ICG : Có thể xảy ra xung đột vũ trang ở Biển Đông
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010
© AFP/ Park Yeong-Dae
Theo nhận định của ICG, khả năng giải quyết tranh có vẻ đã giảm
đi sau thất bại của ASEAN trong việc đề ra một bộ quy tắc ứng xử trên
Biển Đông. Giám đốc chương trình về châu Á của ICG, ông Paul Quinn-Judge
cho rằng, « do không có đồng thuận về một cơ chế giải quyết tranh
chấp, căng thẳng trên Biển Đông có thể dễ dàng biến thành xung đột vũ
trang ». Theo ông Paul Quinn-Judge, khi nào mà ASEAN không có chính
sách đồng nhất về Biển Đông, thì sẽ không thể đề ra những quy tắc có
tính cưỡng chế thi hành về việc giải quyết các tranh chấp.
Trong báo cáo công bố hôm nay, 24/07/2012, ICG cho rằng Trung Quốc đã
tích cực khai thác những chia rẽ trong nội bộ ASEAN, bằng cách ưu đãi
những thành viên nào của khối ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong tranh
chấp chủ quyền Biển Đông.
ICG còn ghi nhận là Trung Quốc và các nước tranh chấp chủ quyền với
Bắc Kinh đã tiếp tục phát triển lực lượng hải quân và tuần duyên, một
phần là do áp lực chính trị trong nước, một phần là do tinh thần dân tộc
chủ nghĩa dâng cao trong người dân các nước đó.
Các chuyên gia thuộc ICG cho rằng, cách tốt nhất để giảm căng thẳng
là các nước tranh chấp đồng ý với nhau về cách thức chia sẻ nguồn tài
nguyên thiên nhiên ở Biển Đông. Tổ chức này nhắc lại nỗ lực cuối cùng
theo hướng này, đó là thỏa thuận khảo sát địa chấn chung giữa Trung
Quốc, Việt Nam và Philippines; kế hoạch này đã thất bại vào năm 2008 và
theo ICG, trong tương lai, viễn cảnh hợp tác như vậy rất thấp.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120724-igc-co-the-xay-ra-xung-dot-vu-trang-o-bien-dong
Hà Nội tiếp tục biểu tình chống TQ ngày 22/7
Nhân Khánh, thông tín viên RFA
2012-07-22
Chủ nhật ngày 22/7/2012, nhiều người dân Hà Nội đã xuống đường tiếp tục biểu tình chống Trung Quốc.Chính quyền ngăn cản
Trước hết, một người có mặt trong đoàn biểu tình, luật sư Lê Quốc Quân cho biết:
“Đang có biểu tình tại Hà Nội. Có khoảng được vài ba
trăm người, bây giờ họ đang đi dọc trên đường Tràng Thi để đi lên
Đại sứ quán Trung Quốc.”
Tiếp tục theo dõi diễn tiến cuộc biểu tình, chúng tôi có
một cuộc trao đổi khác với nhà báo Dương Thị Xuân, trực tiếp
tham gia đoàn biểu tình thì được cho biết như sau:
Đoàn biểu tình đã lên đến 500 – 600 người. Khi đến tại vườn hoa gần Đại sứ quán Trung quốc, mọi người đứng lại phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam rất là lâu. Dương Thị Xuân
“Đoàn biểu tình đã lên đến 500 – 600 người. Khi đến tại
vườn hoa gần Đại sứ quán Trung quốc, mọi người đứng lại phản
đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam rất là lâu, sau đấy bị nhà
cầm quyền chặn đường. Hiện nay bà con đang tập trung về trên
đường Cửa Nam, bắt đầu rẽ về hướng…
Nói chung, lúc đầu họ rất cương quyết để dập tắt đoàn
biểu tình. Họ giải tán tất cả những nhóm độ 4 – 5 người đứng
tập trung. Nhưng đến 9 giờ, tất cả những nhóm nhỏ của chúng
tôi đã nhập lại thành một, họ đã không giải tán nổi. Công an
thành phố Hà Nội đã buộc lòng phải để cho chúng tôi được đi
thể hiện tình yêu nước của mình.
Hiện nay, ngay cả cụ bà Lê Hiền Đức đã bị bao vây chặn
tại nhà rất lâu. Nhưng đã khôn khéo ra được khỏi nhà và gia
nhập được đoàn biểu tình. Trong đoàn biểu tình của chúng tôi
có Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Giáo sư Huệ Chi, thầy giáo Nguyễn
Thượng Long và các nhà trí thức Việt Nam khác."
Những tiếng hô: “Hoàng Sa, Việt Nam! Trường Sa, Việt Nam liên
tục lại vang lên như trong 2 cuộc biểu tình hồi đầu tháng này.
Đến 10 giờ 40’, chúng tôi tiếp tục phỏng vấn người tham gia
đoàn biểu tình. Xen lẫn trong tiếng hô khẩu hiệu: “Bảo vệ
Trường Sa, Bảo vệ!”, “Bảo vệ Hoàng Sa, Bảo vệ!”, chúng tôi
được một người dân cho biết như sau:
“Mọi người đang tiến về tượng đài Lý Thái Tổ.
Sáng hôm nay, tầm khoảng 400 – 500 người. Công an không đàn áp,
họ chỉ đi mở đường cho đoàn biểu tình đi thôi. Công an ngăn không
cho đoàn biểu tình tiến về Đại sứ quán Trung quốc. Tức họ
chặn lại cách Đại sứ quán khoảng 400m.”
Giữa tiếng hô vang dội biểu hiện lòng yêu nước của người dân
Hà Nội, chúng tôi có nghe cả tiếng loa phóng thanh của lực
lượng cảnh sát áp theo đoàn biểu tình: “Để đảm bảo an toàn
giao thông, đồng bào đừng tụ tập gây rối”. Theo nguồn tin riêng
chúng tôi tự tìm hiểu, số lượng người tham gia biểu tình ngày
hôm nay khoảng 200 người. Cuộc biểu tình chấm dứt vào lúc 11
giờ 30’.
Hồi giữa tháng này, các nhà ngoại giao ASEAN không đưa ra được
tiếng nói chung về cách thức xử lý cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa 4 nước
thành viên, trong đó có Việt Nam với Trung Quốc ở biển Đông. Trong
bối cảnh trên, càng thúc giục người dân Việt Nam phải nhanh
chóng bày tỏ sự khẳng định về chủ quyền quốc gia. Việc thể
hiện lòng yêu nước không là độc quyền của các quan chức lãnh
đạo mà đang trở thành công tác do nhiều người dân thực hiện.
Ngày 13 tháng Bảy vừa qua ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND thành
phố Hà Nội trong buổi họp Hội đồng Nhân dân Thành phố đã khẳng định
người biểu tình đang bị bọn xấu kích động, xúi giuc. Tuyên bố này đã gây
nên làn sóng phản ứng dữ dội trong cộng đồng mạng. Cuộc biểu tình chống
Trung Quốc ngày hôm nay khiến người dân Hà Nội nhớ lại các cuộc biểu
tình chống Trung Quốc hồi năm ngoái cũng tại tượng đài Lý Thái Tổ nhưng
nhiều lần bị đàn áp dữ dội. Hôm Chủ Nhật đầu tháng Bảy tại Hà Nội và Sài
Gòn cũng có biểu tình chống Trung Quốc nhưng đã bị nhanh chóng giải tán
bởi công an và các lực lượng an ninh.
Nhân Khánh tường trình từ Thái Lan.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc chính thức thông báo lập Bộ chỉ huy Tam Sa
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ảnh chụp từ vệ tinh.
hoangsa.org
Cách nay hai hôm, Tân Hoa Xã đã đưa tin về việc quân đội Trung Quốc thông qua kế hoạch lập Bộ chỉ huy quân đồn trú tại Tam Sa.
Cuối tháng Sáu, Bắc Kinh loan báo lập thành phố cấp địa khu Tam Sa,
chịu trách nhiệm quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với trụ sở
chính đặt tại đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng, trong quần đảo
Hoàng Sa.
Theo giới phân tích, các động thái này của Bắc Kinh lại càng làm cho tình hình ở Biển Đông thêm căng thẳng.
Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, được đánh giá có trữ
lượng dầu khí rất lớn, nguồn thủy sản dồi dào, đồng thời có vị trí rất
quan trọng đối với giao lưu hàng hải quốc tế.
Trung Quốc đơn phương khẳng định có chủ quyền đối với gần như toàn bộ
diện tích Biển Đông, kể cả những khu vực kề cận bờ biển của Việt Nam,
Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
Tại Biển Đông, Trung Quốc và Việt Nam có tranh chấp về chủ quyền đối
với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, quân đội Trung Quốc đã đánh chiếm quần
đảo này, lúc đó do chính quyền Sài Gòn quản lý.
Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.
Từ hai năm qua, Việt Nam và Philippines liên tục tố cáo Trung Quốc có thái độ gây hấn tại Biển Đông.
Ngày hôm qua, tại Hà Nội, người dân Việt Nam lại biểu tình phản đối
Trung Quốc. Đây là cuộc biểu tình thứ ba trong vòng một tháng qua ở Việt
Nam.Trong năm 2011, đã có 11 cuộc biểu tình phản đối thái độ hung hăng
của Trung Quốc ở Biển Đông
No comments:
Post a Comment