Sunday, July 8, 2012
Dân chúng Việt Nam lại biểu tình chống Trung Quốc
CỠ CHỮ
08.07.2012
Hãng thông tấn Reuters loan tin rằng nhiều người biểu tình hô các khẩu hiệu bài Trung Quốc trên một đường phố ở Hà Nội hôm nay, để phản đối những hành động mới đây của Bắc Kinh nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình trên các hòn đảo đang trong vòng tranh chấp tại Biển Đông, cũng như quyết định của Trung Quốc mời các công ty dầu khí quốc tế đấu thầu các lô dầu hỏa mà Việt Nam khẳng định nằm trong khu đặc quyền kinh tế của mình.
Hãng tin Reuters nhận định sự kiện chính phủ Việt Nam cho phép cuộc biểu tình hiếm hoi diễn ra, là một dấu hiệu của sự phẫn nộ ngày càng dâng cao của Hà Nội trước vị thế hung hăng của nước láng giềng đòi chủ quyền vùng Biển Đông.
Phóng viên của Reuters chụp ảnh đám đông giương cao biểu ngữ có ghi hàng chữ kêu gọi chính phủ Việt Nam hành động: “Hãy hành động để xứng đáng với tiền thuế của dân!”
Nhật báo The Telegraph của Anh nói khoảng 200 người đã tuần hành qua trung tâm thủ đô Hà Nội hôm nay, hô to các khẩu hiệu: Hoàng Sa-Việt Nam, Trường Sa-Việt Nam!
Tờ Telegraph nói mặc dù lực lượng an ninh chận đứng đám đông khi đoàn biểu tình đến gần đại sứ quán Trung Quốc, sự kiện cuộc biểu tình được phép diễn ra là một dấu hiệu cho thấy các quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã xấu đi đáng kể trong mấy tuần gần đây.
Các trang blog ở Việt Nam cũng tường thuật chi tiết các cuộc biểu tình. Trang Danlambao nói có từ 300 tới 500 người tụ tập trước cửa nhà hát lớn ở Hà Nội, trong đó có bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Luật sư Lê Quốc Quân, và cụ bà Lê Hiền Đức. Tin tức từ Saigòn cũng cho biết có khoảng 100 thanh niên tụ tập tại Công viên 30 tháng Tư, dưới sự theo dõi của công an.
Nguồn: Reuters, Telegraph
http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-tiep-tuc-bieu-tinh-chong-trung-quoc/1365055.html
8.07.2012: Biểu tình phản đối Trung Công lần 2
Hoan hô lòng yêu nước của đồng bào . Chúng ta phải bảo vệ đất nước . Vua
Lê thánh Tôn đã nói :' Không để mất một phân sông tấc đất nào của Tổ
Tiên để lại "' Vậy là con cháu được hưởng " mội giải giang sơn gấm vóc
từ Ải Nam Quan tới mũi Cà Mâu" . Chúng ta đã đánh đuổi Tầu, Tây rồi
đánh cho Mỹ cút, cho ngụy nhào ??? lẽ nào lại để kẻ thù truyền kiếp Tầu
Cộng nó lấy mấy ngàn cây số vuông đất khi di chuyển cột mốc biên giới
??? tụi Tầu Cộng đã dùng chiến thuật " chiếm đất dành dân hay tằm ăn
dâu" cho khai thác bauxit ở Cao nguyên, người của chúng trà trộn nằm
vùng sinh con đẻ cái như nước Tây Tạng ??? Hai quần đảo Trường sa, Hoàng
sa đã được ký nhượng từ 1958. 1990, 1992. dân ta mất đất mất biển để
sinh sống ??? Thanh niên thiếu nữ tuổi đẹp nhất không sống được trong
nước vì thất nghiệp ( không có việc làm ), vì thiếu đất cầy cấy ( cưỡng
chế, cướp đất), không được ra biển đánh cá ( hải đảo đã bán, nhượng) .
Nguồn nhân lực không có chỗ xử dụng, đói khổ đành phải bán sức lao động
đi khắp thế giới làm những công việc không chuyên môn ( làm việc nhà hay
lao nô ) . Ôi thiếu nữ Việt Nam xưa " chữ Trinh đáng giá ngàn vàng" nay
trần truồng rao bán khổ nhục không các bạn ???Địa ngục trần gian ???
Độc lập đâu ??? tực do đâu ??? Hạnh phúc cơm no áo ấm đâu ??? Trẻ em đi
học từ mẫu giáo đều phải trả tiền mà cha mẹ đều nghèo nàn ??? có phải đó
là chính sách " ngu dân" cho dễ sai khiến và dễ trị ???
Danlambao - Lúc 09h30: Lượng người biểu tình mỗi lúc một đông thêm với khí thế áp đảo đang tiến về Đại sứ quán Trung Quốc. Những bước chân mạnh mẽ cùng những tiếng hô vang dậy thể hiện quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc, giữ gìn Biển đảo quê hương...
Lúc 09h20: Đoàn biểu tình đang tiến về Quang Trung - Tràng Thi.
Lúc 09h10: Đoàn biểu tình lên tới hàng trăm người đang tuần hành, vừa đi vừa giơ cao những biểu ngữ có nội dung phản đối Trung Quốc xâm lược, kêu gọi lòng yêu nước...
Lúc 08h46: Trước cửa nhà hát Lớn Hà Nội, ước tính hàng trăm người biểu tình đã bắt đầu tập hợp lại với nhau. Phía an ninh đang yêu cầu đoàn người giải tán. Theo mô tả, "công an cực kỳ đông".
Trong đoàn biểu tình trước Nhà Hát Lớn có bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Luật sư Lê Quốc Quân, bà Lê Hiền Đức... và rất đông bà con nông dân các nơi đổ về.
Cách đó không xa, theo ghi nhận thì cũng có một nhóm khác khoảng 100 thanh thiếu niên đang tuần hành bảo vệ môi trường. Có lẽ đây là một sự trùng hợp ?
*
Hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược được lan truyền trên các mạng xã hội nhiều ngày qua, sáng nay, 8/7/2012, người dân Hà Nội tiếp tục xuống đường bày tỏ lòng yêu nước, đồng thời phản đối những hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đây là cuộc biểu tình lần thứ hai
liên tiếp tại Hà Nội diễn ra trong năm nay, tiếp theo sau cuộc xuống
đường vào chủ nhật tuần trước, 1/7/2012.
Không giống như chủ nhật tuần trước, thời tiết Hà Nội sáng nay mát mẻ, bầu trời quang đãng.
Khu vực vườn hoa Lê Nin
Công an chìm nổi trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ
Theo ghi nhận trước giờ biểu tình, khu
vực Đại sứ quán Trung Quốc có khoảng 50 công an mặc sắc phục, dân phòng
và thường phục. Phía tượng đài Lý Thái Tổ cũng có một lượng lớn công an
chìm nổi. Các giao lộ quanh Bờ Hồ đều có bóng dáng lực lượng an ninh cắm
chốt.
Phía sau tượng đài Lý Thái Tổ, một chiếc xe bus cũng xuất hiện và đậu sẵn một cách bất thường.
Tại Vũng Tàu, bất chấp tình trạng đang
bị công an theo dõi dày đặc, chị Bùi Thị Minh Hằng vẫn công khai thể
hiện lòng yêu nước bằng cách treo những biểu ngữ kích cỡ lớn có nội dung
bảo vệ chủ quyền ngay trước cửa nhà.
Từ Vũng Tàu, chị Bùi Thị Minh Hằng tự tay treo biểu ngữ trước cổng ngôi nhà 106, Lê Hồng Phong
* Mọi diễn biến về cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần 2 sẽ liên tục cập nhật tại Danlambao, mời bạn đọc bấm F5 để theo dõi những thông tin mới nhất.
Tường thuật cuộc Biểu tình phản đối Trung Quốc lần thứ 2 – ngày 08.7.2012
TTHN
-
Một tuần sau cuộc tuần hành ngắn
phản đối chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, lại đang có
kêu gọi xuống đường ở trong nước. Trên một số trang xã hội và
diễn đàn mạng đang lưu truyền thông điệp “cùng nhau xuống đường
để thể hiện tinh thần yêu nước của người dân nước Việt” vào hôm
nay, ngày Chủ nhật 08.7.2012.
Cuộc biểu tình dự kiến sẽ bắt đầu từ
08h00. Sáng nay Hà nội trời đẹp, không khí mát mẻ, không có nắng, gió
nhẹ. Đầu buổi sáng mọi sinh hoạt của người dân khu vực quanh Bờ Hồ Hoàn
kiếm vẫn diễn ra bình thường.
Người dân vẫn tập thể dục buổi sáng như thường lệ.
Cổng tòa ĐSQ Trung quốc tại Hà nội sáng hôm nay
Lúc 7h05, ở khu vực xung quanh ĐSQ Trung quốc và Vườn hoa Lê nin đã có một xe CS cùng một số lượng nhỏ cảnh sát được điều đến.
Công an ngồi trực tại Vườn hoa Lê nin sáng nay
Và tại trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ
Theo tin cho biết cuộc biểu tình ngày
hôm nay sẽ được chính quyền chiếu cố đặc biệt. Lực lượng giữ gìn trật tự
chủ yếu là dân phòng và một số cảnh sát trật tự, không có sự tham gia
của cảnh sát cơ động. Dự kiến sẽ có một cuộc tụ tập lớn tại quảng trường
Nhà hát lớn trong sáng nay.
Bây giờ là 7h50, xung quanh khu vực Nhà hát lớn đã bắt đầu có một số người tụ tập ở khu vực quanh vườn hoa.
Đã hơn 8h00 nhìn chung người tập trung
vẫn thưa thớt, trong các quán cà phê xung quanh khu vực Nhà hát lớn khá
đông người, phần lớn là các đ/c an ninh Q. Hoàn kiếm và CA Thành phố.
8h15 đã thấy cụ bà Lê Hiền Đức có mặt cùng ông Lê Quốc Quân.
8h30 bà con dân oan Bắc ninh, Văn giang Hưng yên cũng có mặt khá đông
8h45 biểu tình tại nhà hát lớn chính
thức bắt đầu, có khoảng 300 người tham gia. Ngay lập tức xe của công an
phát loa yêu cầu bà con tuân thủ quy định. Trong đoàn biểu tình trước
Nhà Hát Lớn có thêm bác sĩ Phạm Hồng Sơn, phía an ninh đang yêu cầu đoàn
người giải tán. Tin cho biết “công an hôm nay đông chưa từng thấy”.
Lúc 9h00: Đoàn biểu tình bắt đầu di chuyển sang đường Tràng Tiền.
Tin từ Sài gòn cho biết: Từ sáng nay đã
có khoảng 100 thanh niên ngồi và cầm biển hiệu Hải tặc tại Công viên
30/04, lực lượng Công An đang kèm cặp và để ý rất sát sao. Chưa thấy
bóng dáng đoàn biểu tình.
Tại Hà nội
09h05: Đi đến phố Hàng Khay. Trên tay cụ bà Lê Hiền Đức là tấm biển
ghi lời Bà Triệu: “Tôi muốn cưỡi cơn gió gió mạnh, đạp luồng sóng dữ,
chém cá kình ở Biển Đông”.
09h20: Đoàn biểu tình đang đi trên
đường Tràng Thi, hô vang khẩu hiệu Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam”. Có
khoảng 1.000 người tham gia tuần hành, vì hè đường hẹp nên một nửa phải
tràn xuống lòng đường.
Lực lượng CSGT, trật tự phường bám theo
điều khiển giao thông, nhắc nhở đoàn biểu tình. Không thấy xuất hiện
Cảnh sát cơ động, 113.
Khuôn mặt những người biểu tình rất hồ
hởi thể hiện quyết tâm gìn giữ Biển Đảo Quê Hương, lên án nhà cầm quyền
Bắc Kinh ngang ngược, tráo trở, phản bội, bất tín.
09h25: Đến ngã 4 Quang Trung, Tràng Thi
lực lượng thanh niên tình nguyện giăng ngang định chặn, nhưng đoàn biểu
tình hơn 1000 người đã áp đảo và di chuyển tiếp đến Ngã 4 Quán Sứ,
Tràng Thi.
09h35: Đoàn biểu tình đã đến đường Điện
Biên Phủ, trong tiếng hát “Dậy mà đi” vang dội, do một giọng nữ lĩnh
xướng. (hôm nay đoàn có một chiếc loa cầm tay).
Tại khu vực vườn hoa Lê Nin đã có hàng
rào sắt dựng sẵn (ngày 1.7 chỉ có chăng dây, điều này cho thấy cơ quan
chức năng đã tiên liệu được độ nóng của cuộc biểu tình hôm nay).
09h45: Đoàn đang tiếp cận hàng rào sắt,
với khí thế hừng hực của tinh thần Bà Trưng, Bà Triệu, của Lý Thường
Kiệt, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn….
Nhật tính tới chuyện mua các đảo có tranh chấp
CỠ CHỮ
07.07.2012
Thủ tướng Noda nói chính phủ đã tiếp xúc với công dân Nhật đang làm chủ các đảo này để bàn về việc mua các đảo vào năm tới
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cho biết chính phủ ông đang xem xét tới việc mua các hòn đảo ở Biển Đông Trung hoa mà Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.
Trong cuộc họp báo ngày hôm nay tại thành phố Iwaki ở vùng đông bắc, ông Noda nói rằng chính phủ đã tiếp xúc với công dân Nhật đang làm chủ các đảo này để bàn về việc mua các đảo vào năm tới. Quần đảo này Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Lâu nay Tokyo và Bắc Kinh vẫn thường xảy ra những vụ xích mích vì ba hòn đảo không có người ở, nằm trong khu vực có nhiều khí đốt và có những ngư trường nhiều cá ở xung quanh.
Trước đây, Trung Quốc nhiều lần nói rằng mọi hành động đơn phương nào của Nhật Bản liên quan tới quần đảo này đều bất hợp pháp và không có hiệu lực.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cho biết chính phủ ông đang xem xét tới việc mua các hòn đảo ở Biển Đông Trung hoa mà Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.
Trong cuộc họp báo ngày hôm nay tại thành phố Iwaki ở vùng đông bắc, ông Noda nói rằng chính phủ đã tiếp xúc với công dân Nhật đang làm chủ các đảo này để bàn về việc mua các đảo vào năm tới. Quần đảo này Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Lâu nay Tokyo và Bắc Kinh vẫn thường xảy ra những vụ xích mích vì ba hòn đảo không có người ở, nằm trong khu vực có nhiều khí đốt và có những ngư trường nhiều cá ở xung quanh.
Trước đây, Trung Quốc nhiều lần nói rằng mọi hành động đơn phương nào của Nhật Bản liên quan tới quần đảo này đều bất hợp pháp và không có hiệu lực.
Vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận tại Diễn đàn Khu vực ASEAN
CỠ CHỮ
08.07.2012
Vấn đề Biển Đông sẽ được mang ra thảo luận tại cuộc họp cấp cao của Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Phnom Penh vào tuần tới, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Các giới chức Đông Nam Á cho biết như thế trong lúc căng thẳng ở Biển Đông tiếp tục tăng cao với một vụ chạm trán giữa các tàu thuyền của chính phủ Trung Quốc và Việt Nam gần quần đảo Trường Sa.
Chính phủ Trung Quốc mới đây đã nhắc lại lập trường đàm phán song phương về vụ tranh chấp Biển Đông và nói rằng không nên để cho hội nghị cấp cao của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), tổ chức ở thủ đô của Campuchia vào tuần sau, bị lợi dụng cho mục tiêu mà họ gọi là “mưu toan quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông”.
Phát biểu tại cuộc họp báo hồi đầu tuần này ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Lưu Vị Dân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng “phía Trung Quốc tin rằng Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ARF là một diễn đàn quan trọng để nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau và tăng cường hợp tác, chứ không phải là nơi thích hợp để thảo luận vấn đề Biển Nam Trung Hoa.”
Mặc dù vậy, các giới chức Đông Nam Á nói rằng vấn đề Biển Đông sẽ là một đề tài chính trong các cuộc họp diễn ra từ ngày 8 đến ngày 12 tháng này ở Phnom Penh.
Bản tin ngày 7 tháng 7 của hãng thông tấn PNA của Philippines trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Raul Hernandez nói rằng “mục đích của ARF là để cho các nước thành viên thảo luận và tham khảo ý kiến về các vấn đề chính trị và an ninh liên quan tới các quyền lợi và những mối quan tâm chung”, như vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Các giới chức Hoa Kỳ cũng dự trù thảo luận về vụ tranh chấp biển đảo này và bày tỏ ý định thúc đẩy cho việc đạt được một bộ qui tắc hành xử để ngăn chận những hành vi xâm lấn hoặc những vụ đối đầu quân sự trong khu vực.
Các giới chức ở Hà Nội dự kiến cũng sẽ đề cập tới vấn đề này sau khi đã phản đối việc Trung Quốc mời thầu thăm dò dầu khí trong vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc chủ quyền của mình.
Một số người e rằng Campuchia có thể không muốn nêu vấn đề Biển Đông tại hội nghị Phnom Penh để lấy lòng Trung Quốc, là nước đã được Bắc Kinh cung cấp nhiều viện trợ trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Đông Nam Á cho rằng Campuchia không thể ngăn không cho các nước khác nêu lên những mối quan tâm chính đáng của họ tại cuộc họp quan trọng này.
Tin tức ở Philippines cho biết sau cuộc họp nội các hôm thứ 5 Tổng thống Benigno Aquino đã có quyết định về cách thức giải quyết vụ tranh chấp với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham), nhưng quyết định đó tạm thời sẽ được giữ kín
Các nhà phân tích cho rằng có phần chắc quyết định này sẽ được chính thức loan báo tại hội nghị Phnom Penh vào tuần sau.
Những ý kiến trái ngược nhau về nghị trình của hội nghị ARF được đưa ra vài ngày sau khi các chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc và Việt Nam chạm trán với nhau gần quần đảo Trường Sa.
Một bản tin của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết 4 chiếc tàu “Hải giám” Trung Quốc đã chặn đuổi “một chiếc tàu công vụ” của Việt Nam khi tàu này tiến tới gần các tàu Trung Quốc lúc đó đang thực hiện điều mà Bắc Kinh gọi cuộc tuần tiểu thường lệ để “bảo vệ chủ quyền và thu thập chứng cớ” ở vùng biển có tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei.
Tuy nhiên, một bản tin của hãng thông tấn chính thức của Việt Nam nói rằng tàu Việt Nam đã đuổi các tàu hải giám của Trung Quốc ra khỏi lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam.
Các nhà quan sát cho rằng bất kể là tàu Trung Quốc đuổi tàu Việt Nam hay tàu Việt Nam đuổi tàu Trung Quốc thì vụ việc này cũng cho thấy tính chất cấp bách của việc có được một bộ qui tắc hành xử Biển Đông, thường được gọi tắt là COC.
Ông Justin Logan, một nhà nghiên cứu của Viện Cato ở Washington, cho đài VOA biết rằng nhiều người đang hy vọng có được tiến bộ về vấn đề COC tại hội nghị Phnom Penh. Ông Logan nói thêm như sau:
"Sẽ có một số áp lực, đặc biệt là đối với Hoa Kỳ, vì chúng ta là những người hô hào cho bộ qui tắc hành xử này. Nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có áp lực lên khối ASEAN nói chung để họ đưa ra một điều gì đó mà tất cả các bên đều có thể chấp nhận được."
Trong lúc giới hữu trách Bắc Kinh hồi gần đây đã có những hành động mà nhiều người xem là có tính chất liều lĩnh hơn trong việc tranh giành chủ quyền ở Biển Đông, một nhà nghiên cứu của Trung Quốc nói rằng chính phủ nên tránh xảy ra xung đột quân sự với các nước khác đòi chủ quyền ở vùng biển này.
Trong bài viết đăng trên tờ China Daily hôm thứ sáu, ông Chử Hạo của Viện Nghiên cứu Nam và Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, nói rằng một vụ xung đột như vậy sẽ đẩy Việt Nam, Philippines và có thể là toàn bộ các nước ASEAN vào vòng tay đang mở rộng của Mỹ, làm cho thành quả của những nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc ở Đông Nam Á trong nhiều thập niên qua tan thành mây khói.
Ông Logan của Viện Cato cũng cho rằng giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải nên có thái độ hoà hoãn hơn trong vấn đề Biển Đông:
"Tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ có lợi hơn nếu họ không hành động theo kiểu khuất phục trước Hoa Kỳ hay là tránh ra nơi khác. Họ chỉ cần thối lui một chút để cho các nước trong khu vực có thể theo đuổi mục tiêu của mình là có được một mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc song song với việc có được một mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ."
Trong khi đó, các giới chức ở Washington lại một lần nữa bày tỏ mong muốn hợp tác với Trung Quốc trong nhiều vấn đề toàn cầu và khu vực, kể cả vấn đề Biển Đông, nơi mà Ngoại trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Á châu Thái bình dương, ông Kurt Campell, mới đây cho báo chí biết rằng thông điệp hợp tác sẽ được nêu lên tại hội nghị ARF ở Phnom Penh:
"Đây là một thông điệp rất quan trọng cần phải đưa ra. Bởi vì tôi nghĩ rằng khối ASEAN thường có một mối lo ngại là vùng Đông Nam Á hoặc những vùng khác ở Á châu sẽ trở thành một khu vực có sự cạnh tranh nguy hiểm về chiến lược giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc."
Ông Campbell cho biết như thế trong lúc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loan báo Ngoại trưởng Clinton sẽ đến dự hội nghị Phnom Penh trong chuyến du hành tới 5 nước Đông Á là Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, và Campuchia.
Ông Campbell nói thêm rằng việc tăng cường các mối quan hệ kinh tế, thương mại với các nước ASEAN sẽ là một phần trọng yếu trong chuyến du hành này:
"Có một điều vô cùng quan trọng đối với Hoa Kỳ là đưa ra một số sáng kiến cụ thể về kinh tế cho vùng Đông Nam Á, và điều đó cũng sẽ nêu bật một sự cam kết đáng kể của Hoa Kỳ đối với những hoạt động doanh thương trong khu vực."
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm mồng 5 tháng 7, khi đến Hà Nội ngày 10 tháng 7 Ngoại trưởng Clinton sẽ hội kiến các nhà lãnh đạo Việt Nam và chứng kiến lễ ký kết một số thỏa thuận về trao đổi giáo dục và các hợp đồng thương mại, và gặp gỡ các đại diện của cộng đồng doanh thương Hoa Kỳ và Việt Nam.
No comments:
Post a Comment