Nếu bạn đọc có siêng thì xin click ra vài bài nổi cộm xem thử sẽ
> thấy bao giờ kết cuộc của tội “cố ý làm trái” cũng kèm theo mấy
> chữ “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây thất thoát”, “gây thiệt hại” …
> có vụ là vài tỷ đồng, có vụ nặng hơn hại đến số trăm tỷ đồng,
> ngàn tỷ, và có vụ đến cả chục ngàn tỷ đồng (vài tỷ đô la ) chứ ít
> gì đâu…


> Vậy thì cố ý làm trái là cái tội (mắc dịch ) gì đây? Tại sao chỉ
> biết được (và chỉ bị nói đến ) sau khi đã thiệt hại đến mấy con
> số “choàm quàm”. Còn khi chưa đổ bể để (nghĩa là lúc còn đang quơ
> quào vơ vét được ) thì chưa mắc tội “cố ý làm trái”.
> Và li kỳ thêm một điều nữa là bộ luật hình sự tuy ghi rõ khung hình
> phạt cho tội “cố ý làm trái” tỷ lệ thuận dựa trên mức độ thiệt
> hại. Thiệt hại càng nhiều tù càng lâu…. Vậy mà trên thực tế qua các
> phiên đã xử, người ta thấy có một nghịch lý là chức sắc càng cao,
> thiệt hại càng nhiều thì mức án càng… nhẹ.


> Đa số “Osin” (đầy tớ ) của dân khi bị tội “cố ý làm trái” thường
> chỉ bị “kỷ luật”, chuyển đi nơi khác, nặng hơn nữa là hạ tầng
> công tác (xuống chức ) hay đình chỉ công tác (ngưng chức ) chỗ này,
> bổ nhiệm công tác chỗ khác… Họa hoằn lắm mới có vài “Osin” bị cho
> về quê đuổi gà cho vợ.


> Điều này nhà nước mình lại “khôn bà cố” thêm lần nữa nên đã đẻ ra
> thêm cụm từ “giơ cao đánh khẽ” mà phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng
> đã dõng dạc tuyên bố trong phiên họp Quốc Hội khóa tháng 7 vừa qua
> (chắc cũng là loại câu nói hay nhất của… nước mình ) đó là “Nếu ai
> cũng bị kỷ luật hết thì còn… người đâu để làm việc” để giải
> thích về cách “trừng phạt” (nhẹ hều ) với mấy đầy tớ của nhân
> dân bị tội “cố ý làm trái” trong chuyện biến tiền của nhân dân
> thành tiền riêng của họ.


> Chuyện "giơ cao đánh khẽ" này của mấy quan được “dân chơi” trong
> nước thì gọi đó là cách “hạ cánh an toàn” làm trái xong rồi thì đáp
> ở chỗ đã lót sẵn thảm nhung cho khỏi ê đít.
> ooOoo
> Trong đầu tháng 8 vừa qua, một sự kiện “cố ý làm trái” loại
> “khủng" thật nóng hổi đang nổ bùng trên các mặt báo trực tuyến
> (online ) trong nước, chắc quý bạn đọc cũng đã biết rồi. Đó là vụ
> đoàn tàu Vinashin quốc doanh của nhà nước mình đang có nguy cơ chết
> chìm. Chuyện tàu quốc doanh (cơ sở kinh doanh của nhà nước ) bị
> chìm thì chắc cũng sẽ có nhiều người mừng rơn nhảy cởn lên nói là
> kệ (father ) nó chứ có gì đâu mà quan tâm, chìm thằng nào thì (dân )
> đỡ khổ với thằng (quốc doanh ) đó…


> Đúng vậy nếu như đoàn tàu chìm này không đang kéo cho chìm theo “gần
> 90 ngàn tỷ” đồng tiền tươi của “nhân dân” mình. Tính nhẫm ra “gần
> 90 ngàn tỷ'' đồng có con số “xem xem” với 4 tỷ rưỡi tiền đô la
> xanh có in hình ông Washington trên mặt chứ bộ ít sao.
> Má ơi! Một con số khổng lồ không biết phải hình dung bằng cách
> nào. Bao nhiêu tiền đó nếu dùng để mua mì gói cứu đói cứu lụt, xóa
> dốt xóa mù sẽ không biết là cứu được bao nhiêu triệu, chục triệu,
> trăm triệu hay ngàn triệu “nhân dân” bị đói bị mù của mình. Vậy mà
> nó đang bị Vinashin biến thành tiền vàng mả thả cho chìm dưới đáy
> đại dương coi chơi.


> Sự việc Vinashin bị “chìm tàu” này đang nổ bùng gây chấn động dây
> chuyền hàng loạt đến các dây mơ rễ má trong sinh hoạt của các công
> ty quốc doanh nhà nước, và luôn đến một số ngân hàng công ty tài
> chánh của nước ngoài trong khu vực cũng “dính chấu” với chiếc tàu
> Vinashin này
> Người ta thấy thiệt là “ái ngại” quá cho hai vị đương nhiệm Thủ
> Tướng và Phó Thủ Tướng mình đang “múa may quay cuồng” tìm hết cách
> để “cứu” đoàn tàu chìm Vinashin đang lôi theo 4 tỷ rưỡi tiền đô
> xuống nước.


> Thành lập năm 1996 sau chuyến công du của Thủ tướng Nguyễn Tấn
> Dũng từ Nam Hàn về nháy theo mô hình “Chaepol” của Hàn quốc theo kiểu
> các tập đoàn Daewoo, Hyundai của xứ Hàn. Tập đoàn kinh tế quốc doanh
> tàu biển Vinashin được chào mời như là một ví dụ về sự thành công
> của nhà nước ta trong tự do hóa nền kinh tế của Việt Nam và mở
> cửa cho đầu tư nước ngoài. Vinashin với tham vọng sẽ là một công
> ty đóng tàu biển lớn của Á châu và Thế giới.


> Là một trong những tổng công ty quốc doanh lớn nhất của nhà nước
> Vinashin như một đứa “con cưng” của Thủ tướng, được chính phủ
> tạo mọi dể dàng thuận lợi, cấp đất, cấp vốn, cho vay, “bảo đảm”
> cho Vinashin mượn nợ từ các ngân hàng và nguồn tài chính quốc tế.
> Nghĩa là Vinashin mà bị “hồ sơ xấu” rồi… quịt hỏng trả thì nhà
> nước ta trả… dùm.
> Được sự “bảo đảm” của chính phủ, “tập đoàn” Vinashin mạnh tay mở
> thêm hàng loạt cả 200 công ty con, và dàn trải đầu tư vào những lãnh
> vực không liên quan đến tàu bè biển cả gì hết như du lịch, địa
> ốc, chứng khoán v.v… và kết quả là hiện nay đang trên bờ vực phá
> sản với số nợ lên đến 4 tỷ rưỡi đô la, vượt quá 11 lần vốn
> điều lệ.


> Xin quý bạn đọc hình dung 4 tỷ rưỡi đô la là “4 ngàn năm trăm triệu
> đô” một số tiền quá xá khổng lồ không biết cách nào để “đếm” nữa
> chứ dừng nói là xài.
> Sau nhiều tháng loay hoay bít chỗ này, tát nước chỗ kia vẫn không
> cứu được chuyện đoàn tàu Vinashin với “tập đoàn mẹ” và 200 công ty
> con lớn nhỏ sẽ bị chết chìm. Đầu tháng 8 vừa qua, nhà nước mình
> “đành” công bố đã bắt “tạm giam” có thời hạn là 4 tháng với ông
> Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp
> Tàu thủy Việt Nam (Vinashin ) để “phục vụ điều tra” về hành vi “cố
> ý làm trái” các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu
> quả nghiêm trọng…


> Hiện tại nhà nước mình đang đưa lưng ra “gánh nợ” dùm cho Vinashin,
> vừa nợ trong nước lẫn nợ nước ngoài. Thủ tướng chính phủ
> (Nguyễn Tấn Dũng ) chỉ thị thống đốc ngân hàng nhà nước phải “đàm
> phán” với nước ngoài để “xin” gia hạn nợ cho Vinashin (i ) , phó
> Thủ tướng (Nguyễn Sinh Hùng ) dược bổ nhiệm vai trò Chủ tịch ủy
> ban “tái cấu trúc” cho Vinashin khỏi… chìm (ii ). Và ngay đến cơ quan
> chóp bu nhất của nước ta là ”bộ chính trị” cũng có “quyết định”
> về chuyện “cứu gỡ” cho Vinashin, mở đường cho các “People Osin”
> của Vinashin được “hạ cánh an toàn” (iii ).


> Còn chuyện bên lề của người dân chung quanh sự kiện này thì khi
> nội vụ mới lùm xùm ra báo chí có phỏng vấn ông Phạm Viết Muôn (iv
> ), Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng Ban chỉ đạo đổi
> mới và phát triển doanh nghiệp, ông Muôn đã dõng dạc trả lời khẳng
> định:


> “Chính phủ không ưu ái Vinashin, chỉ coi Vinashin như các tập đoàn
> khác thôi”
> Má ơi! Câu nói này của văn phòng chính phủ làm nhiều “nhân dân” giật
> mình muốn té xỉu. Vinashin được vay 750 triệu USD trái phiếu quốc
> tế phát hành dưới sự bảo lãnh của Chính phủ mà chính phủ nói
> "không ưu ái gì hết”. Rồi ông Muôn lại “ỏn ẻn” nói thêm:
> “Vinashin phát triển thế nào, mua sắm những gì cả Bộ Giao thông vận
> tải (là bộ chủ quản của Vinashin ) và Chính phủ đều không biết.
> Chỉ khi xong rồi mới báo cáo.”


> Trời đất! Ngó bộ chính phủ mình chuyến này thiệt là “ngon” nghen bà
> con. Khoan nói chuyện Vinashin là một trong các tập đoàn quốc doanh
> hàng “top ten” được sử dụng vốn điều lệ từ ngân quỹ nhà nước
> (tiền của dân ) đến cả chục ngàn tỷ đồng, nội cái chuyện “chính
> phủ” đứng ra bảo lãnh cho vay 750 triệu đô tiền tươi rồi để mặc
> Vinashin làm gì, mua sắm gì cũng chẳng cần biết, chỉ khi thiệt hại
> đến 4 ngàn 500 triệu đô thì mới “chịu” biết (sơ sơ ) qua… báo cáo.
> Đúng là chính phủ mình thuộc loại “dân chơi sợ gì mưa rơi” chứ
> giỡn sao. Làm “Osin" (ở đợ ) cho nhân dân mà dám lấy tiền của nhân
> dân (chủ ) liệng xuống cống dễ còn hơn liệng giấy (chùi đít ) vô
> cầu tiêu nữa quý vị ơi! Chơi như vậy mà không “delicious” sao
> được.

> Vinashin mua tầu du lịch Hoa Sen hàng nghìn tỷ đồng (trăm triệu đô )
> để nằm ụ ngó coi chơi chứ không sử dụng kinh doanh được. Vinashin
> tham gia kinh doanh bất động sản, chứng khoán, đầu tư đâu thua lỗ
> đó, Vinashin phát triển các trại chăn nuôi, nuôi gì chết nấy, Vinashin
> làm công ty xây dựng, xây đường, đường lún, xây cầu, cầu sập.
> Vinashin lập 200 công ty con bơm tiền công quỹ cả tỷ đô vô túi
> “People Osin” như bà già hà hơi vào cái thùng không đáy, vô tận không
> bao giờ thấy đầy, không bao giờ biết đủ.


> Thế mà bộ chủ quản của Vinashin là Bộ GTVT và trên nữa là “chính
> phủ” lại nói ngon ơ là... không biết gì. Họ “phát triển thế nào,
> mua sắm những gì chính phủ đều không biết. Chỉ khi xong rồi mới
> báo cáo…” cứ để Vinashin báo cáo (láo ) đến đâu thì… biết đến đó.
>
> Và cho đến khi 4 ngàn 500 trăm triệu đô đã tiêu ma thì người có trách
> nhiệm phát ngôn ở Văn phòng Chính phủ lại nói rằng chính phủ mình
> “quản lý, theo dõi các tập đoàn khác cũng “y vậy” thôi hà…”
> Thôi chết, “bỏa" mẹ thằng i-eemm "nhân dân" mình kỳ này nữa rồi quý
> vị ơi! Trong nước mình còn biết bao nhiêu “tập đoàn” và “tổng công
> ty” quốc doanh khác còn “nằm” trong sự quản lý của chính phủ. Nào là
> dầu khí, viễn thông, điện lực, bưu chính, than đá , hóa chất v.v…

Và tập đoàn, tổng công ty quốc doanh nào cũng được nhà nước mình đối
> xử y như Vinashin vậy thôi hà. Chính phủ để mặc cho họ “làm gì
> chẳng biết” muốn liệng tiền đi đâu cũng chẳng hay, thì sớm muộn gì
> cũng sẽ có vài tập đoàn nữa, hay vài chục cũng không chừng, bộ ngu
> sao mà không biết cho chìm tàu theo Vinashin, và chắc cú là mỗi tập
> đoàn sẽ có vài tỷ hay vài chục tỷ “đô la” (tiền của dân ) bị banh
> ta lông đến tuột xà rong như Vinashin nữa cho coi…


> Người ta thắc mắc là “cố ý làm trái” gây thiệt hại một vài triệu
> đô, vài chục triệu đô, hay trăm triệu đô là đã là… “kinh hoàng” lắm
> rồi. Vậy mà phải đợi đến “tiêu dên” cháy rụi hết 4 ngàn 500 triệu
> đô lúc đó nhà nước mình mới biết là Vinashin bị “dính” chuyện “cố ý
> làm trái”.
> Bộ luật Hình sự Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 Chương XVI điều
> 165, mục 3 ghi “Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên
> hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ
> mười năm đến hai mươi năm”. (v )

> Đó là hình phạt cao nhất cho tội “cố ý làm trái”.
> Chắc hồi viết ra điều luật này vị luật gia đại nhân nào đó đã
> không lường trước được quan chức mình không ai cố ý làm trái chỉ
> để thiệt hại của công có một tỷ “đồng” trở lên cả, mà là tỷ “đô”
> trở lên không hà. Nếu tính nhân lên theo tỷ giá hối đoái của tháng
> 9-2010, một đô, tính chẳng và chịu lỗ chút đi cho tròn, bằng 15 ngàn
> đồng, gây thiệt hại 1 tỷ đồng ở tù 20 năm, một tỷ đô x 15 ngàn
> lần hơn thì ông Phạm Thanh Bình một người vừa là bí thư đảng ủy
> của tập đoàn, vừa là chủ tịch hội đồng quản trị vừa là tổng
> giám đốc cũng của tập đoàn này sẽ phải ủ tờ 20 năm x 15 ngàn bằng…
> 300,000 năm mới mãn án…

> Đó là mới có tỷ đô thôi, chưa kể ổng làm “thiệt hại” đến 4 tỷ
> rưỡi đô nhân lên thì thời gian tù của ổng chắc bằng thời gian phi
> thuyền không gian đi từ dãy ngân hà nào khác đến trái đất mình quá.
> Eo ơi! Chắc ông Phạm Thanh Bình kỳ này phải đi nhà thờ xin cha cho
> cầu nguyện với Chúa, rồi quẹo qua chùa bạch thầy cho con được ăn
> chai niệm Phật. Phải tích đức, tích phước cho dữ lắm để mong cho
> được đầu thai làm người bao nhiêu kiếp nữa mới trả hết tù hơn
> cả triệu năm của kiếp này đây????


> Chỉ sợ rằng, như trên đã nói, với tội “cố ý làm trái” thì càng cao
> chức vụ, càng dễ “hạ cánh an toàn”. Một tập đoàn kinh tế quốc
> doanh hàng “top” của quốc gia. Tài sản kinh doanh có đến vài trăm ngàn
> tỷ đồng mà chỉ tập trung quyền lực tối cao vào một người vừa là
> đảng ủy, vừa là chủ tịch hội đồng quản trị, vừa tổng giám đốc
> điều hành thì còn ai dám kiểm soát.
> Trong khi nhà nước mình (là nơi duy nhất ) cao hơn ông Bình thì nói
> ngon ơ … “họ làm gì chúng tôi chẳng biết” thì không sập tiệm mới là
> chuyện lạ…


> Bây giờ, cả Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ chính trị đang lu xa bu
> “gỡ” (ghẻ ) cho đoàn tàu Vinashin của ông Bình đừng chết chìm.
> Bắt giam ông Phạm Thanh Bình để phục vụ điều tra, đình chức bắt
> giam thêm một số “Osin” khác trong hội đồng quản trị Vinashin, ,
> chuyển giao các khâu quan trọng cho các “tập đoàn” khác (dầu khí,
> viễn thông v.v… ) chỉ thị ngân hàng nhà nước gánh bớt nợ, xin giãn
> nợ nước ngoài, giải thể các công ty con… mà “cứu gỡ” được cái
> (son-mother ) gì cho đoàn tàu đang chìm này chớ…


> Chuyện cứu gỡ hiệu quả nhất và vô cùng đơn giản (như đang giỡn )
> là giải thể luôn cái cơ chế “tập đoàn kinh tế quốc doanh”, giải
> thể luôn các “đặc quyền” về “chức vụ quyền hạn” của các “đầy tớ
> nhân dân”, hay là “delicious” hơn nữa. Hai vị Thủ tướng và Phó Thủ
> tướng của mình kỳ này thử chơi bạo lấy tiếng một cú cho đã coi
> sao. Đó giải thể quách luôn cái… đảng cầm quyền của nhà mình cái cho
> rồi.
> Làm được vậy thì chắc cú là sẽ không còn vụ “cố ý làm trái gây
> thiệt hại…” nào đến mấy ngàn triệu đô la sẽ xẩy ra nữa đâu Thủ
> tướng và Phó Thủ tướng ơi..
> Dễ ẹt vậy mà không thấy có “People Osin” nào đề nghị chuyện này
> hết trơn vậy ta.

> Đúng là chuyện dài “quê nhà xứ huyện” của nước mình, đợi mất bò
> rồi mới lo đóng chuồng phải không quý vị
>
> Tham khảo & dẫn chứng:
>
> (i ) Chính phủ đề nghị khoanh, giãn nợ cho Vinashin
> http/
> /www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-asks-for-suspension-of-shipbuilders-debt-repayments-08-27-10-101640988.html
> (ii ) Phó thủ tướng - Vinashin sẽ được cấp thêm vốn
> http/ /vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/08/3BA1ED79/
> (iii ) Kết luận của bộ chính trị về Vinashin
> www.tienphong.vn/.../Ket-luan-cua-Bo-Chinh-tri-ve-Tap-doan-Vinashin.html
> (iv ) Chính phủ không ưu ái Vinashin
> http/
> /www.vietnamnet.vn/chinhtri/201007/Chinh-phu-khong-uu-ai-Vinashin-919811/
> (v ) Bộ luật hình sự VN sửa đổi bổ sung 2009
> http/ /vi.wikisource.org/
> (* ) Gương Liêm Khiết Lãnh Tụ Đảng Cọng Sản Việt Nam
>
>
>
>
>
>

No comments: