HỒ CHÍ MINH, HUYỀN THOẠI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I. NGUYỄN TẤT THÀNH Ở PARIS NĂM NÀO?
Tài liệu Đoàn Thanh Niên Cộng sản viết rằng Nguyễn Tất Thành lên tàu làm bồi ngày 4-6-1911 và nói rằng sau đó cậu Ba đến Pháp (1). Họ không nói rõ cậu Ba đến ở đâu trên nước Pháp, họ làm như từ đó cậu Ba đã đến sinh sống và hoạt động ở kinh đô ánh sáng Paris. Tuy nhiên, Lịch sử đảng nói rõ hơn: năm 1911 tàu ghé Marseille, 1912 đi Mỹ, năm 1913 về Marseille. Sau đó sang Anh. Vào cuối khoảng 1917 trở lại Pháp (HCM I). Đoạn này không rõ ràng.
Năm 2003, Sophie Quinn Judge nêu lên nhiều tài liệu nhưng bà cho rằng năm 1919 là đúng nhất:
Vào mùa thu năm 1919, thông tin tình báo thu thập được đã cho phép chính quyền Pháp xây dựng được bức chân dung ban đầu về người Việt bí ẩn kia:
“Nguyễn Ái Quốc tự nhận mình sinh ra ở Nam Đàn, Nghệ An, hiện đang ở cùng Phan Văn
Trường, dường như đã học ở Anh và sống ở đó khoảng 10 năm, điều hành một nhóm người Việt yêu nước không được thừa nhận, dường như anh ta đã thay thế Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường trong vai trò này Về vấn đề ngày tháng tới Paris của Quốc, có lẽ bằng chứng đáng tin cậy nhất chính là hồ sơ của cảnh sát Pháp, ở đó ghi nhận anh đến Paris vào tháng 6 năm 1919 từ London . Thông tin trong hồ sơ cho biết Hồ đến Paris ngày 7 tháng 6 năm 1919 từ London, ban đầu anh ở số 10 rue de Stockholm sau đó là số 56 rue M. le Price, và tiếp theo là số 6 Villa des Gobelins. ( 2)
Năm 2012, Bà Thụy Khuê cho biết Nguyễn Tất Thành chỉ ghé Marseille tháng 9-1911 , sau đó lênh đênh trên biển cả, sang Anh một thời gian, đến 1919 mới sống ở Paris. Bà nói rõ như sau:
Ngày 4/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời Sàigòn trên tàu L'Amiral Latouche-Tréville, trọng tải 6000 tấn, chạy đường Sàigòn-Dunkerque, làm phụ bếp, lấy tên là Văn Ba. Tháng 9, tới Marseille, gửi thư cho Tổng Thống Pháp xin vào học trường Thuộc Địa. Rồi lại theo tàu về Le Havre. Làm việc nhà cho ông chủ tàu ở Sainte Adresse ngoại ô Le Havre, độ một tháng rồi lại tiếp tục lên tàu đi Phi Châu.
Từ 1912 tới mùa hè 1914, vẫn dùng tên Ba, làm bồi, phụ bếp, hoặc khuân vác trên những tàu xuyên Đại Tây Dương, chạy đường Le Havre - Londres - New York, hoặc Châu Phi - Châu Mỹ. Từ 1914-1919, bỏ việc bồi bếp trên tàu, sống tại Luân Đôn với tên Nguyễn Tất Thành, ở số 8 Tottenham Road. (Theo Hémery, trong thế chiến, Tất Thành tránh sang Pháp vì ngại có thể bị gọi đi quân dịch). Làm việc tại khách sạn Carlton, rửa bát, rồi phụ bếp. Học tiếng Anh và hình như buổi tối có học thêm Máy móc (Mécanique) và Điện. Trao đổi thư từ thường xuyên với Phan Châu Trinh, bằng Hán văn. Khoảng tháng 5-6/1919, sang Paris. Hoạt động trong Hội Người An Nam Yêu Nước.... xa nước từ năm 1911, sống vất vả ở trên tàu, rồi biệt lập ở Luân đôn, vừa sang Pháp, chưa thể biết rõ những thông tin về tình hình trong nước, cũng không đủ kiến thức và không rành tiếng Pháp, nên chỉ có thể giữ những vai trò khiêm tốn: học Pháp văn, giữ sổ sách chi thu, tập viết những mẩu tin, phụ trách việc in và phát truyền đơn. Ông không thể viết được những bài xã luận ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc. Nhưng vì muốn trở thành chính khách, Nguyễn Tất Thành xung phong nhận tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc. Việc đưa bản Thỉnh nguyện đến Versailles là chặng đầu. (HCM, XCVII)
II. TRỜI ÂU SAO BUỒN THẾ? VÀ PARIS CÓ GÌ LẠ?
Các tài liệu đều ghi rằng Nguyễn Tất Thành lên tàu lấy tên là Văn Ba. Thời Pháp thuộc, người Việt đi từ xứ này sang xứ khác phải có căn cước. Ngưòi Pháp bắt lăn tay, chụp hình cẩn thận và mật thámtheo dõi chặt chẽ, thế sao Nguyễn Tất Thanh lại mang tên Nguyễn Văn Ba. Cậu Tất Thành mua giấy giả mạo hay cậi bịa ra cho có vẻ trinh thám? Tại sao câu không công khai đi như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường mà phải lén lút. Việc lén lút này không cần thiết vì trước sau cậu cũng phải xuất đầu lộ diện, viết đơn từ cho chính quyền Pháp để xin này xin nọ.
Câu Ba đi làm bồi trên tàu rất là khổ. Sau này Hồ Chí Minh dưới tên Trần Dân Tiên đã nói về những ngày đông ở Âu châu. Việc đầu tiên bác kể là những nỗi khổ trên tàu.
Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và trong hầm rất rét. Nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành. ...
Một lần, dọc đường, anh Ba suýt chết đuối. Biển nổi sóng. Làn sóng to như những quả núi chồm lên đổ xuống. Hầu hết mọi người say sóng. Như mọi ngày, anh Ba đi lên đi xuống từ bếp đến hầm. Không thể vác những rỗ rau lên vai vì tàu tròng trành, anh phải buộc rỗ rau vào dây sắt để kéo đi, chuyến thứ hai một ngọn sóng lớn thình lình phủ lên sàn tàu và cuốn xuống biển mọi vật trên sàn tàu. Cả những rổ rau và anh Ba nữa. Anh bị đẩy vào giữa cột buồm và dây xích, nhờ vậy mà thoát chết.(HCM, X,)
Đa
số người đi tàu bị say sóng nằm rệp, chỉ có những người quen đi biển
thì không sao. Cậu Ba đi biển ngày đầu mà vẫn đi lại bình thường thì
thiệt là giỏi. Ngoài ra qua lời bác, ta thấy có nhiều điều lạ. Câu Ba
làm phụ bếp hay làm bồi thì phải ở tầng dưới, là tầng nhà hàng. Làm sao
cậu phải bưng các rổ rau, cá, thịt từ kho hàng tức gầm tàu lên boong
tàu? Hàng ngày cậu Ba phải đi từ bếp đến hầm, cậu không thể vác những rổ
rau vì tàu chòng chành. Cậu phải buộc rổ rau vào dây xích mà kéo đi. Rỗ
rau nặng làm sao kéo lên được qua những bậc thang trong tàu? Sóng đổ
vào tàu, mọi thứ đều bị kéo xuống biển, làm sao cậu Ba thoát chết? Nhờ
phép lạ chăng?
Và
điều này cũng không đúng. Theo một cựu đại tá hải quân VNCH, những tàu nhỏ có thể bị sóng dâng lên cao rồi
đổ xuống tàu, còn tàu nhà binh dù nhỏ, tàu chở hàng mấy trăm, mấy nghìn tấn,
êm như ru, không bao giờ bị sóng phủ lên. Như vậy thì ai dám đi du lịch?
Điều này rõ ràng là bác giàu tưởng tượng. Bác muốn tô vẽ cuộc ra đi
gian nan của cậu Ba mà hóa ra nói láo..Xem đoạn cậu Ba đối thoại với
người Nga khi cậu lên tàu Nga:
“ Theo lời thuyền trưởng, đồng chí đi tàu… không có giấy phép?”
“Đúng, tôi bí mật.”
“Và đồng chí cũng không có giấy tờ gì cả?”
“Không.”(HCM X), tr.33)
Trần Dân Tiên tuyên truyền rằng Bác nhân đạo, biết thương người nghèo như đoạn tự thuật sau đây:
Mỗi
ngày có một người dọn dẹp đồ đạc. Những người phục vụ, sau khi dọn chỗ
khách ăn, phải dọn bát đĩa bỏ tất cả chén bát và thức ăn lẫn lộn vào
trong một cái thang điện đưa xuống bếp. Lúc bấy giờ người dọn dẹp phải
để đồ đạc riêng một bên, bát đĩa để riêng một bên để người ta đem đi
rửa. Khi đến lượt anh Ba, anh làm rất cẩn thận. Đáng lẽ vứt thức ăn thừa
vào một cái thùng, đôi khi còn cả phần tư con gà, những miếng bít-tết
to tướng v.v. thì anh giữ gìn sạch sẽ và đưa lại cho nhà bếp. Chú ý đến
việc này, ông già Ét-cốp–phi–e hỏi anh: "Tại sao anh không quẳng thức ăn
thừa vào thùng, như những người kia?"
"Không nên vứt đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy."(HCM, X)
Ở
đâu cũng vậy, nhập gia tùy tục, làm việc cho người phải theo luật lệ
của người. Ở Âu Mỹ không có việc đem thức ăn thừa phát cho người nghèo.
Đã đổ vào thùng rác thì dơ dáy, mất vệ sinh, không thể đem rửa sạch rồi
bán lại cho khách hàng. Người Âu Mỹ trọng vệ sinh, không như bên ta, gà
toi đem chôn còn đào lên để ăn. Nếu luật cấm, mà cậu Ba còn đem
vào bếp ắt bị đuổi ngay. Cậu Ba có thực sự làm bồi nhà hàng không, sao
chẳng biết luật lệ nhà hàng Âu Mỹ?
Theo
lệ thường,mặc dầu đã qua trường lớp, người xin việc phải được công ty
huấn luyện, chỉ dẫn, sau đó là phải thực tập một thời gian mới được làm
chính thức. Cậu Ba không biết làm những công việc phụ bếp như không
biết gọt măng tây. Không thạo công việc, không rõ luật lệ mà được làm
bồi, làm phụ bếp trên tàu ư? Không lẽ tư bản ngu mà thuê những tay mơ
như cậu Ba vào làm việc hay sao?
Làm
công trên tàu, hết hợp đồng thì phải nghỉ việc, cậu Ba lên cạn ở. Cậu ở
trong một khách sạn nhỏ hẹp giữa mùa đông tháng giá. Sau này, Bác đã kể
lại:
Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông để một việc gạch vào
lò bếp của khách sạn. Chiều đến, ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những
tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét. (HCM, X, tr.21)
Ngày
nào cậu Ba cũng bỏ một viên gạch vào lò bếp mà không ai biết ư? Lò bếp
hầm một ngày thì viên gạch nóng mấy trăm, mấy ngàn độ? Nếu viên gạch đỏ
lên thì không tài nào bỏ lên tờ báo mà cầm hay ôm được vì tờ báo sẽ
cháy. Và lại nóng như thế, giường nệm sẽ cháy. Người Âu Mỹ sợ cháy, đề
phòng lửa rất cẩn mật, sao cậu Ba lại làm như vậy? Khách sạn lẽ nào
không có ai vô ra và không thấy cậu Ba làm việc sai trái này? Nếu gạch
nóng vừa thôi thì chẳng có tác dụng vào lúc lạnh dưới 20-40 độ âm. Bác
là người đi tiên phong trong trường phái Ba Giai Tú Xuất sản sinh ra
những chuyện đuốc sống Lê Văn Tám, La Văn Cầu lấp lỗ châu mai...
Leon
Blum lên nắm quyền trong khoảng 1920-1930, và đệ tam quốc tế hình thành
năm 1919. Trong khoảng này trình độ nói và viết của cậu Ba còn non kém.
Chính cậu thú nhận:
Ý
kiến của Lê–ông Bơ–lom (Léon Blum), của Pôn Phơ–rơ (Paul Faure), v.v.
đăng trên tờ Dân chúng là cơ quan ngôn luận của Quốc tế thứ 2. Ngoài
những ý kiến trên, còn có những lời giải thích và những lời tranh luận
khác. Ông Nguyễn nhức đầu vì khó hiểu.(HCM X)
Trình độ như vậy mà bác khoe khoang tài hùng biện giữa cử tọa Pháp đã khiến cho mọi người cười chê :
Một
hôm, ông Nguyễn đứng lên phát biểu: “Các bạn thân mến! Các bạn đều là
những người xã hội rất tốt! Tất cả các bạn đều muốn giải phóng giai cấp
công nhân? Vâng. Như thể dù thứ 2, thứ 2 rưỡi, hay Quốc tế thứ 3 phải
chăng cũng thế cả. Những Quốc tế ấy đều không là cách mạng cả sao? Dù
các bạn gia nhập Quốc tế này hoặc Quốc tế nọ, các bạn cũng phải đoàn kết
nhất trí. Tại sao tranh luận nhiều thế? Trong khi các bạn tranh luận ở
đây, thì đồng bào chúng tôi đang rên siết ở Việt Nam…”
Mọi người cười, nhưng không phải là mỉa mai, mà là cười cảm tình với một đồng chí non, chưa hiểu được vấn đề.(HCM, X,25)Một lần người ta bàn về thuật thôi miên, cậu Ba cũng đứng lên kịch liệt phản đối thuật thôi miên. Lý do của ông: Thực dân Pháp đã thôi miên chúng tôi để đàn áp và bóc lột chúng tôi (HCMX, .21).
Đó
chính là kiểu nói lấy được của người cộng sản Việt Nam kể từ Nguyễn Tất
Thành về sau..Cũng như những người cộng sản thời ấy đã ca tụng Liên Xô,
bác đã tâng bốc Liên Xô lên tận mây xanh, may mà nay thì ta thấy rõ
thiên đường cộng sản. Bác nịnh hót hay bác lầm lẫn?Chắc chắn là ninh
hót, tuyên truyền và lừa dối.
Ông
chú ý nhất đến chế độ xã hội của nước Nga. Ở đây mọi người ra sức học
tập, nghiên cứu để tiến bộ. Chính phủ thì giúp đỡ khuyến khích nhân dân
học tập. Ở đâu cũng thấy trường học. Các nhà máy đều có lớp học, ở đây
con em thợ thuyền có thể học nghề, thợ không lành nghề có thể học để trở
thành lành nghề, thợ lành nghề có thể học để trở nên kỹ sư. Như thế nhà
máy tự đào tạo lấy cán bộ chuyên môn của mình. Đây là mônt chế độ rất
hay. Trong những nông trường tập thể, tính chất người nông dân Nga khác
với nông dân các nước: về pháp luật ruộng đất là của nhà nước nhưng thực
tế do nông dân sử dụng. Chính phủ cho những nông trường tập thể mượn
máy cày. Trong nông trường tập thể, mọi làm chung và chia sản phẩm theo
công làm của mỗi người.
Có
một số nông trường tập thể rất giàu, mà người ta gọi là nông trường
triệu phú. Những nông trường này có trường học sơ cấp và trung cấp, thư
viện, nhà chiếu bóng, sân vận động, nhà thương, phòng nghiên cứu nông
nghiệp, nơi chữa máy móc v.v. Những nông trường này đã biến thành những
thành phố nhỏ.
Những
người ốm đau được săn sóc không mất tiền, đây cũng là một điều ông
Nguyễn hết sức phục. Và ông nghĩ đến những đồng bào đáng thương của
mình, đau ốm không có tiền thuốc. Thực dân Pháp khoe khoang đã tổ chức
những nhà thương. Thật ra mỗi tỉnh lỵ mới có một nhà thương, mà không
bao giờ chữa cho những người không có tiền.
Ở Đông Dương, người ta tính hơn mười vạn người mới có một thầy thuốc.
Vì ông Nguyễn rất yêu trẻ con nên ông nghiên cứu kỹ vấn đề nhi đồng ở Nga.
Lúc
mới đẻ, mỗi đứa trẻ được giúp tiền may quần áo, được uống sữa lọc trong
chín tháng không mất tiền. Mỗi tuần thầy thuốc đến thăm nhiều lần.
Người mẹ được nghỉ hai tháng trước và sau khi sinh đẻ, vẫn được lương.
Mỗi nhà máy có một chỗ nuôi trẻ do những thầy thuốc và nữ y tá trông
nom. Người mẹ làm thợ cứ vài giờ lại được nghỉ việc trong mười lăm phút
để cho con bú. Những đứa trẻ ngoài chín tháng có thể gửi ở những vườn
trẻ, có thấy thuốc chăm sóc.
Buổi
sáng, khi đứa trẻ đến, thầy thuốc khám và cân. Rồi nữ y tá tắm cho nó
và bận áo quần sạch sẽ của vườn trẻ. Khi mới đến và hai giờ chiều nó
được uống sữa, mười giờ sáng và bốn giờ chiều được ăn cơm. Mỗi đứa trẻ
có một cái giường nhỏ để nghỉ trưa từ mười một giờ đến một giờ chiều. Có
những bàn ghế và đồ dùng nhỏ hợp với trẻ em. Trang hoàng thì có những
chậu hoa và những bức tranh vui vẻ thú vật chim chóc, cây cối hoặc những
chuyện trẻ em.(HCM X)
Bác muốn người ta sùng bái bác nhưng bác hơi hâm vì có đời ai lại treo hình ảnh người sống lên bàn thờ? Phải chăng họ nguyền rủa bác mà bác lại không biết?
Chính bác kể như sau:
Ông
quay lại xem, anh Ba ấy đây kìa". Tôi vừa nói vừa chỉ chân dung Hồ Chủ
tịch treo trên bàn thờ giữa những bình hoa, bình hương, đèn nến. Ông Dân
quay đầu, mở to đôi mắt, há miệng gãi tai. Và ông bật lên như một cái
lò xo và kêu:
"Hồ Chủ tịch! Hồ Chủ tịch của chúng ta! A-di-đà-phật! Nhưng làm sao anh biết? Anh nói thật đấy chứ?(HCM, X)
Bác
lúc về nước mới năm mưoi, năm lăm, sao bác tôn bác là "cụ" , là "cha già dân tộc"
trong khi nước ta thiếu gì các vị tiền bối cách mạng tuổi 80-90.?Ai
bảo ông Hồ khiêm tốn?
Ông xưng là bác,bắt mọi người gọi nhau và anh chi, hóa ra ông là bậc chú, bác cha mẹ nhân dân hay sao?
Không những kiêu căng, khoa trưong, phách lối , tự cho ông vĩ đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Đạo. Ông khinh miệt tiền nhân là những người mà bố ông phải quỳ lạynhư vua Tự Đức, ông đã gọi bằng thằng. Ông còn vô cùng hỗn xược khi ông gọi Trần Hưng Đạo là bác . qua bài "Ngẫu hứng" ông viết vào dịp viếng đền thờ Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn (1226-1300) khoảng năm 1950:
Khiêm tốn theo lời lẽ của ông thì đúng là "Một khiêm tốn bằng bốn kiêu căng"!
Ông xưng là bác,bắt mọi người gọi nhau và anh chi, hóa ra ông là bậc chú, bác cha mẹ nhân dân hay sao?
Không những kiêu căng, khoa trưong, phách lối , tự cho ông vĩ đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Đạo. Ông khinh miệt tiền nhân là những người mà bố ông phải quỳ lạynhư vua Tự Đức, ông đã gọi bằng thằng. Ông còn vô cùng hỗn xược khi ông gọi Trần Hưng Đạo là bác . qua bài "Ngẫu hứng" ông viết vào dịp viếng đền thờ Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn (1226-1300) khoảng năm 1950:
"Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng,
Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung.
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Rằng tôi cách mạng đã thành công. "(3)Khiêm tốn theo lời lẽ của ông thì đúng là "Một khiêm tốn bằng bốn kiêu căng"!
Nói
chung, cuộc đời của Nguyễn Tất Thành là một chuỗi chuyện lạ lùng phần
lớn la do tuyên truyền đối trá. Sophie Quinn Judge đã phê phán quyển
sách của ông Hồ dưới tên Trần Dân Tiên như sau:
Trong nhiều năm thông tin về tiểu sử của mình mà ông cung cấp phần nhiều là những mẩu
chuyện hư cấu với những ngày tháng lộn xộn không rõ ràng chứ không phải những sự kiện thật trong cuộc đời của ông (4)
Người
Việt Nam ta cả tin kẻ gian nhưng lại tỏ ra khó chịu về những lời nói
thật, nói thẳng của người trung trực. Họ cho rằng Hồ Chí Minh là người
tốt, không bao giờ làm viêc gain giảo, xảo trá, mang tên giả để ca tụng
mình, nhưng ngày nay, cộng đảng cũng đã phải thú nhận Trần Dân Tiên là
Hồ Chí Minh.
Wikipedia viết:
Báo Nghệ An điện tử (của Đảng bộ tỉnh Nghệ An)
...Thời
gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách Những mẩu
chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (một bút danh
của Bác) cho biết: "Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi
sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện"...
Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
...Đáp
lại tình cảm mong muốn của đồng bào, của bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ
tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm "Những mẩu chuyện về
đời hoạt động của Hồ Chủ tịch...;
Cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, nhân vật bất đồng chính kiến người Việt là Bùi Tín trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do
...Nhân
dân, tờ báo của Đảng cộng sản, nói rõ là ông Hồ trong cuộc đời đã dùng
đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và
khẳng định rõ rằng cuốn "Những mẩu chuyện về đời sống của chủ tịch HCM"
là do chính ông Hồ viết ra...
Học giả Mỹ William J. Duiker, trong tác phẩm Ho Chi Minh: A Life:
...The
other, Nhung mau chuyen ve doi hoat dong cua Ho Chu tich, by the
fictitious historian Tran Dan Tien, was written by Ho in the late 1940s
and has been translated into several foreign languages...
Tạm
dịch: Còn tác phẩm kia, "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ
tịch", của nhà sử học tưởng tượng Trần Dân Tiên, được ông Hồ viết vào
cuối thập kỷ 1940 và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác.
Học giả Pháp Pierre Brocheux, trong tiểu sử Ho Chi Minh: A Biography:
Học giả Mỹ Sophie Quinn-Judge, trong tác phẩm Ho Chi Minh: The Missing Years: [6].
...Although the author's name is given as Tran Dan Tien, it is believed, in fact, to be an autobiography...
Tạm dịch: Mặc dù tên tác giả là Trần Dân Tiên, nhưng người ta tin rằng thực ra nó là tự truyện..."
III. HUYỀN THOẠI CỨU NƯỚC VÀ NHỮNG BỨC THƯ TAI HẠI
Đảng cộng sản vẽ nên một Nguyễn Tất Thành yêu nuớc, ghét thực dân Pháp. Trong cuốn Hồ Chủ Tịch,
Trường Chinh còn khẳng định : “vì Người phát giác trường học của Pháp chỉ
nhằm đào tạo tay sai cho đế quốc, cho nên Người đã bỏ ra đi tìm đường cứu
nước”.
Các danh nhân Việt Cộng cũng theo thế mà ca.
Hồ
Chí Minh dưới tên Trần Dân Tiên nói rằng mục đich đi Pháp của ông như
sau: Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem
xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Còn các
báo chí, sách đài cộng sản đều nói ông tìm đường cứu nước.
Lịch sử cộng đảng ghi :
Ngày
5-6-1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng,
thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời
Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.. . Về mục đích ra đi của mình, năm
1923 Người đã trả lời một nhà báo Nga rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi,
lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Tôi rất
muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng
sau những chữ ấy”(HCM I)
Năm
1993, Trần Quốc Vượng hé lộ về một lá đơn bằng tiếng Pháp gửi bộ Thuộc
địa Pháp trong tập Trong Cõi chương XV, Trăm Hoa xuất bản tại
California. Việc này, Nguyễn Thế Anh, Vũ Ngự Chiêu đã viết trong khoảng
1983- 1990 , và hai ông đã công bố hai bức thư trên với đầy đủ hình ảnh.
Marseille le 15 Septembre 1911
Monsieur le Président de la République
J’ai l’honneur de solliciter de votre haute bienveillance la faveur d’être admis à suivre les cours de l’Ecole Coloniale comme interne.
Je suis actuellement employé à la Compagnie des Chargeurs Réunis “Amiral Latouche Trévile” pour ma substance.Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m’instruire. Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l’Instruction.
Je suis originaire de la province de Nghê An, en Annam.
En attendant une réponse que j’espère favorable, agréez, Monsieur Le Président, l’assurance de ma reconnaissance anticipée.
Nguyễn Tất Thành, né à Vinh en 1892, fils de Mr. Nguyễn Sinh Huy (sous docteur ès- lettres). Etudiant Francais, quốc ngữ, caractère chinois.
Marseilles
Ngày 15 tháng Chín năm 1911
Thưa Ngài Tổng thống!
Tôi xin hân hạnh yêu cầu Ngài giúp đỡ cho tôi được vào học nội trú tại Trường Thuộc địa.
Hiện nay, để nuôi thân, tôi đang làm việc cho công ty Chargeurs Réunis (Tàu Amiral Latouche – Tréville). Tôi hoàn toàn không còn nguồn lực nào và rất thiết tha muốn có học vấn. Tôi muốn trở nên có ích cho nước Pháp trong quan hệ với đồng bào tôi và đồng thời mong muốn đồng bào tôi thu lợi được từ học hành.
Quê tôi ở tỉnh Nghệ An, Trung Kỳ. Với hy vọng rằng Ngài sẽ phúc đáp theo hướng thuận lợi đề nghị của tôi, tôi xin Ngài Tổng thống nhận sự biết ơn sâu sắc của tôi.
Nguyễn Tất Thành
Sinh tại Vinh, 1892
Con trai của Ông Nguyễn Sinh Huy (tiến sĩ văn chương)
Học sinh tiếng Pháp và chữ nho
Marseille le15 Septembre 1911
À Monsieur le Ministre des Colonies
Monsieur le Ministre
J'ai l'honneur de solliciter de votre bienveillance la faveur d'être admis à suivre les cours de l ' École Coloniale comme interne .
Je suis actuellement employé à la Compagnie des Chargeurs Réunis pour ma substance à soi de l'Amiral Latouche Tréville.
Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m' instruire . Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l' instruction .
Je suis originaire de la province de Nghê-an, en Annam.
En attendant votre réponse que j ' espère favorable, agréez, Monsieur le Ministre , mes plus respectueuses hommages et l ' assurance de ma reconnaissance anticipée .
Nguyễn-tất Thành,
né à Vinh, en 1892 ,fils de Mr Nguyễn sinh Huy, sous docteur es-lettre
Étudiant Francais , quốc ngữ, caractère chinois
Tạm dịc h :
Marseille ngày 15 tháng chín 1911
Kính gởi ông Bộ Trưởng bộ Thuộc Ðịa
Kính thưa ông Bộ Trưởng ,
Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng tốt của ông ban đặc ân cho tôi được nhận vào nội trú trường Thuộc địa.
Tôi hiện làm công nhân trong công ty Chargeurs Réunis để mưu sinh ( trên tàu Amiral Latouche-Tréville) .
Tôi hoàn toàn không có tài sản và khao khát được học hỏi. Tôi mong ước trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể làm cho họ hưởng được lợi ích về học vấn.
Tôi gốc tỉnh Nghệ An, xứ An Nam .
Trong lúc chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi, xin ông Bộ Trưởng nhận nơi đây lòng tôn kính và tri ân trước của tôi.
Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892 , con của ông Nguyễn sinh Huy, Phó Bảng. Học sinh pháp văn, quốc ngữ, chữ hán. (HCM, CXXXV)
Hai
bức thư này có điểm giống nhau cùng bày tỏ lòng mong muốn làm tay sai
cho Pháp với lời văn hoa là ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối
với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được ích lợi của
nền học vấn: (HCM CXX; , HCM XVI)
" Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa. Tôi hiện đang làm công trong công ty Chargeurs Réunis để sinh sống (trên tàu Amiral Latouche-Tréville). Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học hỏi. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được ích lợi của nền học vấn.
Vũ Ngự Chiêu trả lời phỏng vấn của Hợp Lưu số 106 năm 2009 như sau:
Ðầu
tháng 2/1983, khi làm việc trên kho tài liệu trường Ecole coloniale,
tức học hiệu huấn luyện các viên chức thuộc địa Pháp, trên đường
Oudinot, quận 7, Paris, tôi vô tình khám phá ra nhiều hồ sơ học viên
người Việt tại học hiệu này, như Bùi Quang Chiêu, Ðèo Văn Long, Phan Kế
Toại, Trần Trọng Kim, Lê Văn Miễn, v.. v... tổng cộng khoảng 97 người
(CAOM (Aix), Ecole Coloniale, cartons 27, 33 & Registers). Mục đích
của tôi là tìm hiểu về những viên chức thuộc địa Pháp cùng thế hệ Tây
học Việt Nam đầu tiên (ngoài những người tốt nghiệp các lớp huấn luyện ở
các tu viện như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, v.. v...) để dùng cho
chương Biến đổi văn hóa và xã hội của luận án Tiến sĩ.
Thật
vô tình, tìm thấy tập hồ sơ xin nhập học nhưng không được chấp nhận của
Nguyễn Tất Thành, tức HCM sau này, cùng một người bồi khác được chủ
Pháp mang về Paris. Ngoài hai lá thư viết tay gửi Tổng thống Pháp và Bộ
trưởng Thuộc Ðịa, đề ngày 15/9/1911 tại Marseille, còn thêm ba tài liệu
của Hội đồng quản trị trường. Trong biên khảo tam ngữ Một ngôi trường
khác cho Nguyễn Tất Thành (Paris: 1983) tôi đã trình bày khá rõ: Người
mà chúng ta biết như HCM sau này đã rời nước không vì muốn tìm đường cứu
nước, mà chỉ vì những tao ngộ bản thân (cha bị cách chức, tống giam,
nên phải bỏ học nửa chừng, v.. v...). Từ cổng hậu đóng kín của trường
Thuộc Ðịa, HCM sẽ tìm thấy cánh cửa mở rộng của Ðại Học Phương Ðông của
Liên Sô Nga 12 năm sau.(5)
William J. Duiker trong tác phẩm của ông cũng xác nhận Lá thư Nguyễn Tất Thành xin vào học trường thuộc địa (1911).
Hai
bức thư này đã được nhiều người biết . Năm 1991, trong tập Vàng Trong
Lửa, Trần Văn Giàu và Trần Bạch Ðằng đã nhắc đến tập sách nhỏ này, nhưng
không nêu tên tác giả Vũ Ngự Chiêu và Nguyễn Thế Anh. Năm 1993, Trần
Quốc Vượng cũng hé một chút tia sáng về là đơn của Nguyễn Tất Thành.
Về
phía Pháp Mỹ cũng nhiều người như hai sử gia Pháp là Hémery , Brocheux,
tuyên bố họ đã khám phá ra tài liệu này trước Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự
Chiêu nhưng họ giấu đi vì họ thiên cộng. Họ còn tỏ ra trù dập, ghét bỏ
Vũ Ngự Chiêu!
Rất
buồn đi đọc những hàng trên của Vũ Ngự Chiêu. Nước ta chậm tiến. Chúng
ta kém về khoa học kỹ thuật đã đành mà cũng yếu về khoa học nhân văn.
Chính người Âu Mỹ dạy ta phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội, trong
đó hai điểm quan trọng là khách quan và chính xác. Người Á châu chúng ta
đa số trí tuệ kém mà tâm địa gian xảo, tàn ác. Chúng ta bất hạnh tuy
sống vào thế kỷ XX mà thật ra vẫn sống trong " thời đại đổ đểu ". Không
ngờ người Âu Mỹ cũng vậy! Thực dân Pháp luôn mơ tưởng tái chiếm Nam Kỳ
mà người cộng sản Pháp cũng vậy. Cộng sản Á Châu che giấu sự thật mà
cộng sản Âu Mỹ cũng vậy. Bà Trần Thị Hồng Sương đã nhận định như sau về
J. Paul Sartre một triết gia lớn của nước Pháp và thế giới đã thốt ra
những lời tự tố cáo tâm lý gian xảo, hèn nhát của ông và đám cộng sản
Pháp sau sự kiện Khrushchev tố cáo tội ác của Stalin như sau:
Đảng CS Liên Xô lần thứ XX lên án “tệ sùng bái cá nhân” cùng với những sai lầm nghiêm trọng của Stalin đã làm sững sờ những người “khuynh tả không cộng sản” còn mơ hồ về những thực tế ở bên kia “bức màn sắt” khiến Sartre bàng hoàng, nhưng Sartre đã làm chuyện sai lầm là muốn che giấu với ngụy biện là sợ những người liên quan chưa đủ tinh thần để tiếp nhận thất bại vỡ mộng đổi đời, trong khi Liên Xô đã công bố cho quốc dân tức là những người dân Liên Xô vốn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn bất kỳ ai! Ông Sartre nói: “Phải biết điều gì người ta muốn đến chỗ nào người ta muốn đi, muốn thực hiện những cải cách, không nên công bố rộng, mà phải thực hiện một cách tuần tự”.Theo Sartre, Khrouchtchev đang làm việc sai lầm là phát hiện chân lý cho đám đông chưa sẵn sàng tiếp nhận. (6)
Chỉ
J. Paul Sartre và đám cộng sản cuồng tín và gian xảo là muốn bưng tai
bịt mắt còn dân Việt Nam cụ thể như nhóm Nhân Văn Giai Phẩm rất phấn
khởi khi nghe tin Khrushchev lột mặt nạ Stalin.
Vũ Ngự Chiêu kết luận:
T rong biên khảo tam ngữ Một ngôi trường khác cho Nguyễn Tất Thành (Paris: 1983) tôi đã trình bày khá rõ: Người mà chúng ta biết như HCM sau này đã rời nước không vì muốn tìm đường cứu nước, mà chỉ vì những tao ngộ bản thân (cha bị cách chức, tống giam, nên phải bỏ học nửa chừng, v.. v...). Từ cổng hậu đóng kín của trường Thuộc Ðịa, HCM sẽ tìm thấy cánh cửa mở rộng của Ðại Học Phương Ðông của Liên Sô Nga 12 năm sau. (HCM CXXXIV)
Như
vậy rõ ràng là ông Nguyễn Tất Thành nhiều lần cầu xin Pháp ban ân cho
ông và cha của ông nhưng bị Pháp từ chối. Không thấy sử gia nào cho biết
trong thư của bộ Thuộc Địa Pháp, hay trường Thuộc địa Pháp phê ra sao,
và các sử gia đưa ra ý kiến gì. Tôi thiết nghĩ so sánh Nguyễn Tất Thành
với các ông Bùi Quang Chiêu, Ðèo Văn Long, Phan Kế Toại, Trần Trọng Kim,
Lê Văn Miễn thì trình độ học vấn của anh bồi tàu nhỏ tuổi tất nhiên
không bằng những tay trên. Hơn nửa, thân phụ của ông lại là tội phạm, có
thành tích đánh chết người thì làm sao mà Pháp chấp thuận cho Nguyễn
Tất Thành hưởng ơn huệ học trường Thuộc Địa. Lại nữa, Nguyễn Tất Thành e
chưa có bằng tiểu học thì làm sao vào trường Thuộc Địa? Tại Việt Nam,
trường Hậu Bổ là dành cho con các quan nhưng cũng đòi hỏi trình độ cao.
Tản Đà cũng đã rớt trường Hậu Bổ.
Thực
tế trần trụi của cha con Nguyễn Sinh Sắc luôn mong muốn làm quan nhưng
Nguyễn Tất Thành bị bác đơn.xin vào trường Thuộc Địa.. Làm quan phục vụ
thực dân không được, cuối cùng ông chạy theo cộng sản cũng chỉ vì danh
lợi bản thân. Và việc ông "tìm đường cứu nước" chỉ là huyền thoại của
thuật tuyên truyền của cộng sản. Từ sự kiện này, chúng ta thấy đảng cộng
sản chuyên nghề đánh bóng và tạo hàng giả.
Tài
liệu Cộng đảng đề cao gia đình Tất Thành là gia đình cách mạng. Hai anh
em Tất Thành tham gia cách mạng, tham gia biểu tình chống thuế nên cụ
Phó bàng bị Pháp khiển trách.
Tài liệu Công An ghi :
Bác cả Nguyễn Sinh Khiêm sinh năm 1888, từng bị thực dân Pháp theo dõi sát sao, bị bắt giam nhiều lần. Ngày 16/8/1941, Nguyễn Sinh Khiêm mới được ra khỏi nhà tù của Pháp ở Vinh (CXXXVI)
Lịch sử Cộng đảng ghi:(chỉ nói về Nguyễn Tất Thành, không nói đến Tất Đạt):
Tháng 9 năm 1907, ông vào học lớp Trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Cha ông bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình. (HCM I)
Wikipedia viết về Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành như sau::
Tháng 9 năm 1907, ông vào học lớp Trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ[18]. Cha ông bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình.
Trong bài viết về Gia đình Hồ Chí Minh, Wikipedia viết
Tháng
2 năm 1940, ông tạm biệt bà Giáng về lại Nghệ An. Về quê, ông cho rằng
nơi táng thân mẫu ông trong vườn nhà ở Kim Liên không tốt nên ông cải
táng lên núi Đại Huệ. Sau đó ông lên Vinh tổ chức diễn tuồng Trưng Nữ
Vương do cụ Phan Bội Châu soạn, rồi lại mở lớp dạy võ cho thanh niên.
Thực dân Pháp nghi ông tập hợp thanh niên để hoạt động chống Pháp nên đã
bắt giam ông mấy tháng. Theo lời bà Thanh kể lại với nhà văn Sơn Tùng,
ông Khiêm đã bị thực dân Pháp "triệt nòi giống bằng cách tiêm thuốc"[. Năm 1941, ông bị buộc phải trở lại Huế để Pháp dễ bề theo dõi ông.
Tuy nhiên nhiều tài liệu khác cho ta biết một sự thật bên trong những tượng đất tô xanh đỏ lòe loẹt bên ngoài
Ngoài hai lá đơn trên, còn có những lá thư khác nữa. Theo Sophie Quinn Judge, tháng 11
năm
1911, anh tìm cách gửi tiền về cho cha của mình từ Clayton . Lá thư mà
chúng tôi đề cập ở đoạn trước là lá thư gửi từ New York vào tháng 12 năm
1912. Bức thư đó anh gửi đến toàn quyền Pháp tại Huế giải thích rằng
anh muốn gửi một phần lương hàng tháng của mình cho cha nhưng hiện không
biết ông đang ở đâu. Anh viết: ”Tôi không biết phải làm thế nào nữa,
tôi chỉ hy vọng mong ngài giúp đỡ vì ngài là người quan bảo hộ nhiệt
thành với đất nước chúng tôi”(sđd, tr.39-40)
Sophie Quinn Judge cho biết chuyến dừng chân tại nước Mỹ của Hồ ở New York
khi
anh còn là một phụ bếp. Thời điểm đó là vào tháng 12 năm 1912, khi anh
viết thư cho toàn quyền ở Huế để tìm cách gửi tiền cho cha mình. Mặc dù
lá thư được dán tem gửi từ New York, Hồ lại ghi địa chỉ của mình là địa
chỉ bưu điện tại Le Havre và nhận mình là một thuỷ thủ Tại thời điểm đó
Quốc chưa có đủ thời gian học tiếng Anh, anh mới chỉ rời khỏi đất nước
mình có một năm rưỡi. Theo cách nhìn nhận của chúng tôi, thời điểm Quốc
gặp đoàn đại diện của Triều Tiên ở Mỹ chỉ có thể là giữa năm 1917 và
1918, khi các nhóm Triều Tiên yêu nước hoạt động tích cực hơn tại Mỹ. (sđd,38)
Khuất Văn Nga ghi việc đó như sau:
Ngày
31 tháng 10 năm 1911, Tất Thành gửi thư cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ chuyển
giúp số tiền 15 đồng cho cha mà anh không có điều kiện gửi trực tiếp.
Số tiền anh Ba dành dụm được khi làm phụ bếp - một cử chỉ rất đáng quan
tâm về trách nhiệm và tình cảm thương mến với gia đình.
-
Ngày 05 tháng 12 năm 1912, Nguyễn Tất Thành gửi thư cho Khâm sứ Trung
kỳ nhờ cho biết tình hình và địa chỉ của ông Sinh Huy, Tất Thành nói đã
gửi cho cha 3 ngân phiếu, nhưng mới chỉ nhận được một lần trả lời.
Và
còn nữa. Theo Lữ Phương trong tác phẩm Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí
Minh thì Nguyễn Tất Thành xuất bản khoảng 2001-2002, sau khi gửi bức
thư cho tổng thống Pháp ngày 15-9-1911 xin học trường Thuợc địa , ông
theo tàu thủy lợ trình Marseille trở về Việt Nam , tại Saigon, ông còn
gửi thư cho anh là Nguyễn Sinh Khiêm làm việc tại tòa Khâm sứ :
Tại Sài Gòn, anh đã gửi thư cho anh là ông Cả Khiêm (Nguyễn Sinh Khâm hoặc Nguyễn Tất Đạt) lúc ấy đang giúp việc vặt tại Khâm sứ Trung Kỳ, nhờ vận động xin vào Ecole Coloniale. Ông Khiêm đã gửi thư lên Toàn quyền Albert Sarraut và thư này được chuyển về Khâm sứ Trung Kỳ. Và như mọi người có thể đoán, Khâm sứ Trung Kỳ đã trả lời Toàn quyền Đông dương, với lý do bác bỏ như sau: muốn vào Ecole Coloniale phải đang học ở thuộc địa, và chỉ những thanh niên xứng đáng trong hàng ngũ quan lại cao cấp mới được chọn (6)(HCM, XLII)
Cũng tài liệu trên, Lữ Phương đã đề cập đến việc Tất Thành gửi 15 đồng cho cha nhờ Khâm Sứ tại Huế chuyển giao:
Cũng
tại Sài Gòn nhân chuyến về nước nói trên , cùng với việc gửi thư cho
Nguyễn Sinh Khâm nhờ vận động vào Ecole Coloniale, ngày 31-10-1911,
Nguyễn Tất Thành cũng đã gửi thư cho Khâm sứ Trung kỳ xin nhờ chuyển
mandat 15 đồng (Đông Dương) cho cha, vì cha anh không thể nhận mandat
trực tiếp được . (7) (HCM, XLII)
Qua sự kiện trên, chúng ta thấy như sau:
(1).Trước năm
1915, Nguyễn Sinh Khiêm làm việc cho Pháp tại tòa Khâm, Huế chứ không
phải chống Pháp và bị tù như tài liệu cộng đảng.Hơn nữa Sinh Khiêm sinh
được hai con sao lại bảo là Pháp chính thuốc độc nên vô tự? Nhiều tài
liệu cho biết Nguyễn Sinh Khiêm có nhà tại Hà Nội và Nghệ An chứ
không phải là kẻ lang bạt.
(2).
Nguyễn Tất Thành đã năm , sáu lần gửi thư cho chính quyền Pháp tại Pháp
và tại Việt Nam và tòa lãnh sự Anh, như vậy là Nguyễn Tất Thành không
trốn tránh, và giấu diếm hành tung.Gửi thư như vậy là có ý thân mật,
tin tưởng, cầu cạnh chứ không phải căm thù thực dân, đế quốc nhất là Tất Thành xin
học, xin nội trú, với lời lẽ tha thiết xin lànm tay sai đắc lực cho
Pháp!
(3).
Nguyễn Sinh Khiêm làm việc tại tòa Khâm Huế ,tại sao Tất Thành không gửi
thử và tiền cho anh mà lại gửi cho Lãnh sự Anh? Lá thư gửi cho Sinh
Khiêm là viết tại Saigon. Nhiều tài liêu cũng công nhận rằng anh Ba theo
tàu của Pháp về Saigon nên mới có thư này. Tại sao Trần Dân Tiên lại
nói Văn Ba không muốn về. Có việc gì mờ ám mà bác phải giấu?
Gửi
thư như vậy là một mưu kế của kẻ khôn vặt. Vì xin học cho mình, và xin
việc cho cha mà không được, nay Nguyễn Tất Thành nhắc đi nhắc lại để xin
khéo. Cũng là một cách gợi lòng nhân đạo của các quan Tây mong họ cảm
động lòng hiếu thảo và nỗi khốn khổ của Tất Thành mà ban cho Tất Thành
và cha của Thành một vài ân huệ..
(4).Nguyễn
Tất Thành thấy lợi thì làm mà không nghĩ đến việc thiên hạ chê cười.
Thông thường, gia đình phải liên lạc với nhau. Nếu không liên lạc được
với cha thì liên lạc với anh em, chú bác, bạn bè hoặc họ hàng, tại sao
lại đem chưyện gia đình, chuyện tiền bạc nói với quan Khâm Sứ, quan Toàn
Quyền? Nguyễn Tất Thành muốn trèo đèo ư? Chuyện nhà đem nói với người
làng là đã vô duyên, huống hồ lại gửi thư cho quan tây? (5). Từ 1911 đến
1915, Tất Thành làm trên tàu, chưa tham gia chính trị, không cần trốn
tránh, tại sao không gửi thư hỏi thăm cha qua anh em, họ hàng?Tất Thành
là người Việt Nam, là dân Nghệ An lại không hiểu rõ văn hóa Việt Nam
hay sao? Anh không biết rằng hỏi những câu ngu ngốc như vậy sẽ bị người
ta đốp chát mắng cho, đại loại như:
Mày
là con sao lại không biết cha mày ở đâu? Mày là đồ bất hiếu! Sao mày
không hỏi anh chị mày, chú bác mày? Không lẽ họ hàng nhà mày chết tiệt
cả sao mà mày lại đi hỏi tao? Tao đâu có giữ cha mày trong đũng quần của
tao mà mày hỏi?
(5).
Thư của Nguyễn Tất Thành được quan Toàn quyền, Khâm sứ, Lãnh sự nhận,
cho điều tra và trả lời. Ngày nay, thư của một người dân làm sao đến tay
thủ tướng hay tổng bí thư? Thư gửi lên xã , quận là đã bị xé bỏ rồi. Nếu
gửi đến thủ tướng, tổng bí thư thì cũng bị vứt thùng rác vì lãnh đạo
còn phải giải quyết bao nhiêu việc quan trọng, đâu có thì giờ giải quyết
những chuyện vớ vẩn của bọn dân đen! Không biết chừng, công an sẽ kêu
chủ nhân bức thư lên làm việc, và mắng cho tội phản động, hỗn láo. Trong
chế độ ta, dân quèn làm sao lại dám trực tiếp gửi thư lãnh đạo. Muốn
thắc mắc, xin xỏ gì phải thông qua hệ thống hành chánh từ dưới lên trên,
không được gửi thư cho lãnh đạo! Ai xui mày làm điều này?
Xem vậy, ta thấy tư cách và lương tâm của bọn thực dân khá hơn tư cách và lương tâm của " lãnh đạo ta" và " đảng ta".
Đọc Trần Dân Tiên, ta thấy nhiều nghi vấn về con đường cứu nước của Bác. Chính Trần Dân Tiên nói câu Ba có căn cước nhưng sau đó bị Công an Pháp tại Pháp tịch thu (HCM X, 22) Như vậy là cậu Ba lên tàu có căn cước, thế sao các tài liệu nói trên tàu Tất Thành lấy tên là Văn Ba. Vây căn cước tên Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Côn hay Nguyễn Văn Ba? Theo các bức thư gửi Tổng thống Pháp và bộ Thuộc đuịa, tên là Nguyễn Tất Thành. Do đó tên căn cước là Nguyễn Tất Thành. Có căn cước thì sao còn mang tên Nguyễn Văn Ba? Không lẽ câu còn dùng căn cước giả ư?
Thời Pháp, dân ta phải có căn cước. Theo công cuộc khảo cứu của các nhà nghiên cứu Phan Thiết, Tất Thành đã sống nhờ sự giúp đỡ của công ty Liên Thành, trong đó có các phó bảng Trương Gia Mô là bạn của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.. Theo công cuộc nghieên cứu của Quế Hà, thẻ căn cước của anh Nguyễn Tất Thành với tên Văn Ba khi lên tầu ở Cảng Nhà Rồng đi Pháp, được làm từ Phan Thiết hay vào Sài Gòn mới làm. Nhiều nhà nghiên cứu nghiêng về giả thuyết Bác làm thẻ căn cước này ngay tại Phan Thiết, chứ không thể vào Sài Gòn mới làm. Tuy nhiên, Đoàn Chủ tịch Hội thảo vẫn để ngỏ vấn đề này. Kết luận chỉ định hướng “Chúng ta cùng suy nghĩ mối quan hệ của cụ Hồ Tá Bang (một trong sáu người sáng lập Trường Dục Thanh- PV) với Công sứ Pháp Denier”. Rất có thể mối quan hệ này sẽ là cơ sở để khẳng định thẻ căn cước của anh Nguyễn Tất Thành với tên Văn Ba được làm từ Phan Thiết. (HCM, IX,)
Lý luận này cũng không vững. Dân Nghệ An mà làm căn cước tại Phan Thiết được ư? Không lẽ nhân viên An ninh Pháp lạị chấp nhận tên Nguyễn Văn Ba giả mạo hay sao? Hay là Nguyễn Tất Thành làm giấy giả mạo tại Phan Thiết? Nếu tại Paris, Pháp tịch thu căn cước của Tất Thành thì là căn cước mang tên nào? Phải chăng Nguyễn Tất Thành mang hai căn cước, một thật, một giả?
Xem vậy, ta thấy tư cách và lương tâm của bọn thực dân khá hơn tư cách và lương tâm của " lãnh đạo ta" và " đảng ta".
Đọc Trần Dân Tiên, ta thấy nhiều nghi vấn về con đường cứu nước của Bác. Chính Trần Dân Tiên nói câu Ba có căn cước nhưng sau đó bị Công an Pháp tại Pháp tịch thu (HCM X, 22) Như vậy là cậu Ba lên tàu có căn cước, thế sao các tài liệu nói trên tàu Tất Thành lấy tên là Văn Ba. Vây căn cước tên Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Côn hay Nguyễn Văn Ba? Theo các bức thư gửi Tổng thống Pháp và bộ Thuộc đuịa, tên là Nguyễn Tất Thành. Do đó tên căn cước là Nguyễn Tất Thành. Có căn cước thì sao còn mang tên Nguyễn Văn Ba? Không lẽ câu còn dùng căn cước giả ư?
Thời Pháp, dân ta phải có căn cước. Theo công cuộc khảo cứu của các nhà nghiên cứu Phan Thiết, Tất Thành đã sống nhờ sự giúp đỡ của công ty Liên Thành, trong đó có các phó bảng Trương Gia Mô là bạn của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.. Theo công cuộc nghieên cứu của Quế Hà, thẻ căn cước của anh Nguyễn Tất Thành với tên Văn Ba khi lên tầu ở Cảng Nhà Rồng đi Pháp, được làm từ Phan Thiết hay vào Sài Gòn mới làm. Nhiều nhà nghiên cứu nghiêng về giả thuyết Bác làm thẻ căn cước này ngay tại Phan Thiết, chứ không thể vào Sài Gòn mới làm. Tuy nhiên, Đoàn Chủ tịch Hội thảo vẫn để ngỏ vấn đề này. Kết luận chỉ định hướng “Chúng ta cùng suy nghĩ mối quan hệ của cụ Hồ Tá Bang (một trong sáu người sáng lập Trường Dục Thanh- PV) với Công sứ Pháp Denier”. Rất có thể mối quan hệ này sẽ là cơ sở để khẳng định thẻ căn cước của anh Nguyễn Tất Thành với tên Văn Ba được làm từ Phan Thiết. (HCM, IX,)
Lý luận này cũng không vững. Dân Nghệ An mà làm căn cước tại Phan Thiết được ư? Không lẽ nhân viên An ninh Pháp lạị chấp nhận tên Nguyễn Văn Ba giả mạo hay sao? Hay là Nguyễn Tất Thành làm giấy giả mạo tại Phan Thiết? Nếu tại Paris, Pháp tịch thu căn cước của Tất Thành thì là căn cước mang tên nào? Phải chăng Nguyễn Tất Thành mang hai căn cước, một thật, một giả?
Theo Nguyễn Đẵng Mạnh, Nguyễn Tất Thành trước khi sang Pháp đã đi sang Trung Quốc. Còn chuyện xuất dương của Hồ Chí Minh? Có phải lần đầu tiên ra nước ngoài là đi Pháp từ cảng Nhà Rồng?
Anh Nguyễn Nguyên (tức Nguyễn Ngọc Lương), một cán bộ tình báo cao cấp của ta, cho tôi biết, Nguyễn Tất Thành lần đầu ra nước ngoài là sang Trung Quốc theo đường dây của Phan Bội Châu. Tất Thành đóng vai một người bán nước mắm, từ Nghệ An ra – giao liên là cô Chu Bích Viêm, tức bà Cả Chính (Nguyễn Nguyên đã gặp bà Cả Chính). Cơ sở cách mạng của Phan Bội Châu ở Hải Phòng lúc bấy giờ là hai cô Nhung và Sâm. Còn cơ sở ở Móng Cái là hai cô con gái ông Ký nhà đoan tên là Yến và Nhạn. Bà Cả Chính đã từng đưa Nguyễn Tất Thành qua Hải Phòng, Móng Cái, sang Trung Quốc gặp Lý Đông A ở Liễu Châu. Hồi ấy, ở Việt Nam chưa có phong trào cộng sản. Sau này, cụ Nguyễn Sinh Sắc mới nhờ cụ Phan Chu Trinh bảo lãnh cho Nguyễn Tất Thành đi Pháp.
NGUYỄN ĐĂNG MẠNH * HỒI KÝ - Hồ Chí Minh.
Điều này cho ta biết Tất Thành đã theo thuyền bán bước mắm của hãng Liên Thành mà sang Trung Quốc nhưng đi rồi lại về, không liên lạc với cụ Phan hay các đồng chí của cụ Phan. Có thể chuyến đi này cũng chỉ là đi làm công trên tàu buôn Liên Thành chứ không phải Đông Du, hay hoạt động cách mạng. Có thể cậu Ba đã theo tàu buôn Liên Thành mà sang Pháp chứ chẳng đến bến Nhà Rồng. Cũng có thể hãng Liên Thành đã tìm cho cậu Ba một việc trên tàu của Pháp, hoặc tìm cho cậu một đườbng dây xuất cảnh lậu? Sang Pháp, cậu lao động kiếm tiền, rồi mơ mộng vào trường thuộc địa. Nói tóm lại, trong khoảng 1911 đến 1919, Tất Thành chú tâm vào việc kiếm tiền và cũng mong kiếm một việc làm trong chính quyền Pháp tại Việt Nam, nghĩa là cậu Ba sẵn sàng làm tay sai cho thực dân, bám víu vào thực dân chứ không phải căm thù thực dân, chống Pháp như Trần Dân Tiên và đảng Cộng sản Việt Nam tô hồng chuốt lục.
Ngày
nay chinh sử được viết do gian thần và bạo quyền cho nên rất dối trá,
chờ ngày mai, trời quang mây tạnh, sự th6ạt sẽ hiện rõ.
_____________
Chú thích
(1).
Ngày 3 tháng 6 năm 1911 Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên lên con tàu
Amiran Latusơ Tơrêvin với cái tên là Văn Ba. Hai ngày sau, 5 tháng 6
năm 1911 con tàu rời cảng Nhà Rồng đến Pháp.http://uits.vn/doantn/chu-tich-ho-chi-minh/cuoc-doi-va-su-nghiep/tieu-su-chu-tich-ho-chi-minh-1890-1969/
(2).Sophie Quinn‐Judge. Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến. Diên Vỹ và Hoài An tr. 31- 36, Diễn đàn x café.
(3).
Phạm Cây Trâm, "Về bài thơ viếng đền thờ Ðức Trần Hưng Ðạo của ông Hồ",
mục "Bạn đọc viết", nguyệt san Thế kỷ 21, California, số 136, tháng
8-2000, tr. 8.
(4). Sophie Quinn‐Judge. Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến. Diên Vỹ và Hoài An.Diễn đàn www.x‐cafevn.org. tr21.
(6).Phỏng vấn Vũ Ngự Chiêu. Houston, 1/2009. Nguyễn Vĩnh Châu.. http://www.hopluu.net/default.aspx?LangID=38&
(5) Trần Thị Hồng Sương Tỉnh thức trên mặt trận tri thức. TRẦN THỊ HỒNG SƯƠNG * BÌNH LUẬN. Bên Kia Bờ Đại Dương 102, tháng 5-2009..http://groups.yahoo.com/group/TinhThuong36-A/message/9946
(6)., Khuất Văn Nga. CÁN BỘ KIỂM SÁT HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ,Thứ tư, 27/6/2012. http://tapchikiemsat.org.vn/viewtopic/Hoc-tap-va-lam-theo-tam-guong-dao-duc-Ho-Chi-Minh/tam-guong-82.html
(7).D.
Hémery: “Jeunesse d’un colonisé, genèse d’un exil. Ho Chi Minh jusqu’en
1911”, Approche-Asie, No. 11, 1992, Tài liệu số 6, tr. 131. Trung Tâm
Lưu trữ Hải ngoại Pháp (Centres des Archives d’Outre-mer - CAOM) tại
thành phố Aix-en-Provence.Sđd, Tài liệu 8, tr. 133
(8). THU TRANG. Nguyễn ái Quốc ở Pari (1917- 1923), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.427- 428.
(9). Hồ Chí Minh-Biên niên sự kiện, Nxb.Chính trị quốc gia, 2006, t.1, tr.48
(10). Trần Gia Phụng. Việt Sử Đại Cương, tập 4 (1884-1945), nxb Non Nước, Toronto, 2008, tr. 384
No comments:
Post a Comment