Về 3 Nhà Toán Học, Từ Ngô Bảo Châu đến
Phạm Minh Hoàng và Lê Bá Khánh Trình
Thư Cho Con
Ngày 25 tháng 8 năm 2010 H,
I. Tin từ phóng viên Anh Vũ của dài RFI cho biết: “Hôm 19/8 vừa qua, tại Ðại hội Toán học Quốc tế (ICM) tại Hyderabad (Ấn Ðộ), giáo sư Ngô Bảo Châu, một trong bốn nhà toán học xuất sắc nhất thế giới đã được vinh dự nhận huy chương Fields, giải thưởng cao quý được (VC) đánh giá như là giải Nobel trong lĩnh vực toán. Ngay sau đó, vinh dự nhận giải thưởng Fields không còn là của riêng Ngô Bảo Châu, nhà toán học mang hai quốc tịch Việt-Pháp.
Từ nước Pháp, nơi anh đã có gần 20 năm học tập nghiên cứu để đạt tới đỉnh cao toán học như giờ đây, Tổng thống và Thủ tướng Pháp đã lên tiếng bày tỏ sự ngưỡng mộ tài năng và công lao khoa học của Ngô Bảo Châu. Còn ở quê nhà Việt Nam thì giải thưởng Fieds của Ngô Bảo Châu được đón nhận như một sự kiện lịch sử. Trong suốt cả tuần nay, cái tên Ngô Bảo Châu xuất hiện trên khắp các mặt báo chí truyền thông trong nước với đầy ắp cảm xúc vinh dự, tự hào...
Sắp tới, vào ngày 29 tháng 8, dự kiến bộ Giáo dục Việt nam sẽ tổ chức một lễ đón long trọng Giáo sư Ngô Bảo Châu tại Hà Nội cùng với việc công bố quyết định khen thưởng danh hiệu cao quý của Nhà nước Việt Nam cho nhà toán học vừa được thế giới vinh danh”. [Xem hình nhà toán học Ngô Bảo Châu (phải) nhận giải Fields 2010 từ tay tổng thống Ấn Ðộ Pratibha Patil ngày 19/8/2010 - Reuters]. Chuyện “Tổng thống và Thủ tướng Pháp lên tiếng bày tỏ sự ngưỡng mộ tài năng và công lao khoa học của Ngô Bảo Châu” được coi như chuyện thường... vì Ngô Bảo Châu mang quốc tịch Pháp, ông là người Pháp gốc Việt; nhưng báo chí “lề phải” của CSVN làm “ầm ĩ” chuyện này có vẻ khác thường của những kẻ “ăn theo”, những kẻ thích “ăn mày tiếng tăm”, cho dầu ông vẫn còn mang quốc tịch Việt.
Nhiều kẻ trong bọn chúng cứ tưởng tài năng của Ngô Bảo Châu là do Ðảng và Nhà nước đào tạo từ nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa, mà quên rằng ông được đào tạo từ nước ngoài, hay đúng hơn từ Pháp. Chuyện đáng nói hơn nữa ở đây là có 3 điều “lạ” được phơi bày trên “lề phải” Xã hội Chủ nghĩa. Ðó là: Chỉ có báo chí của CSVN mới cho rằng đây là giải thưởng thường được ví như “Nobel Toán học”; và dẫn dắt dư luận ít hiểu biết nghĩ rằng duy nhứt chỉ có người Việt Nam được lãnh giải “Nobel Toán học trao bốn năm một lần cho các nhà toán học trẻ - dưới 40 tuổi - có thành tựu đặc biệt”; trong khi có ba người khác cũng nhận được giải Fields kỳ này là Elon Lindenstrauss, người Israel; Cedric Villani, người Pháp; và Stanislav Smirov, một người Nga ở Thuỵ Sĩ. Thông Tấn Xã VC và nhiều báo “lề phải” cũng phịa thêm rằng: “Chiều qua Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, đã đến thăm gia đình Giáo sư Ngô Bảo Châu - nhà toán học trẻ đầy triển vọng, có uy tín trong giới toán học thế giới...
Thay mặt Chính phủ và Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, Phó Thủ tướng đã mời Giáo sư Ngô Bảo Châu trở về và tham gia Chương trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về toán học giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030 sắp được Chính phủ ban hành. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Ðảng, Nhà nước Việt Nam luôn trân trọng các tài năng khoa học, các trí thức người Việt đang học tập và làm việc tại nước ngoài như Giáo sư Ngô Bảo Châu...
Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về sinh hoạt cũng như phương tiện, môi trường làm việc, vị trí công tác để các tài năng toán học như Giáo sư Ngô Bảo Châu được phát huy, góp phần thúc đẩy, đưa Việt Nam theo kịp các tiến bộ khoa học hiện đại nhất trên thế giới”. Báo Công An Nhân Dân còn bịa thêm lời của Giáo sư Ngô Bảo Châu, cho rằng: “Khi trở thành một nhà toán học, tôi thấy mình càng phải có nghĩa vụ đóng góp cho đất nước.
Theo tôi, Chính phủ nên lập một Ban cố vấn có chiến lược thu hút người tài để nhiều nhà khoa học Việt Nam đang công tác ở nước ngoài có thêm nhiều cơ hội đóng góp cho đất nước” [người trích in đậm và gạch dưới]. Ngoài ra, cũng được biết thêm là “Tháng 12 năm 2009, tạp chí Time của Mỹ đã xếp công trình toán học này của ông trong số 10 khám phá khoa học nổi bật nhất thế giới trong năm 2009”; và tin từ AFP cũng ghi nhận “Ngô Bảo Châu đậu tiến sĩ tại Ðại học Paris-Nam (Université Paris-Sud) năm 1997. Sau đó, trở thành giáo sư của đại học này vào năm 2005. Ðầu năm nay, ông nhập tịch Pháp và nhận lời làm giáo sư của Ðại học Chicago ở Mỹ”.
Có lẽ chuyện Ngô Bảo Châu bị báo chí “lề phải” của Việt cộng làm “ầm ĩ” quá và ông cũng bị làm “ồn” quá nên qua VnExpress ông phải lên tiếng “tâm sự”: Tôi xin cảm ơn rất nhiều người đã cho tôi lời khuyên về chuyện ở hay về. Rất tiếc rằng các lời khuyên này không cần thiết vì đây là sự hiểu lầm xuất phát từ sự sơ suất của một số nhà báo. PTT Nguyễn Thiện Nhân chưa bao giờ đặt vấn đề mời tôi về trong nước làm việc hẳn. Ông Ðào Hồng Tuyển có nhã ý tặng tôi một biệt thự ở Tuần Châu.
Tôi đã gọi điện cảm ơn ông và cho ông Tuyển biết là tôi không có ý định nhận quà từ các cá nhân. Quỹ khuyến học NBC, sẽ ra đời trong tương lai, có thể tiếp nhận mọi thiện nguyện từ các cá nhân và được dùng trọn vẹn cho việc khuyến học. Tôi có thêm quốc tịch Pháp từ đầu năm 2010, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam .
Quốc tịch Pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại. Mặt khác, tôi có nghĩ trong trường hợp có cái huy chương, bên cạnh toán học VN, toán học Pháp sẽ vì thế mà được vinh danh một cách xứng đáng. Có một vài bác quen biết, bình thường thì rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc mãi về chuyện cái bút cũ hay cái bút mới. Xin thưa với các bác, cá nhân tôi quí cái bút cũ hơn cái bút mới. Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC là lề trái hay lề phải. Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do. [người trích in đậm và gạch dưới].
Có điều đáng lưu ý là hơn một năm trước, trong lá thư viết ngày 27 tháng 5 năm 2009, từ School of Mathematics, Institute for Advanced Study, Einstein Drive, Princeton NJ 08540 U.S.A., gửi các Ðại biểu Quốc hội khoá 12 của Cộng sản Việt Nam, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã lên tiếng đòi hỏi sự quan tâm đúng đắn về vấn đề quặng Bauxite ở Tây Nguyên do Trung Quốc khai thác. Ông cho rằng: “Sự thỏa thuận khai thác quặng Bauxite giữa hai nước Việt Trung được trao đổi giữa Hồ Cẩm Ðào và Nông Ðức Mạnh là một sự chênh lệch về lợi ích mà thiệt thòi lớn nghiêng về phía Việt Nam.
Xa hơn nữa đó là sự vơ vét tài nguyên và cả vấn đề xâm thực văn hóa của Trung Quốc đang có dấu hiệu đè nặng lên bản sắc Tây Nguyên ở Việt Nam . Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa... Ông kêu gọi Quốc hội Việt Nam hãy thu thập lắng nghe các ý kiến phản biện của các khoa học gia và trình bày rõ ràng những vấn đề trách nhiệm Quốc hội đối với các cử tri...”
Vậy mà Ðảng, Nhà nước và Quốc hội đâu có nghe và chuyện “ầm ĩ” về giải “Nobel Toán học” trên “lề phải” cũng “lờ” luôn. II. Mặt khác, chuyện Ngô Bảo Châu được báo chí “lề phải” của Việt cộng làm ầm ĩ cũng khiến dư luận nghĩ ngay tới một chuyện khác, chỉ xảy ra trước đó mấy ngày, đang làm “ầm ĩ” dư luận quốc tế không kém. Ðó là Giáo sư Toán học Phạm Minh Hoàng [Xem hình Giáo sư Hoàng và con gái] vừa bị công an VC bắt giữ, theo tin được phóng viên Khoa Diễm của Ðài RFA loan đi ngày 15/8/2010: “Tin từ Việt Nam cho biết cách đây 2 ngày ông Phạm Minh Hoàng, Giảng viên Ðại học Bách khoa TP.HCM vừa bị công an bắt giữ để điều tra về các mối liên hệ bạn hữu của ông khi còn ở nước ngoài.
Giảng viên Phạm Minh Hoàng cũng bị công an điều tra về việc tổ chức các lớp học miễn phí về kỹ năng mềm cho sinh viên trong thời gian gần đây. Ông Phạm Minh Hoàng từng du học bên Pháp từ năm 1973, đến cuối thập niên 1990 ông trở về Việt Nam dạy học, với ước mơ góp phần đào tạo một thế hệ ý thức được bổn phận và trách nhiệm, để tích cực xây dựng một đất nước tiến bộ hơn về mọi mặt. Gần đây, ông được nhiều người biết đến sau khi ký tên và kêu gọi bạn bè cùng ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu Nhà nước ngưng cho phép Trung Quốc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, và tham gia buổi tọa đàm về Biển Ðông và Hải Ðảo Việt Nam tổ chức ở Sài Gòn hồi cuối tháng Chín năm ngoái” [người trích in đậm và gạch dưới].
Nội vụ được Bà Lê Thị Kiều Oanh [Xem hình Bà Oanh và con gái], vợ của Giáo sư Phạm Minh Hoàng, nói với đài RFA: “...Vào ngày 11 tây tháng 8 thì có những người công an tới mời tôi và chồng tôi đi lên làm việc. Chồng tôi thì làm việc một nơi, còn tôi thì được làm việc một nơi khác... Sau mấy ngày họ cứ mời lên mời xuống chúng tôi để hỏi cung, mà thực sự là họ chưa đưa ra được bằng chứng gì để mà buộc tội chúng tôi hết, mà tôi không biết tại sao. Tới tối ngày 13 thì họ tới đọc lệnh khám xét nhà tôi và đọc lệnh bắt khẩn cấp chồng tôi đi... Tới ngày 14 thì tôi được mời vào lúc 8 giờ rưỡi..., tôi chờ tới hơn 9 giờ thì mới bắt đầu cuộc điều tra, và kéo dài cho tới chiều... cơ quan điều tra bắt tôi ký giấy là không được phép nói cái nội dung điều tra với bất cứ một ai”.
Cũng tin từ RFA, ngày 21/8/2010, phóng viên Quỳnh Như cho biết: “Sau khi Giáo sư Phạm Minh Hoàng của Ðại học Bách khoa bị công an bắt giữ, ngày 17/08 bà Phạm Thị Uyên, một người Pháp gốc Việt, chị ông Hoàng, về TP.HCM thăm cha mẹ già gần 90 tuổi cũng bị công an giữ lại tại sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội... Về đến Paris, bà Uyên cho biết trong suốt một thời gian tôi bị thẩm vấn từ 10 giờ tối cho đến 2 giờ rưỡi sáng thì người ta nói là bây giờ thì tôi được lệnh tha...
Cái làm cho tôi rất khổ sở là sự khủng bố về tinh thần của tôi. Tại vì mỗi một lần như vậy không phải chỉ có hai người hay là ba người mà hết người này vô tới người kia ra và đặt những câu hỏi với tôi, nó làm cho tôi rất là sợ hãi. Và cho tới bây giờ tôi vẫn còn chưa lấy lại được sự bình thường... Ban đêm tôi vẫn không ngủ được. Tôi mở mắt ra tôi vẫn còn cảm tưởng như là tôi vẫn còn đang sống ở Việt Nam .
Tôi có cảm tưởng như tôi đang còn bị những người khác hạch hỏi tôi những câu hỏi mà tôi vẫn còn sợ hãi. Trông cái lối làm việc của người ta tôi rất còn sợ.” III. Ðến chuyện thứ ba không được bất cứ ai làm “ầm ĩ”, chỉ có nữ Luật sư Tạ Phong Tần đưa bài cũ, đã đăng trên blog CL&ST ngày 04/12/2007, kể chuyện Giáo sư Toán Lê Bá Khánh Trình: “...
Người được mệnh danh là ‘thần đồng toán học’, ‘cậu bé vàng của toán học VN’, anh là người đi thi toán học quốc tế đã vừa đoạt giải nhất trong số 8 giải nhất của 40 quốc gia tham dự, đồng thời là người duy nhất đoạt giải đặc biệt cho lời giải đẹp nhất kỳ thi năm ấy... Sau khi đoạt giải ở London năm 1979, Lê Bá Khánh Trình được sang Nga du học chuyên Toán 10 năm. Ðể rồi 17 năm sau, thần tượng ấy xuất hiện bằng xương bằng thịt dưới hình hài một người đàn ông gày gò, thiếu sức sống, với ‘cặp kính cận trên khuôn mặt ngơ ngác đến tội nghiệp, cái dáng cao lòng khòng đi liêu xiêu... ’ ’, ‘co ro, rụt rè, khiêm nhường dễ khiến người đối thoại nản chí, chưa bao giờ làm khoa học, chưa bao giờ phát minh ra bất cứ cái gì hay áp dụng toán học vào một lãnh vực nào đó trong cuộc sống, trừ việc đi giảng dạy chính môn toán mà anh đã học 10 năm ở trường đại học lừng danh không chỉ của nước Nga: Lomonosov’.
Và hiện nay, ‘là một giáo viên luyện thi cho lớp năng khiếu của trường năng khiếu TP.HCM, anh chưa từng là Trưởng khoa Toán của Ðại học Khoa học Tự nhiên như người ta đồn đại. Lý giải nguyên nhân vì sao chưa bao giờ làm khoa học, chưa bao giờ phát minh ra bất cứ cái gì hay áp dụng toán học vào một lãnh vực nào đó trong cuộc sống, Lê Bá Khánh Trình nói: ‘Tôi chỉ nghĩ đến mức độ lý thuyết thôi, có lẽ là do các thầy của tôi chỉ truyền đạt về mặt lý thuyết, còn nếu mà tự tìm hiểu nghiên cứu thì có lẽ tôi chưa có dịp’.
Than ôi! 10 năm nghiên cứu, 17 năm giảng dạy nhưng không có cơ hội được nghiên cứu khoa học thì tất cả mớ lý thuyết ấy, cho dù rất cao siêu, cho dù có bộ óc của một ‘thần đồng’ thì cũng chẳng được tích sự gì. Làm khoa học, giảng dạy khoa học nhưng không có cơ hội nghiên cứu khoa học thì lỗi do ai??? Qua câu trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên, người đọc ai cũng hiểu rằng ngọn lửa đam mê toán học trong anh đã tắt từ lâu. ‘
Chắc là còn’, ngay chính anh còn không biết mình có còn đam mê hay không nữa, và giờ thì anh đã già mất rồi, cơ hội cũng qua rồi, ‘không còn thời gian để làm một điều gì khác nữa’. Lê Bá Khánh Trình thờ ơ đến mức độ không quan tâm đến mục đích người ta gặp anh phỏng vấn để làm gì nữa, ‘hoàn toàn thờ ơ với những câu hỏi để lặng lẽ trả lời những câu trả lời không thể đơn giản hơn’. Chỉ còn đọng lại một chút Khánh Trình ngày xưa là tính cách trí thức châu Âu có lẽ đã thấm vào anh khi du học ở trời Tây: đúng giờ, lịch sự, giản dị và tiết kiệm qua nhận xét của phóng viên ‘vẫn đến đúng giờ, vẫn gọi một thứ trà nóng, uống bằng hai tay và uống xong, trong khoảng giữa của sự im lặng nơi tôi, anh xin phép ra về!’.
Vì sao Lê Bá Khánh Trình lại trở nên như thế??? Cứ ngỡ tài năng theo thời gian sẽ thăng hoa, ai ngờ lại là một kết cục buồn cho một kiếp người. “Nhất thất túc thành thiên cổ hận Tái hồi đầu thị bách niên thân”. Tạ Phong Tần [http://suthatcongly.multiply.com/journal/item/125”] Xin đừng để câu nói “biếm” thành sự thật: “Ðất lành chim đậu, đất không lành đất... nhậu chim luôn” mà hãy xem kinh nghiệm của 3 nhà toán học nêu trên là 3 bài học cần suy nghiệm: Kinh nghiệm Lê Bá Khánh Trình cho thấy ngày nào còn Xã hội Chủ nghĩa trên đất nước Việt Nam , ngày đó thiên tài chẳng những không được thăng hoa mà còn bị vùi dập cho đến tàn lụi;
Kinh nghiệm của Phạm Minh Hoàng cho thấy ngày nào còn độc đảng độc tài cai trị đất nước Việt Nam thì ngày đó thiện chí và lòng yêu nước chẳng những không được trọng dụng, mà cửa nhà tù lúc nào cũng rộng mở cho những đứa con yêu của Tổ Quốc vào nghiền ngẫm “độc tố đỏ trong chén mật ngọt Xã hội Chủ nghĩa”;
Chuyện “ăn mày tiếng tăm” Ngô Bảo Châu của Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, của báo chí lề phải..., sẽ kéo dài bao lâu... khi người trí thức Việt Nam trong lòng Xã hội Chủ nghĩa ý thức được giá trị câu nói “bám theo lề là việc của con cừu” của nhà toán học Ngô Bảo Châu, để thôi làm con cừu bám theo “lề phải” cho được vinh thân phì gia, hay ít ra cũng được “yên thân” giữa chốn bùn dơ; để làm người mạnh bước trên đường đấu tranh Dân chủ hóa Việt Nam, đấu tranh xây dựng một đất nước Việt Nam phồn vinh Dân chủ Pháp trị. Hẹn con thư sau,
Giáo Già
Từ nước Pháp, nơi anh đã có gần 20 năm học tập nghiên cứu để đạt tới đỉnh cao toán học như giờ đây, Tổng thống và Thủ tướng Pháp đã lên tiếng bày tỏ sự ngưỡng mộ tài năng và công lao khoa học của Ngô Bảo Châu. Còn ở quê nhà Việt Nam thì giải thưởng Fieds của Ngô Bảo Châu được đón nhận như một sự kiện lịch sử. Trong suốt cả tuần nay, cái tên Ngô Bảo Châu xuất hiện trên khắp các mặt báo chí truyền thông trong nước với đầy ắp cảm xúc vinh dự, tự hào...
Sắp tới, vào ngày 29 tháng 8, dự kiến bộ Giáo dục Việt nam sẽ tổ chức một lễ đón long trọng Giáo sư Ngô Bảo Châu tại Hà Nội cùng với việc công bố quyết định khen thưởng danh hiệu cao quý của Nhà nước Việt Nam cho nhà toán học vừa được thế giới vinh danh”. [Xem hình nhà toán học Ngô Bảo Châu (phải) nhận giải Fields 2010 từ tay tổng thống Ấn Ðộ Pratibha Patil ngày 19/8/2010 - Reuters]. Chuyện “Tổng thống và Thủ tướng Pháp lên tiếng bày tỏ sự ngưỡng mộ tài năng và công lao khoa học của Ngô Bảo Châu” được coi như chuyện thường... vì Ngô Bảo Châu mang quốc tịch Pháp, ông là người Pháp gốc Việt; nhưng báo chí “lề phải” của CSVN làm “ầm ĩ” chuyện này có vẻ khác thường của những kẻ “ăn theo”, những kẻ thích “ăn mày tiếng tăm”, cho dầu ông vẫn còn mang quốc tịch Việt.
Nhiều kẻ trong bọn chúng cứ tưởng tài năng của Ngô Bảo Châu là do Ðảng và Nhà nước đào tạo từ nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa, mà quên rằng ông được đào tạo từ nước ngoài, hay đúng hơn từ Pháp. Chuyện đáng nói hơn nữa ở đây là có 3 điều “lạ” được phơi bày trên “lề phải” Xã hội Chủ nghĩa. Ðó là: Chỉ có báo chí của CSVN mới cho rằng đây là giải thưởng thường được ví như “Nobel Toán học”; và dẫn dắt dư luận ít hiểu biết nghĩ rằng duy nhứt chỉ có người Việt Nam được lãnh giải “Nobel Toán học trao bốn năm một lần cho các nhà toán học trẻ - dưới 40 tuổi - có thành tựu đặc biệt”; trong khi có ba người khác cũng nhận được giải Fields kỳ này là Elon Lindenstrauss, người Israel; Cedric Villani, người Pháp; và Stanislav Smirov, một người Nga ở Thuỵ Sĩ. Thông Tấn Xã VC và nhiều báo “lề phải” cũng phịa thêm rằng: “Chiều qua Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, đã đến thăm gia đình Giáo sư Ngô Bảo Châu - nhà toán học trẻ đầy triển vọng, có uy tín trong giới toán học thế giới...
Thay mặt Chính phủ và Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, Phó Thủ tướng đã mời Giáo sư Ngô Bảo Châu trở về và tham gia Chương trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về toán học giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030 sắp được Chính phủ ban hành. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Ðảng, Nhà nước Việt Nam luôn trân trọng các tài năng khoa học, các trí thức người Việt đang học tập và làm việc tại nước ngoài như Giáo sư Ngô Bảo Châu...
Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về sinh hoạt cũng như phương tiện, môi trường làm việc, vị trí công tác để các tài năng toán học như Giáo sư Ngô Bảo Châu được phát huy, góp phần thúc đẩy, đưa Việt Nam theo kịp các tiến bộ khoa học hiện đại nhất trên thế giới”. Báo Công An Nhân Dân còn bịa thêm lời của Giáo sư Ngô Bảo Châu, cho rằng: “Khi trở thành một nhà toán học, tôi thấy mình càng phải có nghĩa vụ đóng góp cho đất nước.
Theo tôi, Chính phủ nên lập một Ban cố vấn có chiến lược thu hút người tài để nhiều nhà khoa học Việt Nam đang công tác ở nước ngoài có thêm nhiều cơ hội đóng góp cho đất nước” [người trích in đậm và gạch dưới]. Ngoài ra, cũng được biết thêm là “Tháng 12 năm 2009, tạp chí Time của Mỹ đã xếp công trình toán học này của ông trong số 10 khám phá khoa học nổi bật nhất thế giới trong năm 2009”; và tin từ AFP cũng ghi nhận “Ngô Bảo Châu đậu tiến sĩ tại Ðại học Paris-Nam (Université Paris-Sud) năm 1997. Sau đó, trở thành giáo sư của đại học này vào năm 2005. Ðầu năm nay, ông nhập tịch Pháp và nhận lời làm giáo sư của Ðại học Chicago ở Mỹ”.
Có lẽ chuyện Ngô Bảo Châu bị báo chí “lề phải” của Việt cộng làm “ầm ĩ” quá và ông cũng bị làm “ồn” quá nên qua VnExpress ông phải lên tiếng “tâm sự”: Tôi xin cảm ơn rất nhiều người đã cho tôi lời khuyên về chuyện ở hay về. Rất tiếc rằng các lời khuyên này không cần thiết vì đây là sự hiểu lầm xuất phát từ sự sơ suất của một số nhà báo. PTT Nguyễn Thiện Nhân chưa bao giờ đặt vấn đề mời tôi về trong nước làm việc hẳn. Ông Ðào Hồng Tuyển có nhã ý tặng tôi một biệt thự ở Tuần Châu.
Tôi đã gọi điện cảm ơn ông và cho ông Tuyển biết là tôi không có ý định nhận quà từ các cá nhân. Quỹ khuyến học NBC, sẽ ra đời trong tương lai, có thể tiếp nhận mọi thiện nguyện từ các cá nhân và được dùng trọn vẹn cho việc khuyến học. Tôi có thêm quốc tịch Pháp từ đầu năm 2010, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam .
Quốc tịch Pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại. Mặt khác, tôi có nghĩ trong trường hợp có cái huy chương, bên cạnh toán học VN, toán học Pháp sẽ vì thế mà được vinh danh một cách xứng đáng. Có một vài bác quen biết, bình thường thì rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc mãi về chuyện cái bút cũ hay cái bút mới. Xin thưa với các bác, cá nhân tôi quí cái bút cũ hơn cái bút mới. Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC là lề trái hay lề phải. Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do. [người trích in đậm và gạch dưới].
Có điều đáng lưu ý là hơn một năm trước, trong lá thư viết ngày 27 tháng 5 năm 2009, từ School of Mathematics, Institute for Advanced Study, Einstein Drive, Princeton NJ 08540 U.S.A., gửi các Ðại biểu Quốc hội khoá 12 của Cộng sản Việt Nam, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã lên tiếng đòi hỏi sự quan tâm đúng đắn về vấn đề quặng Bauxite ở Tây Nguyên do Trung Quốc khai thác. Ông cho rằng: “Sự thỏa thuận khai thác quặng Bauxite giữa hai nước Việt Trung được trao đổi giữa Hồ Cẩm Ðào và Nông Ðức Mạnh là một sự chênh lệch về lợi ích mà thiệt thòi lớn nghiêng về phía Việt Nam.
Xa hơn nữa đó là sự vơ vét tài nguyên và cả vấn đề xâm thực văn hóa của Trung Quốc đang có dấu hiệu đè nặng lên bản sắc Tây Nguyên ở Việt Nam . Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa... Ông kêu gọi Quốc hội Việt Nam hãy thu thập lắng nghe các ý kiến phản biện của các khoa học gia và trình bày rõ ràng những vấn đề trách nhiệm Quốc hội đối với các cử tri...”
Vậy mà Ðảng, Nhà nước và Quốc hội đâu có nghe và chuyện “ầm ĩ” về giải “Nobel Toán học” trên “lề phải” cũng “lờ” luôn. II. Mặt khác, chuyện Ngô Bảo Châu được báo chí “lề phải” của Việt cộng làm ầm ĩ cũng khiến dư luận nghĩ ngay tới một chuyện khác, chỉ xảy ra trước đó mấy ngày, đang làm “ầm ĩ” dư luận quốc tế không kém. Ðó là Giáo sư Toán học Phạm Minh Hoàng [Xem hình Giáo sư Hoàng và con gái] vừa bị công an VC bắt giữ, theo tin được phóng viên Khoa Diễm của Ðài RFA loan đi ngày 15/8/2010: “Tin từ Việt Nam cho biết cách đây 2 ngày ông Phạm Minh Hoàng, Giảng viên Ðại học Bách khoa TP.HCM vừa bị công an bắt giữ để điều tra về các mối liên hệ bạn hữu của ông khi còn ở nước ngoài.
Giảng viên Phạm Minh Hoàng cũng bị công an điều tra về việc tổ chức các lớp học miễn phí về kỹ năng mềm cho sinh viên trong thời gian gần đây. Ông Phạm Minh Hoàng từng du học bên Pháp từ năm 1973, đến cuối thập niên 1990 ông trở về Việt Nam dạy học, với ước mơ góp phần đào tạo một thế hệ ý thức được bổn phận và trách nhiệm, để tích cực xây dựng một đất nước tiến bộ hơn về mọi mặt. Gần đây, ông được nhiều người biết đến sau khi ký tên và kêu gọi bạn bè cùng ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu Nhà nước ngưng cho phép Trung Quốc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, và tham gia buổi tọa đàm về Biển Ðông và Hải Ðảo Việt Nam tổ chức ở Sài Gòn hồi cuối tháng Chín năm ngoái” [người trích in đậm và gạch dưới].
Nội vụ được Bà Lê Thị Kiều Oanh [Xem hình Bà Oanh và con gái], vợ của Giáo sư Phạm Minh Hoàng, nói với đài RFA: “...Vào ngày 11 tây tháng 8 thì có những người công an tới mời tôi và chồng tôi đi lên làm việc. Chồng tôi thì làm việc một nơi, còn tôi thì được làm việc một nơi khác... Sau mấy ngày họ cứ mời lên mời xuống chúng tôi để hỏi cung, mà thực sự là họ chưa đưa ra được bằng chứng gì để mà buộc tội chúng tôi hết, mà tôi không biết tại sao. Tới tối ngày 13 thì họ tới đọc lệnh khám xét nhà tôi và đọc lệnh bắt khẩn cấp chồng tôi đi... Tới ngày 14 thì tôi được mời vào lúc 8 giờ rưỡi..., tôi chờ tới hơn 9 giờ thì mới bắt đầu cuộc điều tra, và kéo dài cho tới chiều... cơ quan điều tra bắt tôi ký giấy là không được phép nói cái nội dung điều tra với bất cứ một ai”.
Cũng tin từ RFA, ngày 21/8/2010, phóng viên Quỳnh Như cho biết: “Sau khi Giáo sư Phạm Minh Hoàng của Ðại học Bách khoa bị công an bắt giữ, ngày 17/08 bà Phạm Thị Uyên, một người Pháp gốc Việt, chị ông Hoàng, về TP.HCM thăm cha mẹ già gần 90 tuổi cũng bị công an giữ lại tại sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội... Về đến Paris, bà Uyên cho biết trong suốt một thời gian tôi bị thẩm vấn từ 10 giờ tối cho đến 2 giờ rưỡi sáng thì người ta nói là bây giờ thì tôi được lệnh tha...
Cái làm cho tôi rất khổ sở là sự khủng bố về tinh thần của tôi. Tại vì mỗi một lần như vậy không phải chỉ có hai người hay là ba người mà hết người này vô tới người kia ra và đặt những câu hỏi với tôi, nó làm cho tôi rất là sợ hãi. Và cho tới bây giờ tôi vẫn còn chưa lấy lại được sự bình thường... Ban đêm tôi vẫn không ngủ được. Tôi mở mắt ra tôi vẫn còn cảm tưởng như là tôi vẫn còn đang sống ở Việt Nam .
Tôi có cảm tưởng như tôi đang còn bị những người khác hạch hỏi tôi những câu hỏi mà tôi vẫn còn sợ hãi. Trông cái lối làm việc của người ta tôi rất còn sợ.” III. Ðến chuyện thứ ba không được bất cứ ai làm “ầm ĩ”, chỉ có nữ Luật sư Tạ Phong Tần đưa bài cũ, đã đăng trên blog CL&ST ngày 04/12/2007, kể chuyện Giáo sư Toán Lê Bá Khánh Trình: “...
Người được mệnh danh là ‘thần đồng toán học’, ‘cậu bé vàng của toán học VN’, anh là người đi thi toán học quốc tế đã vừa đoạt giải nhất trong số 8 giải nhất của 40 quốc gia tham dự, đồng thời là người duy nhất đoạt giải đặc biệt cho lời giải đẹp nhất kỳ thi năm ấy... Sau khi đoạt giải ở London năm 1979, Lê Bá Khánh Trình được sang Nga du học chuyên Toán 10 năm. Ðể rồi 17 năm sau, thần tượng ấy xuất hiện bằng xương bằng thịt dưới hình hài một người đàn ông gày gò, thiếu sức sống, với ‘cặp kính cận trên khuôn mặt ngơ ngác đến tội nghiệp, cái dáng cao lòng khòng đi liêu xiêu... ’ ’, ‘co ro, rụt rè, khiêm nhường dễ khiến người đối thoại nản chí, chưa bao giờ làm khoa học, chưa bao giờ phát minh ra bất cứ cái gì hay áp dụng toán học vào một lãnh vực nào đó trong cuộc sống, trừ việc đi giảng dạy chính môn toán mà anh đã học 10 năm ở trường đại học lừng danh không chỉ của nước Nga: Lomonosov’.
Và hiện nay, ‘là một giáo viên luyện thi cho lớp năng khiếu của trường năng khiếu TP.HCM, anh chưa từng là Trưởng khoa Toán của Ðại học Khoa học Tự nhiên như người ta đồn đại. Lý giải nguyên nhân vì sao chưa bao giờ làm khoa học, chưa bao giờ phát minh ra bất cứ cái gì hay áp dụng toán học vào một lãnh vực nào đó trong cuộc sống, Lê Bá Khánh Trình nói: ‘Tôi chỉ nghĩ đến mức độ lý thuyết thôi, có lẽ là do các thầy của tôi chỉ truyền đạt về mặt lý thuyết, còn nếu mà tự tìm hiểu nghiên cứu thì có lẽ tôi chưa có dịp’.
Than ôi! 10 năm nghiên cứu, 17 năm giảng dạy nhưng không có cơ hội được nghiên cứu khoa học thì tất cả mớ lý thuyết ấy, cho dù rất cao siêu, cho dù có bộ óc của một ‘thần đồng’ thì cũng chẳng được tích sự gì. Làm khoa học, giảng dạy khoa học nhưng không có cơ hội nghiên cứu khoa học thì lỗi do ai??? Qua câu trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên, người đọc ai cũng hiểu rằng ngọn lửa đam mê toán học trong anh đã tắt từ lâu. ‘
Chắc là còn’, ngay chính anh còn không biết mình có còn đam mê hay không nữa, và giờ thì anh đã già mất rồi, cơ hội cũng qua rồi, ‘không còn thời gian để làm một điều gì khác nữa’. Lê Bá Khánh Trình thờ ơ đến mức độ không quan tâm đến mục đích người ta gặp anh phỏng vấn để làm gì nữa, ‘hoàn toàn thờ ơ với những câu hỏi để lặng lẽ trả lời những câu trả lời không thể đơn giản hơn’. Chỉ còn đọng lại một chút Khánh Trình ngày xưa là tính cách trí thức châu Âu có lẽ đã thấm vào anh khi du học ở trời Tây: đúng giờ, lịch sự, giản dị và tiết kiệm qua nhận xét của phóng viên ‘vẫn đến đúng giờ, vẫn gọi một thứ trà nóng, uống bằng hai tay và uống xong, trong khoảng giữa của sự im lặng nơi tôi, anh xin phép ra về!’.
Vì sao Lê Bá Khánh Trình lại trở nên như thế??? Cứ ngỡ tài năng theo thời gian sẽ thăng hoa, ai ngờ lại là một kết cục buồn cho một kiếp người. “Nhất thất túc thành thiên cổ hận Tái hồi đầu thị bách niên thân”. Tạ Phong Tần [http://suthatcongly.multiply.com/journal/item/125”] Xin đừng để câu nói “biếm” thành sự thật: “Ðất lành chim đậu, đất không lành đất... nhậu chim luôn” mà hãy xem kinh nghiệm của 3 nhà toán học nêu trên là 3 bài học cần suy nghiệm: Kinh nghiệm Lê Bá Khánh Trình cho thấy ngày nào còn Xã hội Chủ nghĩa trên đất nước Việt Nam , ngày đó thiên tài chẳng những không được thăng hoa mà còn bị vùi dập cho đến tàn lụi;
Kinh nghiệm của Phạm Minh Hoàng cho thấy ngày nào còn độc đảng độc tài cai trị đất nước Việt Nam thì ngày đó thiện chí và lòng yêu nước chẳng những không được trọng dụng, mà cửa nhà tù lúc nào cũng rộng mở cho những đứa con yêu của Tổ Quốc vào nghiền ngẫm “độc tố đỏ trong chén mật ngọt Xã hội Chủ nghĩa”;
Chuyện “ăn mày tiếng tăm” Ngô Bảo Châu của Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, của báo chí lề phải..., sẽ kéo dài bao lâu... khi người trí thức Việt Nam trong lòng Xã hội Chủ nghĩa ý thức được giá trị câu nói “bám theo lề là việc của con cừu” của nhà toán học Ngô Bảo Châu, để thôi làm con cừu bám theo “lề phải” cho được vinh thân phì gia, hay ít ra cũng được “yên thân” giữa chốn bùn dơ; để làm người mạnh bước trên đường đấu tranh Dân chủ hóa Việt Nam, đấu tranh xây dựng một đất nước Việt Nam phồn vinh Dân chủ Pháp trị. Hẹn con thư sau,
Giáo Già
No comments:
Post a Comment