Saturday, August 6, 2011

TIN QUỐC TẾ





Những điều chưa biết về sức mạnh quân sự của Trung Quốc
2011-08-03

Đứng thứ nhất trên thế giới về số quân thường trực, đứng thứ hai về kinh tế, thứ 3 về sức mạnh quân sự và đang không ngừng gia tăng sức mạnh này trong 2 thập niên trở lại đây.

Source:informationdissemination.net

Tàu ngầm hạt nhân JIN sử dụng tên lửa đạn đạo của TQ.


Đó là một trong những điều người ta biết về Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều người ta chưa biết hết về sức mạnh quân sự nước này. Quỳnh Chi tổng hợp và tường trình các thông tin liên quan về những điều biết và chưa biết về quân sự Bắc Kinh.

Ngân sách quốc phòng tăng không ngừng

Việc cách đây không lâu Bắc Kinh chính thức công nhận sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm Thi Lang đã gây xôn xao trong dư luận. Thế nhưng, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc gây quan ngại cho dư luận quốc tế về khả năng quân sự không rõ lý do của mình.
Trong buổi điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ ngày 12 tháng 3 năm 2008, 2 tháng sau khi trở về từ chuyến viếng thăm Trung Quốc, Đô đốc Timothy Keating, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết cần để ý những gia tăng quân sự của Trung Quốc một cách cẩn thận. Cụ thể hơn, Đô đốc Timothy cho biết một trong những người đồng nhiệm Trung Quốc nói rằng
“Chúng tôi sắp xây dựng hàng không mẫu hạm. Các ông có thể lấy phần đông của Thái Bình Dương (từ
Sự phát triển của hải quân TQ nhân kỷ niệm 60 năm QĐND/TQ
Sự phát triển của hải quân TQ nhân kỷ niệm 60 năm QĐND/TQ
Hawaii đến Mỹ). Chúng tôi sẽ lấy phần tây Thái Bình Dương, từ Hawaii đến Trung Quốc”
.
Việc mạnh dạn đề nghị chia đôi lợi ích tại Thái Bình Dương chứng tỏ Trung Quốc tự tin về những gì mình đang có, đặc biệt là kinh tế và quân sự.
“Chúng tôi sắp xây dựng hàng không mẫu hạm. Các ông có thể lấy phần đông của Thái Bình Dương (từ Hawaii đến Mỹ). Chúng tôi sẽ lấy phần tây Thái Bình Dương, từ Hawaii đến Trung Quốc”.
Nhà quân sự TQ
Trước khi phát triển quân sự một nước, người ta thường phát triển kinh tế trước tiên bởi kinh tế là bệ phóng và nguồn lực của những hoạt động hiện đại hóa vũ khí và nâng cấp quân lực. Hiện tại, Trung Quốc chiếm vị trí thứ nhì thế giới về kinh tế với những chỉ số tăng trưởng ấn tượng vượt 10% vào năm ngoái.
Theo giáo sư tiến sĩ Marvin C. Ott, thuộc đại học John Hopkins, bắt đầu từ 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đã gia tăng quân sự từ 13 đến 15% mỗi năm.
“Trung Quốc từ lâu đã đầu tư, phát triển khả năng quân sự cũng như tăng cường chi tiêu quốc phòng 30 năm nay, đặc biệt là 20 năm trở lại đây. Cách mà Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự cũng rất cao và đáng chú ý”
Thực tế, theo báo cáo hàng năm vào năm ngoái của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, từ năm 1989, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng gần 13% mỗi năm. Hồi tháng 3 năm nay, phát ngôn nhân quốc hội Trung Quốc Lý Triệu Tinh cho biết, ngân sách quốc phòng năm nay của nước này là 91,5 tỷ đô la. Tuy nhiên, tờ USA Today số ra hôm 28 tháng 7 trích nguồn viện nghiên cứu American Enterprise cho biết con số thực sự có thể là 300 tỷ đô la. Với số tiền ấy và với lượng nhân công rẻ trong nước, Trung Quốc có thể làm được một khối lượng vũ khí khổng lồ.
Với việc du nhập, nâng cấp và sản xuất nhiều vũ khí, những năm gần đây, sức mạnh quân sự Bắc Kinh đã vươn lên những vị trí cao trên thế giới. Theo Global Fire Power, Trung Quốc đang đứng thứ 3 sau Hoa Kỳ và Nga so về sức mạnh quân sự. Năm ngoái, vị trí này của Trung Quốc là thứ nhì.
Chỉ trong vòng 2 thập niên trở lại đây, Trung Quốc đã kiến tạo được một lực lượng tàu ngầm và tàu đổ bộ lớn nhất Châu Á. Không quân Trung Quốc cũng được trang bị thêm hàng trăm máy bay chiến đấu có thể sánh ngang với F-15s và F-16s của Hoa Kỳ.
Khi các loại tên lửa CM-802 AKG, máy bay chiến đấu đa năng Tiểu Long/FC-1, tên lửa vác vai và máy phóng
Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc đang được tu sửa. AFP
Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc đang được tu sửa. AFP
rocket… được trưng bày tại Triển lãm Hàng không Chu Hải, Trung Quốc nổi lên như một đối thủ của các nước cung cấp vũ khí trên thế giới.
tờ USA Today số ra hôm 28 tháng 7 trích nguồn viện nghiên cứu American Enterprise cho biết con số thực sự có thể là 300 tỷ đô la. Với số tiền ấy và với lượng nhân công rẻ trong nước, Trung Quốc có thể làm được một khối lượng vũ khí khổng lồ.
Đáng kể hơn, hồi tháng 1 đầu năm nay, khi bộ trưởng cựu Quốc phòng Robert Gates của Hoa Kỳ đến Bắc Kinh, Trung Quốc đã cho thử máy bay tàng hình đầu tiên J-20.
Theo một bản báo cáo mới ra tháng này của ông Dean Cheng, một chuyên gia về quân sự Trung Quốc tại tổ chức có tên Heritage Foundation, trong vòng mấy mươi năm trở lại đây, Trung Quốc tập trung phát triển không quân và hải quân thay vì chỉ tập trung vào bộ binh như trước đó.
Năm 2010, Trong Quốc trở thành nước đóng tàu lớn nhất thế giới với hai công ty đóng tàu nhà nước CSSC và CSIC với tổng số hơn 200 ngàn công nhân sản xuất ra các tàu dân dụng và quân đội. Theo website của CSSC, về mặt cấu trúc, đây là xương sườn hỗ trợ cho hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc cũng không ngừng tăng cường các lực lượng quân sự nhằm đảo bảo lợi ích trên biển của nước này, bao gồm lực lượng: Fisheries Law Enforcement Command (FLEC), China Maritime Safety Administration (MSA), China Marine Surveillance (CMS) và China Coast Guard (CCG). Trong đó, FLEC và CMS có nhiệm vụ tuần tra tại các khu vực biển tranh chấp. Mỗi lực lượng được trang bị từ 10 đến 20 tàu nặng từ 1 đến 5 ngàn tấn. Đặc biệt, tàu thuộc lực lượng CCG nặng từ 130 đến 1.500 tấn, với nhiều chiếc có trang bị vũ khí.

Kỹ thuật quân sự còn nhiều giới hạn

Tuy nhiên, song song với những điểm mạnh, quân sự Trung Quốc cũng có những giới hạn.
Loại hỏa tiễn chống hỏa tiễn cua TQ được trưng bày năm 2010. AFP
Loại hỏa tiễn chống hỏa tiễn cua TQ được trưng bày năm 2010. AFP
Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc sẽ triển khai máy bay chiến đấu J-15 cho chiếc hàng không mẫu hạm Thi Lang. J-15 là một phiên bản của Su-33 dùng cho hàng không mẫu hạm Kuznetsov của Nga và cũng sẽ mắc các hạn chế tải trọng và tầm xa. Chiếc Thi Lang không có dàn phóng may bay như các tàu sâu bay Hoa Kỳ và Pháp mà dùng một loại sàn cất cánh nâng cao để phóng máy bay nên sức mạnh sẽ kém đi.
Mặt khác, cũng như Su-33, J-15 của Trung Quốc cũng mắc khuyết điểm là không tuần tra xa được. Đó là lý do vì sao hàng không mẫu hạm Kuznetsov không có một vai trò lớn trong việc cân bằng thế mạnh hải quân ở Châu Âu và Thi Lang cũng không thể quan trọng hơn Kuznetsov.
Chiếc HKMH Thi Lang không có dàn phóng may bay như các tàu sâu bay Hoa Kỳ và Pháp mà dùng một loại sàn cất cánh nâng cao để phóng máy bay nên sức mạnh sẽ kém đi.
Mặt khác, theo ông Nathan Hughes, giám đốc phân tích quân sự tổ chức STRATFOR, mặc dù có số quân chính thức đông đảo, nhưng quân đội Trung Quốc hiện nay có trình độ kỹ thuật khá thấp, đặt ra dấu hỏi về khả năng ứng dụng thiết bị. Thêm vào đó, các chuyên gia cho rằng rất nhiều vũ khí chế tạo tại Trung Quốc lấy từ phiên bản của Nga mà Trung Quốc mua từ những năm 1980 nên mắc những lỗi lạc hậu hoặc dễ dàng bị vũ khí “đàn anh” khống chế.
Một điều đặc biệt nữa mà ít được nói đến về khả năng quân sự Trung Quốc. Theo ông Nathan Huges nếu kết hợp cả hải quân và không quân Trung Quốc, lực lượng này vẫn ít hơn lực lượng an ninh nội bộ của Bộ Quốc phòng. Điều này làm người ra cho rằng , những vấn đề Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và nguy cơ bạo loạn trong nước (do những bức xúc về kinh tế, dân chủ, nhân quyền…) vẫn là những vấn đề đáng quan tâm nhất của Bắc Kinh, thay vì vấn đề biển Đông.
mặc dù Trung Quốc gia tăng hiện đại hóa quân sự nhưng thế mạnh ấy vẫn còn những hạn chế nếu không muốn nói là chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Chính vì thế, sự quan ngại dành cho Trung Quốc là để phòng ngừa chứ không phải quan ngại để đầu hàng
Trong khi Hoa Kỳ chỉ tăng ngân sách quốc phòng khoảng 4,4% một năm thì việc ngân sách quốc phòng Trung Quốc gia tăng 13% một năm là rất đáng quan ngại, giống như nhiều người quan ngại sự tăng trưởng quân sự Liên Xô những năm 50-60. Những phân tích trên cho thấy, mặc dù Trung Quốc gia tăng hiện đại hóa quân sự nhưng thế mạnh ấy vẫn còn những hạn chế nếu không muốn nói là chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Chính vì thế, sự quan ngại dành cho Trung Quốc là để phòng ngừa chứ không phải quan ngại để đầu hàng.
Khi 2/3 thế giới là đạn dương, hạm đội trở thành sức mạnh thực sự của một nước. Hoa Kỳ mấy trăm năm nay đảm bảo được sức mạnh của mình cũng nhờ 7 hạm đội rãi rác khắp nơi. Đã có nhiều phát biểu cho rằng, một khi có hàng không mẫu hạm, bước kế tiếp của Trung Quốc là xây dựng hạm đội. Và một khi người bạn láng giềng lớn mạnh, Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất như ý kiến của giáo sư Marvin Ott đã nói:
“Đối với viện hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, tất cả các nước trong khu vực đều nên quan tâm. Nhưng Việt Nam là nước sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất. Một khi Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự về hàng không hay về hải quân, thì Việt Nam sẽ gặp vấn đề về chiến lược”.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-mil-known-and-unknow-08032011081500.html

TC không được 'áp đặt các nước nhỏ'
Cập nhật: 02:54 GMT - thứ sáu, 29 tháng 7, 2011
Đô đốc Mike Mullen và Tướng Trần Bỉnh Đức tại Bắc Kinh

Đô đốc Mullen nói Mỹ không đồng ý với cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đô đốc Mike Mullen, Tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ, vừa có bài viết trình bày quan điểm về mối quan hệ quân sự với Trung Quốc và nói rõ lập trường của Mỹ đối với những tranh chấp ở Biển Đông.

“Chúng tôi không tin rằng Trung Quốc được phép giải quyết các bất đồng ở những vùng biển tranh chấp bằng cách áp đặt các quốc gia nhỏ hơn,” ông Mike Mullen viết trong bài có tựa đề ‘Một bước tiến trong xây dựng lòng tin với Trung Quốc” mới đây trên nhật báo International Herald Tribune.

Ông dẫn lại lập trường của Ngoại trưởng Hillary Clinton và khẳng định Mỹ “ủng hộ một tiến trình ngoại giao hợp tác giữa các bên để giải quyết các bất đồng theo luật pháp quốc tế,” và “cần những cơ chế tốt hơn để đương đầu với những căng thẳng không thể tránh khỏi.”

Ông cũng cho biết Mỹ không đồng quan điểm với Trung Quốc về “quyền hoạt động quân sự ở Biển Đông” nhưng không nói rõ thêm.

Thăm chính thức

Bài viết của Đô đốc Mullen được đăng hơn hai tuần sau khi ông có chuyến thăm chính thức đến Trung Quốc để hội đàm với Tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Đề cập đến chuyến đi này, Đô đốc Mullen nói phía Trung Quốc đã mời ông thăm tàu ngầm thế hệ mới nhất, xem chiến đấu cơ Su-27 và quan sát một cuộc tập trận chống khủng bố của họ.

Theo ông Mike Mullen, những việc làm này của phía Trung Quốc là để đáp lễ lại phía Mỹ đã giải thích tường tận cho họ những tính năng của máy bay không người lái và cho phép họ theo dõi một cuộc tập trận của Mỹ.

Tuy nhiên, sau cuộc hội đàm giữa hai vị tư lệnh ở Bắc Kinh, vốn được hai bên mô tả là “thành thật và thẳng thắn”, vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng.

“Tôi đã nói [với Tướng Trần] rằng những kỹ năng mà họ đang cố gắng hoàn thiện và những khoản chi tiêu quân sự của họ đều không chứng minh những gì mà họ nói,” ông nói về sự nghi ngờ về những tuyên bố của Tướng Trần Bỉnh Đức rằng những dự định chiến lược của quân đội Trung Quốc là “hoàn toàn vì mục đích phòng vệ”.

Khi phía Trung Quốc nói thẳng với Mỹ rằng họ lo ngại về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, Đô đốc Mullen đã trả lời rằng “quân đội Hoa Kỳ sẽ không từ bỏ trách nhiệm đối với đồng minh và đối tác.”

Tăng cường đối thoại

" “Tôi đã nói [với tướng Trần] rằng những kỹ năng mà họ đang cố gắng hoàn thiện và những khoản chi tiêu quân sự của họ đều không chứng minh những gì mà họ nói,” "

Mặc dù các cuộc thảo luận diễn ra “không thật sự thân thiện”, nhưng ít nhất hai bên cũng “đã nói chuyện với nhau,” Đô đốc Mike Mullen viết.

Điều quan trọng là hai bên phải tiếp tục nói chuyện với nhau, ông nói, nhấn mạnh rằng đối thoại là hết sức quan trọng với hai bên để hướng đến “sự tin tưởng chiến lược”.

Ông giải thích rằng “quan hệ quân sự giữa hai bên nằm trong số những mối quan hệ quan trọng nhất thế giới” nhưng lại “bị che phủ bởi những hiểu lầm và nghi ngờ.”

“Có những vấn đề mà chúng tôi bất đồng và có xu hướng đối đầu với nhau, nhưng cũng có những lĩnh vực quan trọng mà chúng tôi cùng chia sẻ sự quan tâm và nhất thiết phải làm việc cùng nhau,” ông viết.

“Chúng tôi đều là những quốc gia biển có nền kinh tế dựa vào việc lưu thông thương mại không bị cản trở,” ông nói thêm.

Ngoài ra, chống buôn lậu ma túy, cướp biển và vận chuyển vũ khí giết người hàng loạt cũng nằm trong mối bận tâm chung giữa quân đội hai nước Mỹ và Trung Quốc.

Đô đốc Mike Mullen cũng than phiền về thái độ của Trung Quốc sử dụng mối quan hệ giữa hai nước làm con tin mỗi khi Trung Quốc bất bình với Mỹ về một vấn đề gì đó.

“Khi họ không thích điều gì chúng ta làm, họ cắt đứt quan hệ,” ông viết, “Kiểu đó không thể sử dụng được nữa.”

Hai phía Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục thảo luận, tổ chức những cuộc diễn tập chung và trao đổi nhân sự nhiều hơn nữa.

Nhưng ông cũng cho biết rằng ông sẽ “không ngây thơ” vì ông hiểu “quan ngại của những người cho rằng bất kỳ sự hợp tác [giữa quân đội hai nước] cũng có lợi cho phía Trung Quốc nhiều hơn là cho Mỹ.”

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/07/110729_mike_mullen_china.shtml


No comments: