Trung Quốc đưa hàng chục tàu cá đến khu vực quần đảo Trường Sa
Một trong những đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Reuters
Hôm nay, 13/07/2012, AFP đưa lại tin của Tân Hoa Xã cho biết
là Trung Quốc đưa một hạm đội tàu cá lớn nhất đến vùng quần đảo Trường
Sa, vào lúc căng thẳng gia tăng do các tranh chấp về chủ quyền giữa Bắc
Kinh và một số nước trong khu vực. Theo nguồn tin này, ba chục tàu cá
của Trung Quốc đã rời tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc, ngày hôm qua,
để ra vùng quần đảo Trường Sa.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn thường xuyên đưa tàu cá đến Trường
Sa, nhưng lần này, Bắc Kinh triển khai một hạm đội tàu cá lớn nhất.
Bắc Kinh đơn phương tuyên bố có chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bao gồm cả những khu vực cách bờ biển Trung Quốc hàng trăm cây số.
Trường Sa là một trong những chuỗi đảo, bãi đá lớn nhất ở Biển Đông, được thẩm định là có trữ lượng lớn về dầu khí, hiện là nơi có tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Theo giới quan sát, thái độ quyết đoán của Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền làm gia tăng căng thẳng và có nguy cơ gây ra những va chạm quân sự.
Việt Nam và Philippines thường xuyên tố cáo cách hành xử hung hăng của Trung Quốc trong khu vực, như bắt giữ tàu cá, ngư dân của hai nước hoặc đe dọa, gây sức ép về ngoại giao.
Bằng chứng cụ thể nhất là trước sức ép mạnh mẽ của Bắc Kinh, chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay là Cam Bốt, đồng minh của Trung Quốc, đã ngăn chặn đưa vấn đề Biển Đông vào bản dự thảo tuyên bố chung. Do vậy, lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN, Hội nghị các Ngoại trưởng của khối này họp hồi đầu tuần, nhưng cho đến hôm nay, không ra được thông báo chung.
Bắc Kinh đơn phương tuyên bố có chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bao gồm cả những khu vực cách bờ biển Trung Quốc hàng trăm cây số.
Trường Sa là một trong những chuỗi đảo, bãi đá lớn nhất ở Biển Đông, được thẩm định là có trữ lượng lớn về dầu khí, hiện là nơi có tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Theo giới quan sát, thái độ quyết đoán của Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền làm gia tăng căng thẳng và có nguy cơ gây ra những va chạm quân sự.
Việt Nam và Philippines thường xuyên tố cáo cách hành xử hung hăng của Trung Quốc trong khu vực, như bắt giữ tàu cá, ngư dân của hai nước hoặc đe dọa, gây sức ép về ngoại giao.
Bằng chứng cụ thể nhất là trước sức ép mạnh mẽ của Bắc Kinh, chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay là Cam Bốt, đồng minh của Trung Quốc, đã ngăn chặn đưa vấn đề Biển Đông vào bản dự thảo tuyên bố chung. Do vậy, lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN, Hội nghị các Ngoại trưởng của khối này họp hồi đầu tuần, nhưng cho đến hôm nay, không ra được thông báo chung.
VN phản đối TQ điều tàu cá tới Trường Sa
Cập nhật: 10:57 GMT - thứ sáu, 13 tháng 7, 2012
Việt Nam vừa tuyên bố hoạt động của ngư dân Trung Quốc ở Trường Sa là "phi pháp".
Hôm thứ Năm 12/7, Trung Quốc cho một đội
tàu đánh cá gồm 30 chiếc rời cảng Tam Á, tỉnh Hải Nam, đổ
xuống Trường Sa.
Cũng có tin chiến hạm Đông Quan 560 của hạm đội Nam Hải vừa bị mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết.
Chiều thứ Sáu 13/7, đại diện Ủy ban Biên
giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam ra phản ứng: “Lập
trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được
khẳng định nhiều lần".
"Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở
khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam
đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm
giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam,
tuân thủ luật pháp quốc tế."
Hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã
trước đó cho biết các tàu đánh cá được hỗ trợ của "các tổ
chức, hợp tác xã ngư nghiệp và ngư dân", nhưng không đả động gì
đến các lực lượng khác như tuần ngư hay hải giám.
"Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này."
Ủy ban Biên giới Quốc gia Việt Nam
Tuy nhiên một số ngư dân được dẫn lời nói
họ trông đợi sẽ có hỗ trợ của các "ban ngành liên quan" nếu
có sự cố.
Tân Hoa Xã nói thêm rằng chuyến đi đánh cá
này sẽ kéo dài 20 ngày quanh đảo Vĩnh Thử (Việt Nam gọi là
Đá Chữ Thập) ở Trường Sa, và "mỗi tàu có một nhiệm vụ
riêng", nhưng không nói rõ là nhiệm vụ gì.
Trung Quốc vẫn đang áp dụng lệnh cấm đánh
bắt kéo dài hai tháng rưỡi, tới 1/8 tại Biển Đông, trong đó
có cả vùng biển Trường Sa và việc đội tàu được điều tới đảo
Chữ Thập dường như trái với lệnh cấm này.
Giới quan sát cho hay đây là đợt điều động tàu cá Hải Nam lớn nhất từ trước tới nay.
Họ cũng đánh giá đây là cử chỉ tiếp tục
tuyên bố chủ quyền trong vùng biển đang đầy sóng gió, với các
tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam.
Theo Tân Hoa Xã, trong số các tàu cá có
một chiếc tiếp vận trọng tải tới 3.000 tấn; 29 chiếc còn lại
đều trên 140 tấn.
Tàu chiến mắc cạn?
Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng
Trung Quốc xác nhận một tuần dương hạm chở hỏa tiễn của nước
này đã bị mắc cạn khi đang trên đường tuần tra trong khu vực
Biển Đông gần Philippines.
Thông cáo trên website của bộ này sáng thứ
Sáu 13/7 viết đã không xảy ra thương vong và chiến dịch ứng
cứu đang được tiến hành. Tuần dương hạm gặp sự cố lúc 7 giờ
tối giờ địa phương hôm thứ Tư 11/7 khi tuần tra gần Bãi Trăng
Khuyết (Trung Quốc gọi là Bán Nguyệt Tiêu), cách tỉnh Palawan
của Philippines chừng 60 hải lý (111km) về phía Tây.
Đây là địa điểm nằm trong khu vực kinh tế đặc quyền 200 hải lý của Philippines.
Một số nguồn tin phương Tây cho hay chiến
hạm này đã bị mắc kẹt khá nghiêm trọng, và việc cứu hộ sẽ
khá khó khăn.
Họ còn cho biết thêm rằng tàu này có tên
Đông Quan, mang số hiệu 560, lớp Giang Hồ, thuộc hạm đội Nam Hải
của hải quân Trung Quốc.
Tàu này vốn chuyên trách tuần tra và xua đuổi tàu cá của Philippines trong vùng biển tranh chấp giữ́a hai bên.
Việc các tàu cá và tàu hải quân Trung
Quốc vẫn hoạt động rầm rộ tại Biển Đông cho thấy thái độ của
Bắc Kinh trong xung đột biển.
Chủ nhật tuần rồi, tại một hội nghị về
Biển Đông ở Bắc Kinh, các tướng lĩnh và giới hoạch định chính
sách quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi chính phủ có
hành động để bảo vệ chủ quyền.
Ông Thôi Lập Như, Chủ tịch Học viện Quan
hệ Quốc tế Trung Quốc, cơ quan nằm dưới quản lý của ngành
tình báo, nói từ trước tới nay Bắc Kinh tập trung quá nhiều
vào tìm kiếm tiếng nói chung với các nước láng giềng và gác
tranh chấp.
Ông Thôi cảnh báo với tư duy như vậy, tình
hình châu Á-Thái Bình Dương vài năm tới có nguy cơ 'hết sức
hỗn loạn'.
Bàn cờ chiến lược ở Đông Á
Cập nhật: 11:15 GMT - thứ năm, 12 tháng 7, 2012
Chuyến thăm cao cấp của
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Đông Nam Á tuần này theo sau tuyên
bố đầu năm của chính quyền Obama về chính sách “chuyển hướng về châu Á”.
Nhưng ba năm trước chính sách “chuyển hướng”
này, bà Hillary Clinton đã thiết lập quan hệ đối tác quan trọng về chiến
lược với vùng này rồi. Đó là Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong với Lào,
Campuchia, Việt Nam và Thái Lan.
Hợp tác Hạ nguồn sông Mekong
Tập trung vào sự hợp tác trong môi trường, sức
khỏe, giáo dục và cơ sở hạ tầng, Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong là
phương tiện quan trọng thúc đẩy ảnh hưởng của Mỹ.
Nó ra đời tháng Bảy 2009, khi bà Clinton đến
Thái Lan. Tại đó, bà ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Asean, và công bố
Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong – tất cả cùng trong một ngày. Cuộc họp
đầu tiên trong Sáng kiến này diễn ra ở Phuket hôm 23/7/2009.
Cũng cần nhắc lại, vào tháng Ba 2010, Đối thoại
Mỹ - Lào lần thứ ba được tổ chức, với sự có mặt lần đầu tiên của Trợ lý
Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell, người cũng đồng chủ trì cuộc họp lần sau
vào tháng Sáu năm nay. Các lần đối thoại trước đó năm 2006 và 2008 chỉ
có phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ dự.
Năm 2010, bà Clinton có hai ngày ở Campuchia,
đánh dấu chuyến thăm lần đầu của một ngoại trưởng Mỹ từ khi Colin Powell
dự Diễn đàn Khu vực Asean năm 2003.
Như vậy, chuyến công du Đông Nam Á hiện tại của
bà Clinton vẫn là một phần của chính sách tăng cường quan hệ của Mỹ với
khu vực hạ Mekong.
Chuyến thăm Lào
Tuần này, chuyến thăm Lào của bà Clinton cũng ghi dấu lần đầu tiên một ngoại trưởng Mỹ thăm nước này sau 57 năm.
"Lưu vực hạ Mekong thuộc khu vực mà Trung Quốc từ lâu xem là thuộc trung tâm an ninh quốc gia, vì các đại cường nước ngoài từng thiết lập đế chế và tiền đồn ở đó."
Việc tái củng cố quan hệ với Lào và Campuchia
nhằm thảo luận các vấn đề song phương hóc búa, đặc biệt là rà phá bom
mìn chưa nổ ở Lào và khoản nợ 440 triệu đôla mà Campuchia còn nợ Mỹ từ
thời chính phủ Lon Nol.
Nhưng nó cũng có một mục tiêu lớn hơn, là chống
lại ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc. Trung Quốc hiện là nhà tài trợ
lớn thứ hai của Campuchia, chỉ sau Nhật Bản. Ở Lào, Trung Quốc cũng luôn
nằm trong ba nhà đầu tư lớn nhất, bên cạnh Thái Lan và Việt Nam. Thế hệ
lãnh đạo trẻ hơn của Lào ngày càng nhìn sang Trung Quốc thay vì Việt
Nam, xem đó là nguồn tăng trưởng kinh tế. Còn Campuchia đã mở cửa cho cả
tài trợ và đầu tư Trung Quốc, trong khi phê phán việc phương Tây đặt
điều kiện khi viện trợ.
Cần biết rằng chính phủ Campuchia và các nhà tài
trợ phương Tây, nhất là World Bank và Mỹ, đã mâu thuẫn nhiều năm quanh
các dự án ở Campuchia. Ví dụ, World Bank, vào tháng Tám năm ngoái, đóng
băng tiền vay cho Campuchia vì các vụ trục xuất người dân ở vùng hồ
Boeung Kak ở Phnom Penh. Tháng Sáu năm nay, bà Hillary Clinton công khai
kêu gọi Campuchia thả 13 phụ nữ còn bị giam sau khi biểu tình ở vùng hồ
Boeung Kak. Nhưng có vẻ Thủ tướng Hun Sen không lo ngại. Có tin nói ông
này tuyên bố mình chẳng lo mất tài trợ của phương Tây vì Campuchia hứng
thú hơn với các khoản vay không điều kiện của Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ đã công bố Sáng kiến
Hạ nguồn sông Mekong, vì vùng này có tầm quan trọng chiến lược ngày thêm
quan trọng. Lưu vực hạ Mekong thuộc khu vực mà Trung Quốc từ lâu xem là
thuộc trung tâm an ninh quốc gia, vì các đại cường nước ngoài từng
thiết lập đế chế và tiền đồn ở đó.
Ảnh hưởng Trung Quốc
Hồi tháng Tư năm nay, khi hội nghị Asean tổ chức
ở Phnom Penh, ban đầu Campuchia không đặt vấn đề Biển Đông vào nghị
trình – nghe nói là vì Trung Quốc yêu cầu. Nhưng do sức ép của các nước
khác trong Asean, Phnom Penh sau đó đưa vấn đề vào ngày cuối cùng của
hội nghị. Biển Đông cũng trở thành chủ đề quan trọng của Asean tuần này,
khi cả Mỹ và Trung Quốc tham dự.
"Sự hiện diện gia tăng về chính trị, nếu chưa phải là kinh tế, của Mỹ ở Lào và Campuchia nhắc người ta về cuộc xung đột giữa mô hình quản trị độc đoán và dân chủ mà Trung Quốc và Mỹ là đại diện."
Cho dù không phải nước lớn, Lào và Campuchia có
vị trí chiến lược quan trọng. Dĩ nhiên, từ lâu Trung Quốc nhận ra điều
này. Họ không chỉ gia tăng sức nặng kinh tế ở đây mà còn sử dụng các tổ
chức cấp vùng. Đáng chú ý nhất, Bắc Kinh liên tục dùng Hội nghị Thượng
đỉnh các nước tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) – với số thành viên trùng
lắp với Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong – làm diễn đàn loan báo tiền viện
trợ và đầu tư cho các nước.
Sự hiện diện gia tăng về chính trị, nếu chưa
phải là kinh tế, của Mỹ ở Lào và Campuchia nhắc người ta về cuộc xung
đột giữa mô hình quản trị độc đoán và dân chủ mà Trung Quốc và Mỹ là đại
diện.
Với Việt Nam, nước này trước đó cũng đã chơi lá
bài chiến lược Mỹ. Ví dụ, cứ mỗi năm từ 2003 lại có tàu hải quân Mỹ thăm
Việt Nam. Nhưng Hà Nội cũng chủ động lời qua tiếng lại với Trung Quốc,
như việc ký Bản Ghi nhớ năm 2011 giữa PetroVietnam và ONGC Videsh của Ấn
Độ về thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Việc Ấn Độ đặt chân vào vùng biển
tranh chấp, cũng tức là vào bàn cờ chiến lược ở Đông Á, khiến Trung Quốc
nổi giận.
Sự từ bỏ các lô tranh chấp 127 và 128 của ONGC
Videsh với lý do không khả thi về kinh tế không giúp gì nhiều để quan
hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc tốt lên. Và ngay trước hội nghị ở Phnom
Penh, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế
chín lô dầu khí mà Việt Nam xem là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam.
Như thế, chuyến thăm khu vực của bà Hillary
Clinton diễn ra vào thời điểm bất an gia tăng. Bàn cờ chiến lược ở Đông Á
lại tiếp tục.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, hiện là giảng viên ở Đại học Northumbria, Newcastle, Anh quốc.
Chiến lược cương nhu của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương.
Barack Obama vừa đến Bali dự thượng đỉnh
REUTERS/Jason Reed
Theo hãng thông tấn AFP, ngày 17/11/2011, Air Force One của
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đáp xuống Bali nơi Indonesia tổ chức hội
nghị thượng đỉnh Đông Á EAS với lãnh đạo 18 nước trong đó có thủ tướng
Ôn Gia Bảo đại diện cho Trung Quốc.
Hội nghị này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng vì hai đại cường kinh tế thế giới này đang tranh giành vai trò lãnh đạo tại châu Á Thái Bình Dương.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111117-chien-luoc-cuong-nhu-cua-my-tai-chau-a-thai-binh-duong
Trong khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi thảo luận
về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, thì Bắc Kinh lại cảnh báo các
nước Đông Nam Á là nên tránh nêu vấn đề này tại Diễn đàn khu vực ASEAN
(ARF) tại Phnom Penh vào ngày mai.
Hội nghị này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng vì hai đại cường kinh tế thế giới này đang tranh giành vai trò lãnh đạo tại châu Á Thái Bình Dương.
Sức mạnh quân sự, chính trị và kinh tế đang lên của Trung Quốc làm
toàn vùng châu Á đến tận Washington lo ngại. Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều
quyết định chủ động để khẳng định sự hiện diện của mình trong khu vực để
trấn an các đồng minh.
Trong chuyến công du 9 ngày tại Á Châu, Tổng thống Mỹ lần lượt khởi
động dự án thành lập Vùng Mậu dịch Tự do xuyên Thái Bình Dương TPP,
thông báo gởi một chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến sang trấn đóng tại bắc
Úc nhìn ra Biển Đông nơi Trung Quốc xem là ao nhà. Quyết định này làm
Bắc Kinh rất phẫn nộ. Tiếp theo loạt bài « sát kê dọa hầu » xem Việt
Nam, Philippines chỉ là gà vịt, Hoàn Cầu Thời Báo cảnh cáo Úc coi chừng «
đứng giữa hai làn đạn ».
Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng tỏ ra khó chịu về thái độ mà họ cho là Hoa Kỳ can dự vào hồ sơ Biển Đông.
Tuy nhiên, theo AFP, Tổng thống Mỹ sẽ không để cho Bắc Kinh làm mưa
làm gió. Tại thượng đỉnh Bali, Hoa Kỳ sẽ kêu gọi một giải pháp « đa
phương » trong khi Trung Quốc âm mưu chèn ép các nước lân bang bằng giải
pháp « thương thuyết song phương ».
Nhận định về thế trận của Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương, các chuyên
gia địa lý chính trị tại Úc thuộc Trung tâm nghiên cứu Mỹ đại học Sydney
cho rằng Hoa Kỳ xây dựng một chiến lược « cương nhu phối triển ».
Thứ nhất là củng cố quan hệ với các đồng minh và bạn hữu trong vùng
bằng hợp tác quốc phòng và quân sự đề phòng Trung Quốc. Vế thứ hai là
xây dựng một vùng thương mại tự do theo mô hình nước Mỹ mà nếu Trung
Quốc không muốn đứng ngoài thì phải cải cách nội bộ sâu rộng, theo luật
chơi quốc tế đúng nghĩa kinh tế thị trường.
Thế trận cương nhu của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương lợi hại ra
sao ? Việt Nam là quốc gia duy nhất do đảng Cộng sản lãnh đạo gia nhập
vào TPP sẽ phải làm gì nếu đảng cầm quyền thực tâm bảo vệ quyền lợi đất
nước ?
RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với nhà phân tích địa lý chiến lược Lưu Tường Quang từ Sydney, Úc.http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111117-chien-luoc-cuong-nhu-cua-my-tai-chau-a-thai-binh-duong
Đối đầu Mỹ - Trung trên vấn đề Biển Đông
Ngoại
trưởng Mỹ Hillary Clinton và đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì
trong lần gặp mặt tại Diễn đàn khu vực ASEAN ARF 2011 (Reuters)
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm qua 10/07/2012 sau khi gặp Bộ
trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Mỹ Hillary
Clinton một mặt tuyên bố đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam trong
việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, mặt khác đã tỏ ý mong muốn các
nước ASEAN đẩy nhanh tiến độ đàm phán với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng
xử trên Biển Đông.
Một cách gián tiếp bác bỏ lời kêu gọi của bà Clinton, trong cuộc họp giữa các Ngoại trưởng ASEAN với Ngoại trưởng Trung Quốc, Bắc Kinh đã cảnh báo các nước Đông Nam Á là nên tránh thảo luận về vấn đề căng thẳng Biển Đông.
Một cách gián tiếp bác bỏ lời kêu gọi của bà Clinton, trong cuộc họp giữa các Ngoại trưởng ASEAN với Ngoại trưởng Trung Quốc, Bắc Kinh đã cảnh báo các nước Đông Nam Á là nên tránh thảo luận về vấn đề căng thẳng Biển Đông.
Ngay từ hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân
đã tuyên bố thẳng rằng hội nghị Ngoại trưởng ASEAN « không phải là nơi
thích hợp » để thảo luận về Biển Đông. Ông Lưu Vi Dân cho rằng « cố
tình thổi phồng vấn đề Nam Hải ( Biển Đông ) trên thực tế là
phớt lờ mưu cầu phát triển, thúc đẩy hợp tác của các nước
trong khu vực, cố tình quấy nhiễu quan hệ Trung Quốc-ASEAN. ».
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn nói thêm rằng Biển Đông
không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN, mà chỉ là giữa Trung
Quốc với một số quốc gia ASEAN. Báo chí chính thức của Trung Quốc như
tờ Nhân dân Nhật báo hay tờ Hoàn cầu Thời báo hôm nay cũng đăng những
bài với nội dung như vậy.
Washington đã nhiều lần tuyên bố rằng duy trì hòa bình và bảo đảm tự
do lưu thông hàng hải ở vùng Biển Đông là một vấn đề « lợi ích quốc gia »
đối với Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Clinton đã nhắc lại điều này khi tuyên bố
tại Tokyo ngày 08/07 : « Cũng như mọi quốc gia, chúng tôi có một lợi
ích quốc gia trong việc bảo đảm tự do lưu thông hàng hải, duy trì hòa
bình và ổn định, tôn trọng công pháp quốc tế ở Biển Đông. Cho nên, chúng
tôi nghĩ rằng các nước châu Á Thái Bình Dương nên cộng tác với nhau
giải quyết bằng con đường ngoại giao những tranh chấp, tránh những hù
dọa và xung đột ».
Cho tới nay, Hoa Kỳ vẫn nói rõ là họ không đứng về phía nào trong các
tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng việc Ngoại trưởng Clinton kêu
gọi thảo luận về vấn đề này tại Diễn đàn Khu vực ASEAN đi ngược lại chủ
trương của Trung Quốc là chỉ giải quyết vấn đề tranh chấp biển đảo trên
cơ sở song phương.
Nhân cuộc họp Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ngày mai tại Phnom Penh,
Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ có dịp gặp đồng nhiệm Trung Quốc Dương
Khiết Trì và chắc chắn vấn đề Biển Đông sẽ là một trong những trọng tâm
của cuộc gặp gỡ này.
Theo lời một viên chức chính phủ Mỹ tại Bắc Kinh hôm thứ bảy vừa qua,
tại Diễn đàn ARF, Ngoại trưởng Clinton cũng sẽ tìm cách làm dịu căng
thẳng ở Biển Đông. Nhưng rõ ràng là những căng thẳng này sẽ khó mà dịu
đi khi nào mà Trung Quốc và ASEAN vẫn chưa đồng ý với nhau về một Bộ quy
tắc ứng xử trên Biển Đông.
No comments:
Post a Comment