"Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử"
"Chúng ta không làm đến nơi thì mới bị diễn biến, còn nếu chúng ta thực sự dân chủ thì không ai làm gì được. Đã đến lúc chúng ta phải nói thẳng với nhau, nhìn thẳng vào sự thật, không tránh né những vấn đề cốt tử" - cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc thắng thắn phát biểu tại bàn tròn kỉ niệm 65 ngày Quốc khánh. LTS: Nhân kỉ niệm 65 năm Quốc khánh, Tuần Việt Nam trích thuật một phần nội dung bàn tròn trực tuyến với nguyên Bộ trưởng Tư pháp, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Lộc như một suy ngẫm, góc nhìn đáng tham khảo về những bước đi của Đất nước - Dân tộc trên con đường hiện thực hóa những tư tưởng và mục tiêu cao đẹp về một Việt Nam Dân chủ - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc mà Bác Hồ đã long trọng tuyên bố trước muôn triệu người dân cũng như bạn bè thế giới sáu mươi lăm năm về trước.
Như ông Nguyễn Đình Lộc nhiều lần nhấn mạnh, những góc nhìn của ông có thể đôi chỗ "khó nghe" hoặc cần phải tranh luận thêm, nhưng ông cũng mạnh dạn đưa ra, với tư cách một người gắn bó máu thịt với chế độ này, như một sự xới xáo vấn đề một cách nghiêm túc, trên tinh thần tôn trọng ý kiến khác biệt mà Đảng luôn kêu gọi. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thưa ông Nguyễn Đình Lộc, là một cựu lãnh đạo với vị trí đứng đầu một Bộ quan trọng- xây dựng hệ thống là Bộ Tư pháp, ông có những cảm nhận gì, những trăn trở gì khi nghĩ đến mùng 2/9 năm nay?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Ngày mùng 2/9 chúng ta gọi là ngày Quốc Khánh, ngày ra đời của chế độ chúng ta. Với chúng ta đó là một ngày rất đáng ghi nhớ. Hơn nữa, ngày Quốc Khánh năm nay chúng ta tổ chức chào đón nó trong điều kiện thủ đô Hà Nội cũng như cả nước tiến tới 1000 năm Thăng Long. Kỉ niệm ngày Quốc Khánh là dịp đặc biệt để cùng nhìn lại cả chặng đường phát triển. Không chỉ ôn lại 65 năm của chế độ chúng ta mà đây cũng là dịp để cùng nhau nhìn lại một ngàn năm qua xã hội Việt Nam đã đi như thế nào. Điều rất đáng mừng là vào ngày 2/9 65 năm trước, đánh dấu một bước ngoặt cho sự phát triển của cả dân tộc. Vì trước đó như mọi người đã biết, đất nước là thuộc địa, là nô lệ của những cường quốc Pháp và Nhật. Cuộc sống của người dân thuộc địa như thế nào bản thân mỗi người cũng đã thấm thía. Đó là một xã hội, mà nói một cách ngắn gọn nhất là phi dân chủ, vi phạm quyền con người, ở đó quyền cơ bản của con người bị chà đạp.
Bởi vậy, ngày mùng 2/9/1945 với việc Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập một nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã mở ra một giai đoạn phát triển mới. Đó là một thay đổi lớn lao mà chúng tôi hay gọi là Đổi đời của cả dân tộc, đổi đời cho từng cá nhân con người. Chúng ta, từ một kiếp nô lệ, bị lệ thuộc đã trở thành người tự do, người dân chủ, một đất nước được hưởng quyền làm chủ của mình.
Bởi vậy tôi nghĩ, không riêng ai mà cả dân tộc đang vui mừng chờ đón ngày mùng 2/9 năm nay cũng như ngày mùng 10/10 và Đại lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long. Đã có lúc chúng ta ngại nói dân chủ Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Có lẽ, một trong những mục tiêu đã khiến cả dân tộc ta đứng lên giành độc lập, và đó cũng là di nguyện của Bác Hồ là xây dựng một đất nước Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, một đất nước dân chủ, theo thể chế dân chủ. Theo ông, trong thời gian vừa qua, chúng ta đã hiểu như thế nào về mục tiêu dân chủ và đã thực thi nó như thế nào? Ông Nguyễn Đình Lộc: Nói một cách ngắn gọn dân chủ là người dân làm chủ xã hội. Và, nói người dân ở đây là phải hiểu cả dân tộc, cả đất nước làm chủ chứ không phải một cá nhân nào đó.
Nhưng khi nói đến dân chủ thì chúng ta phải nhìn từng cá nhân để làm thế nào thấy rõ rằng từng con người một chứ không phải chỉ có cộng đồng dân tộc nói chung được hưởng những quyền tự do, dân chủ. Hưởng dân chủ, thực hiện dân chủ, bảo đảm người dân thực hiện dân chủ là một vấn đề hoàn toàn không dễ dàng. Vì ở đây đòi hỏi cả một cơ chế, tập quán thói quen, truyền thống và trước hết là nhận thức sâu xa thế nào là dân chủ.
Điều làm chúng ta phải suy nghĩ là nhiều khi bản thân chúng ta, những người trong cuộc cũng ngại dân chủ. Chúng ta nhớ rằng đã có những lúc chúng ta đã không dám nói đến dân chủ. Đã có lúc chúng ta ngại động chạm đến chữ đó, ngại đến mức trở thành ra một quán tính, "không dám" đưa chữ dân chủ vào mệnh đề chung của mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Từ dân chủ mới được đưa vào mệnh đề này mươi năm nay thôi.
Ngay mệnh đề nhà nước pháp quyền cũng thế. Một nhà nước pháp quyền không thể là pháp quyền nếu như nó không thực hiện chế độ dân chủ, nhưng từ pháp quyền cũng đã có lúc chúng ta ngại đề cập tới. Hồi năm 2001, nếu dùng là một cuộc đấu tranh e nói thế hơi mạnh, nhưng chính xác đã có một cuộc tranh luận, một trao đổi rất kĩ, cuối cùng Quốc hội mới biểu quyết để thông qua quy định, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền, xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân. Đến lúc đó chúng ta mới dám nói được quyền lực thống nhất có sự phân công phối hợp.
Như thế, rõ ràng nhận thức về dân chủ là một quá trình và thực hiện dân chủ lại càng khó hơn, và cũng là một quá trình. Không ai có thể tự nói rằng mình đã nhận thức đầy đủ, có một quan niệm rõ ràng về dân chủ. Ngay văn kiện của Đảng cũng phải từng bước một, cả Hiến pháp cũng vậy. Mãi đến Hiến pháp thứ tư (Hiến pháp 92), chúng ta mới đưa được chữ nhà nước pháp quyền vào. Cụm từ này hoàn toàn chưa có trong các Hiến pháp trước đó.
Hiến pháp 46 được đánh giá có những ưu điểm vượt trội, nhưng chữ pháp quyền vẫn chưa được dùng. Hiến pháp 59 và Hiến pháp 80 cũng không đề cập tới. Mãi tới năm 2001 với nghị quyết 51 của Quốc hội thì chúng ta mới bổ sung vào Điều 2: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước pháp quyền. Không nên hiểu một cách phiến diện, một chiều chữ dân chủ. Dân chủ có hai mặt của nó. Lạm dụng dân chủ cũng là một tiêu cực, một tai hại đối với xã hội.
Thì khi nói thực hiện dân chủ phải nhìn từ hai phía: Từ phía người có trách nhiệm thực hiện nó đó là bộ máy nhà nước, hai là với người dân hưởng quyền dân chủ cũng phải đúng nghĩa của nó chứ không phải một cách tràn lan. Và điều này không đơn thuần chỉ là mong muốn mà còn cả vấn đề nhận thức và có cơ chế để thực hiện. Vì vậy tôi hiểu rằng thực hiện dân chủ là một quá trình và từng bước một. Đừng nại dân trí chưa cao để hạn chế quyền làm chủ của dân Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Chúng tôi vừa nhận được câu hỏi của bạn Nguyễn Phúc Nguyên là một học viên của trường Sĩ quan quân đội: "Mọi người thường nói nhân dân ta còn rất yếu kém về mặt nhận thức, trình độ dân trí thấp do đó dân chủ lúc này không phù hợp, phải từng bước, nhích dần từng bước. Còn nếu mà áp dụng dân chủ lúc này là không tốt cho đất nước ta. Ông chia sẻ với bạn Phúc Nguyên như thế nào?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Băn khoăn của bạn Nguyên cũng có cơ sở. Nhưng nói như thế cũng không có nghĩa là bây giờ chúng ta chưa nên dân chủ. Vì nói dân chủ cũng là một quá trình. Và cũng không nên ngại rằng nhân dân không biết sử dụng dân chủ. Sau Cách mạng tháng Tám, 80-90% dân chúng vừa không biết chữ, mù chữ vừa là kiếp nô lệ, nên trước khi tiến hành tổng tuyển cứ, có nhiều người lo rằng với trình độ người dân vừa ra khỏi nô lệ như thế thì có nên tổng tuyển cử không. Nhưng Bác Hồ đã có niềm tin rằng nhân dân biết sử dụng quyền đó, và trên thực tế chúng ta sử dụng nó rất tốt, Tổng tuyển cử năm 1946, người dân đã bầu ra một Quốc hội rất xứng đáng, cách tiến hành cũng rất dân chủ và người dân hưởng dân chủ cũng rất đúng đắn.
Đương nhiên muốn thực hiện dân chủ không đơn thuần chỉ là quyết tâm, quy định mà cả điều kiện kinh tế xã hội, trình độ văn hóa nữa. Bởi vậy tôi mới nói, băn khoăn của bạn Phúc Nguyên có căn cứ, nhưng không nên nói rằng vì trình độ của dân chưa cao nên chưa thực hiện dân chủ. Nói như thế là nguy hiểm chứ không phải là nói sai. Đó là một cách nói để chúng ta hạn chế quyền dân chủ của người dân.
Đáng sợ nhất là khi người dân quay lưng Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn đọc Nguyễn Mạnh Thắng ở TP.HCM hỏi rằng: "Dân chủ là mục tiêu ngày đầu giành chính quyền là khát vọng của nhân dân, là mục tiêu đấu tranh của Đảng vậy mà tại sao đôi lúc lại trở thành vấn đề kị húy trong một số giai đoạn. Thậm chí, có vị lãnh đạo còn nói rằng là phải cẩn thận với trò chơi dân chủ, có nơi thì coi dân chủ là một trong những công cụ để thế lực thù địch diễn biến hòa bình, chống chế độ chúng ta. Ông suy nghĩ thế nào về vấn đề này?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Đây là vấn đề tương đối phức tạp. Tôi nhắc lại ý rằng: về mặt tâm lí, đôi khi trong thi hành quyền lực bản thân phía người quản lí, người có quyền cũng muốn thoải mái, muốn tùy tiện, ngại dân chủ. Chẳng hạn, bây giờ mình làm việc mà có những người cứ nói chỗ này chỗ kia, mình thế này thế kia thì cũng khó chịu. Về mặt tâm lí, cảm giác đó cũng dễ hiểu. Nhưng nếu chúng ta làm đúng pháp luật, cả 2 phía đều làm đúng luật thì chuyện không có gì phải bàn. Người ta có thể nói dùng pháp luật, dùng dân chủ để diễn biến hòa bình, nói như thế đã thuyết phục chưa? Liên Xô sụp đổ có phải diễn biến hòa bình đâu, cả phe xã hội chủ nghĩa, cả Đông Âu nữa, đó có phải là diễn biến hòa bình đâu.
Cái đổ đó là nhân dân vùng dậy để lật đổ. Đau đớn gì hơn là trong nhiều trưởng hợp người dân quay lưng lại với chế độ. Tại sao hàng triệu Đảng viên trong Đảng như thế, có đội quân hùng mạnh như thế tự nhiên chế độ Xô Viết sụp đổ. Đau đớn lắm! Tôi nghĩ đau đớn lắm! Có ông bạn kể, khi báo tin cho bố ở quê biết chuyện Liên Xô không còn nữa, ông đã ôm mặt khóc. Điều đó cho thấy, với người dân rất bình thường ở một đất nước xa xôi như thế nhưng trong suy nghĩ của họ với chế độ Xô Viết như thế nào, người ta khóc vì nó không còn nữa là vì sao? Một lần nữa tôi cho rằng, phải luôn luôn nhớ rằng sinh ra bộ máy nhà nước là để quản lý, giữ gìn trật tự trị an, nhưng chúng ta làm không tốt nên người dân có phản ứng bằng nhiều hình thức.
Có thể người ta mạnh mẽ phản kháng, nhưng điều đáng sợ hơn là nguy cơ người dân quay lưng lại với chế độ. Mà một khi người dân đã quay lưng lại với chế độ thì không gì có thể cứu vãn được. Chưa thấm hết đạo lý thế nào là một Đảng cầm quyền? Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn Văn Định hỏi, tại sao những điều luật đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân chúng ta định trình Quốc hội nhiều lần như Luật Thông tin, Luật Trưng cầu dân ý, Luật về Hội... mãi vẫn chưa làm.
Tình trạng treo như thế này có hệ lụy gì không? Ông Nguyễn Đình Lộc: Bác Hồ đã nói rất rõ, chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ, chứ không phải Hiến pháp chung chung. Từng người dân được đặt trong điều kiện quyền tự do đồng thời bộ máy, cơ chế để thực hiện quyền quyết định công việc đất nước cũng phải rất dân chủ, nếu cả 2 mặt đó đều tốt thì sẽ có dân chủ, còn cả 2 mặt đều không tốt thì không có nền dân chủ. Chúng ta có thể phàn nàn cái này cái kia nhưng vấn đề thực chất là không giải quyết được. Cho nên cần phải xác định thật rõ thực chất dân chủ là gì.
Chúng ta cứ nói nhà nước pháp quyền nhưng nói mãi vẫn dừng lại ở khẩu hiệu chứ chưa đi vào, thể chế thiết chế. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Vậy ai chịu trách nhiệm xây dựng thể chế, thiết chế này. Để chậm trễ như vậy ai chịu trách nhiệm? Ông Nguyễn Đình Lộc: Khi nói đến thiết chế là phải Quốc hội. Nhưng Quốc hội dưới sự lãnh đạo của đảng. Chẳng hạn muốn sửa Hiến pháp, phải chờ đại hội Đảng quyết, Đảng quyết rồi mới thành quyết định của Quốc hội. Có một vấn đề là trong một số văn kiện đã nói đến nhưng chúng ta chưa thấm hết đạo lý thế nào là đảng cầm quyền, trách nhiệm đến đâu, quan hệ với nhà nước thế nào vì vậy mà hơi lúng túng, có lúc buông lỏng, có lúc lấn sân, có lúc bao biện làm thay. Tôi cũng không hiểu hết tại sao Bác Hồ khi nói về Đảng thì trước hết nói Đảng ta là đảng cầm quyền. Vậy đảng cầm quyền khác đảng thường thế nào?
Tôi đang có trong tay văn kiện Đại hội X, trong đó có phần giải thích của đồng chí Nguyễn Phú Trọng: đảng cầm quyền thì hơi hẹp, phải nói đảng lãnh đạo mới bao hết. Nhưng Bác Hồ đã nhấn mạnh trong di chúc đảng ta là đảng cầm quyền, vậy phải hiểu đạo lý đảng cầm quyền là thế nào? Từ lãnh đạo đến cầm quyền có là một không, và đảng cầm quyền quan hệ với dân với nước thế nào? Cả 2 cái đó chúng ta chưa làm rõ. Tôi vẫn nói, chủ thuyết chúng ta chưa rõ ràng, cần phải rõ ràng chủ thuyết rồi từ đó chuyển hóa thành quan niệm cụ thể. Hãy thực ngồi với nhau để tranh luận cho hết tình hết lý Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Cuộc sống đang đặt ra yêu cầu bức thiết cho Đảng, nên chăng Đảng không né tránh, đặt thẳng vấn đề này ra tại đại hội XI?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Tôi có tham gia một số hội thảo bàn về văn kiện đại hội XI, lúc đầu nói sẽ sửa đổi cương lĩnh, anh em chờ đợi, hi vọng rất nhiều nhưng bây giờ đọc lại dự thảo sửa đổi thì có thấy sửa gì nhiều đâu. Có người nói đó là bước lùi chứ không phải là cải tiến. Giải thích vì sao cũng khó. Phải chăng trước hết vì nhận thức của chúng ta? Cũng có thể do ta thỏa mãn với những gì đã đạt được. Có người thấy cương lĩnh như thế là cơ bản lắm rồi. Đứng về mặt chủ thuyết phải rõ ràng. Trước đây, ta thường sao chép, nên khi vận dụng vào Việt Nam thì bị quèo quặt. Ta vốn không có thường trực HĐND, sau đó có UBND, lại có cả thường trực HĐND, HĐND, mà HĐND còn đòi có trụ sở riêng, tách biệt với UBND.
Sang Liên Xô trước đây, sẽ thấy họ có Xô Viết chung, không có UBND hay HĐND, và trong Xô Viết có thường trực ban chấp hành của nó đóng vai trò như một bộ máy điều hành chung. Ta sau đó lại dần tách HĐND và UBND ra.
Nói như thế để thấy, ngay cả khi vận dụng cái có sẵn, ta cũng làm chưa đúng, nói gì là vận dụng sáng tạo. Nghị quyết của ta có rồi, ta phải dân chủ hóa tư duy lí luận. Một những vấn đề được nêu tại đại hội X là tư duy của chúng ta chưa ngang tầm thời đại, giờ là lúc ta phải cố gắng dân chủ hóa. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Ta từng phê phán dân chủ phương Tây là dân chủ giả hiệu và ta phải xây dựng một nền dân chủ thực chất. Theo ông, dân chủ thực chất của ta là như thế nào? Ông Nguyễn Đình Lộc: Có lẽ cũng phải nhìn nhận lại ý kiến cho rằng dân chủ phương tây là dân chủ giả hiệu. Nếu là dân chủ giả hiệu, họ phải sụp lâu rồi. Đó là cách nhìn trước đây thôi. Bây giờ ta phải xem lại và đổi tư duy đó. Trong khi ta phê phán phương Tây nhiều thì chính họ lại tự điều chỉnh rất tốt, loại bỏ những yếu tố tiêu cực.
Không phải ngẫu nhiên mà người dân lao động ở các nước đó được hưởng chế độ dân chủ. Bản thân họ đấu tranh và phe XHCN khi đó cho thấy một hình mẫu khác, để bên kia giật mình và thay đổi, tự điều chỉnh. Sự sụp đổ của Liên Xô cũng chính vì không biết tự điều chỉnh hoặc có điều chỉnh nhưng không đến nơi và không kịp thời. Liên Xô sụp đổ không phải vì bản thân chế độ XHCN là xấu mà vì họ đã đi không đúng đường, sai về cách làm. Chúng ta đã ngấm ra điều đó. Bây giờ ta phải nói cho rõ là phải điều chỉnh lại cho đúng. Nhưng điều chỉnh của ta chưa đến nơi. Chúng ta chưa thực ngồi với nhau để tranh luận cho hết tình hết lí, lật ngược vấn đề để tìm cho ra gốc gác của nó. Cái lo của những người tâm huyết, có trách nhiệm và gắn bó với chế độ hiện nay là làm thế nào để thoát ra được tình cảnh hiện nay, để mọi người có thể thực sự dân chủ đóng góp ý kiến và tìm ra được một cơ chế đúng.
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Không có gì phải bàn cãi, dân chủ là nhân tố quan trọng để giải quyết các vấn đề của xã hội ta hiện nay. Việc đảm bảo vai trò, vị trí lãnh đạo của Đảng cũng chính là dân chủ. Đảng cũng đã vạch ra và đang đấu tranh cho vấn đề này. Một bạn đọc ở Nha Trang nêu vấn đề, trong các đại hội đảng, khi bài Quốc tế ca vang lên "vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian" không còn phù hợp với tình hình hiện nay, nô lệ ngày nay đã chuyển sang hình thái mới, thậm chí là nô lệ về tư tưởng, nhận thức, văn hóa. Vậy cần phải làm gì để giải phóng khỏi ách nô lệ này như tinh thần của Quốc tế ca? Ông Nguyễn Đình Lộc: Đó cũng là vấn đề gây nhiều băn khoăn, cần suy nghĩ đích đáng. Thực ra, bây giờ mà nói là nô lệ thì có phần nặng nề, nhưng sự phụ thuộc thì có. Về mặt tư tưởng, chúng ta đã thực sự tự do chưa? Theo tôi, ta chưa có được điều đó, hay đúng ra là còn thiếu.
Nói là hoàn toàn chưa có thì không hẳn. Như hôm nay tôi nói như thế này cũng là tự do rồi. Tình hình có nhiều cải thiện nhưng đến nơi chưa, ngang tầm chưa thì chưa. Đây là điều phải sửa đổi cơ bản, tạo ra môi trường, không khí để người dân cảm nhận được rằng chế độ này là của mình, do mình làm chủ. Bác Hồ khi nói đến quyền của người dân bao giờ cũng nhấn mạnh hai chữ TỰ DO. Văn kiện Đảng không phải đặc quyền của ai Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Một bạn đọc ở Phan Thiết viết: với doanh nghiệp chúng tôi, dân chủ là công bằng cơ hội, công bằng quyền tiếp cận thông tin, nguồn lực quốc gia, đặc biệt là trong kinh tế. Nhưng công bằng không phải là cào bằng. Vậy thiết chế nào để đảm bảo cho chúng tôi được quyền tiếp cận công bằng với thông tin, nguồn lực quốc gia và công bằng trong cơ hội tiến thân? Việt Nam đã có được một thiết chế như vậy hay chưa?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Thế nên bây giờ Quốc hội đang làm lại và chắc sẽ làm được đó là Luật Về quyền tự do tiếp cận thông tin. Những tài liệu cầm vào là thấy dấu mật sẽ phải hạn chế thế nào; Làm rõ đảng cầm quyền ra sao, công việc đảng làm là cho dân; việc đảng đang làm là việc của dân chứ không phải là việc riêng của đảng, đảng được nhân dân tin tưởng giao cho nhiệm vụ đó. Vì thế, nhân dân có quyền biết và hiểu đầy đủ về những công việc đảng đang làm. Việc này ta chưa xem trọng, vẫn còn coi nhẹ. Văn kiện của Đảng là đặc quyền của một số người. Điều này đòi hỏi phải thay đổi nhận thức, trở lại với quan điểm thực sự dân chủ, và vị trí, trách nhiệm của đảng cầm quyền là gì. Đảng cầm quyền là đảng giải quyết những công việc của dân, thuộc quyền của dân, mà từng người dân riêng rẽ không thể giải quyết được mà cả cộng đồng gần 90 triệu dân cùng lo.
Họ tín nhiệm giao cho một tổ chức: về mặt nhà nước là giao cho Quốc hội, về mặt đảng là đảng cầm quyền, để từ đó thấy rằng đây là việc của dân, dân có quyền hiểu đủ, không phải đặc quyền của ai. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Phải chăng chủ thuyết mà Việt Nam đang cần lúc này chính là tư tưởng của Bác Hồ, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Chúng ta đang có vận hội rất lớn để thực hiện hóa mục tiêu đó. 65 năm qua, đôi khi chúng ta bị kẹt vào xung đột ý thức hệ , Việt Nam bây giờ có vận hội lớn để trở thành một nước thực sự độc lập , được tự chủ trong các quyết định cuả đất nước, cuả dân tộc mình, cộng đồng thế giới mong muốn nhìn thấy một nước Việt Nam giàu mạnh và có vai trò trong khu vực, nhưng không ai cho không cái gì, có vận hội lớn chúng ta cũng phải đối mặt với thách thức, đối mặt với sóng gió cuả thời đại.
Dân chủ là chủ thuyết xuyên suốt của Hồ Chí Minh và là nền tảng cho sự độc lập và giàu mạnh của Việt Nam. Theo ông, để thực hiện chủ thuyết này, cơ chế nào để chúng ta lựa chọn được người lãnh đạo xứng đáng, dẫn dắt cả dân tộc băng lên thực hiện chủ thuyết của Bác Hồ? Ông Nguyễn Đình Lộc: Mong muốn của Bác Hồ rất rõ. Bác cũng công khai nêu mong muốn đó. "Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ", Bác nói vậy, chứ không phải là một hiến pháp chung chung. Trong chữ dân chủ đó hàm chứa rất nhiều điều. Điều đó được thể hiện ngay trong hiến pháp 1946. Tất nhiên không nên ca ngợi một chiều Hiến pháp 1946. Hiến pháp 1946 đưa vào hoàn cảnh hiện nay như thế nào không đơn giản.
Chủ thuyết của Bác Hồ về Hiến pháp là rất rõ ràng. Chúng ta phải theo tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề là vận dụng như thế nào. Từ tư tưởng đó phải nghiên cứu, vận dụng thành lí thuyết Hồ Chí Minh về Hiến pháp. Việc này khó nhưng không thể không làm. Có lúc, ở các cấp của Đảng, ta ngại dân chủ. Ta nói dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh mà không có chữ dân chủ (phải đến sau này mới được bổ sung). Chúng ta phải làm cho rõ tại sao chúng ta ngại dân chủ. Việc bổ sung vào là do sức ép hay ta tự nguyện làm. Ta sẽ giữ như thế và thực hiện dân chủ thật sự, hay chúng ta tiếp tục ngại.
Lâu nay ta nghe nhiều đến diễn biến hòa bình. Tất nhiên ta phải cảnh giác với diễn biến hòa bình và cũng có người muốn làm việc đó. Nhưng vì chúng ta sơ hở, không quyết tâm nên ta mới bị diễn biến. Chúng ta không làm đến nơi thì mới bị diễn biến, còn nếu chúng ta thực sự dân chủ thì không ai làm gì được. Tất nhiên, đụng đến những vấn đề này là những vấn đề rất cơ bản. Nếu không làm rõ với nhau từ đầu thì dễ bị quy chụp. Nói đến diễn biến thì không phải là kẻ thù nào từ bên ngoài vào diễn biến mà diễn biến ở chính trong nội bộ này.
Từ trong nội bộ này có những lực lượng muốn diễn biến. Tại sao chúng ta lại để cho họ làm được như thế, và tại sao họ lại tranh thủ được người dân? Ta phải đánh gục họ đi, không phải bằng bạo lực mà bằng sức mạnh của sự đồng lòng, ủng hộ trong dân, từ niềm tin của dân. Phải đảm bảo cho được lòng tin của dân đối với Đảng. Đây là vấn đề Đảng lo nhất. Đã đến lúc chúng ta phải nói thẳng với nhau, nhìn thẳng vào sự thật, không tránh né những vấn đề cốt tử như vậy. Thời gian càng tiến về tương lai, chúng ta càng thấy cái vĩ đại của Bác Hồ. Người vượt qua mọi sóng gió để lãnh đạo đất nước.
Phải làm sao tận dụng cho được lợi thế này, sức mạnh này. Vấn đề là khi người ta ra sức đề cao Hồ Chí Minh, người ta có thực sự làm theo Bác không? Đó là điều cần suy nghĩ. Người ta có thực sự: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư không? Người ta có thực sự vì dân, vì nước, vì đảng không hay vì tính toán lợi ích riêng của mình rồi lồng vào đây, dưới danh nghĩa của đảng?
Đó là vấn đề cần hết sức cảnh giác, ngăn chặn. Nếu làm như thế là có tội với Bác, với chế độ, với nhân dân, với lí tưởng của Bác và mục tiêu mà Bác dành cả đời để cống hiến. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Dân chủ thì ta sẽ lựa chọn được lãnh đạo đủ đức, đủ tài, đủ tầm lãnh đạo đất nước , nắm bắt vận hội lớn, vượt qua sóng gió và thách thức của thời đại để đưa dân tộc ta tới bến bờ vinh quang. Điều kiện trong nước và thời đại đòi hỏi chúng ta có những lãnh đạo có bản lĩnh, tầm nhìn, trí tuệ, sức mạnh để tập hợp được quần chúng nhân dân, là điểm tựa lòng tin cho nhân dân Việt Nam để đạt mục tiêu của Bác Hồ xây dựng một Việt Nam phồn vinh, văn minh, hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà dân tộc đặt ra với Đảng.
Như ông Nguyễn Đình Lộc nhiều lần nhấn mạnh, những góc nhìn của ông có thể đôi chỗ "khó nghe" hoặc cần phải tranh luận thêm, nhưng ông cũng mạnh dạn đưa ra, với tư cách một người gắn bó máu thịt với chế độ này, như một sự xới xáo vấn đề một cách nghiêm túc, trên tinh thần tôn trọng ý kiến khác biệt mà Đảng luôn kêu gọi. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thưa ông Nguyễn Đình Lộc, là một cựu lãnh đạo với vị trí đứng đầu một Bộ quan trọng- xây dựng hệ thống là Bộ Tư pháp, ông có những cảm nhận gì, những trăn trở gì khi nghĩ đến mùng 2/9 năm nay?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Ngày mùng 2/9 chúng ta gọi là ngày Quốc Khánh, ngày ra đời của chế độ chúng ta. Với chúng ta đó là một ngày rất đáng ghi nhớ. Hơn nữa, ngày Quốc Khánh năm nay chúng ta tổ chức chào đón nó trong điều kiện thủ đô Hà Nội cũng như cả nước tiến tới 1000 năm Thăng Long. Kỉ niệm ngày Quốc Khánh là dịp đặc biệt để cùng nhìn lại cả chặng đường phát triển. Không chỉ ôn lại 65 năm của chế độ chúng ta mà đây cũng là dịp để cùng nhau nhìn lại một ngàn năm qua xã hội Việt Nam đã đi như thế nào. Điều rất đáng mừng là vào ngày 2/9 65 năm trước, đánh dấu một bước ngoặt cho sự phát triển của cả dân tộc. Vì trước đó như mọi người đã biết, đất nước là thuộc địa, là nô lệ của những cường quốc Pháp và Nhật. Cuộc sống của người dân thuộc địa như thế nào bản thân mỗi người cũng đã thấm thía. Đó là một xã hội, mà nói một cách ngắn gọn nhất là phi dân chủ, vi phạm quyền con người, ở đó quyền cơ bản của con người bị chà đạp.
Bởi vậy, ngày mùng 2/9/1945 với việc Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập một nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã mở ra một giai đoạn phát triển mới. Đó là một thay đổi lớn lao mà chúng tôi hay gọi là Đổi đời của cả dân tộc, đổi đời cho từng cá nhân con người. Chúng ta, từ một kiếp nô lệ, bị lệ thuộc đã trở thành người tự do, người dân chủ, một đất nước được hưởng quyền làm chủ của mình.
Bởi vậy tôi nghĩ, không riêng ai mà cả dân tộc đang vui mừng chờ đón ngày mùng 2/9 năm nay cũng như ngày mùng 10/10 và Đại lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long. Đã có lúc chúng ta ngại nói dân chủ Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Có lẽ, một trong những mục tiêu đã khiến cả dân tộc ta đứng lên giành độc lập, và đó cũng là di nguyện của Bác Hồ là xây dựng một đất nước Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, một đất nước dân chủ, theo thể chế dân chủ. Theo ông, trong thời gian vừa qua, chúng ta đã hiểu như thế nào về mục tiêu dân chủ và đã thực thi nó như thế nào? Ông Nguyễn Đình Lộc: Nói một cách ngắn gọn dân chủ là người dân làm chủ xã hội. Và, nói người dân ở đây là phải hiểu cả dân tộc, cả đất nước làm chủ chứ không phải một cá nhân nào đó.
Nhưng khi nói đến dân chủ thì chúng ta phải nhìn từng cá nhân để làm thế nào thấy rõ rằng từng con người một chứ không phải chỉ có cộng đồng dân tộc nói chung được hưởng những quyền tự do, dân chủ. Hưởng dân chủ, thực hiện dân chủ, bảo đảm người dân thực hiện dân chủ là một vấn đề hoàn toàn không dễ dàng. Vì ở đây đòi hỏi cả một cơ chế, tập quán thói quen, truyền thống và trước hết là nhận thức sâu xa thế nào là dân chủ.
Điều làm chúng ta phải suy nghĩ là nhiều khi bản thân chúng ta, những người trong cuộc cũng ngại dân chủ. Chúng ta nhớ rằng đã có những lúc chúng ta đã không dám nói đến dân chủ. Đã có lúc chúng ta ngại động chạm đến chữ đó, ngại đến mức trở thành ra một quán tính, "không dám" đưa chữ dân chủ vào mệnh đề chung của mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Từ dân chủ mới được đưa vào mệnh đề này mươi năm nay thôi.
Ngay mệnh đề nhà nước pháp quyền cũng thế. Một nhà nước pháp quyền không thể là pháp quyền nếu như nó không thực hiện chế độ dân chủ, nhưng từ pháp quyền cũng đã có lúc chúng ta ngại đề cập tới. Hồi năm 2001, nếu dùng là một cuộc đấu tranh e nói thế hơi mạnh, nhưng chính xác đã có một cuộc tranh luận, một trao đổi rất kĩ, cuối cùng Quốc hội mới biểu quyết để thông qua quy định, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền, xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân. Đến lúc đó chúng ta mới dám nói được quyền lực thống nhất có sự phân công phối hợp.
Như thế, rõ ràng nhận thức về dân chủ là một quá trình và thực hiện dân chủ lại càng khó hơn, và cũng là một quá trình. Không ai có thể tự nói rằng mình đã nhận thức đầy đủ, có một quan niệm rõ ràng về dân chủ. Ngay văn kiện của Đảng cũng phải từng bước một, cả Hiến pháp cũng vậy. Mãi đến Hiến pháp thứ tư (Hiến pháp 92), chúng ta mới đưa được chữ nhà nước pháp quyền vào. Cụm từ này hoàn toàn chưa có trong các Hiến pháp trước đó.
Hiến pháp 46 được đánh giá có những ưu điểm vượt trội, nhưng chữ pháp quyền vẫn chưa được dùng. Hiến pháp 59 và Hiến pháp 80 cũng không đề cập tới. Mãi tới năm 2001 với nghị quyết 51 của Quốc hội thì chúng ta mới bổ sung vào Điều 2: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước pháp quyền. Không nên hiểu một cách phiến diện, một chiều chữ dân chủ. Dân chủ có hai mặt của nó. Lạm dụng dân chủ cũng là một tiêu cực, một tai hại đối với xã hội.
Thì khi nói thực hiện dân chủ phải nhìn từ hai phía: Từ phía người có trách nhiệm thực hiện nó đó là bộ máy nhà nước, hai là với người dân hưởng quyền dân chủ cũng phải đúng nghĩa của nó chứ không phải một cách tràn lan. Và điều này không đơn thuần chỉ là mong muốn mà còn cả vấn đề nhận thức và có cơ chế để thực hiện. Vì vậy tôi hiểu rằng thực hiện dân chủ là một quá trình và từng bước một. Đừng nại dân trí chưa cao để hạn chế quyền làm chủ của dân Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Chúng tôi vừa nhận được câu hỏi của bạn Nguyễn Phúc Nguyên là một học viên của trường Sĩ quan quân đội: "Mọi người thường nói nhân dân ta còn rất yếu kém về mặt nhận thức, trình độ dân trí thấp do đó dân chủ lúc này không phù hợp, phải từng bước, nhích dần từng bước. Còn nếu mà áp dụng dân chủ lúc này là không tốt cho đất nước ta. Ông chia sẻ với bạn Phúc Nguyên như thế nào?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Băn khoăn của bạn Nguyên cũng có cơ sở. Nhưng nói như thế cũng không có nghĩa là bây giờ chúng ta chưa nên dân chủ. Vì nói dân chủ cũng là một quá trình. Và cũng không nên ngại rằng nhân dân không biết sử dụng dân chủ. Sau Cách mạng tháng Tám, 80-90% dân chúng vừa không biết chữ, mù chữ vừa là kiếp nô lệ, nên trước khi tiến hành tổng tuyển cứ, có nhiều người lo rằng với trình độ người dân vừa ra khỏi nô lệ như thế thì có nên tổng tuyển cử không. Nhưng Bác Hồ đã có niềm tin rằng nhân dân biết sử dụng quyền đó, và trên thực tế chúng ta sử dụng nó rất tốt, Tổng tuyển cử năm 1946, người dân đã bầu ra một Quốc hội rất xứng đáng, cách tiến hành cũng rất dân chủ và người dân hưởng dân chủ cũng rất đúng đắn.
Đương nhiên muốn thực hiện dân chủ không đơn thuần chỉ là quyết tâm, quy định mà cả điều kiện kinh tế xã hội, trình độ văn hóa nữa. Bởi vậy tôi mới nói, băn khoăn của bạn Phúc Nguyên có căn cứ, nhưng không nên nói rằng vì trình độ của dân chưa cao nên chưa thực hiện dân chủ. Nói như thế là nguy hiểm chứ không phải là nói sai. Đó là một cách nói để chúng ta hạn chế quyền dân chủ của người dân.
Đáng sợ nhất là khi người dân quay lưng Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn đọc Nguyễn Mạnh Thắng ở TP.HCM hỏi rằng: "Dân chủ là mục tiêu ngày đầu giành chính quyền là khát vọng của nhân dân, là mục tiêu đấu tranh của Đảng vậy mà tại sao đôi lúc lại trở thành vấn đề kị húy trong một số giai đoạn. Thậm chí, có vị lãnh đạo còn nói rằng là phải cẩn thận với trò chơi dân chủ, có nơi thì coi dân chủ là một trong những công cụ để thế lực thù địch diễn biến hòa bình, chống chế độ chúng ta. Ông suy nghĩ thế nào về vấn đề này?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Đây là vấn đề tương đối phức tạp. Tôi nhắc lại ý rằng: về mặt tâm lí, đôi khi trong thi hành quyền lực bản thân phía người quản lí, người có quyền cũng muốn thoải mái, muốn tùy tiện, ngại dân chủ. Chẳng hạn, bây giờ mình làm việc mà có những người cứ nói chỗ này chỗ kia, mình thế này thế kia thì cũng khó chịu. Về mặt tâm lí, cảm giác đó cũng dễ hiểu. Nhưng nếu chúng ta làm đúng pháp luật, cả 2 phía đều làm đúng luật thì chuyện không có gì phải bàn. Người ta có thể nói dùng pháp luật, dùng dân chủ để diễn biến hòa bình, nói như thế đã thuyết phục chưa? Liên Xô sụp đổ có phải diễn biến hòa bình đâu, cả phe xã hội chủ nghĩa, cả Đông Âu nữa, đó có phải là diễn biến hòa bình đâu.
Cái đổ đó là nhân dân vùng dậy để lật đổ. Đau đớn gì hơn là trong nhiều trưởng hợp người dân quay lưng lại với chế độ. Tại sao hàng triệu Đảng viên trong Đảng như thế, có đội quân hùng mạnh như thế tự nhiên chế độ Xô Viết sụp đổ. Đau đớn lắm! Tôi nghĩ đau đớn lắm! Có ông bạn kể, khi báo tin cho bố ở quê biết chuyện Liên Xô không còn nữa, ông đã ôm mặt khóc. Điều đó cho thấy, với người dân rất bình thường ở một đất nước xa xôi như thế nhưng trong suy nghĩ của họ với chế độ Xô Viết như thế nào, người ta khóc vì nó không còn nữa là vì sao? Một lần nữa tôi cho rằng, phải luôn luôn nhớ rằng sinh ra bộ máy nhà nước là để quản lý, giữ gìn trật tự trị an, nhưng chúng ta làm không tốt nên người dân có phản ứng bằng nhiều hình thức.
Có thể người ta mạnh mẽ phản kháng, nhưng điều đáng sợ hơn là nguy cơ người dân quay lưng lại với chế độ. Mà một khi người dân đã quay lưng lại với chế độ thì không gì có thể cứu vãn được. Chưa thấm hết đạo lý thế nào là một Đảng cầm quyền? Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn Văn Định hỏi, tại sao những điều luật đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân chúng ta định trình Quốc hội nhiều lần như Luật Thông tin, Luật Trưng cầu dân ý, Luật về Hội... mãi vẫn chưa làm.
Tình trạng treo như thế này có hệ lụy gì không? Ông Nguyễn Đình Lộc: Bác Hồ đã nói rất rõ, chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ, chứ không phải Hiến pháp chung chung. Từng người dân được đặt trong điều kiện quyền tự do đồng thời bộ máy, cơ chế để thực hiện quyền quyết định công việc đất nước cũng phải rất dân chủ, nếu cả 2 mặt đó đều tốt thì sẽ có dân chủ, còn cả 2 mặt đều không tốt thì không có nền dân chủ. Chúng ta có thể phàn nàn cái này cái kia nhưng vấn đề thực chất là không giải quyết được. Cho nên cần phải xác định thật rõ thực chất dân chủ là gì.
Chúng ta cứ nói nhà nước pháp quyền nhưng nói mãi vẫn dừng lại ở khẩu hiệu chứ chưa đi vào, thể chế thiết chế. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Vậy ai chịu trách nhiệm xây dựng thể chế, thiết chế này. Để chậm trễ như vậy ai chịu trách nhiệm? Ông Nguyễn Đình Lộc: Khi nói đến thiết chế là phải Quốc hội. Nhưng Quốc hội dưới sự lãnh đạo của đảng. Chẳng hạn muốn sửa Hiến pháp, phải chờ đại hội Đảng quyết, Đảng quyết rồi mới thành quyết định của Quốc hội. Có một vấn đề là trong một số văn kiện đã nói đến nhưng chúng ta chưa thấm hết đạo lý thế nào là đảng cầm quyền, trách nhiệm đến đâu, quan hệ với nhà nước thế nào vì vậy mà hơi lúng túng, có lúc buông lỏng, có lúc lấn sân, có lúc bao biện làm thay. Tôi cũng không hiểu hết tại sao Bác Hồ khi nói về Đảng thì trước hết nói Đảng ta là đảng cầm quyền. Vậy đảng cầm quyền khác đảng thường thế nào?
Tôi đang có trong tay văn kiện Đại hội X, trong đó có phần giải thích của đồng chí Nguyễn Phú Trọng: đảng cầm quyền thì hơi hẹp, phải nói đảng lãnh đạo mới bao hết. Nhưng Bác Hồ đã nhấn mạnh trong di chúc đảng ta là đảng cầm quyền, vậy phải hiểu đạo lý đảng cầm quyền là thế nào? Từ lãnh đạo đến cầm quyền có là một không, và đảng cầm quyền quan hệ với dân với nước thế nào? Cả 2 cái đó chúng ta chưa làm rõ. Tôi vẫn nói, chủ thuyết chúng ta chưa rõ ràng, cần phải rõ ràng chủ thuyết rồi từ đó chuyển hóa thành quan niệm cụ thể. Hãy thực ngồi với nhau để tranh luận cho hết tình hết lý Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Cuộc sống đang đặt ra yêu cầu bức thiết cho Đảng, nên chăng Đảng không né tránh, đặt thẳng vấn đề này ra tại đại hội XI?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Tôi có tham gia một số hội thảo bàn về văn kiện đại hội XI, lúc đầu nói sẽ sửa đổi cương lĩnh, anh em chờ đợi, hi vọng rất nhiều nhưng bây giờ đọc lại dự thảo sửa đổi thì có thấy sửa gì nhiều đâu. Có người nói đó là bước lùi chứ không phải là cải tiến. Giải thích vì sao cũng khó. Phải chăng trước hết vì nhận thức của chúng ta? Cũng có thể do ta thỏa mãn với những gì đã đạt được. Có người thấy cương lĩnh như thế là cơ bản lắm rồi. Đứng về mặt chủ thuyết phải rõ ràng. Trước đây, ta thường sao chép, nên khi vận dụng vào Việt Nam thì bị quèo quặt. Ta vốn không có thường trực HĐND, sau đó có UBND, lại có cả thường trực HĐND, HĐND, mà HĐND còn đòi có trụ sở riêng, tách biệt với UBND.
Sang Liên Xô trước đây, sẽ thấy họ có Xô Viết chung, không có UBND hay HĐND, và trong Xô Viết có thường trực ban chấp hành của nó đóng vai trò như một bộ máy điều hành chung. Ta sau đó lại dần tách HĐND và UBND ra.
Nói như thế để thấy, ngay cả khi vận dụng cái có sẵn, ta cũng làm chưa đúng, nói gì là vận dụng sáng tạo. Nghị quyết của ta có rồi, ta phải dân chủ hóa tư duy lí luận. Một những vấn đề được nêu tại đại hội X là tư duy của chúng ta chưa ngang tầm thời đại, giờ là lúc ta phải cố gắng dân chủ hóa. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Ta từng phê phán dân chủ phương Tây là dân chủ giả hiệu và ta phải xây dựng một nền dân chủ thực chất. Theo ông, dân chủ thực chất của ta là như thế nào? Ông Nguyễn Đình Lộc: Có lẽ cũng phải nhìn nhận lại ý kiến cho rằng dân chủ phương tây là dân chủ giả hiệu. Nếu là dân chủ giả hiệu, họ phải sụp lâu rồi. Đó là cách nhìn trước đây thôi. Bây giờ ta phải xem lại và đổi tư duy đó. Trong khi ta phê phán phương Tây nhiều thì chính họ lại tự điều chỉnh rất tốt, loại bỏ những yếu tố tiêu cực.
Không phải ngẫu nhiên mà người dân lao động ở các nước đó được hưởng chế độ dân chủ. Bản thân họ đấu tranh và phe XHCN khi đó cho thấy một hình mẫu khác, để bên kia giật mình và thay đổi, tự điều chỉnh. Sự sụp đổ của Liên Xô cũng chính vì không biết tự điều chỉnh hoặc có điều chỉnh nhưng không đến nơi và không kịp thời. Liên Xô sụp đổ không phải vì bản thân chế độ XHCN là xấu mà vì họ đã đi không đúng đường, sai về cách làm. Chúng ta đã ngấm ra điều đó. Bây giờ ta phải nói cho rõ là phải điều chỉnh lại cho đúng. Nhưng điều chỉnh của ta chưa đến nơi. Chúng ta chưa thực ngồi với nhau để tranh luận cho hết tình hết lí, lật ngược vấn đề để tìm cho ra gốc gác của nó. Cái lo của những người tâm huyết, có trách nhiệm và gắn bó với chế độ hiện nay là làm thế nào để thoát ra được tình cảnh hiện nay, để mọi người có thể thực sự dân chủ đóng góp ý kiến và tìm ra được một cơ chế đúng.
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Không có gì phải bàn cãi, dân chủ là nhân tố quan trọng để giải quyết các vấn đề của xã hội ta hiện nay. Việc đảm bảo vai trò, vị trí lãnh đạo của Đảng cũng chính là dân chủ. Đảng cũng đã vạch ra và đang đấu tranh cho vấn đề này. Một bạn đọc ở Nha Trang nêu vấn đề, trong các đại hội đảng, khi bài Quốc tế ca vang lên "vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian" không còn phù hợp với tình hình hiện nay, nô lệ ngày nay đã chuyển sang hình thái mới, thậm chí là nô lệ về tư tưởng, nhận thức, văn hóa. Vậy cần phải làm gì để giải phóng khỏi ách nô lệ này như tinh thần của Quốc tế ca? Ông Nguyễn Đình Lộc: Đó cũng là vấn đề gây nhiều băn khoăn, cần suy nghĩ đích đáng. Thực ra, bây giờ mà nói là nô lệ thì có phần nặng nề, nhưng sự phụ thuộc thì có. Về mặt tư tưởng, chúng ta đã thực sự tự do chưa? Theo tôi, ta chưa có được điều đó, hay đúng ra là còn thiếu.
Nói là hoàn toàn chưa có thì không hẳn. Như hôm nay tôi nói như thế này cũng là tự do rồi. Tình hình có nhiều cải thiện nhưng đến nơi chưa, ngang tầm chưa thì chưa. Đây là điều phải sửa đổi cơ bản, tạo ra môi trường, không khí để người dân cảm nhận được rằng chế độ này là của mình, do mình làm chủ. Bác Hồ khi nói đến quyền của người dân bao giờ cũng nhấn mạnh hai chữ TỰ DO. Văn kiện Đảng không phải đặc quyền của ai Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Một bạn đọc ở Phan Thiết viết: với doanh nghiệp chúng tôi, dân chủ là công bằng cơ hội, công bằng quyền tiếp cận thông tin, nguồn lực quốc gia, đặc biệt là trong kinh tế. Nhưng công bằng không phải là cào bằng. Vậy thiết chế nào để đảm bảo cho chúng tôi được quyền tiếp cận công bằng với thông tin, nguồn lực quốc gia và công bằng trong cơ hội tiến thân? Việt Nam đã có được một thiết chế như vậy hay chưa?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Thế nên bây giờ Quốc hội đang làm lại và chắc sẽ làm được đó là Luật Về quyền tự do tiếp cận thông tin. Những tài liệu cầm vào là thấy dấu mật sẽ phải hạn chế thế nào; Làm rõ đảng cầm quyền ra sao, công việc đảng làm là cho dân; việc đảng đang làm là việc của dân chứ không phải là việc riêng của đảng, đảng được nhân dân tin tưởng giao cho nhiệm vụ đó. Vì thế, nhân dân có quyền biết và hiểu đầy đủ về những công việc đảng đang làm. Việc này ta chưa xem trọng, vẫn còn coi nhẹ. Văn kiện của Đảng là đặc quyền của một số người. Điều này đòi hỏi phải thay đổi nhận thức, trở lại với quan điểm thực sự dân chủ, và vị trí, trách nhiệm của đảng cầm quyền là gì. Đảng cầm quyền là đảng giải quyết những công việc của dân, thuộc quyền của dân, mà từng người dân riêng rẽ không thể giải quyết được mà cả cộng đồng gần 90 triệu dân cùng lo.
Họ tín nhiệm giao cho một tổ chức: về mặt nhà nước là giao cho Quốc hội, về mặt đảng là đảng cầm quyền, để từ đó thấy rằng đây là việc của dân, dân có quyền hiểu đủ, không phải đặc quyền của ai. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Phải chăng chủ thuyết mà Việt Nam đang cần lúc này chính là tư tưởng của Bác Hồ, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Chúng ta đang có vận hội rất lớn để thực hiện hóa mục tiêu đó. 65 năm qua, đôi khi chúng ta bị kẹt vào xung đột ý thức hệ , Việt Nam bây giờ có vận hội lớn để trở thành một nước thực sự độc lập , được tự chủ trong các quyết định cuả đất nước, cuả dân tộc mình, cộng đồng thế giới mong muốn nhìn thấy một nước Việt Nam giàu mạnh và có vai trò trong khu vực, nhưng không ai cho không cái gì, có vận hội lớn chúng ta cũng phải đối mặt với thách thức, đối mặt với sóng gió cuả thời đại.
Dân chủ là chủ thuyết xuyên suốt của Hồ Chí Minh và là nền tảng cho sự độc lập và giàu mạnh của Việt Nam. Theo ông, để thực hiện chủ thuyết này, cơ chế nào để chúng ta lựa chọn được người lãnh đạo xứng đáng, dẫn dắt cả dân tộc băng lên thực hiện chủ thuyết của Bác Hồ? Ông Nguyễn Đình Lộc: Mong muốn của Bác Hồ rất rõ. Bác cũng công khai nêu mong muốn đó. "Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ", Bác nói vậy, chứ không phải là một hiến pháp chung chung. Trong chữ dân chủ đó hàm chứa rất nhiều điều. Điều đó được thể hiện ngay trong hiến pháp 1946. Tất nhiên không nên ca ngợi một chiều Hiến pháp 1946. Hiến pháp 1946 đưa vào hoàn cảnh hiện nay như thế nào không đơn giản.
Chủ thuyết của Bác Hồ về Hiến pháp là rất rõ ràng. Chúng ta phải theo tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề là vận dụng như thế nào. Từ tư tưởng đó phải nghiên cứu, vận dụng thành lí thuyết Hồ Chí Minh về Hiến pháp. Việc này khó nhưng không thể không làm. Có lúc, ở các cấp của Đảng, ta ngại dân chủ. Ta nói dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh mà không có chữ dân chủ (phải đến sau này mới được bổ sung). Chúng ta phải làm cho rõ tại sao chúng ta ngại dân chủ. Việc bổ sung vào là do sức ép hay ta tự nguyện làm. Ta sẽ giữ như thế và thực hiện dân chủ thật sự, hay chúng ta tiếp tục ngại.
Lâu nay ta nghe nhiều đến diễn biến hòa bình. Tất nhiên ta phải cảnh giác với diễn biến hòa bình và cũng có người muốn làm việc đó. Nhưng vì chúng ta sơ hở, không quyết tâm nên ta mới bị diễn biến. Chúng ta không làm đến nơi thì mới bị diễn biến, còn nếu chúng ta thực sự dân chủ thì không ai làm gì được. Tất nhiên, đụng đến những vấn đề này là những vấn đề rất cơ bản. Nếu không làm rõ với nhau từ đầu thì dễ bị quy chụp. Nói đến diễn biến thì không phải là kẻ thù nào từ bên ngoài vào diễn biến mà diễn biến ở chính trong nội bộ này.
Từ trong nội bộ này có những lực lượng muốn diễn biến. Tại sao chúng ta lại để cho họ làm được như thế, và tại sao họ lại tranh thủ được người dân? Ta phải đánh gục họ đi, không phải bằng bạo lực mà bằng sức mạnh của sự đồng lòng, ủng hộ trong dân, từ niềm tin của dân. Phải đảm bảo cho được lòng tin của dân đối với Đảng. Đây là vấn đề Đảng lo nhất. Đã đến lúc chúng ta phải nói thẳng với nhau, nhìn thẳng vào sự thật, không tránh né những vấn đề cốt tử như vậy. Thời gian càng tiến về tương lai, chúng ta càng thấy cái vĩ đại của Bác Hồ. Người vượt qua mọi sóng gió để lãnh đạo đất nước.
Phải làm sao tận dụng cho được lợi thế này, sức mạnh này. Vấn đề là khi người ta ra sức đề cao Hồ Chí Minh, người ta có thực sự làm theo Bác không? Đó là điều cần suy nghĩ. Người ta có thực sự: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư không? Người ta có thực sự vì dân, vì nước, vì đảng không hay vì tính toán lợi ích riêng của mình rồi lồng vào đây, dưới danh nghĩa của đảng?
Đó là vấn đề cần hết sức cảnh giác, ngăn chặn. Nếu làm như thế là có tội với Bác, với chế độ, với nhân dân, với lí tưởng của Bác và mục tiêu mà Bác dành cả đời để cống hiến. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Dân chủ thì ta sẽ lựa chọn được lãnh đạo đủ đức, đủ tài, đủ tầm lãnh đạo đất nước , nắm bắt vận hội lớn, vượt qua sóng gió và thách thức của thời đại để đưa dân tộc ta tới bến bờ vinh quang. Điều kiện trong nước và thời đại đòi hỏi chúng ta có những lãnh đạo có bản lĩnh, tầm nhìn, trí tuệ, sức mạnh để tập hợp được quần chúng nhân dân, là điểm tựa lòng tin cho nhân dân Việt Nam để đạt mục tiêu của Bác Hồ xây dựng một Việt Nam phồn vinh, văn minh, hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà dân tộc đặt ra với Đảng.
No comments:
Post a Comment