Người đầu tiên gửi đến TS những ý kiến tâm huyết góp ý cho Đại hội Đảng XI sắp tới là Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên , nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Xây dựng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn. Ông tha thiết yêu cầu Bộ Chính trị hãy chọn vấn đề củng cố Đảng, tổ chức và cán bộ làm khâu đột phá cho Đại hội XI. Loạt bài Đóng góp ý kiến cho Đại hội Đảng XI
Còn không đầy 4 tháng nữa, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được triệu tập. Đây là một dấu mốc quan trọng trong sứ mệnh lịch sử của Đảng đã xác lập ngay từ những năm 1930, là đưa dân tộc Việt Nam hưng thịnh, phú cường, người dân ấm no, hạnh phúc. Trong 80 năm qua, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã dẫn dắt dân tộc trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đạt được nhiều vinh quang và những thành tựu to lớn.
Chúng ta đã trải qua 10 kỳ đại hội đại biểu toàn quốc, mỗi đại hội đều ghi dấu sâu sắc con đường phát triển của nước nhà. Tuy vậy, cũng có những khúc quanh khi Đảng mắc phải sai lầm, nhưng bằng nỗ lực của mình cũng như sự ủng hộ của toàn dân tộc, Đảng luôn tự đổi mới và điều chỉnh để vượt lên. Hôm nay, dự thảo cương lĩnh của Đảng và dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 đã được đưa ra công bố, lấy ý kiến rộng rãi quảng đại nhân dân và nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa của Đảng ta nhằm cộng hưởng trí tuệ của cả dân tộc góp phần xây dựng một tuyên ngôn chính trị phù hợp đòi hỏi mới của thực tiễn để đưa đất nước Việt Nam sớm phát huy mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc như Đảng và Bác Hồ hằng mong đợi.
Chưa thấy lãnh đạo thi để dân chấm điểm Tôi có thể khái quát thực trạng trong Đảng hiện nay là “Đảng viên đông mà chưa mạnh”. Bên cạnh bộ phận cán bộ, đảng viên tích cực hăng hái với sự nghiệp cách mạng, có một bộ phận không nhỏ đã và đang “suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; bệnh tham nhũng, vụ lợi cá nhân… Trong đó có những vụ việc nghiêm trọng, kéo dài”.
Ông Đồng Sĩ Nguyên: Đại hội XI cần bàn thật sâu sắc, thấu đáo nhiệm vụ trọng yếu là công tác tổ chức và cán bộ |
Bộ Chính trị cũng đã thấy rõ thực trạng đó, nên đã có các quyết sách đúng đắn về công tác chính trị, tư tưởng. Đó là ban hành Nghị quyết 6 (lần 2) và mở cuộc vận động chính trị lớn trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, hai cuộc vận động này vẫn chưa đạt được cả về nhận thức cũng như hành động, nên chúng ta vẫn chưa ngăn chặn, đẩy lùi được các hiện tượng tiêu cực như mong muốn của Đảng và nhân dân.
Bởi vì, học theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh rất khó, còn để làm theo được càng khó hơn gấp bội lần, do chủ nghĩa cá nhân và quyền lợi vật chất chi phối, là lực cản lớn trong công tác xây dựng Đảng. Sở dĩ như vậy là vì các cuộc vận động đó chưa tạo ra bước ngoặt và nâng lên nhận thức mới trong toàn đảng, nhất là với các hạt nhân lãnh đạo chủ chốt. Lâu nay chủ yếu là dân thi để các lãnh đạo chấm điểm mà vẫn chưa thấy các lãnh đạo thi với nhau để cho nhân dân chấm điểm. Thậm chí có nơi làm hình thức, gây lãng phí, không mấy tác dụng.
Qua theo dõi tình hình kinh tế - xã hội và tình hình trong Đảng từ sau Đại hội X đến nay, tôi và nhiều đồng chí đã nghỉ công tác thật sự băn khoăn, lo lắng cho tiền đồ và sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, khi có một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên tiếp tục trượt dài trên con đường xấu, nếu chúng ta không đấu tranh ngăn chặn, đầy lùi những thói hư tật xấu, làm việc vì tư lợi, kém hiệu quả như hiện nay, liệu Đảng ta trong tương lai còn giữ vững vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng này hay không? Từ tình hình trên, tôi xin góp ý với Đại hội XI những vấn đề cốt lõi sau: Đảng ta đã trải qua những chặng đường lịch sử vô cùng vẻ vang.
Vấn đề đặt ra là thế hệ hôm nay và mai sau phải làm gì và làm như thế nào? Giữ vững độc lập, tự do, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, dân tộc mãi mãi trường tồn. Vinh quang này đòi hỏi bộ tham mưu tối cao của Đảng phải một lần nữa chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh, thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh. Việt Nam đã gia nhập WTO, hội nhập với thế giới. Chúng ta sẵn sàng bắt tay làm bạn với thế giới để làm ăn. Nhưng dù có làm gì, cũng luôn phải nhớ rằng lợi ích quốc gia là trên hết.
Căn cứ vào thực trạng trong Đảng hiện nay, để đảm bảo sự nghiệp chấn hưng đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được thực hiện thành công, tôi tha thiết yêu cầu Bộ Chính trị hãy chọn vấn đề củng cố Đảng, tổ chức và cán bộ làm khâu đột phá cho Đại hội XI. Dân chủ, công khai quá hạn hẹp Đại hội XI cần bàn thật sâu sắc, thấu đáo nhiệm vụ trọng yếu là công tác tổ chức và cán bộ để ngăn chặn cho được sự thoái hóa về tư tưởng, chính trị, nạn tham nhũng, tư lợi cá nhân, ức hiếp quần chúng. Chính những vấn nạn này đang làm chệch hướng con đường chúng ta đi, làm mục ruỗng tổ chức Đảng, xa rời nhân dân.
Bởi vì, học theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh rất khó, còn để làm theo được càng khó hơn gấp bội lần, do chủ nghĩa cá nhân và quyền lợi vật chất chi phối, là lực cản lớn trong công tác xây dựng Đảng. Sở dĩ như vậy là vì các cuộc vận động đó chưa tạo ra bước ngoặt và nâng lên nhận thức mới trong toàn đảng, nhất là với các hạt nhân lãnh đạo chủ chốt. Lâu nay chủ yếu là dân thi để các lãnh đạo chấm điểm mà vẫn chưa thấy các lãnh đạo thi với nhau để cho nhân dân chấm điểm. Thậm chí có nơi làm hình thức, gây lãng phí, không mấy tác dụng.
Qua theo dõi tình hình kinh tế - xã hội và tình hình trong Đảng từ sau Đại hội X đến nay, tôi và nhiều đồng chí đã nghỉ công tác thật sự băn khoăn, lo lắng cho tiền đồ và sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, khi có một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên tiếp tục trượt dài trên con đường xấu, nếu chúng ta không đấu tranh ngăn chặn, đầy lùi những thói hư tật xấu, làm việc vì tư lợi, kém hiệu quả như hiện nay, liệu Đảng ta trong tương lai còn giữ vững vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng này hay không? Từ tình hình trên, tôi xin góp ý với Đại hội XI những vấn đề cốt lõi sau: Đảng ta đã trải qua những chặng đường lịch sử vô cùng vẻ vang.
Vấn đề đặt ra là thế hệ hôm nay và mai sau phải làm gì và làm như thế nào? Giữ vững độc lập, tự do, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, dân tộc mãi mãi trường tồn. Vinh quang này đòi hỏi bộ tham mưu tối cao của Đảng phải một lần nữa chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh, thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh. Việt Nam đã gia nhập WTO, hội nhập với thế giới. Chúng ta sẵn sàng bắt tay làm bạn với thế giới để làm ăn. Nhưng dù có làm gì, cũng luôn phải nhớ rằng lợi ích quốc gia là trên hết.
Căn cứ vào thực trạng trong Đảng hiện nay, để đảm bảo sự nghiệp chấn hưng đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được thực hiện thành công, tôi tha thiết yêu cầu Bộ Chính trị hãy chọn vấn đề củng cố Đảng, tổ chức và cán bộ làm khâu đột phá cho Đại hội XI. Dân chủ, công khai quá hạn hẹp Đại hội XI cần bàn thật sâu sắc, thấu đáo nhiệm vụ trọng yếu là công tác tổ chức và cán bộ để ngăn chặn cho được sự thoái hóa về tư tưởng, chính trị, nạn tham nhũng, tư lợi cá nhân, ức hiếp quần chúng. Chính những vấn nạn này đang làm chệch hướng con đường chúng ta đi, làm mục ruỗng tổ chức Đảng, xa rời nhân dân.
Biểu quyết tại đại hội đảng bộ Khối doanh nghiệp Hà Nội, tháng 8/2010. Ảnh: Trang thông tin điện tử Đại hội Đảng XI |
Công tác cán bộ phải được coi là khâu quyết định. Trong thời bình, xã hội dễ phân tâm. Nhưng càng như vậy, lãnh đạo càng phải rất gương mẫu, nói phải đi đôi với làm. Vì vậy, cần tiếp tục đổi mới tư duy trong công tác cán bộ. Chúng ta không thể bằng lòng với sự hiểu biết cũ, cách nhìn cũ, cách làm cũ và cách đánh giá cán bộ theo kiểu cũ…. Phải thực tâm dân chủ một cách thực chất, tuyển chọn, đề bạt cán bộ phải công khai rộng rãi.
Vừa qua, việc quy hoạch cán bộ tuy nói rất đầy đủ về nội dung, cách làm, nhưng tại sao kết quả còn nhiều hạn chế, chưa có lời đáp? Thực tế cho thấy, trong quy hoạch lúc nào cũng nói “dân chủ, công khai”, nhưng chỉ có ít người biết, dân chủ công khai còn quá hạn hẹp. Do vậy, khó tìm ra cán bộ có đức, có tài.
Việc đào tạo cán bộ kế cận chưa đáp ứng yêu cầu, còn tùy tiện, hẫng hụt. Về nhân sự Đại hội XI, tôi cho đây là vấn đề đặc biệt quan trọng. Thực tiễn cuộc sống đòi hỏi Đại hội XI phải có cơ cấu nhân sự tiêu chuẩn là chủ yếu, tức là gồm những người có đức, có tài, có trí tuệ, có năng lực tổ chức, quản lý kinh tế - quản lý xã hội thực sự, có tầm nhìn chiến lược, khắc phục cho được số cán bộ tư duy theo nhiệm kỳ hoặc những người có động cơ không tốt.
Dứt khoát chọn cán bộ để giao trọng trách phải coi trọng chất lượng, nhất là tầm vĩ mô và kinh nghiệm tổ chức thực hiện. Người đứng đầu Đảng và các vị trí trọng trách phải là gương mặt ưu tú, phải là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Phải giữ đúng lời thề trước anh linh của Bác Hồ. Đại hội XI nên nghiên cứu thực hiện mở rộng quyền dân chủ thực sự trong bầu cử. Đảng cần thực hiện cơ chế Đại hội bầu trực tiếp Tổng Bí thư và các bí thư thành ủy, tỉnh ủy, đồng thời có cơ chế nhân dân bầu trực tiếp Thủ tướng và chính quyền các cấp.
Đây là những thiết chế cần thiết đảm bảo dân chủ trong lựa chọn người đứng đầu tổ chức Đảng, nhà nước và chính quyền các cấp để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý Nhà nước, phát huy quyền làm chủ trong Đảng và nhân dân. Mọi quá trình đổi mới đều bắt đầu từ nhận thức phải đổi mới, mọi nhận thức đều bắt đầu từ những người dám nói, dám làm và những người dám lắng nghe. Tôi có lòng tin tưởng đối với Đại hội XI, đại biểu đại hội và nhân dân, hầu hết họ tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, họ đều mong mỏi và ủng hộ lựa chọn nhân sự để giao trọng trách theo hướng đó. Đồng Sĩ Nguyên
Vừa qua, việc quy hoạch cán bộ tuy nói rất đầy đủ về nội dung, cách làm, nhưng tại sao kết quả còn nhiều hạn chế, chưa có lời đáp? Thực tế cho thấy, trong quy hoạch lúc nào cũng nói “dân chủ, công khai”, nhưng chỉ có ít người biết, dân chủ công khai còn quá hạn hẹp. Do vậy, khó tìm ra cán bộ có đức, có tài.
Việc đào tạo cán bộ kế cận chưa đáp ứng yêu cầu, còn tùy tiện, hẫng hụt. Về nhân sự Đại hội XI, tôi cho đây là vấn đề đặc biệt quan trọng. Thực tiễn cuộc sống đòi hỏi Đại hội XI phải có cơ cấu nhân sự tiêu chuẩn là chủ yếu, tức là gồm những người có đức, có tài, có trí tuệ, có năng lực tổ chức, quản lý kinh tế - quản lý xã hội thực sự, có tầm nhìn chiến lược, khắc phục cho được số cán bộ tư duy theo nhiệm kỳ hoặc những người có động cơ không tốt.
Dứt khoát chọn cán bộ để giao trọng trách phải coi trọng chất lượng, nhất là tầm vĩ mô và kinh nghiệm tổ chức thực hiện. Người đứng đầu Đảng và các vị trí trọng trách phải là gương mặt ưu tú, phải là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Phải giữ đúng lời thề trước anh linh của Bác Hồ. Đại hội XI nên nghiên cứu thực hiện mở rộng quyền dân chủ thực sự trong bầu cử. Đảng cần thực hiện cơ chế Đại hội bầu trực tiếp Tổng Bí thư và các bí thư thành ủy, tỉnh ủy, đồng thời có cơ chế nhân dân bầu trực tiếp Thủ tướng và chính quyền các cấp.
Đây là những thiết chế cần thiết đảm bảo dân chủ trong lựa chọn người đứng đầu tổ chức Đảng, nhà nước và chính quyền các cấp để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý Nhà nước, phát huy quyền làm chủ trong Đảng và nhân dân. Mọi quá trình đổi mới đều bắt đầu từ nhận thức phải đổi mới, mọi nhận thức đều bắt đầu từ những người dám nói, dám làm và những người dám lắng nghe. Tôi có lòng tin tưởng đối với Đại hội XI, đại biểu đại hội và nhân dân, hầu hết họ tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, họ đều mong mỏi và ủng hộ lựa chọn nhân sự để giao trọng trách theo hướng đó. Đồng Sĩ Nguyên
- (Theo_VietNamNet)
No comments:
Post a Comment